19-Tích Pháp Cú - Tập 6 (PC301-PC360)
Pháp Cú 344: Truyện Tỳ kheo thành tướng cướp
"Đã ra lại quay vàoRừng Vô Minh mê đắmKẻ đã thoát buộc ràngLại quay vào ràng buộc."(XXIV-Phẩm Tham Ái, Pháp Cú 344)Tích Pháp Cú: Có Tỳ kheo là đệ tử của Tôn giả Ma-ha Ca Diếp. Vị này tu thiền có thần thông mà chưa đắc được quả thánh nào. Rất giống trường hợp Đề Bà Đạt Đa tu thiền có Thần thông mà không chứng thánh.Lần đó ông đến nhà người chú làm thợ kim hoàn. Ông thấy vàng bạc đá quý nhiều thì động lòng tham. Rồi ông xin hoàn tục và xin làm thuê cho ông chú đó. Vì ông làm thầy tu chỉ khất thực rồi ngồi thiền mà chẳng làm việc gì nên tay nghề không có. Mà khi học làm thợ cũng không chăm học nghề nên không làm được việc. Thế là ông chú đuổi đi không cho làm.Ông ta đi lang thang thì nhập hội vào băng cướp. Thời gian sau thì ông lên làm tướng cướp vì còn ít năng lực thần thông. Sau đó bọn cướp bị quan binh bắt. Rồi lính bắt trói ông mang đi tử hình. Khi đó tên tướng cướp đã mất toàn bộ thần thông.Trên đường ra pháp trường thì Tôn giả Ma-ha Ca Diếp đứng bên đường. Ngài dùng thần thông làm dây trói lỏng ra để đệ tử được thư giãn. Rồi Ngài dùng tâm truyền tâm nói với đệ tử: "Con nãy quán lại đề mục thiền quán". Rồi trên đường đi thì vị đó nhiếp tâm trong đề mục thiền quán và có lại thần thông. Tên cướp bị hình phạt nằm lên bàn chông và đặt đá cho các cây chông xuyên qua cơ thể.Khi lính mang tên cướp đặt lên bàn chông thì mặt mũi hắn bình thản. Khi đặt đá lên người tên cướp mà cơ thể không bị chông xuyên thủng. Lính mới ngạc nhiên báo cho vua Bình Sa. Vua đi ra xem cũng không hiểu chuyện gì xảy ra.Tôn giả Ma-ha Ca Diếp chỉ giúp được đệ tử có thần thông thoát chết chứ không thể thoát tội. Vị đó trên bàn chông đá đè mà không chết cũng không thể tự thoát ra ngoài. Tình cảnh rất khó giải quyết đến vua Bình Sa cũng phải đứng nhìn. Lúc đó thì Đức Phật mới hiện hình ra giữa hư không đọc bài kệ:"Đã ra lại quay vàoRừng Vô Minh mê đắmKẻ đã thoát buộc ràngLại quay vào ràng buộc."(XXIV-Phẩm Tham Ái, Pháp Cú 344)Ngay lúc đó thì vị đó chứng Sơ quả Dự Lưu và khôi phục thần thông đầy đủ. Vị đó bay lên giữa hư không quỳ đảnh lễ Đức Phật và xin quy y trở lại làm Tỳ kheo. Đức Phật đồng ý thì lập tức râu tóc vị đó rụng còn thân mình hiện áo Casa. Ngay lúc đó thì Tỳ kheo chứng A-la-hán. Vua Bình Sa thấy cảnh tượng đó thì tha tội cho Tỳ kheo.Bài học kinh nghiệmBài học 1: Thiền là con dao 2 lưỡiTu thiền cũng giống như tích phúc. Phúc lớn cũng là con dao 2 lưỡi. Nếu vị đó có phúc lớn mà có tâm tham vọng muốn làm "Bá chủ thiên hạ" thì sẽ thành Ma Vương. Nếu phúc lớn mà có lòng từ bi muốn cứu chúng sinh thì sẽ thành Đức Phật hay Đức Bồ Tát.Vậy nên Đức Phật luôn khuyên rằng "Tích phúc mà tâm không mong cầu đời này và đời sau". Bởi tích phúc mà có tâm mong cầu tức là tham vọng. Khi phúc đầy đủ viên mãn thì kẻ đó thành Ma Vương.Và tu thiền cũng là con dao 2 lưỡi:Con dao 2 lưỡi thứ nhất: Nếu tu thiền đúng cách thì sẽ khai mở tâm linh. Nếu tu thiền sai cách thì bị "Tẩu hỏa nhập ma" tức bị điên vì ảo tưởng, ảo giác hay sẽ bị kiêu mạn phá tan tâm vị đó.Con dao 2 lưỡi thứ hai: Tu thiền đúng sẽ khai mở tâm linh. Khi đó tâm ta sẽ Thanh Tịnh. Phật ví tâm thiền sư như nước hồ trên núi cao trong vắt (Gọi là Thanh) và mặt nước tĩnh lặng (Gọi là Tịnh). Khi đó vị đó dễ dàng thấy những con cá đang bơi, những hòn đá và rong rêu dưới đáy khồ. Cũng vậy tâm vị thiền sư trong vắt, tĩnh lặng, sáng tỏ, nhu nhuyễn và dễ điều khiển. Phật gọi đó là Tâm Định.Tâm Định có 5 tầng Xứ Định: (1) Không vô biên xứ định. (2) Thức vô biên xứ định. (3) Vô sở hữu xứ định. (4) Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. (5) Diệt thọ tưởng xứ định hay còn gọi là Diệt Tận Định.Và đây chính là con dao 2 lưỡi: Nếu vị đó điều khiển Tâm Định để tìm ra các Kiết sử trong tâm mà diệt thì vị đó sẽ là vị Thánh đạo đức. Nếu vị đó hướng Tâm Định vào thần thông hay năng lực tâm linh với tham vọng thì sẽ có thần thông và trở thành Ma Vương. Bởi kẻ có tâm tham vọng có năng lực thần thông vĩ đại thì chính là Ma Vương.Nên Ma Vương có thần thông và uy lực mạnh mẽ không kém Đức Phật mà tâm tham vọng điên cuồng. Nhưng Ma Vương không hề diệt một Kiết Sử nào. Trong Kinh Hàng Ma thì Đại Ác Ma Du-si phá hoại tăng đoàn Đức Phật Câu Lưu Tôn tạo ác nghiệp bị đọa Địa ngục vạn năm. Hay Đề Bà Đạt Đa tu thiền có thần thông và tham vọng lớn. Hắn phá hoại tăng đoàn Đức Phật Thích Ca rồi đọa Địa ngục.Vậy nên tu thiền mà tu sai thì "Tẩy hỏa nhập ma". Tu thiền phải tu đúng mới khai mở tâm linh và tâm có Định. Sau đó Tâm Định sáng tỏ thì dùng vào việc gì? Nếu hướng Tâm Định theo tham vọng có năng lực thần thông thì thành Ma Vương. Nếu hướng Tâm Định tìm diệt Kiết Sử thì chứng Thánh thành Bồ Tát hay A-la-hán.Nếu vị A-la-hán đó là người đầu tiên tìm lại Chánh pháp của Đức Phật quá khứ bị thất lạc. Vị đó dạy Chánh pháp cho đời thì thành Đức Thế Tôn Phật. Nếu vị đó có Tâm Định và diệt Kiết sử mà không diệt hết toàn bộ thì sẽ là Bồ Tát. Bồ Tát vẫn phải tu tiếp.Bài học 2: Con đường thiền định chân chínhKinh Sa Môn Quả (Trường Bộ Kinh) thì Phật dạy con đường thiền định chân chính. (1) Đầu tiên vị đó cần phải có phúc lớn làm nền tảng tu hành. (2) Vị đó xuất gia từ bỏ phúc báu thế gian hướng phúc đó vào chứng quả giải thoát. (3) Vị đó tu giữ giới hạnh cụ túc là 250 Tỳ kheo tăng giới, 348 Tỳ kheo ni giới. (4) Vị đó tu hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có niềm tin vào Chánh pháp của Đức Phật.(5) Vị đó tu thiền định chứng Chánh niệm tỉnh giác diệt trừ 5 Triền cái: Tham ái, Sân, Hôn trầm thụy miên, Trạo cử hối tiếc, Nghi. Trong 5 Triền cái đó thì có 4 Kiết sử. Vậy tức vị đó đã chứng Sơ quả Dự Lưu. Vậy một vị tu thiền có thần thông thì chưa diệt được 5 Triền cái này. Vị đó là một ngoại lệ.(6) Vị đó chứng Sơ thiền "Ly dục - Ly ác pháp - Còn tầm còn tứ". Tức vị đó đã từ bỏ lòng tham dục vọng, không còn tâm ác muốn hại người. Vậy một vị chứng thần thông cũng không "Ly dục - Ly ác pháp". Ví như Đề Bà Đạt Đa chứng thần thông mà tham lam dục vọng vẫn đầy. Còn tâm ác của Đề Bà thì khỏi nói.(7) Vị đó chứng Nhị thiền: "Tâm đạt hỉ lạc do Định sinh không tầm không tứ". Tức vị đó tâm có Định thâm sâu, tâm gạt bỏ các ý niệm tư duy.(8) Vị đó chứng Tam thiền: "Thân cảm sự lạc thọ không hỉ, xả niệm lạc trú". Tâm vị đó có Lạc thọ là hạnh phúc cõi trời Sắc giới. Không còn hỉ là hạnh phúc thế tục và không còn niệm là tư duy thế tục.(9) Vị đó chứng Tứ thiền: "Thân tâm thuần tịnh trong sáng, không lạc không hỉ, xả niệm thanh tịnh". Vị đó tâm hoàn toàn thanh tịnh như nước hồ trong vắt trên núi cao với mặt nước phẳng lặng như gương soi. Tại đây vị đó có thần thông vĩ đại. Nhưng vị đó phải từ bỏ Thần Thông mà tu tiếp lên cao để chứng Tam Minh mà diệt Vô Minh chứng A-la-hán. Nếu tại đây vị đó ôm giữ thần thông sẽ không thể chứng Tam Minh.Song song với Chánh niệm, Tứ thiền thì có 5 cõi Định vô sắc giới mà một vị thiền sư sẽ an trú trong 5 cõi đó. Tôi không thấy kinh nào Phật nói sự tương quan giữa Chánh niệm, Tứ thiền với 5 Xứ Định. Vậy ta tạm thời coi chúng có cấp độ tương đương nhau để dễ hình dung.(1) Chánh niệm tương đương "Không vô biên xứ định". (2) Sơ thiền tương đương "Thức vô biên xứ định". (3) Nhị thiền tương đương "Vô sở hữu xứ định". (4) Tam thiền tương đương "Phi tưởng phi phi tưởng xứ định". (5) Tứ thiền tương đương "Diệt tận định". Vậy tương ứng với mỗi tầng bậc thiền định thì vị thiền sư sẽ có 1 cõi Vô sắc giới để an trú.Trên đây chỉ hoàn toàn là lý thuyết ghi trong Kinh Sa Môn Quả và tôi theo câu chữ nói lại. Tôi chưa chứng bất cứ tầng bậc thiền định nào dù là nhỏ nhất nên không có bàn luận hay phân tích mở rộng.Vậy một vị chứng thiền có Thần thông mà không chứng Thánh rất có thể 5 Triền Cái vị đó không diệt, "Ly dục - Ly ác" vị đó cũng không. Mà vị đó chứng lên tận Tứ thiền có thần thông và giữ thần thông đó không buông bởi Thần thông là đích đến của tham vọng và quyền lực. Vị đó dễ thành Ma Vương.Bài học 3: Ngài Ma-ha Ca Diếp đệ nhất tổ sư thiềnNgài Ma-ha Ca Diếp là đệ nhất sơ tổ thiền tông Phật Giáo. Ngài có danh vị là Phạm Hạnh Đệ Nhất vì ngài tu thiền chứng A-la-hán đắc thành Phạm Hạnh nhanh nhất là 7 ngày thiền định.Chính vì Ngài Ma-ha Ca Diếp giỏi về thiền nên ngài độ cho đệ tử chứng thiền tâm có Định. Sau khi tâm có Định thì đệ tử lại không hướng tâm đó để tìm diệt Kiết sử mà chứng thánh. Đệ tử ngài lại hướng tâm Định vào thần thông phép thuật và không chứng bất kỳ thánh quả nào. Nên đệ tử nhìn thấy vàng bạc kim cương thì tâm khởi lòng tham.Từ khi tâm vị đệ tử đó khởi lòng tham thì kéo theo các hệ quả sai lầm: Hoàn tục, làm nghề kim hoàn để được gần vàng bạc trang sức, thất nghiệp đi làm trộm cướp, rồi thành tướng cướp. Đó là một chuỗi dài những sai lầm mà xuất phát điểm là lòng tham khi nhìn thấy vàng bạc kim cương.Sau khi bị đưa ra pháp trường tử hình thì Ngài Ma-ha Ca Diếp cũng chỉ cứu được đệ tử lấy lại thần thông mà không bị chết. Chứ không cứu cho đệ tử thoát án tử hay chứng thánh quả.Bài học 3: Đức Phật độ chứng thánh quảChứng thánh là tâm giác ngộ thấy ra lỗi sai Kiết sử và diệt. Muốn thấy được lỗi sai thì tâm phải thanh tịnh. Muốn tâm thanh tịnh thì phải tu thiền. Có nhiều Tỳ kheo quán đề mục thiền quán thì chứng thiền, tâm thanh tịnh, diệt kiết sử xong thì chứng thánh. Riêng ông này thì lại không chứng thánh chỉ chứng thiền rồi có thần thông.Phải đến khi Đức Phật nói chính xác cái sai trong tâm thì ông mới bừng bừng giác ngộ chứng Sơ quả Dự Lưu. Sau khi ông quỳ lạy xin quy y Đức Phật trở lại thì lập tức ông biến thành Tỳ kheo: Tóc rụng, thân mình hiện áo Ca-sa và lập tức chứng A-la-hán. Kỳ lạ sao nhanh vậy?Bởi như phần trước ta đã nghiên cứu: Tứ thiền thì Tâm có Định và thanh tịnh sau đó chứng Thần thông. Vị đó phải bỏ thần thông mới chứng Tam minh diệt Vô minh đắc A-la-hán. Nếu vẫn bám giữ thần thông thì không thể đắc đạo. Nên sau khi vị đó giác ngộ từ bỏ thần thông lập tức có Tam Minh, diệt Vô Minh mà chứng A-la-hán ngay tức thì. Bởi mức định của vị đó đã là Tứ Thiền rồi.Ta thấy 2 cách dạy học trò của Ngài Ma-ha Ca Diếp và Phật hoàn toàn khác nhau. Đó là sự khác biệt giữa A-la-hán và Đức Phật. Các vị A-la-hán là tu theo lời Phật dạy chứng A-la-hán "Vô thượng bồ đề" (giác ngộ cao nhất). Nhưng để giảng Chánh pháp cho người một cách khéo léo, đúng nghiệp duyên để vị đó giác ngộ chứng thánh chỉ có Đức Phật. A-la-hán không làm nổi. A-la-hán chỉ làm theo lời Phật dạy trong Kinh mà thôi.Mà lời Phật dạy trong Kinh thì sao? Ta nhớ lại lời Phật dạy Đức A-nan trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh): "Này A-nan, Chánh pháp ta chứng thì nhiều như lá trong rừng. Nhưng Chánh pháp ta nói ra chỉ như lá trong lòng bàn tay mà thôi".Bài học 4: Đã ra lại quay vàoĐây là lời Phật trách mắng vị đó: "Đã xuất gia từ bỏ gia đình, từ bỏ thế tục mà tu hành giải thoát rồi lại quay trở vào thế tục đời Vô Minh mê đắm. Ông đã thoát buộc ràng rồi lại quay trở lại ràng buộc". Ông tướng cướp đó vỡ òa ra giác ngộ Chánh pháp Phật dạy thì chứng Sơ quả Dự Lưu. Sau đó ông xin quy y trở lại làm Tỳ kheo thì chứng A-la-hán tức thì. Vậy nên "ai đã đi thoát thế gian rồi thì đừng quay trở vào kẻo lại đi làm tướng cướp".
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co