Truyen3h.Co

Bat Coc Chieu Thanh Ve Lam Vo Ta


- Kiếm đâu ra chỗ để nghỉ chân bây giờ nhỉ? 

"Phía trước 150m có một quán trọ phía bên trái"

- Gorjess kia sao cô lại vứt tôi xuống đất thế? Về nhà tôi phải nâng cấp cô lên thôi.

"Bản thân tôi đã hoàn thiện, không cần phải nâng cấp."

- Nếu hoàn thiện sao lại cho tôi cú hít đất đau điếng thế?

"Cô yêu cầu mốc thời gian chứ có yêu cầu địa điểm đâu."

Trợ lí ảo gì mà vặn vẹo người ta vậy? Trừ 10 điểm thanh lịch.

"Đã tới nơi"

Tôi chợt nhận ra là mình không có tiền của triều đại này. 

- Này Gor, làm cách nào để vào ở trọ 1 đêm mà không mất tiền?

"Không phải là không có cách, hãy nghe theo tôi chỉ dẫn."

- Cô đảm bảo chứ?

"À tôi đùa đấy, cô chịu khó ngủ ngoài đường đi."

Tôi xin thề, tin lời Gorjess có ngày ra đê mà ở. 

"Hay là cô lấy cái gì có giá trị trong túi đồ của cô ra trả đi."

- Cô lại đùa nữa hả?

"Lần này tôi đảm bảo."

Tôi mở túi ra tìm được vài viên đá bằng nhựa trông khá giống đá quý thật. Đặc biệt là mấy viên ngọc hồng lựu giả với hổ phách giả.

Tôi bước vào quán trọ.

- Cho tôi thuê 1 phòng.

- 20 đồng thưa quan khách.

Tôi đưa nắm đá giả cho ông chủ quán trọ. Ông ta mắt chữ O, miệng chữ A. Tôi hỏi:

- Chỗ này không được sao? Vì tôi không có tiền.

- Đủ ... Đủ ... Đủ rồi thưa cô nương. Phòng của cô ở trên tầng.

Người làm đưa tôi lên phòng. Phòng cũng không rộng lắm, đủ cho 1 người ngủ.

"Thấy chưa? Không có tiền mà cô vẫn trọ được đấy thôi."

- Cô ranh ma lắm Gor à. Lần này cô giúp tôi đấy.

"Tôi là Gorjess, tôi sinh ra là để giúp đỡ cô."

- Thôi tôi tắt đèn rồi ngủ đây. Chúc cô ngủ ngon. - Tôi ngả lưng xuống giường. - À quên không sạc pin cho cô.

...

"Ò ó o"

"Bây giờ là 5h30p. Dậy đi Trần Khánh."

Tôi bật dậy, rửa mặt, súc miệng.

- Chào Gor. Lên đường nào. 

"Cô hãy thay đổi trang phục để tránh gây chú ý."

- Giờ kiếm đâu đồ để thay đây? 

"Lấy đá đổi tiền, cô còn không?"

- Có cả lọ, có mấy cái vòng tay đính đá nhựa

...

- Tiền của cô đây.

Được hẳn 2 quan tiền luôn này, Gor bảo 2 quan là đủ sống trong 2 tháng nếu tiết kiệm. Với lại bộ quần áo dân thường của đàn ông có vẻ dễ mặc hơn đồ nữ.

(Khánh đang mặc bộ này, tất nhiên không phải là áo dài)

- Thế nào có đẹp không hả Gor?

"..."

Để tìm hiểu đời sống nhân dân dưới thời Lý Huệ Tông có lẽ tôi nên đi tìm một công việc nào đó.

"Thanh niên trai tráng tốt nhất là đi bốc vác."

- Ờ. Xin đi làm vận chuyển đồ nhỉ.

"Thì cứ xin bừa đi, ở đâu đang tuyển người cứ vào đó mà xin"

- Có lò rèn kìa, xin chứ?

Sau một hồi đi xin việc hết từ quán ăn, hàng gỗ, tiệm kim hoàn và các lò rèn người ta đều không nhận.

Khát quá, tạt vào quán nước bên đường ngồi nghỉ. Thấy 2 người đi cùng 2 con ngựa, 1 con ngựa to hơn thồ bao gạo trên lưng cũng dừng chân tạt vào quán.

Ngồi một lúc, tôi lân la hỏi chuyện:

- Phải chăng 2 anh là người ở dưới xuôi lên đây?

- Đúng vậy, chúng tôi từ Phủ Thiên Đức lên đây. Sao nhóc biết?

- Tôi là Khánh, người ở đạo Lâm Tây. Tôi biết vì nghe giọng 2 anh không giống như người ở vùng này.

- Ta là Dự, còn đây là em ta nó là Sinh. Nhóc bao nhiêu tuổi rồi?

- Em 15 tuổi.

- Vậy anh hơn chú mày 2 tuổi nhé. - Sinh nói.

- Hai anh là anh em ruột à? - Tôi hỏi.

- Anh với nó là tiền bối với hậu bối thôi. Nó là em út vì nó nhỏ tuổi nhất trong 4 đứa học việc ở lò rèn. Còn anh năm nay 20 rồi, anh là đứa thứ 2 trong đám học nghề đó.

- 4 đứa mà nhìn không cẩn thận lại tưởng là 4 anh em đấy. Bọn anh thân thiết với nhau như anh em một nhà vậy. Còn thầy thì ví như cha của bọn anh.

- Mà Khánh này, em định đi đâu thế? Lại còn cả tá tay nải đeo trên người nữa? Em bỏ nhà đi đấy à?

- Em không có cha mẹ vì họ bỏ em ngay từ lúc mới sinh. Em bây giờ đang đi tìm một công việc mà không ai muốn nhận.

Sinh đăm chiêu

- Hay là đi theo bọn anh về Thiên Đức học rèn kiếm đi.

- Thầy chắc chắn sẽ nhận em.

Khánh do dự.

- Không có gì phải sợ cả, thầy sẽ dạy dần dần. - Dự nói.

- Đi mà Khánh, ở đó vui lắm. - Sinh tiếp thêm.

- Vậy thì em sẽ xin thầy học. 

2 anh em họ mừng rỡ. 

Chúng tôi lên đường cùng về phủ Thiên Đức.

- Mà hai anh lên Lâm Tây làm gì thế? 

- Không, bọn anh lên châu Chân Đăng giao cuốc xẻng cho người ta thì được họ cho thêm bao gạo gửi tặng cho mấy thầy trò.

- Bao gạo này đủ cho 5 thầy trò ăn trong 1 tháng đấy.

Sau gần 2 ngày ròng rã đi đường, cuối cùng cũng về tới Thiên Đức.

Lò rèn đặt ở cuối phố.

- Hai anh em về rồi đây.

Anh lớn đi ra đón, trạc tuổi Dự.

- Về rồi đấy à? Vào nhà đi.

Tôi vác bao gạo để xuống nền nhà. Hai anh còn lại chân chân nhìn tôi. Anh bé hơn hỏi.

- Thằng nhóc kia là ai thế anh Dự?

- Nó là Khánh, người đạo Lâm Tây. Nó đi theo để xin học nghề rèn.

- Sao cậu lại rủ một đứa bé vừa trắng bệch vừa ốm yếu học cái nghề rèn này chứ? 

- Anh Văn à, cái bao gạo vừa nãy hơn 5 tạ rưỡi mà em ấy vác lên như vác không khí đấy thôi. - Sinh chữa cháy.

Tôi ra chào hỏi.

- Chào các anh, em là Khánh đến đây để xin học nghề ạ.

- Nhưng nhìn lại, mặt mũi trông sáng sủa, thông minh nên sẽ học được. - Anh Văn nhìn thẳng vào mặt tôi.

- Chào nhóc anh là Tâm, học trò thứ ba của thầy Lý ở lò rèn này. Còn anh kia là Văn, là học trò thứ nhất.

- Anh bao nhiêu tuổi rồi ạ?

- Anh đây mới 18, còn nhóc?

- Nó mới có 15 tuổi thôi mà khỏe lắm đấy. - Anh Sinh vỗ vai tôi. - Còn anh Văn thì 23 tuổi rồi, trông ông to còi vậy thôi mà nhát gái kinh khủng.

- Thằng Sinh kia không phải nói xấu anh.

Thầy Lý đến.

- Hai đứa về từ lúc nào mà không lên chào thầy?

Anh Văn nói:

- Thưa thầy, có một đứa nhóc đến đây muốn xin học nghề ạ.

- Là cái đứa lùn lùn kia đúng không? 

Tôi đi ra, cúi đầu chào.

- Dạ thưa, con là Khánh, con từ Lâm Tây đến đây để xin theo học nghề rèn ạ.

Thầy nhìn tôi từ đầu đến chân.

- Thằng nhóc này người trông trắng bệch, ốm yếu thế này làm sao có thể học việc ở lò rèn được đây?

- Xin thầy hãy nhận con, trông con nhỏ người vậy thôi nhưng con khỏe lắm ạ. Thầy không tin thì con có thể vác cả bao gạo đằng kia.

Dứt lời tôi chạy lại chỗ bao gạo vác lên vai.

- Thầy à, hay là nhận tên nhóc này đi. Con thấy nó mặt mũi sáng sủa, thông minh nên sẽ học được. - 1 trong 4 anh học trò lên tiếng.

- Xin thầy nhận nó đi ạ!

Tôi quỳ xuống, thành khẩn cúi đầu vái lạy.

- Xin thầy hãy thu nhận con. Con xin hứa sẽ nghe những gì thầy chỉ dạy.

- Xin thầy hãy nhận nó đi ạ!

- Được rồi, ta sẽ nhận. Từ nay con có thể ở lại đây cùng các anh.

- Đội ơn thầy, đội ơn thầy đã nhận con ạ.

Các anh mừng rỡ. 

- Bây giờ em phải ở đâu ạ?

- Còn 1 phòng trống ở cuối hành lang nhé. Yên tâm đi, không bụi bẩn đâu.

Theo lời anh Sinh, đi đến cuối hành lang có 1 phòng trống có giường tủ đàng hoàng.

Đặt hành lí xuống, tôi lấy iTM ra.

"Chúc mừng cô đã xin được việc."

Đây là danh sách khi về hiện đại sẽ phải chỉnh sửa lại:

- Quá trình khởi động kết giới còn hơi mất thời gian, rườm rà, tốn pin.

- Cần tăng độ dài của mã PIN

- Không cần Wi-fi nhưng vẫn sử dụng được

- Chuyển hóa mọi năng lượng thành pin

- Cần nâng cấp Gorjess VN0805

- ... Vân vân và vũ vũ ...

Sáng hôm sau...

Sáng nay là buổi học đầu tiên của tôi.

- Búa và đe là công cụ chính để rèn ra sản phẩm.

Thầy dạy tôi sử dụng búa và đe. Thầy dạy cách rèn, cách dùng khuôn.

Chả mấy chốc mà 4 tháng sau tôi đã thành thạo việc rèn.

Quen với cái búa, cái đe, cái lò lửa luyện kim loại. 

"Keeeeng!"

"Xèoooooo"

"Phì phò"

Những âm thanh quen thuộc trong lò rèn. Mồ hôi nhễ nhại trong khi trời rét. Thời xưa mùa đông trời rét lắm, nhưng chưa đến mức có tuyết đâu.

Trong thời gian học việc, tôi còn tranh thủ học chữ Hán và Nôm.

Hôm ấy là 15 tháng Chạp, phải cúng rằm cuối cùng của năm. Thầy giao việc cho cả 5 anh em chuyển hàng lên kinh thành.

5 đứa đi bằng 4 con ngựa và đi cùng một xe ngựa kéo chở 1 cái tủ cho một nhà quý tộc của một xưởng mộc gần đó.

Trên phố các hàng bánh mứt, vải vóc, hoa tết đã tấp nập người mua, kẻ bán.

"Hoa đi, mua hoa về cắm rằm đi"

"Bưởi đi, mua bưởi về trưng này lão gia"

Vân vân và vũ vũ...

- Ồ. Trên kinh thành náo nhiệt ghê anh ha. - Tôi nói với anh Sinh.

- Tất nhiên rồi. Kinh thành thì phải náo nhiệt chứ.

- Đến nơi rồi. Xuống ngựa nào mấy đứa.

Cái tủ này lớn quá, phải huy động cả người làm ra khiêng phụ.

.

.

.

- Này, nhà vệ sinh ở đâu thế?

- Ngươi cứ đi thẳng xong rẽ trái là tới.

Hmmmm. Khuôn viên nhà này rộng thật đấy, mà các anh đâu rồi nhỉ? 

- Thiếu gia!!!!!!! Ngài đâu rồi?????

- Đến giờ tập bắn cung rồi!!!!!!!

- A, ở đằng kia.

1 đám người hầu trong nhà lao tới chỗ tôi.

- Thiếu gia mau thay đồ nào! Mà sao ngài lại ăn mặc như thế này?

Họ lôi tôi đi.

- Này, mau thả tôi ra! Tôi không phải là thiếu gia nhà các người!!!! Thả ra!!!!!!

- Xin ngài đừng chống cự.

Đám người kia lôi tôi vào phòng, lột sạch áo ngoài ra, thay đồ mới vào.

Thừa lúc bọn họ lơ là tôi liền chạy thoát thân đi tìm các anh. Có lẽ các anh cũng đang tìm tôi.

Không thấy. Các anh đi đâu rồi??? Đừng có bỏ em lại mà!

- Thiếu gia lại chạy mất đi đâu rồi!

- Mau đi tìm thiếu gia về cho ta!

Thật là bó tay với mấy tên gia nô mà, giờ trèo tường nhảy ra ngoài cho nhanh. Ở đằng kia có mấy cái sào hay là nhảy sào nhỉ? Lâu lắm rồi chẳng nhảy. 

Với 2 năm theo học bộ môn này nên tự tin tôi có thừa, kĩ thuật không thua kém bố con thằng nào. Hahahaha.

- Kyyyyaaaaaaaaaaaa!!!!!!!!

2, 3, nhảy!!!! Ui mình bay rồi!!!! Rồi sau đó là sẽ rơi xuống đâu?

- Có con gì đang bay kìa

- Hình như là bay vào cây.

"Rào"

À rê rế. Sao lại đáp xuống cái cây cơ chứ? Hình là tôi mắc vào cành cây rồi.

- Này cậu gì ơi, có sao không đấy?

Tôi nhìn xuống. 1 thư sinh tầm tuổi anh Dự và có gương mặt trông giống hệt mình đang gọi.

- Cậu có xuống được không đấy?

Tôi nhảy xuống.

- Ừm, tôi không sao.

- Mà cậu làm cái gì mà bay từ phủ nhà ta ra vậy?

- Do mấy tên gia nô nhà anh đấy. Vì 2 chúng ta quá giống nhau nên họ đã bắt tôi, tôi đành chạy thoát bằng cách bay sào mà đáp xuống cái cây này đấy.

Hắn ta nhìn khuôn mặt tôi, 1 tay chống hông, 1 tay ôm cằm nheo mắt nhìn từng chi tiết.

- Vậy ngươi là ai sao lại vào nhà ta làm gì?

Tôi thở dài.

- Tôi theo các anh tôi chuyển hàng lên cho nhà anh. Tôi là người học việc ở lò rèn dưới phủ Thiên Đức.

- À thì ra là học trò của thầy Lý, ta có nghe rồi. Thầy Lý bảo rằng có 1 học trò ngoại hình giống hệt ta hóa ra là ngươi. Ngươi có phải là Trần Gia Khánh ở đạo Lâm Tây đúng không?

- Vâng, là tôi.

- Ta là Lê Phụ Trần, con trai của Lê Khâm* trong phủ Lê.

What? Chồng sau này của Chiêu Thánh đây sao? Trong tưởng tượng với ngoài đời khác một trời một vực.

- Này, có muốn vào thanh lâu cùng ta không?

- Anh có ấm đầu không đấy? Sao lại vào nơi đó?

- Không không, ta hay vào thanh lâu để trêu ghẹo các kĩ nữ hoặc là khách trong đó. Ta hay trộn bột ớt vào son phấn của kĩ nữ, móc túi các khách hàng, có lần còn dọa ma cả 1 đám kĩ nữ.

- Hà hà, có vẻ hay đấy.

2 đứa bước vào thanh lâu, 1 tú bà ra đón tiếp nhiệt tình.

- Ủa đây là thanh lâu à? - Tôi nghiêm mặt.

- Ta tưởng là kĩ viện? - Phụ Trần cũng nghiêm mặt lại.

- Này bà chủ đây là thanh lâu mà?

- Vớ vẩn là kĩ viện mà.

- Thanh lâu!

- Kĩ viện!!!!!

.

.

.

- THÔI ĐỦ RỒI! CÚT CHO NGƯỜI TA CÒN LÀM ĂN!

Bà ta ném 2 đứa ra ngoài.

- Ngươi làm cái trò gì thế?

- Tôi móc túi tú bà đấy. 200 quan cũng chẳng ít.

- Biết ngay mà. 2 tên Văn và Dự dạy cho ngươi chứ gì?

- Thôi thôi. Giờ đi cửa sau trêu ghẹo các em kĩ nữ này.

Cùng vòng ra cửa sau, trèo vào chỗ ở của các kĩ nữ. Với dáng vẻ thư sinh của Phụ Trần và Gia Khánh, hơn 60 cô gái đã ngã gục.

- Hôm nay, ta trèo vào đây là có mấy câu thơ muốn tặng cho các cô.

- Hay quá.

- Mau đọc đi.

"Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ?

Trời sinh ra cũng để mà chơi!

Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời,

Chơi thủng trống long dùi âu mới thích

Đĩ bao tử càng chơi càng lịch,

Tha hồ cho khúc khích chị em cười:

Người ba đấng, của ba loài,

Nếu những như ai thì đĩ mốc.

Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc

Khá khen thay làm đĩ có tông

Khắp giang hồ chẳng chốn nào không.

Suốt Nam Bắc Tây Đông đều biết tiếng.

Đĩ mười phương chơi cho đủ chín,

Còn một phương để nhịn lấy chồng.

Chém cha cái kiếp đào hồng,

Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số.

Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó,

Mai sau ngày giỗ có văn nôm.

Cha đời con đĩ cầu Nôm."

     (Nguyễn Khuyến)

- Mọi người có hiểu gì không? - Một kĩ nữ hỏi

- Hắn ta đang chửi xéo chị em nhà ta đấy.

- Sao hắn ta dám? Mau giết 2 tên súc sinh kia mau!

Trong khi đám kĩ nữ đang tìm thì chúng tôi đã trộn bột ớt vào son phấn của họ, giăng bẫy gài bọn họ.

Giờ là lúc nấp đi và đợi kết quả.

- Oái!

Ngã rồi, ngã cả đám luôn kìa.

- Hắt xì!

- Trời ạ ai lại trộn bột ớt vào son phấn của ta thế này?

Ngồi trên nóc nhà nghe mà sặc cười.

Phụ Trần đứng lên, bay từ nóc nhà này sang nóc nhà bên cạnh. Tôi cũng đuổi theo.

Hắn nhảy xuống đất, tôi cũng đi theo. Vừa tiếp đất, các anh cũng vừa đến.

- Tôi phải về nhà rồi. Tạm biệt anh. Chơi với anh vui lắm, lần tới anh về Thiên Đức chơi nhé.

- Lần sau ta sẽ tới.

- Tôi nhỏ tuổi hơn vậy anh là anh trai tôi nhé.

- Được đấy em trai, lần sau gặp lại.

Tôi chạy về phía các anh. Hoàng hôn dần buông xuống cảnh vật nhuốm màu buồn êm ả, nên thơ, huyền ảo.

- Thật là, đi tận đâu làm các anh sốt ruột. 

- Em bị lạc đường thôi. Mình đi về nhà nào các anh, em nhớ nhà, em nhớ thầy Lý, nhớ lò rèn, búa, đe lắm rồi.

- Cả món canh cá thầy Lý nữa. - Anh Sinh chen vào

- Mình đi về nhà nào mấy đứa ơi!!! - Anh Văn hét lên.

Nắng tắt dần toàn bộ không gian, cảnh vật về với thế giới yên ả, bình yên.

.

.

.

*Lịch sử VN gần như còn chưa biết thân phụ Lê Phụ Trần họ tên gì và thiếu tư liệu thì cũng không rõ ông làm chức tước gì trong triều đình. Theo một số tư liệu truyền thuyết thì thân phụ của ông là Lê Khâm vậy nên tác giả sẽ cho trong truyện thân phụ là Lê Khâm, nếu sau này có thông tin gì thì tác giả sẽ tiếp tục cập nhật và chỉnh sửa cho đúng với chính sử.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co