3000 Tieng Thuong 1 Phu Rieng Do
Thật ra là "đàn", nhưng những người miền Nam và Tây vẫn thường đọc trại đi là đờn, riết thành quen luôn, cũng từ đó mà cái danh từ "thầy đờn" ra đời. ~o0o~Cả cái thôn Đoài, ai mà không biết tới cái tên thầy đờn Thạc Trân, không chỉ nổi danh gần xa vì tiếng đờn ca cổ hay nức lòng, mà còn bởi vì thầy làm chủ cả một cái gánh tuồng, từ đào hát, nhạc cụ rồi việc tập dợt đều một tay thầy quán xuyến. Thầy ngó ra mới qua mười bảy, mười tám thôi, nghe gọi tiếng thầy có hơi già, nhưng với tài đờn điêu luyện không đợi tuổi, suy cho cùng cũng không mấy làm sượng miệng. Lại nói, tính thầy như ông cụ non, trong đoàn là người nhỏ nhất, ấy vậy mà ai nhắc đến đều tấm tắc khen vừa tài đức, thân thiện chu đáo chiếu cố hết cả đoàn mười mấy nhân khẩu.Cha má thầy không một ai rõ, chỉ biết hồi còn mới tóc húi cua chập chững biết đi thầy đờn đã theo mấy cái gánh hát đi đó đi đây, học lỏm từng chút từng chút, rồi thành tài tự mình mở gánh riêng. Có hôm bội thu, tiền nhiều vô kể, ngoài ra cũng được tổ thương, người dân yêu mến hết biếu đồng quà lại cho tấm bánh, Thạc Trân xem đây là phước phần, không biết cái nghề xướng ca này trụ được bao lâu, nhưng trước mắt thì không lo cảnh đói.Ngày đất nước chìm trong biển lửa, gánh hát của Thạc Trân suýt tan đàn xẻ nghé mấy bận, nhưng đến phút cuối, có khi là trời thương, cũng có khi là người tài, bao nhiêu khó khăn rồi cũng trở nên ổn thỏa, đoàn lại cùng nhau đóng ghe đóng thuyền dựng sạp sân khấu, nương theo dòng sông đi đến những vùng đất lạ, diễn cho bà con nghe, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Dù rằng tên bay đạn lạc đâm phá cho cả một dải đất dài không một nơi trọn vẹn, nhưng người dân vẫn xem cái ca kịch là thú vui tao nhã, mấy bận trúng mánh, Thạc Trân còn được mời đến mấy nhà phú ông phú bà diễn riêng.Thạc Trân thấy rằng, tình hình cứ đi đi về về không ổn định như thế, bản thân khó mà có thể dựng được những vở vui vẻ trọn vẹn, thuở đầu Thạc Trân mượn mấy kịch cổ bên tàu diễn lại cho bà con, dần thì bà con cũng chán, nhưng anh không sao có thể viết được những vở hay về tình cảm lứa đôi như trước, suy đi tính lại, không biết trời xui đất khiến như thế nào, anh nghĩ đến việc viết về lòng yêu nước.Như đã nói, thầy đờn Thạc Trấn như được tổ thương tổ độ, chỉ vừa nghĩ đến ý tưởng, giấy đã tràn ngập là lời văn, tiếng đờn chờn vờn nơi bến nước ai oán bi thương đến lạ, cái cảnh bà con anh dũng có cuốc vác cuốc, có liềm vác liềm, xông vào miền khói lửa chiến đấu vì tự tôn và tự do cho dân tộc cứ như diễn ra ngay trước mắt. Lửa vẫn cháy đó thôi, nhưng sao cháy bằng nhiệt huyết của những người con đất Việt. Dù cho có bị điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung cho đớn đau đến chết đi sống lại, vẫn vì hai chữ "tự do" mà quyết tâm, vẫn vì hai chữ "tự tôn" mà không quản hi sinh xương máu. Cuối cùng dù thắng dù thua, vở kịch vẫn đem lại những cảm xúc bồi hồi mãnh liệt như những mạch xoáy ngầm, tiếng vỗ tay giòn giã át cả tiếng súng nổ ngoài xa.Bọn họ đang sống trong thời chiến, quân Pháp chiếm thế thượng phong, Thạc Trân diễn tuồng về những chủ đề nhạy cảm như thế này cũng khó lòng, nhưng vì miếng cơm manh áo, lại càng viết càng hăng, anh như đem thanh xuân, nhiệt huyết, đam mê của mình dồn cả vào từng trang giấy. Kịch bấy giờ là máu của anh, tiếng đờn bấy giờ là tủy sống của anh. Mất đi hai thứ đó, anh không nghĩ mình sẽ sống nổi.Chẳng biết từ lúc nào, Thạc Trân lại nhận ra mình đã yêu lắm thứ tiếng này, yêu lắm mảnh đất nuôi lớn anh đến từng này tuổi, dù rằng cái phận anh bạc bẽo mồ côi từ thuở ở truồng, lại phải theo gánh hát nay đây mai đó, thì cái dòng máu hương hỏa thân thương mà trân quý ấy vẫn đang chảy trong huyết quản, nó chỉ là tạm ngủ quên suốt mười mấy năm qua, nay nhờ ánh đèn leo lét nơi sân khấu mà hồi sinh, mà sục sôi lần nữa.Viết bao nhiêu vở, bao nhiêu tuồng, cũng đã là truyền được bấy nhiêu cảm hứng cho bao nhiêu bà con chòm xóm. Bị Pháp bắt đáng thì sợ thật, nhưng để tình yêu nước vì nỗi sợ đó mà héo mòn thì còn đáng sợ hơn. Thạc Trân viết vẫn viết, đờn vẫn đờn, và những nàng đào tài giỏi vẫn vì giọng đờn trầm lắng réo rắt của thầy mà kéo đến gánh hát. Đàn gảy bên tai, mà tim thì chực trào lửa nhiệt. Đêm đêm leo lét đèn dầu vá lại từng mảnh áo diễn, len lén nhìn mấy bộ đồ lính mà lại thấy bồi hồi khôn nguôi.Gánh hát của Thạc Trân không tên, nhưng người ta thấy hay đóng thuyền ở mấy cái bến nước, nên gọi dần thành quen là gánh Bến Nước luôn, Thạc Trân không mấy làm phiền hà, người ta thương người ta nhớ, bà con mới có lòng đặt tên cho họ, cảm ơn sao không khỏi đặng mà chê phiền cái chi? Tiếng đồn gần xa, gánh Bến Nước càng ngày càng nổi.Một buổi đêm nọ, như bao bận diễn say sưa, tiếng lòng người con yêu nước mượn hình bóng vở kịch này nói rõ, Thạc Trân kéo cây đàn bầu, ề a í ới mồi câu chuyện, dưới sân khấu người lót gạch kẻ ngồi dép, mắt dõi theo chăm chú những gì mà trên sân khấu thể hiện, cô đào Thanh Mai lảnh lót cao vút chất giọng, tuy trong trẻo mà lại dày dặn nhiệt huyết, như chính cô cũng là một trong những người lính đi ra chiến trận, cầm trên tay cây cuốc to bằng nửa thân người, vươn cao như chờ một ngày kháng chiến thắng lợi.Nhưng rồi, có ai mà ngờ được cái đêm định mệnh ấy lại là vở diễn cuối cùng của gánh Bến Nước. Thạc Trân không rõ kẻ nào tai mắt, nhưng anh đủ thông minh để nhận ra, trước mặt anh hiện tại là đang tình thế gì, súng rầm vang như xé cả vùng trời đen hun hút, xé toạc tâm trí cùng trái tim anh, người người chạy tán loạn, cả đoàn anh ngây như phỗng, tay bị vặn ngược ra đằng sau, thân bị cả đám khác máu tanh lòng áp giải mà không kịp phòng bị hay phản kháng chạy đi._ Ai cho mày diễn mấy cái quỷ quái này? - Thằng tây mắt xanh tóc vàng trước mặt lơ lớ cái giọng, Thạc Trân coi mà mắc ghét, anh cười với hàm răng hơi xỉn màu đều tăm tắm, lại nhổ xuống cái giày da láng cóng của nó phẹt một ngụm nước miếng, nó la oai oái, trong lúc loay hoay hất văng cái thứ nó cho là kinh tởm kia ra khỏi giày, nó túm vội cục gạch, đập thẳng vào đầu anh. - Chó má thiệt, giải nó đi cho tao.Trước mắt anh đen một mảng, thế mà anh lại gồng người nhìn cho rõ nó, anh không thể ngất ngay lúc này, gánh hát anh còn đây, bao nhiêu miệng ăn vẫn đang chờ từng suất diễn mà cứu lấy, anh bị bắt rồi, họ có an ổn không? Gia đình họ thì sao? Anh nắm trong tay quá nhiều tánh mạng con người, đi theo nó rồi lỡ mà anh có nằm xuống thì thôi, chứ nhỡ người ta không còn cái nghề thì sao quá tội. Vả lại, anh cũng không muốn chết ở cái nơi mà toàn là những tên mọi rợ đốn mạt như tụi nó._ Tao không đi! - Anh gào to, máu vẫn chảy ròng ròng từ trán ướt đẫm khuôn mặt. Thạc Trân chưa hề hối hận khi dấn vào con đường này, chưa từng hối hận vì dựng từng đó vở yêu nước, để rồi có hay chăng mấy thằng tay sai tai mắt nó đến xem rồi về mách lẻo, anh chưa hề có suy nghĩ đó. Anh chỉ day dứt tự trách mình khi kéo người trong gánh hát vô tội vào cái thảm cảnh hiện tại. Ngay giờ phút này, như vở diễn ấy còn ám vào cái vận anh, anh lấy hết dũng khí và sức mạnh của mình hét to cho thêm sĩ khí sức lực, đoạn vùng khỏi tay thằng tây đô con gấp rưỡi mình, nghênh mặt nhìn những kẻ mà anh coi thường mà gằn giọng. - Tao cứ diễn ấy, diễn thì mày làm gì được tao? Tao không tiền, không tiền, nhưng tao có đủ tư cách để khinh cái đám mặt chuột chúng mày!Thầy đờn vẫn mạnh miệng la to, những người trong gánh hát không nói được lời nào, phần họ sợ, phần lại nghĩ nếu nói thêm thì không khác nào đổ dầu vào lửa, Thạc Trân bị bắt mà còn dám phản kháng như vậy, liệu chúng nó tức quá giết anh ngay ở đây luôn hay không?_ Giỏi, mày giỏi, lôi nó đi cho tao. - Thằng đó không nhiều lời, phẩy tay cái một là cả đám tai to mặt lớn kéo anh lôi xềnh xệch đi, anh cố chống cự rồi nằm vật xuống, nhưng tụi nó to gấp rưỡi anh, anh có thể chống được bao lâu, cuối cùng tấm lưng lạnh toát sau lớp áo bà ba mỏng ma sát thô bạo với nền đất lạnh. Cát bụi cứ từng đường từng đường một hoà cùng dòng máu đỏ vẫn chưa ngừng ứa ra trên trán anh mà nhuốm màu tang thương lên cả một vùng bến nước.Người trong đoàn hát vẫn ở lại, nhưng bị vài ba tên khác trấn áp, anh nghe tiếng la hét thất thanh của mấy chị em, anh như ù đi, anh liên luỵ họ rồi hay chăng? Họ...họ sẽ bị tụi nó hà hiếp làm trò xằng bậy có phải hay không? Trong một thoáng, anh lại thấy mình thật có lỗi, anh ân hận, anh lo lắng trăm bề, có chút chùn bước. Nhưng rồi cái lí trí trong anh phải mạnh mẽ, anh đành xin lỗi bọn họ trong thâm tâm tiềm thức, nếu có thể gặp lại anh nguyện sẽ tạ tội với họ bằng bất cứ giá nào, dù có phải làm trâu làm ngựa. Thạc Trân lặng lẽ để gió bấc đêm khuya hong khô từng giọt nước mắt nóng hổi._ Ai dạy mày diễn mấy cái đó? - Thằng tây lăm lăm cầm cây roi dài, quất mạnh vào song sắt cửa, Thạc Trân vẫn điềm nhiên như không, tựa vào tường mà lưng rát buốt, thế mà vẫn cố làm ra vẻ đạo mạo hững hờ. - Trả lời tao thằng chó._ Sủa đi, rồi tao trả lời. - Mãi một lúc lâu sau, khi thằng tây kia tưởng chừng nhịn hết nổi rồi, Thạc Trân mới đáp lời, càng làm tên kia điên tiết, nó không ngừng vung roi quất lên mảnh áo te tua cứ ngỡ như miếng vải rách chắp đỡ lên cả người Thạc Trân kia, cái miệng đen ngòm lởm chởm những râu không ngừng tuôn ra những lời mang ngữ điệu mạt sát bằng tiếng Pháp. Thạc Trân đau thì đau, vẫn nói. - Mới vừa kêu mày sủa, mày đã sủa ngay rồi à?Nó ngẩn ra một hồi, rồi nó ngộ ra ý tứ câu này là gì, Thạc Trân cười khinh trước ánh mắt giận dữ căm tức của nó, anh chưa nói nặng nề điều chi, chỉ mới bảo rằng cái thứ tiếng nó phát ra thật giống chó sủa, nó đã điên như vậy. Thế nó có nghĩ đến bao nhiêu việc cái bọn chó má chúng nó làm với những người dân bọn anh bao lâu nay hay không? Không, nó sao có hiểu được, cái bọn lúc nào cũng xem người khác là hạ đẳng, thì làm sao mà có được cái tình người để nhìn thấu mà hiểu.Thạc Trân bị bao nhiêu roi, anh chả nhớ nữa, cứ ngất rồi tỉnh, tỉnh rồi ngất, cuối cùng anh lịm đi có vẻ rất lâu, khi tỉnh dậy, đã thấy mình nằm ở bãi rác, khắp người không chỗ nào lành lặn, tả tơi còn hơn cái mùng rách. Cái nơi anh nằm sao mà giống tâm can anh lúc này thế, vắng vẻ và quạnh hiu, có mà như không khiến người ta không khỏi ghét bỏ. Tại sao chúng nó không đánh giết anh luôn đi cho xong? Tha cho anh, quăng anh ra đây làm cái gì? Bọn nó sợ bẩn tay hay sao? Tíc tắc sau anh mới nhận ra, anh bị trói tay trói chân hết thảy, lại còn nơi bãi rác hoang đến vật còn không có huống chi là người. Anh bị bất tỉnh lâu như vậy, khát khô cổ họng, bụng lại kêu to, ước chừng tỉnh dậy chưa lâu rồi thì cũng ra đi mãi mãi. Chúng dày vò anh chán chê rồi, lại muốn anh chết trong đau khổ chứ chẳng được yên thân. Một viên đạn có vẻ được tiết kiệm kia, sẽ lại có thể dự phòng để giết một người dân vô tội khác.Khi mới tỉnh, anh có cố gắng quẫy đạp, cố tìm nước hay cái gì đó có thể ăn được ở cái bãi rác này, quanh đi quẩn lại, chỉ là mảnh vụn vỏ bọc thức ăn rồi đồ phế liệu chứ có cái gì bỏ bụng được đâu, càng quẫy càng chết sớm, nên anh phó mặc cho số phận, để cho cái chết từ từ đến gần. Một lúc lại thấy chán quá, đâm ra nhớ nghề, nếu đã phải chết, hay bằng anh hát hết một vở rồi chết cũng nguyện, trọn vẹn với tổ với nghề.Không có đàn, anh hát chay, giọng vì thiếu sức sống qua bao lâu không được tiếp nước trở nên cằn cỗi, nhưng anh vẫn cứ hát, đâu đó rền vang cái lòng yêu nước nhiệt huyết, như tiếng hành quân sa trường, như tiếng ăn mừng chiến thắng._ Chiến...thắng....Tiếng cuối cùng anh cất lên, anh tưởng như thời gian đang ngừng lại, anh sẽ gặp được cha má ở nơi xa lắm hay chăng? Nhưng cớ sao anh lại thấy có người chạy lại về phía anh, chỉ một thôi chứ không phải hai người cha má như anh nghĩ, vội vàng cởi trói cho anh, lại xốc anh chạy bay biến, cơ mà anh còn hơi sức đâu mà nghĩ nữa, chắc là người ta sẽ thương tình cho anh mượn một mảnh đất nhỏ mà nằm xuống thôi.Thái Hanh hốt hoảng vác Thạc Trân trên vai, chạy nhanh về chỗ mấy anh lớn, đang đi cạo mủ mà tai cứ văng vẳng tiếng hát, còn tưởng là ma doạ một phen, nhưng rồi lại nghĩ sáng sớm thì ma cỏ cái gì, đôi chân tò mò của Thái Hanh cứ đi theo tiếng hát càng lúc càng ngắt quãng kia, rồi thấy Thạc Trân vô lực nằm đó trên một đống rác phế liệu, tay chân bị trói, máu với bụi nhuộm đen cả bộ đồ vốn chẳng còn lành lặn. Chẳng nghĩ ngợi nhiều, Thái Hanh ra tay giúp đỡ rồi đem về cho mấy anh chăm sóc.Như một phép nhiệm màu, sau một màn ngơ ngác của Duẫn Kì, Hiệu Tích, Nam Tuấn khi thằng em đem về một người lạ hoắc cầu các anh giúp đỡ, cả ba người anh lớn thay phiên chăm sóc thuốc thang, Duẫn Kì là anh cả trong một gia đình, có em gái và cha má hay bệnh vặt nên cũng biết chăm sóc, xác định là do vết thương nhiễm trùng và nhiều ngày không có gì bỏ bụng nên Thạc Trân mới như thế, vì vậy sát trùng cho anh, lại còn bảo Hiệu Tích bón từng muỗng cháo một, hơi thở của Thạc Trân mới đỡ yếu hơn ít nhiều.Trải qua một trận thập tử nhất sinh, vừa tỉnh dậy đã thấy quanh bốn góc đều là xa lạ, còn có những khuôn mặt chưa từng gặp qua nhìn mình chăm chú, Thạc Trân khẽ khàng đáp tiếng cảm ơn, lòng lại nghĩ đúng là mình được thương mới qua được ải này._ Cảm ơn mọi người...đã cứu tôi...Thạc Trân trở thành một mảnh tiếp theo của Phú Riềng lúc đó, anh còn nơi nào để đi nữa sao? Vả lại Thái Hanh cũng không cho anh đi, thằng nhỏ bảo ở đây rất tốt, nó cũng như anh, bị truy nã, bị tra tấn, may mà được các anh khác che chở nên mới có thể sống tới thời điểm bây giờ. Anh cứ ở đây, làm công nhân cao su với bọn họ, có gì cùng chia sẻ mà ăn, kể ra sẽ tốt hơn so với việc cô độc đi đây đi đó ở cái thời mà mạng người còn thua cả cỏ rác thế này. Thấy Thái Hanh chân thành, lại nhìn mọi người niềm nở thương yêu, Thạc Trân nhận lời ở lại, anh trở thành người anh lớn nhất tại Phú Riềng.Thạc Trân thích nghi nhanh lắm, anh tháo vát như cái hồi anh còn đi diễn, mọi người lấy làm bất ngờ khi anh hồi phục nhanh mà công việc lại năng suất đến vậy, sau này có Mân và Chính Quốc gia nhập đi chăng nữa anh vẫn là người cạo mủ giỏi nhất, anh lại còn giỏi nấu ăn, từ khi anh lên Phú Riềng bọn họ có thiếu thốn tới mức nào đi chăng nữa thì bữa cơm gia đình vẫn luôn là đặt lên hàng đầu. Lại có thi thoảng, anh sẽ hát ca mua vui cho mọi người làm việc sau một ngày mệt nhọc, anh lấy lại giọng ca vốn có, ấm áp mà lại thanh cao, bài nào cũng là bài sở trường của anh, dường như anh tiếp thêm bao nhiêu là động lực năng lượng giúp cả bọn vui vẻ.Sau này thấy anh mê hát quá, đêm đêm nhớ nghề cứ cầm cái ghế gảy gảy, Chính Quốc cùng Thái Hanh cùng nhau đi đổi đồ với mấy người lái buôn, đổi cho anh một cây đàn làm quà sinh nhật, Thạc Trân cảm động không thôi, Chính Quốc còn đặc biệt khắc tên anh trên đàn nữa, thằng nhỏ coi thế mà tỉ mỉ lại khoẻ như trâu nước, khắc tí là xong. Nhận rồi mà Thạc Trân không dám gảy, sợ là mai mốt nó hư không còn có cái món quà nào ý nghĩa như thế.Còn nhớ, cái ngày mà bọn họ đánh trận, bọn họ không thể đem hết từng đó đồ dùng mang theo nên phải để lại bớt, chỉ đem những món thiết yếu thôi, thấy hành lí tư trang của Thạc Trân đã đầy, mà cây đàn bầu lại không thể mang theo, nên Chính Quốc và Thái Hanh đành bỏ bớt đồ của bản thân lại, chia nhau ra mà giữ, để cho Thạc Trân mang theo món đồ yêu thích. Thạc Trân cảm động lắm, nhưng bảo các em nhỏ đừng làm như vậy. Cứ mang theo mấy món bọn nó cần đi._ Anh đã để tiếng đàn của mình bị vấy bẩn bởi máu tanh của bọn nó một lần rồi, anh không muốn lại một lần nữa như thế, nó có thể "chết" trong biển lửa khi tụi chó má kia lục soát nhà mình thủ tiêu, nhưng nó không thể "chết" chỗ chiến trường đầy nhơ nhuốc của bọn chó đó.Thái Hanh Chính Quốc nhìn nhau, rồi trả cây đàn về chỗ cũ, nơi tấm phảng chật chội bọn họ từng nằm với nhau, cây đàn bầu điểm xuyết chữ "Thạc Trân" lại càng sáng rực rỡ.Đêm ấy, có lẽ là đêm cuối người dân gần Phú Riềng nghe được tiếng đờn bập bùng như tiếng lửa.~TpHCM 21/7/2019~
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co