Truyen3h.Co

19-Tích Pháp Cú - Tập 6 (PC301-PC360)

Chương 24: PHẨM THAM ÁI - Pháp Cú 334,335,336,337: Truyện con cá vàng miệng thối

nikayavoxbox

"Người sống đời phóng dật

Dây tham ái leo quanh

Đời này đến đời sau

Như vượn tham quả rừng."

(XXIV-Phẩm Tham Ái, Pháp Cú 334)

"Ai sống trong đời này

Bị ái dục buộc ràng

Sầu khổ sẽ tăng trưởng

Như cỏ dại gặp mưa."

(XXIV-Phẩm Tham Ái, Pháp Cú 335)

"Ai sống trong đời này

Hàng phục được ái dục

Sầu rơi khỏi người ấy

Như nước đổ lá sen."

(XXIV-Phẩm Tham Ái, Pháp Cú 336)

"Đây điều lành Ta dạy

Cho những ai theo ta

Hãy khổ tận gốc ái

Như nhổ gốc cỏ dại

Chớ để ma phá hoại

Như nước cuốn cỏ lau."

(XXIV-Phẩm Tham Ái, Pháp Cú 337)

Tích Pháp Cú: Có người ngư dân bắt được một con cá to. Vẩy của nó vàng óng ánh như vàng ròng. Thế nhưng khi nó mở miệng thì mùi thối bay khắp làng không ai chịu nổi. Người dân thấy con cá lạ bèn mang dâng vua Ba Tư Nặc.

Vua Ba Tư Nặc thấy con cá đẹp bèn thả nó vào hồ để nó bơi và ngắm. Nhưng khi con cá đó ngoi lên mặt nước ngáp ngáp một cái là thối inh cả cung điện. Vua bèn mang con cá đó đến gặp Phật. Và đây là một chuyện lạ chưa từng thấy. Đó là Đức Phật dùng thần thông cho con cá đó nói tiếng người. Ta hay gọi là phép "Khai khẩu".

Đức Phật mới hỏi con cá rằng:

- Này cá vàng, thế người anh Sô-đa-la của ngươi đang ở đâu?

Con cá trả lời:

- Bạch Thế Tôn, anh Sô-đa-la của con đã nhập Niết Bàn.

- Này cá vàng, thế mẹ và em gái của ngươi đang ở đâu?

- Bạch Thế Tôn, mẹ và em gái con vẫn đang đọa Địa ngục.

Nói xong câu đó thì con cá vùng vẫy lao lên mặt nước đập đầu vào thành bồn mà chết. Nó bị đọa trở lại vào Địa Ngục. Mọi người vô cùng ngạc nhiên bèn hỏi Phật về sự tình. Đức Phật mới kể lại câu chuyện:

Thời Đức Phật Ca Diếp thì con cá vàng này là một Tỳ kheo tên là Ca-pa-si-la. Tỳ kheo đó giỏi giáo lý, giỏi thuyết pháp. Thế rồi ông kiêu mạn hay chê người này, phỉ báng người kia. Thậm chí đến chính Phật Ca Diếp thuyết pháp mà vẫn bị ông ta chê. Người anh trai cùng tu với ông tên là Sô-đa-la thì chăm chú tu hành chứng A-la-hán rồi nhập Niết Bàn.

Tỳ kheo Ca-pa-si-la đó giỏi mà kiêu mạn. Ông hay chê người này phỉ báng kẻ khác nên bị mọi người ghét. Nhưng có bà mẹ và em gái ông thì bênh ông. Họ hùa theo ông. Họ cho rằng Ca-pa-si-la luôn đúng. Ông ta chửi ai, chê ai, phỉ báng ai đều là đúng cả.

Sau đó 3 người chết đọa Địa ngục. Đến thời Phật Thích Ca vì duyên khiến ông được gặp Phật và để lại truyện tích này cho thế gian. Ông sinh làm con cá vàng óng ánh mà miệng thì hôi thối. Sau khi nhiệm vụ hoàn thành thì nó chết đọa tiếp vào Địa ngục.

Kể xong chuyện đó thì Phật đọc bài kệ:

"Người sống đời phóng dật

Dây tham ái leo quanh

Đời này đến đời sau

Như vượn tham quả rừng."

(XXIV-Phẩm Tham Ái, Pháp Cú 334)

"Ai sống trong đời này

Bị ái dục buộc ràng

Sầu khổ sẽ tăng trưởng

Như cỏ dại gặp mưa."

(XXIV-Phẩm Tham Ái, Pháp Cú 335)

"Ai sống trong đời này

Hàng phục được ái dục

Sầu rơi khỏi người ấy

Như nước đổ lá sen."

(XXIV-Phẩm Tham Ái, Pháp Cú 336)

"Đây điều lành Ta dạy

Cho những ai theo ta

Hãy khổ tận gốc ái

Như nhổ gốc cỏ dại

Chớ để ma phá hoại

Như nước cuốn cỏ lau."

(XXIV-Phẩm Tham Ái, Pháp Cú 337)

Bài học kinh nghiệm

Bài học 1: Con cá vàng óng ánh mà miệng thối

Tỳ kheo Ca-pa-si-la giỏi giáo lý, thuyết pháp hay nhưng lại có tham vọng. Ông ta thuyết pháp dù có hay cũng chẳng thể bằng các vị A-la-hán: Thuyết Pháp đệ nhất, Trí Tuệ đệ nhất, Nghị Luận đệ nhất, Đa Văn đệ nhất của Phật Ca Diếp. Huống chi thời đó còn có Phật Ca Diếp ngời sáng như mặt trời.

Vì tham vọng ông ta dùng mưu hèn kế bẩn là bôi nhọ, chê bai, phỉ báng người. Nhưng thời đó những vị giỏi hơn Ca-pa-si-la thì toàn là A-la-hán và Phật Ca Diếp. Thế nên Tỳ kheo đó tạo tội nặng. Thời nay thì không có ai là thánh mà toàn là phàm tục nên dù chê bai, phỉ báng thì tội cũng nhẹ. Bởi chê bai chí ít cũng đúng 1%, thậm chí đúng 100%.

Ca-pa-si-la đọa Địa Ngục từ thời Phật Ca Diếp đến thời Phật Thích Ca mà chưa trả nợ hết tội. Nhưng vì ông có trách nhiệm sinh lên dương thế để kể lại câu chuyện đó cho mọi người. Nên ông sinh vào cõi súc sinh làm con cá vàng óng ánh. Đó là bởi vẻ ngoài đạo đức giả và khả năng thuyết pháp hay ho của Ca-pa-si-la. Còn cái miệng nó thối inh cả cung điện chính là tâm ác độc, chuyên cùng cái miệng bôi nhọ, chê bai, đả kích các vị thánh A-la-hán và Đức Phật.

Bài học 2: Tội đồng lõa

Tỳ kheo Ca-pa-si-la bởi nghiệp chê bai, đả kích các vị A-la-hán và Đức Phật. Ông bị đọa Địa ngục từ thời Phật Ca Diếp đến nay chưa thoát. Nhưng thật ngạc nhiên là mẹ và em gái ông ta chỉ đứng ra bênh vực con trai hay anh trai. Mà họ cũng đọa Địa ngục từ đó đến nay chưa thoát. Liệu thế có hợp lý không?

Thật ra khi kẻ ác bị mọi người ngăn cản, trừng phạt thì kẻ đó không dám làm ác nữa. Những vị đứng ra đấu tranh với cái ác ta gọi là Hộ Pháp Trừng Ác. Vị đó có phúc lớn chết thì làm Phúc Thần.

Nhưng kẻ ác tạo tội lại có người đứng ra bênh vực, hỗ trợ, động viên, khuyến khích thì thay vì làm ác 1 nay kẻ đó làm ác gấp 10 lần. Nên tội kẻ ủng hộ động viên cái ác là vô cùng nặng.

Tôi còn thấy, con gái sống bằng cảm tính, không có lý trí rất dễ tạo ác nghiệp vì đồng lõa. Nếu kẻ có lý trí thì biết đâu là đúng, đâu là sai, biết phân biệt thiện ác chánh tà. Kẻ đó thấy sai thì không đồng lõa. Nếu họ có đủ duyên, đủ sức mạnh thì đứng ra ngăn cản cái sai.

Nhưng đàn bà con gái tình cảm lớn, sống bằng tình cảm. Nên bà mẹ yêu con trai hay cô em gái yêu anh một cách mù quáng chẳng biết đúng sai tránh tà. Họ đã vô tình tạo ác nghiệp. Cái tội đó nặng đến mức họ bị đọa địa ngục từ thời Phật Ca Diếp đến nay chưa thoát. Mà mẹ nào mà chẳng yêu con nên rất nguy.

Bài học 3: Ca-pa-si-la và Sô-đa-la

Người anh trai Sô-đa-la đó chuyên tâm tu hành đắc đạo A-la-hán rồi nhập Niết Bàn thoát khổ riêng mình. Còn em trai Ca-pa-si-la thì trí tuệ, tài giỏi, thuyết pháp hay nhưng lại quá tham vọng mà tạo tội. Nếu ta kết hợp 2 vị đó lại bỏ đi khuyết điểm để lại ưu điểm sẽ thành Đức Phật. Bởi Đức Thế Tôn Phật, Chánh Đẳng Chánh Giác, Bậc Thánh Thế Gian Giải, Thầy của Trời Người... là một vị A-la-hán đắc đạo giải thoát. Nhưng vị đó lại đưa Chánh pháp vào đời và dạy Chánh pháp cứu chúng sinh thoát khổ.

Vị chứng A-la-hán không có duyên hóa độ chúng sinh, không dạy chánh pháp cho đời thì nhiều lắm. Thời Đức Phật có 1200 vị A-la-hán như vậy. Sau thời Phật 500 năm là thời Chánh Pháp còn có thêm nhiều vị A-la-hán như vậy. Trong lịch sử còn có thêm nhiều vị Duyên Giác Phật vì cơ duyên đắc đạo A-la-hán chứ không phải vì tìm ra Chánh pháp. Vị Duyên Giác Phật chỉ đắc đạo 1 mình rồi nhập Niết Bàn chứ không để lại Chánh pháp cho đời giúp người tu đắc A-la-hán. Duyên Giác Phật còn được gọi là Độc Giác Phật là một vị Phật chỉ giác ngộ chứng A-la-hán 1 mình.

Vậy nên phải vừa phải tu chứng A-la-hán vừa dạy chánh pháp cho đời mới thực là viên mãn vĩ đại.

Bài học 4: "Tham - Ái - Dục" là gì?

Thật ra 3 từ đó đồng nghĩa với nhau.

"Dục" hay còn gọi là "Dục Vọng" tức là lòng tham. Lòng tham của "Dục" thiên về bản năng cầm thú. Mà tham tình dục là một sự ham muốn của bản năng thú tính rõ ràng nhất. Thế nên ta hay đánh đồng giữa tham tình dục chính là "Dục". Còn ý nghĩa đầy đủ thì "Dục là lòng tham xuất phát từ bản năng cầm thú". Vậy nên "Chứng Sơ Thiền là ly dục - ly ác pháp" là vị thánh đó diệt sạch lòng tham của bản năng cầm thú và không còn tâm ác muốn làm ai đau khổ.

"Ái" là yêu thương, thèm khát. Từ yêu thương thèm khát dẫn đến muốn nắm giữ sở hữu mà thành lòng tham. Ta sẽ bàn kỹ về "Ái" ở Bài học 6.

Bài học 5: Phóng dật dẫn đến tham ái

"Phóng dật" là sống buông thả theo tham dục, để cho bản năng thú tính làm chủ mà đi theo nó. Phóng dật là: Đói thì tranh cướp đồ ăn để ăn. Khát thì cướp nước của người để uống. Ngủ thì bạ đâu ngủ đó. Tình dục thì bừa bãi loạn luân. Vệ sinh lung tung bẩn thỉu. Phóng dật sẽ biến ta thành con vật. Phóng dật khiến ta bị tâm tham ái.

Bài học 6: Nhổ tận gốc ÁI thoát lưới ma

Trong Lý Thuyết Duyên Khởi (12 nhân duyên) thì:

"Lục Căn sinh Lục Xúc. Lục Xúc sinh Thọ. Thọ sinh Ái. Ái sinh Thủ. Thủ sinh Hữu. Hữu sinh Sinh. Sinh sinh Lão Tử thành ra Luân Hồi."

Nghĩa là: Chúng ta có 6 CĂN: Tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý nghĩ. 6 căn đó tiếp XÚC với 6 ngoại vi: Tai nghe âm thanh. Mắt thấy hình ảnh. Mũi ngửi hương. Lưỡi nếm vị. Thân tiếp xúc với môi trường nóng lạnh, mềm cứng. Ý nghĩ các pháp đúng sai.

Từ 6 căn tiếp xúc 6 ngoại vi đó thì tâm ta khởi THỌ: buồn, vui, sướng, khổ. Từ đó sinh ra tâm ÁI là yêu cái làm ta vui sướng. Từ tâm Ái mà thành ý muốn nắm giữ, sở hữu gọi là HỮU. Hữu chính là lòng tham. Vì có Hữu mà ta chết rồi lại tái SINH bởi tâm ham muốn hay muốn sở hữu còn tồn tại. Mà đã có sinh thì sẽ có GIÀ CHẾT tạo thành Luân Hồi.

Nên Đức Phật dạy "Nhổ tận gốc Ái" sẽ "Thoát khỏi lưới ma" chính là thoát khỏi Luân Hồi đau khổ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co