Truyen3h.Co

19-Tích Pháp Cú - Tập 6 (PC301-PC360)

Pháp Cú 302: Truyện Tỳ kheo muốn đời tại gia

nikayavoxbox

"Không dễ sống an vui

Đời xuất gia đạo hạnh

Cũng chẳng sung sướng gì

Đời tại gia phiền toái

Những ràng buộc bất đồng

Trôi lăn trong sinh tử

Đừng là kẻ lang thang

Đừng đuổi theo đau khổ."

(XXI-Phẩm Tạp, Pháp Cú 302)

Tích Pháp Cú: Xứ Vê-sa-li (Tỳ Xá Ly) lần thứ nhất Phật qua đó giáo hóa thì không có ai tiếp đón và chẳng ai màng đạo pháp. Chỉ có vị hoàng tử Ma-ha-li là bạn học của vua Ba Tư Nặc ở Đại học Ta-ka-si-la vùng Hoa Thị Thành theo quy y Phật. Rồi Ngài tu chứng Sơ quả Dự Lưu. Sau đó xứ Vê-sa-li bị thiên tai, hạn hán, đói khát, dịch bệnh và ma quỷ lộng hành. Chính hoàng tử Ma-ha-li đã đi qua nước Ma Kiệt Đà thỉnh Phật về cứu dân chúng.

Sau đó thì dân xứ đó theo quy y Phật rất đông. Hoàng tử Ma-ha-li đã cho xây "Tinh xá, giảng đường có nóc nhọn" rất lớn ở rừng Đại Lâm xứ Vê-sa-li. Và Đức Phật cũng hay đến đó an cư và thuyết pháp.

Vê-sa-li còn có một hoàng tử khác xuất gia tu theo Phật ở trong rừng. Lần đó ngôi làng vìa rừng có lễ hội. Rồi dân chúng tổ chức múa hát ca nhạc suốt đêm. Trong đêm thanh vắng thì tiếng hát, tiếng nhạc, tiếng lễ hội vang vọng đến tai vị Tỳ kheo trong rừng. Vị đó động tâm, buồn rầu nhớ nhà, nhớ đời sống thế tục. Khi đó có một vị thần ở trong rừng hiện ra nói rằng:

- Ngài đừng động tâm buồn rầu. Ngài có biết rằng có bao nhiêu người mơ ước được sống giống như Ngài. Điều đó giống như chúng sinh dưới Địa ngục thèm khát được sinh lên Thiên đường vậy.

Vị Tỳ kheo hoàng tử đó bừng tỉnh. Sáng hôm sau vị đó đến thăm Đức Phật ở "Tinh xá, giảng đường có nóc nhọn". Rồi Ngài kể cho Phật nghe sự việc đêm qua. Ngài nghe tiếng nhạc, tiếng lễ hội thì động tâm nhớ đời sống thế tục. Sau đó có vị thần hiện ra nhắc rằng: "Cuộc sống của Ngài có nhiều người mơ ước được vậy. Nó ví như chúng sinh địa ngục thèm khát được sinh thiên đàng".

Đức Phật nghe xong thì đọc bài kệ:

"Không dễ sống an vui

Đời xuất gia đạo hạnh

Cũng chẳng sung sướng gì

Đời tại gia phiền toái

Những ràng buộc bất đồng

Trôi lăn trong sinh tử

Đừng là kẻ lang thang

Đừng đuổi theo đau khổ."

(XXI-Phẩm Tạp, Pháp Cú 302)

Bài học kinh nghiệm

Bài học 1: Bắt đầu thọ giới Sa-di thì không được nghe nhạc đời

Khi quy y Phật thì Cư sỹ thọ 5 giới: (1) Không sát sinh, (2) không nói dối, (3) không trộm cắp, (4) không tà dâm, (5) không rượu bia. Tuy vậy nếu ta phạm giới thì không ai xử mà Phật để cho Nhân Quả xử nên Cư sỹ nam vẫn hay uống rượu và ăn nhậu.

Có điều đặc biệt là Hồi Giáo lại đề cao và khắt khe với Ngũ Giới. Ví dụ: Uống rượu bia là bị cấm. Thậm chí World Cup 2022 ở Qatar cổ động viên nước ngoài cũng bị cấm uống rượu. Ngoại tình sẽ bị dân chúng lấy đá ném chết, World Cup ở Qatar cũng cấm mại dâm luôn. Trộm cắp là bị chặt tay. Sát sinh thì họ có 1 tháng ăn chay Ramadan tuyệt đối không giết hại. Nói dối cũng bị cấm chặt. Nên đạo Phật đề ra luật nhưng thực hiện luật nghiêm lại là đạo Hồi.

Bắt đầu thọ giới Sa-di thì chú tiểu có 10 giới: Ngoài Ngũ Giới Cư sỹ ở trên thì chú tiểu phải giữ thêm 5 giới: (1) Không trang điểm phấn son, không dùng nước hoa. (2) Không nghe xem hay biểu diễn múa hát. (3) Không ăn sau ngọ. (4) Không dùng đồ xa xỉ phẩm. (5) Không giữ vàng bạc bảo vật.

Và ở đây ta thấy Tỳ kheo hoàng tử nọ ở giữa rừng thanh vắng nghe tiếng nhạc, tiếng múa hát thì tâm động niệm thế tục. Ngài buồn chán nhớ nhà và thèm đời sống tại gia. Tuy nhiên đó là nhạc đời, nhạc tình yêu đôi lứa, câu hát giao duyên. Còn nhạc trí tuệ như giao hưởng hay nhạc thiền, nhạc đạo giúp tâm ta yên ổn vững tâm với đạo thì Phật không cấm.

Bài học 2: Nhu cầu đời sống văn hóa

Nhu cầu con người thấp nhất là bản năng sinh tồn và duy trì nòi giống. Bản năng sinh tồn thì cần hít thở dưỡng khí, cần ăn để cung cấp dưỡng chất, cần ngủ để phục hồi sức khỏe và cần bài tiết. Còn bản năng duy trì nòi giống là tình dục. Bản năng đó có ở mọi loài động vật gồm cả con người.

Sau khi các nhu cầu bản năng sinh tồn và duy trì nòi giống đáp ứng thì con vật không đòi hỏi gì thêm. Nhưng con người vì trí tuệ và thông minh nên đã nâng cao sự thưởng thức thành nghệ thuật: Ăn thì có nghệ thuật Ẩm thực. Ngủ và ở thì có nghệ thuật Kiến trúc. Tình dục không bừa bãi, phải theo văn hóa, đạo đức và luật phát. Nhà vệ sinh phải sạch đẹp thơm tho. Quần áo thì phải nghệ thuật thời trang đẹp đẽ.

Khi đời sống kinh tế phát triển, nhu cầu cơ bản đáp ứng thì con người sẽ có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật. Có 7 môn nghệ thuật sau: Âm nhạc, điêu khắc, kiến trúc, thơ văn, hội họa, vũ kịch, điện ảnh.

Ngoài ra con người còn chế ra nhiều trò chơi, lễ hội và các nhu cầu thưởng thức khác: Thể thao, bóng đá, lễ hội hóa trang, xem thủy cung, lễ hội băng tuyết, du lịch khám phá vùng miền... Mới đây có Game điện tử khiến trẻ em và người lớn đều mê mệt.

Nếu là người tại gia thì những sở thích, thú vui đó được luật pháp cho phép và rất văn minh. Nhưng nếu là người xuất gia đã thề nguyện từ bỏ đời sống thế tục và các niệm thế tục lại thích những thú vui đó thì không hợp.

Khi mới tu các tu sỹ phải thực hành theo Giới luật. Tức là Phật cấm cái này, cấm cái kia... trong khi tâm họ vẫn thèm muốn nên rất đau khổ. Nhưng khi chứng đạo diệt Kiết sử thì tâm tu sỹ tự dưng từ bỏ các niệm thế tục và thú vui trần thế một cách tự nhiên mà không cần Phật phải cấm.

Bài học 3: Thần rừng thèm khát đời sống Tỳ kheo

Ta chú ý: Tu hành giải thoát Luân hồi chứng Niết Bàn chỉ có ở cõi người. Các vị thần và Chư thiên phúc vĩ đại chỉ hưởng phúc rồi hết phúc lại đọa vào cõi khổ. Thậm chí các vị Bồ Tát ở Đâu Suất Đà Thiên muốn tu đắc đạo A-la-hán phải nguyện sinh vào cõi người và xuất gia tu diệt Kiết sử mới chứng A-la-hán.

Do vậy, vị thần ở trong khu rừng đó thèm khát đời sống xuất gia của Tỳ kheo như "Chúng sinh địa ngục thèm được sinh thiên đường" là đúng sự thật.

Bài học 4: Xuất gia hay tại gia đều không phải đích đến

"Không dễ sống an vui - Đời xuất gia đạo hạnh - Cũng chẳng sung sướng gì - Đời tại gia phiền toái - Những ràng buộc bất đồng - Trôi lăn trong sinh tử - Đừng là kẻ lang thang - Đừng đuổi theo đau khổ."

Đức Phật nói rằng: "Đời sống xuất gia đạo hạnh hay đời tại gia đều có sự phiền toái, ràng buộc, bất đồng và trôi lăn trong sinh tử. Xuất gia hay tại gia đều không phải là mục đích hướng đến để thoát khổ. Tuy nhiên đời xuất gia là môi trường để tu hành chứng đạo giải thoát đau khổ. Vậy ta đừng lang thang theo đau khổ. Ta hãy tinh tấn tu hành".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co