Atomic Habits Thay Doi Ti Hon Hieu Qua Bat Ngo
CHƯƠNG 4: QUY LUẬT SỐ 1 - KHIẾN VIỆC ĐÓ TRỞ NÊN HIỂN NHIÊN NGƯỜI ĐÀN ÔNG TRÔNG CÓ VẺ KHÔNG ỔN Nhà tâm lý học Gary Klein đã có lần kể cho tôi câu chuyện về một người phụ nữ tham gia một buổi tụ họp gia đình. Cô đã có nhiều năm làm việc với vai trò là một người phụ giúp về công việc y tế, ngay khi đến buổi gặp gỡ, nhìn thoáng qua bố chồng và cô ngay lập tức cảm thấy băn khoăn."Con không thích thấy bố như thế này đâu," Cô nói. Ông bố chồng cô, người mà lúc đó đang cảm thấy rất ổn cũng hài hước đáp lại, "Bố cũng không thích thấy con như vậy đâu." Cô khăng khăng "Không. Bố cần đi bệnh viện ngay lập tức."Vài tiếng sau đó, ông bố đã trải qua một ca phẫu thuật để cứu lấy mạng sống của ông sau khi ông đến bệnh viện kiểm tra và các bác sĩ phát hiện ra ông đang bị tắc động mạch chủ và tiềm ẩn nguy cơ bị lên cơn nhồi máu cơ tim. Nếu không nhờ trực giác của cô con dâu, ông có thể đã mất mạng. Vậy người phụ nữ đó đã thấy gì? Bằng cách nào cô có thể dự đoán được cơn đau tim sắp xảy đến với ông? Khi các động mạch chính bị tắc nghẽn, cơ thể sẽ tập trung vào việc bơm máu tới các cơ quan thiết yếu và giảm việc bơm máu tới những bộ phận ngoại biên gần bề mặt da. Kết quả là có sự lưu thông máu không đều trên khuôn mặt. Sau nhiều năm làm việc với những bệnh nhân tim mạch, người phụ nữ đã phát triển một cách vô thức khả năng nhận biết những dấu hiệu của căn bệnh. Cô không thể giải thích được tại sao cô lại chú ý tới khuôn mặt của ông bố chồng, nhưng cô biết chắc chắn có điều gì đó không ổn. Những câu chuyện kiểu như vậy ta có thể bắt gặp trong nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ, các chuyên gia phân tích trong quân đội có thể nhận biết những đốm sáng trên màn hình radar, cái nào là tên lửa của kẻ địch, và cái nào là máy bay phe mình mặc dù cả hai di chuyển cùng một tốc độ, cùng một độ cao, và hiện lên gần như tương đồng trên màn hình radar. Trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, thượng úy hải quân Michael Riley đã cứu sống cả một chiến hạm khi anh này ra lệnh bắn hạ bằng tên lửa - bắt chấp thực tế trên màn hình radar không thể phân biệt được đấy là máy bay chiến đấu của địch hay ta. Và anh ta đã đưa ra mệnh lệnh chuẩn xác, và thậm chí những chỉ huy cấp cao của anh ta cũng không thể giải thích được anh ta đã làm việc đó như thế nào. Người quản lý bảo tàng biết rõ cách phân biệt sự khác nhau giữa một tác phẩm nghệ thuật gốc và một tác phẩm sao chép chuyên nghiệp và họ cũng không thể giải thích được một cách rõ ràng những chi tiết nào đã ra dấu hiệu cho họ điều đó. Một bác sĩ X-quang nhiều kinh nghiệm có thể nhìn vào bản chụp não và chẩn đoán khu vực mà cơn đột quỵ có thể xảy ra trước khi xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tôi thậm chí đã từng nghe nói rằng một người thợ làm tóc có thể nhận ra vị khách nào đang mang bầu chỉ dựa trên cảm giác khi chạm vào tóc của họ. Bộ não của con người là một bộ máy tiên đoán. Chúng không ngừng thăm dò môi trường xung quanh và phân tích các thông tin mà chúng nhận được. Bất cứ khi nào bạn nhận thấy việc gì đó lặp đi lặp lại - giống như một nhân viên y tế nhìn vào khuôn mặt của một bệnh nhân bị đau tim hoặc một chuyên gia phân tích quân đội nhìn vào đốm sáng trên màn hình radar - bộ não của bạn bắt đầu lưu ý tới những điều mà nó cho là quan trọng thông qua những chi tiết và nêu bật những dấu hiệu liên quan, và phân loại những thông tin đó cho những lần sử dụng sắp tới. Khi có đủ trải nghiệm, bạn sẽ vô thức nhận ra những dấu hiệu dự đoán cho từng loại kết quả mà không cần suy nghĩ thấu đáo về nó. Não bộ của bạn tự động mã hóa những bài học học được thông qua các trải nghiệm. Chúng ta không phải lúc nào cũng có thể giải thích được thứ mà chúng ta đang học hỏi, việc học hỏi xảy ra trong suốt quá trình, và khả năng nhận thức được những dấu hiệu có liên quan trong một tình huống cụ thể chính là tiền đề cho các thói quen của bạn.Chúng ta đã đánh giá thấp những gì mà bộ não và cơ thể chúng ta có thể làm mà không cần suy nghĩ. Bạn không cần phải bảo tóc bạn mọc dài ra, bảo trái tim bạn phải đập, bảo lá phổi bạn phải thở, hoặc dạ dày của bạn phải tiêu hóa. Và cơ thể bạn tự động đảm nhiệm tất cả những việc trên. Bạn còn hơn những gì mà bạn ý thức được. Hãy xem xét cơn đói. Làm thế nào bạn biết là mình đang đói? Bạn không cần phải thấy bánh cookie trên bàn để nhận ra đã đến giờ ăn. Sự thèm ăn và cơn đói đến một cách vô thức. Cơ thể bạn có nhiều loại vòng tròn hồi đáp luân phiên ra dấu hiệu cho bạn đã đến giờ ăn tiếp, và tiến trình này diễn ra cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể bạn. Sự thèm ăn xuất hiện là nhờ các hóc môn và hệ thống tuần hoàn đang vận hành bên trong cơ thể bạn. Đột nhiên bạn sẽ cảm nhận được cơn đói mà bạn hoàn toàn không hề biết rõ tại sao lại như vậy. Đây là một trong những điều đáng kinh ngạc về thói quen: bạn không cần nhận biết dấu hiệu để một thói quen bắt đầu. Bạn có thể chú ý tới cơ hội và hành động mà không cần sự nhận biết rõ ràng về tình huống. Đây là một trong những đặc điểm hữu ích của thói quen. Nhưng chính điều này cũng khiến cho thói quen trở nên nguy hiểm. Một khi thói quen được hình thành, bạn sẽ tự động hành động dưới sự chi phối của phần tâm trí vô thức. Bạn hành động theo những mô thức cũ trước khi bạn kịp nhận ra điều gì đang xảy ra. Nếu như không có ai đó chỉ cho bạn thấy, bạn còn không biết rằng bạn thường lấy tay che miệng mỗi khi cười, hay bạn sẽ nói xin lỗi trước khi đưa ra một câu hỏi, hay bạn có thói quen nói vuốt đuôi người khác. Và bạn càng lặp lại những mô thức này nhiều lần, bạn càng ít lưu tâm đến việc tự hỏi mình đang làm gì và lý do tại sao mình lại làm như vậy. Đã có lần tôi được nghe một trợ lý ngành bán lẻ chia sẻ rằng anh ta được đào tạo cắt những phiếu quà tặng còn trống sau khi khách hàng đã sử dụng hết số dư trong thẻ. Một ngày, anh ta thanh toán xong xuôi cho một vài khách hàng đang xếp hàng, những người này mua hàng và sử dụng thẻ quà tặng. Khi tới vị khách hàng kế tiếp, anh ta nhận thẻ tín dụng thực của khách hàng, cầm kéo và sau đó cắt chiếc thẻ làm đôi - hoàn toàn vô thức theo thói quen - trước khi nhìn thấy vẻ mặt sững sờ của khách hàng và kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra. Một người phụ nữ khác trong nghiên cứu của tôi đã từng là một giáo viên mầm non, và nay đã chuyển sang làm công việc đoàn thể. Dù bây giờ cô ấy làm việc với toàn là người lớn nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi thói quen cũ, và cô ấy vẫn duy trì thói quen hỏi các đồng nghiệp rằng họ đã rửa tay chưa khi họ từ nhà vệ sinh bước ra. Tôi cũng biết câu chuyện về một người đàn ông, người này đã nhiều năm làm cứu hộ và thường xuyên hô lên "Đi từ từ!" bất cứ khi nào anh này thấy một đứa bé đang chạy. Theo thời gian, những dấu hiệu mào đầu cho những thói quen của chúng ta ngày càng trở nên rõ ràng và có thể nhận thấy được: như đĩa thức ăn trên kệ bếp, như điều khiển tivi đặt kế bên ghế salon, điện thoại trong túi. Phản ứng của chúng ta với những dấu hiệu đó được mã hóa sâu sắc đến độ chúng ta cảm nhận được sự thôi thúc phải hành động mà không rõ bắt nguồn từ đâu. Chính vì lẽ đó chúng ta phải bắt đầu quá trình thay đổi hành vi với sự tỉnh thức.Trước khi có thể xây dựng những thói quen mới một cách có hiệu quả, chúng ta cần nắm rõ được những thói quen hiện tại. Điều này nghe thì có vẻ dễ dàng nhưng thực chất lại đầy thách thức bởi vì một khi một thói quen đã bám rễ sâu vào cuộc sống của bạn, bạn thường làm một cách tự động và không có ý thức về nó. Nếu bạn tiếp tục không nhận thức rõ về thói quen đó, bạn không thể hi vọng cải thiện nó. Như nhà tâm lý học Carl Jung đã nói, "Nếu bạn không nhận thức rõ về những điều vô thức thì chúng sẽ điều khiển cuộc sống của bạn và bạn gọi đó là định mệnh. PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÓI QUEN (THE HABITS SCORECARD) Hệ thống đường sắt Nhật Bản được ghi nhận là một trong những hệ thống đường sắt hàng đầu thế giới. Nếu bạn đã từng đi trên một chuyến tàu ở Tokyo, bạn sẽ lưu ý thấy người phục vụ trên tàu có một thói quen rất đặc biệt. Mỗi khi người điều hành vận hành tàu chạy, họ sẽ đồng loạt làm một nghi thức chỉ vào một vật và hô to những câu mệnh lệnh. Khi tàu tiến gần tới một đèn báo, người điều hành sẽ chỉ vào đèn và hô, "Đèn báo màu xanh". Mỗi khi tàu đến và rời một ga, người điều hành sẽ chỉ vào đồng hồ đo tốc độ và hô lên tốc độ chính xác. Khi đến giờ tàu chạy, người điều hành sẽ chỉ vào bảng thông báo và hô lên giờ chính xác. Tại các sân ga, các nhân viên đường sắt cũng đồng thời thực hiện các hành động tương tự như vậy. Trước thời điểm mỗi lần tàu khởi hành, các nhân viên sẽ chỉ về các hướng của sân ga và hô to, "Không còn chướng ngại vật!".Mỗi một chi tiết đều được xác nhận, định hướng, và gọi tên rõ ràng. *[Khi tôi đến thăm Nhật Bản, tôi đã được chứng kiến phương pháp này đã cứu sống một người phụ nữ. Cậu con trai nhỏ của cô ấy bước lên tuyến tàu đi Shinkansen, một trong những chuyến tàu tốc hành nổi tiếng với tốc độ đạt hơn 200 miles một tiếng, vừa vặn lúc tàu đang đóng cửa. Cô ấy bị bỏ lại trên sân ga và thò tay qua cánh cửa để kéo cậu con trai lại. Tàu chuẩn bị rời ga và tay cô ấy thì bị kẹt ở cửa, nhưng ngay trước khi tàu xuất phát, một nhân viên đường sắt đi vào khu vực sân ga và tiến hành thủ tục kiểm tra an toàn bằng phương pháp Pointing-and-Calling up. Chỉ trong vòng chưa đến năm giây, anh này đã nhìn thấy người phụ nữ và đã thông báo dừng đoàn tàu kịp lúc. Cánh cửa được mở ra, người phụ nữ với khuôn mặt đầy nước mắt chạy tới chỗ con trai, và một phút sau đoàn tàu xuất phát an toàn] Quy trình này được biết đến với tên gọi Pointing-and-Calling (Chỉ-và-Hô), đây là một hệ thống kiểm tra an toàn được thiết kế để giảm thiểu sai sót. Nghe thì có vẻ ngớ ngẩn nhưng nó thực sự hoạt động hiệu quả. Pointing-and-Calling giảm thiểu sai sót tới 85% và giảm thiểu 30% các vụ tai nạn. Hệ thống tàu điện ngầm MTA ở New York cũng áp dụng quy trình tương tự là "point-only" được xây dựng dựa trên quy trình trên, và "chỉ trong vòng hai năm áp dụng, các tình huống sai sót trong vận hành hệ thống tàu điện ngầm đã giảm xuống 57%."Pointing-and-Calling có tính hiệu quả cao bởi vì nó giúp nâng cao nhận thức đối với những thói quen vô thức lên một mức độ nhận thức cao hơn. Do người vận hành tàu phải sử dụng mắt, tay, mồm, và tai của họ, họ có khả năng nhận ra các vấn đề trước khi có sai sót xảy ra. Vợ tôi cũng làm việc tương tự. Mỗi khi chúng tôi chuẩn bị đi dã ngoại, cô ấy sẽ hô lên những vật dụng trong danh sách mà cô ấy định mang theo. "Mình đã mang theo khóa, mình đã mang theo ví tiền. Mình đã mang theo kính mắt. Mình đã có ông chồng ở đây."Càng tự động thực hiện thói quen, chúng ta càng ít suy nghĩ rõ ràng về nó. Và khi đã thực hiện việc nào đó hàng nghìn lần trước đây, chúng ta bắt đầu bỏ qua nó. Chúng ta mặc định rằng những lần tới sẽ giống như những lần trước đó. Chúng ta quen với việc làm cái việc mà mình vẫn luôn làm đến độ chúng ta không dừng lại và tự hỏi rốt cuộc điều gì mới là việc đúng đắn nên làm. Nhiều hành động sai lầm của chúng ta bắt nguồn phần lớn từ sự thiếu tự nhận biết. Một trong những thách thức lớn nhất trong việc thay đổi thói quen là duy trì sự nhận biết những gì chúng ta thật sự đang làm. Việc này giúp giải thích lí do tại sao những thói quen xấu vẫn cứ bám riết lấy chúng ta. Chúng ta cần một hệ thống "point-and-call" trong cuộc sống mỗi người. Đó là lí do mà Phiếu đánh giá thói quen ra đời, phiếu này là một bài tập đơn giản bạn có thể sử dụng để trở nên nhận thức rõ ràng hơn về hành vi của mình. Để tạo ra một phiếu đánh giá của chính mình, hãy liệt kê danh sách những thói quen hàng ngày của bạn. Dưới đây là một vài ví dụ mà bạn có thể dùng để bắt đầu phiếu ghi nhận của mình: - Thức dậy - Đánh răng - Tắt chuông báo thức - Chà răng - Xem điện thoại - Dùng lăn khử mùi - Đi vào phòng tắm - Phơi khăn mặt lên giá để hong khô - Bước lên cân kiểm tra cân nặng - Thay quần áo - Tắm - Pha và uống trà... và rất nhiều việc khác nữa. Khi bạn đã có một danh sách đầy đủ, hãy xem xét từng hành vi một, và hãy hỏi bản thân rằng: "Liệu đây có phải là một thói quen tốt, một thói quen xấu, hoặc là một thói quen không tốt không xấu (trung tính)?". Nếu đó là một thói quen tốt, hãy đánh dấu "+" bên cạnh. Nếu đó là một thói quen xấu, hãy đánh cạnh nó dấu "-". Nếu đó là một thói quen trung tính, hãy đánh cho nó dấu "=". Hãy lấy luôn danh sách ở trên làm ví dụ, chúng ta sẽ làm như dưới đây: - Thức dậy - Đánh răng + - Tắt chuông báo thức - - Chà răng +- Xem điện thoại – - Dùng lăn khử mùi + - Đi vào phòng tắm - Phơi khăn mặt lên giá để hong khô + - Bước lên cân kiểm tra cân nặng + - Thay quần áo = - Tắm + - Pha và uống trà + Việc bạn đánh dấu nào cho mỗi thói quen phụ thuộc vào tình huống và mục tiêu của bạn. Với những ai đang cố gắng giảm cân, ăn một cái bánh sừng bò với bơ lạc mỗi sáng là một thói quen xấu. Với những ai đang đang cố để tăng cân và tạo cơ, cũng là việc đó nhưng lại là một thói quen tốt. Tất cả đều phụ thuộc vào điều mà bạn đang cố gắng đạt được. *[Độc giả nào quan tâm có thể tải xuống mẫu Phiếu ghi nhận thói quen để tự tạo một danh sách cho chính mình từ website atomichabits.com/scorecard] Còn rất nhiều lí do khác nữa cho việc đánh giá các thói quen. Nhãn dán "thói quen tốt" và "thói quen xấu" không thực sự chính xác. Không có thói quen xấu hay thói quen tốt. Chỉ có duy nhất thói quen hiệu quả. Đó là hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề. Mọi thói quen đều phục vụ cho bạn theo một cách nào đó - ngay cả những thói quen xấu - đó là lí do tại sao bạn cứ thực hiện lại những thói quen đó. Trong bài tập này, hãy phân loại các thói quen của bạn theo mức độ lợi ích mà chúng đem lại cho bạn về lâu về dài. Nói một cách khái quát, thói quen tốt sẽ đem lại những kết quả tích cực. Thói quen xấu sẽ đem lại những kết quả tiêu cực. Hút thuốc giúp giảm căng thẳng trong hiện tại (đó là cách nó phục vụ bạn), nhưng nó lại không phải là một thói quen có lợi cho sức khỏe về lâu dài.Nếu bạn vẫn đang còn băn khoăn trong việc quyết định xếp loại những thói quen thì đây là câu hỏi mà tôi hay sử dụng: "Liệu thói quen này có giúp mình trở thành mẫu người mà mình mong muốn? Liệu thói quen này góp một lá phiếu ủng hộ hay chống đối lại đặc tính mà mình mong muốn?". Những thói quen củng cố đặc tính mà bạn mong muốn thường là những thói quen tốt. Những thói quen mâu thuẫn với đặc tính mà bạn mong muốn thường là những thói quen xấu. Khi bạn làm bảng đánh giá các thói quen, không nhất thiết bạn phải thay đổi ngay mọi việc. Mục đích khi làm việc này chỉ đơn giản là nhận biết được điều gì đang thực sự diễn ra. Bạn hãy quan sát suy nghĩ và hành động của chính mình mà không phán xét hoặc chỉ trích. Đừng đổ lỗi cho bản thân vì những sai lầm của mình. Cũng đừng khen ngợi bản thân vì những thành công đã đạt được. Nếu bạn ăn một thanh sôcôla mỗi sáng, hãy nhận thức rõ về nó, thậm chí ngay cả lúc bạn đang quan sát một người nào đó. Ồ, thật là thú vị khi ngắm họ làm việc đó. Nếu bạn vừa có một cuộc chè chén no say, hãy đơn giản ghi nhận rằng bạn đã nạp vào người nhiều calo hơn bình thường. Nếu bạn dành nhiều thời gian để lên mạng, hãy nhận ra rằng bạn đang dành thời gian của mình theo cách mà mình không mong muốn. Bước đầu tiên để thay đổi thói quen xấu là có cái nhìn tổng quan về chúng. Nếu bạn cần thêm sự giúp đỡ, hãy thử áp dụng phương pháp Pointing-and-Calling vào cuộc sống của bạn. Hãy nói ra thành lời hành động mà bạn đang nghĩ sẽ thực hiện và sẽ có kết quả. Nếu bạn muốn loại bỏ thói quen ăn những loại thức ăn nhanh có hại nhưng bạn lại nhận ra mình vừa mới nhón lấy một chiếc bánh quy, hãy hô to, "Mình chuẩn bị ăn chiếc bánh quy này, nhưng tôi không cần phải ăn nó. Ăn bánh sẽ làm tôi bị tăng cân và không tốt cho sức khỏe". Khi nghe thấy những thói quen xấu của mình được nói to ra thành tiếng sẽ khiến cho những hậu quả mà chúng gây ra thật hơn. Chúng tạo ra sức nặng cho bạn hành động, bạn sẽ không bị trượt vào thói quen cũ một cách vô thức. Cách làm này rất là hữu ích ngay cả khi bạn chỉ đang đơn giản là cố gắng ghi nhớ một nhiệm vụ trong danh sách những công việc phải làm của mình. Hãy nói to, "Ngày mai mình cần phải đi ra bưu điện sau bữa trưa", việc này sẽ giúp tăng thêm khả năng bạn sẽ thực sự biến nó thành hành động. Bạn đang giúp bản thân nhận ra được nhu cầu phải hành động - và điều này sẽ khiến tất cả mọi việc khác đi. Quá trình thay đổi hành vi luôn luôn bắt đầu bằng sự nhận biết. Những chiến lược kiểu như Pointing-and-Calling và Bảng đánh giá thói quen tập trung vào việc giúp bạn nhận ra được những thói quen của mình, đồng thời cũng nhận ra được những tác nhân tạo ra chúng, việc này sẽ giúp bạn có khả năng đưa ra những hành động theo hướng có lợi cho bản thân nhất. Tóm tắt chương Khi thực hành nhiều, não bộ của bạn sẽ ghi nhận những dấu hiệu giúp dự đoán những kết quả nhất định mà không cần phải suy nghĩ nhiều về nó.Một khi bạn tự động thực hiện những thói quen, bạn sẽ không còn chú ý tới những gì mà mình đang làm nữa. Quá trình thay đổi hành vi luôn luôn bắt đầu với sự nhận biết. Bạn cần nhận ra các thói quen của bản thân trước khi bạn có thể thay đổi được chúng. Phương pháp Pointing-and-Calling giúp nâng tầm nhận thức của bạn từ mức độ một thói quen vô thức lên mức độ tỉnh thức hơn bằng cách nói ra thành lời các hành động của mình. Phiếu đánh giá thói quen là một bài tập đơn giản mà bạn có thể sử dụng để có nhận biết rõ hơn về những hành vi của mình.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co