CHƯƠNG 36
Ba vừa đi được một lúc thì mẹ và em gái về. Mẹ bảo ra kia hóng mát, trông thấy Ba đi, hai người mới về. Mẹ nhìn đồng hồ, gần mười một giờ, lo lắng nói:
- Cậu ấy có bảo tối nay ở đâu không?
Thu nói cứng:
- Mỗi lần anh ấy không có chỗ nghỉ đều ngồi ở đình suốt đêm, chắc chắn giờ này không còn đò sang sông, có thể anh ấy ngồi ở bờ sông.
Thu cảm thấy cổ họng nghẹn lại, không muốn nói thêm nữa.
Mẹ ngồi bên giường Thu, nói:
- Mẹ biết con không muốn rời cậu ấy, xem ra cậu ấy không phải là người xấu, nhưng có cách nào khác? Con còn trẻ, cậu ấy đã hơn hai mươi, làm bạn với nhau sẽ có người nói này nói nọ. Con còn trẻ... công việc cũng chưa đâu vào đâu, mẹ bảo con với cậu ấy tạm thời không gặp nhau để thử thách, nếu cậu ấy thật lòng, không vì một năm không gặp mà thôi nhau. Nếu không qua được thử thách...
Thu nói:
- Mẹ, mẹ không phải giải thích, con biết mẹ vì con, mẹ đi nghỉ sớm, ngày mai còn đi làm.
Mẹ nói:
- Ngày mai con không? Chân con đau như thế cũng chẳng nói với mẹ một tiếng.
- Con nói mẹ lại lo, có tác dụng gì? Mẹ yên tâm, con đồng ý với anh ấy ngày mai không đi làm nữa.
Em gái Thu nói:
- Ngày mai chị không đi làm vậy đôi ửng cao su kia không còn tác dụng nữa à?
Thu biết em gái rất thích đôi ủng, hôm trước mua cho nó đôi ủng lửng, không cao như đôi này. Thu nói ngay:
- Tại sao không? Hôm nào mưa em có thể đi.
Không chờ em gái vui mừng, mẹ hỏi:
- Ủng nào?
Em gái nói tranh:
- Ủng anh Tân mua cho chị, sáng nay anh ấy mang đến, thấy chị đau chân anh ấy còn khóc nữa cơ.
Mẹ thở dài:
- Cũng hay khóc như bố con. Con trai khóc vì giàu lòng đồng cảm, có lúc vì yếu mềm bất lực. Cậu ấy có thể là người giàu lòng đồng cảm. Gia đình cậu ấy còn những ai?
- Con cũng chưa biết, chỉ biết anh ấy có em trai và bố, mẹ thì tự tử. - Thu nói
Mẹ hỏi chuyện mẹ Ba tỏ ra đồng tình, vừa lo lắng:
- Nghe nói tự tử cũng di truyền đấy, những người trong lòng không thanh thản sinh con cũng dễ mắc chứng không thanh thản. Không biết cậu này tình tình ra sao? Bình thường dễ biểu hiện cổ hủ ở những việc nào?
- Con không cảm thấy.
- Nhưng mẹ cảm thấy cậu ấy có phần cổ hủ, con có thấy cậu ấy tính thời gian con thế chỗ và chuyển chính thức giống như người xưa. - mẹ nói. - Có thể cậu ấy khó chịu lắm khi phải chờ thêm một ngày, cho nên phải tính thật rõ ràng. Cũng có thể là con người nói lời giữ lời, cho nên tính rõ ràng và làm bằng được mới thề thốt. Chỉ cần không cổ hủ đến mức quá đáng, có thể là con người đáng yêu. Chỉ sợ vướng vào việc gì đó không rút ra được thì nguy hiểm.
Thu nhớ lại lúc Ba tính toán, cảm thấy anh cổ hủ đến đáng yêu.
Mẹ lại hỏi những chuyện có liên quan đến Ba, năm nay anh bao nhiêu tuổi, có hút thuốc không, có hay chửi mắng đánh đập người khác không, tốt nghiệp ở đâu, ham thích gì, quê ở đâu, vân vân. Thu lấy làm lạ, hỏi mẹ:
- Vừa rồi anh ấy ở đây tại sao mẹ không hỏi?
- Hỏi những chuyện ấy lại cho rằng mẹ kén rể, mẹ không thể để cậu ấy nghĩ như thế. Hôm nay mẹ nói chuyện chỉ là để cậu ấy đừng tìm đến con.
Thu nhớ lại, Ba vui mừng nói mẹ đã đồng ý việc của hai người, nên có phần buồn cho anh.
- Bố anh ấy làm gi? - Mẹ hỏi
- Nghe nói làm tư lệnh quân khu.
Mẹ im lặng giây lát, nói:
- Mẹ cảm thấy cậu ấy không phải là con nhà bình thường. Người xuất thân trong gia đình như thế rất khó thông cảm với người xuất thân như nhà ta. Giải phóng quân giải phóng ai? Tức là giải phóng công nhân, nông dân khỏi áp bức của địa chủ, tư bản, bố cậu ấy với bố con là hai giai cấp đối lập. Có thể gia đình cậu ấy không biết chuyện của con.
Thu chưa hề nghĩ xa đến thế, nhưng nghe mẹ nhắc cũng cảm thấy khá là nghiêm trọng. Thu rất hi vọng nói:
- Mẹ anh ấy cũng là tiểu thư con nhà tư sản, nhưng bố anh ấy đâu có bỏ.
- Nói thật, thái độ cộng sản đối với tư sản khác xa với địa chủ. Nhà tư bản lúc bấy giờ vẫn đại diện cho thế lực đang lên, còn địa chủ dại diện cho thế lực lạc hậu. Cộng sản cách mạng, đầu tiên là phải cách mạng địa chủ. Dù sao thì chuyện của con, con đừng qua hy vọng, cái ngưỡng của gia đình ấy là không thể qua nổi. Có thể không cần phải suy nghĩ nhiều, vì trong một năm chờ đợi cậu ấy sẽ không còn hứng thú.
Thu không phục, cố biện hộ:
- Anh ấy bảo sẵn sang chờ suốt đời...- Nói như thế ai chả nói được? Liệu có ai chưa nói câu ấy? Anh ấy nhanh nhẩu nói "suốt đời" bản thân cũng không có biểu hiện thiết thực. Không thể xem nhẹ câu nói "suốt đời", liệu ai có thể sớm dự đoán cuộc đời mình ra sao?
Mẹ nhìn vẻ mặt không phục của Thu, lại nói:
- Con còn nhỏ tuổi, chưa tiếp xúc nhiều, nghe cậu ấy nói như vậy đã vội tin. Con lớn lên, tiếp xúc nhiều sẽ phát hiện mỗi người con trai theo đuổi con đều nói câu ấy, đều nói chờ con suốt đời. Nhưng nếu chỉ một năm con không để ý đến, rồi con thấy cậu ấy chờ có chờ con hay không? C sẽ sớm bỏ chạy sớm!
Thu nghĩ, mẹ biết con trai không chờ nổi một năm, vậy tại sao lại bắt anh ấy chờ? Chắc chắn mẹ muốn thử thách anh ấy. Thu rất muốn nó với Ba ý đồ của mẹ để anh qua được thử thách. Nhưng Thu lại nghĩ, bảo với anh rồi còn thử thách gì nữa?
Có phải tất cả con trai đều nói năng khoác lác, không đáng tin cậy không? Có thể cũng nên thử thách Ba để xem anh là con người thế nào? Vấn đề là "chờ" không phải là thi tốt nghiệp, không thể nói tốt nghiệp rồi là được cấp bằng, sau đấy không còn lo lắng gì nữa. Cứ coi như anh chờ được một năm cũng không thể chứng minh anh chờ được hai năm, anh chờ hai năm cũng không thể chứng minh anh chờ được suốt đời. Nói như vậy e rằng phải để anh chờ suốt đời thì mới chứng minh được anh chờ suốt đời.
Cuối cùng Thu không hiểu chữ "chờ" có ý nghĩ gì. Thu bảo anh "chờ" ý muốn bảo anh "yêu". Thu muốn hỏi anh: " Anh có thể chờ em suốt đời được không?". Có điều Thu không quen nói tiếng "yêu", chỉ dùng từ ngữ người địa phương vẫn quen dùng là "chờ". Nhưng hình như "chờ" và "yêu" có chỗ không giống nhau, dùng chữ "chờ" có ý hai người không sống bên nhau, cho nên "chờ" có ý nghĩa yêu nhưng không thấy mặt nha. Ba không gặp Thu, liệu anh có yêu Thu hay không?
Thu suy nghĩ tâm tư mình, không biết mẹ còn nói gì nữa không, chỉ nghe thấy tiếng em gái:
- Chị Thu, em hỏi chị, tay anh ấy làm sao thế? Buổi sáng đến không thấy có chuyện gì?
- Anh ấy bảo chị đi bệnh viện, chị không chịu, vậy là anh ấy cứa tay cho chảy máu, chị mới chịu để anh ấy đưa đi bệnh viện.
Mẹ cau mày:
- Con người trông rất đằm tính, vậy mà làm cái chuyện điên rồ ấy à? Điên rồ là biểu hiện không chín chắn, người điên khùng rất nguy hiểm, làm việc gì cũng cực đoan. Lúc thích ai có thể thích cực điểm, nhưng lúc căm giận cũng căm giận cực điểm, việc gì cũng có thể làm. Cho nên đối với những người ấy tốt nhất là kính nhi viễi, chỉ có thể là người thuận theo anh ta, nếu không thuận theo sẽ gây rắc rối, những lúc anh ta tức giận có thể không từ một hành động nào.
Thu cứ nghĩ, mẹ rất cảm động về chuyện kia, không ngờ mẹ lại cho đấy là sự nguy hiểm. Thu nghe mẹ nói bố hồi còn trẻ cũng có những biểu hiện cực đoan, có lúc mẹ mặc kệ bố hoặc không tin bố, bố bực tức vò đầu bứt tai, đập phá lung tung. Nhưng Thu cảm thấy bố không tức giận cực điểm với ai, cũng không làm tổn thương mẹ.
Thu biết, con đường tình yêu giữa bố và mẹ cũng đầy trắc trở, bố có vợ ở quê do cha mẹ áp đặt, hơn nữa không phải chỉ có một, vì bố là "thừa tự hai nhà", tức là con của ông nội nhưng cũng là con thừa tự của em ông nội, vì em ông nội không có con trai. Như vậy cả hai nhà đều áp đặt hôn nhân cho bố, để chạy trốn hôn nhân, bố bỏ đi học xa, nhưng trước lúc ông nội qua đời, bố bị gọi về thành hôn với cả hai người vợ.
Về sau bố quen mẹ, phải vất vả lắm mới bỏ được hai ngươi vợ ở quê để lấy mẹ. Mẹ chờ bố rất lâu, chờ đến gần ba mươi tuổi mới cưới, đến tuổi ấy, vào thời ấy sắp thành bà.
Bố và mẹ làm việc ở hai thành phố khác nhau, bố cứ hai tuần lễ mới về nhà một lần, tuy thường xuyên về nhưng vẫn viết thư cho mẹ. Hồi Cách mạng văn hóa, mẹ bị đấu tố, viết thư cho chồng cũng bị mang ra phê phán, bảo đấy là cách sống của giai cấp tư sản!
Chuyện bố mẹ viết thư cho nhau là do bà nội kể lại, bà nội sống với mẹ và mấy đứa nhỏ, chỉ có bố ở xa. Suy nghĩ của bà rất cổ, cảm thấy mẹ Thu bắt mất hồn bố, nên bố bỏ hai vợ ở quê. Trong mắt bà nội, chỉ có nguyên phối mới là hôn nhân hợp tình hợp pháp, li hôn rồi lấy vợ khác đều không chính đáng. Cho nên, bà không thích con trai mình cứ quấn lấy vợ. Bà nội vẫn nói với mọi người, bố mẹ Thu rất lãng phí, có được đồng tiền nào đều cúng cả cho đường sắt và bưu điện, mất hàng đống tiền vé tàu, tiền tem thư!
Từ sau ngày bố phải về nông thôn lao động quản thúc, cũng đã có lần nói đến chuyện li hôn, chủ yếu sợ ảnh hưởng đến con cái. Nhưng mẹ nghĩ hoàn cảnh cùng đường khỗn quẫn, cô đơn cô độc của bố, nếu li hôn có thể bố không sống nổi. Mẹ hỏi ý kiến các con, mẹ bảo li hôn hay không chủ yếu là có ảnh hưởng đến các con hay không, nếu các con sợ ảnh hưởng, mẹ sẽ ly hôn với bố, nếu các con không sợ, mẹ sẽ không li hôn.
Mấy đứa con đều nói không, dù sao thì đã như thế này rồi, li hôn vẫn là con của bố, không ai coi các con là người trong trắng vô tội. Mẹ không li hôn với bố, nhưng không dám công khai quan hệ, sợ người khác nói không phân rõ ranh giới giai cấp, sẽ ảnh hưởng đến tương lai con cái.
Nhưng bố vẫn gửi thư đều đặn, thư bố gửi về địa chỉ nhà bà cô Thu, bà cô làm việc ở trường cảnh sát, lấy được chồng thành phần rất cơ bản, cho nên trong Cách mạng văn hóa không có hề hấn gì. Lâu lâu mẹ lại đến nhà bà cô của Thu nhận thư, nhưng mẹ không cho con cái cầm thư, sợ người khác cho là không phân rõ ranh giới ai cấp!
Thu đang nghĩ vẩn vơ thì nghe mẹ hỏi:
- Cái này anh Tân ấy trước đây có bạn gái chưa?
Câu hỏi làm Thu ngớ ra, Thu biết, nếu nói Ba đã có vợ chưa cưới chắc chắn mẹ sẽ có ấn tượng không tốt đối với anh, vậy là Thu nói lấp lửng:
- Không nghe nói có hay chưa.
Mẹ nói:
- Mấy chuyện ấy con trai đều giấu, con không hỏi, anh ấy cũng không nói. Nhưng ở cái tuổi ấy, lại là con cán bộ, nếu bảo đây là lần đầu thì mẹ không tin. Con thấy lúc mẹ nói chuyện, anh ấy trả lời đâu vào đấy, chứng tỏ trước kia có kinh nghiệm gặp bố mẹ nhà gái. - Mẹ do dự giây lát, hỏi. - Anh ấy có mời con đến phòng anh ấy chơi không?
- Không. Anh ấy ở chung với mấy người.
- Những lúc cùng với con anh ấy có...nghiêm túc không? Không...sờ mó...con đấy chứ?
Suýt nữa thì Thu bật ra những tiếng "sờ mó tại sao mẹ lái nói những điều ấy về Ba? Nhưng Thu cũng nghiêm chỉnh nhớ lại anh ấy có "nghiêm túc" như mẹ nói không. Thu cảm thấy chỉ lần ấy đi trên núi anh hành động mạnh dạn, còn nữa rất nghiêm túc, không có những hành động có thể gọi là sờ mó. Anh đã ôm Thu, giụi đầu vào ngực Thu, nhưng chưa bao giờ sờ ngực hoặc những nơi khác trên người Thu.
Thu khẳng định:
- Chưa!
Mẹ thở phào nhẹ nhõm, dặn Thu:
- Là con gái phải cẩn thận, có những việc phải chờ sau ngày cưới mới được làm, trước lúc cưới phải nhất quyết không được làm, cho dù anh ấy tốt với con đến mức nào cũng không cho phép. Con trai đều thế cả, họ cứ dỗ ngon dỗ ngọt để làm cái chuyện ấy, mọi lời ngon ngọt đều có thể nói, muốn gì ở người ta cũng được, nhưng cho làm rồi người ta sẽ xem thường con, cho rằng con dễ dãi, rẻ tiền. Đến lúc ấy thì quyền chủ động trong tay người ta, muốn lấy con thì lấy, muốn vứt bỏ thì vứt bỏ. Con muốn tìm một bạn trai khác cũng khó.
Thu muốn mẹ nói thật rõ chuyện nào sau ngày cưới mới được làm, nhưng không dám hỏi, chỉ là làm ra vẻ không hứng thú.
Mẹ thở dài:
- Cứ nghĩ con là đứa hiểu biết, không ngờ mới ở tuổi này mà con đã nghĩ đến những chuyện ấy. Bây giờ kêu gọi hôn nhân muộn, con mới mười tám, coi như hai mươi ba tuổi lấy chồng cũng còn phải năm năm nữa, anh ấy bán riết lấy con, hai người rất dễ... làm cái chuyện ấy. Nếu làm cái chuyện ấy thì con coi như thân bại danh liệt.
Tiếp theo, mẹ kể mấy chuyện "thân bại danh liệt". Mẹ bảo, cậu Vương ở xưởng trường vốn ở đoàn văn công, bạn gái ở cùng đoàn, hai người chưa cưới đã có mang, đoàn viết, cậu kia bị đưa về xưởng trường số Tám, cô kia bị đưa về xưởng trường của trường trung họ số Ba, bây giờ mọi người đều biết hai người có vấn đề về tác phong, khiến cả hai không dám nhìn mặt người khác.>
Lại có cả cô giáo Triệu ở trường tiểu học trực thuộc trường trung học số Tám, lấy nhau mới bảy tháng đã sinh con, tuy không bị kỷ luật nhưng cũng bị mọi người xem thường. Còn cả...
Mẹ kể ra những người "thân bại danh liệt" mà Thu đều biết, đều là những đôi chưa cưới mà đã mang bầu hoặc bị kỷ luật do tác phong sinh hoạt, nói đến những người ấy ai cũng bĩu môi xem thường.
Mẹ nói:
- Rất may mẹ phát hiện sớm, nếu không, không biết sẽ xảy ra chuyện gì, từ nay về sau con không được qua lại với cậu ấy nữa. Cái thứ công tử như cậu ấy đều là cao thủ đùa giỡn với tình cảm con gái, bây giờ cậu ấy chưa được, cho nên vẫn còn theo đuổi, một khi được rồi thì chỉ cần một lần là chán ngay, gia đình cậu ấy cũng không đồng ý. Cứ coi như gia đình đồng ý, con thì vẫn còn nhỏ, mà cậu ấy đã thạo đời, mẹ xem ra cũng chỉ bốn năm năm sớm muộn gì cũng có chuyện.
- Cậu ấy có bảo tối nay ở đâu không?
Thu nói cứng:
- Mỗi lần anh ấy không có chỗ nghỉ đều ngồi ở đình suốt đêm, chắc chắn giờ này không còn đò sang sông, có thể anh ấy ngồi ở bờ sông.
Thu cảm thấy cổ họng nghẹn lại, không muốn nói thêm nữa.
Mẹ ngồi bên giường Thu, nói:
- Mẹ biết con không muốn rời cậu ấy, xem ra cậu ấy không phải là người xấu, nhưng có cách nào khác? Con còn trẻ, cậu ấy đã hơn hai mươi, làm bạn với nhau sẽ có người nói này nói nọ. Con còn trẻ... công việc cũng chưa đâu vào đâu, mẹ bảo con với cậu ấy tạm thời không gặp nhau để thử thách, nếu cậu ấy thật lòng, không vì một năm không gặp mà thôi nhau. Nếu không qua được thử thách...
Thu nói:
- Mẹ, mẹ không phải giải thích, con biết mẹ vì con, mẹ đi nghỉ sớm, ngày mai còn đi làm.
Mẹ nói:
- Ngày mai con không? Chân con đau như thế cũng chẳng nói với mẹ một tiếng.
- Con nói mẹ lại lo, có tác dụng gì? Mẹ yên tâm, con đồng ý với anh ấy ngày mai không đi làm nữa.
Em gái Thu nói:
- Ngày mai chị không đi làm vậy đôi ửng cao su kia không còn tác dụng nữa à?
Thu biết em gái rất thích đôi ủng, hôm trước mua cho nó đôi ủng lửng, không cao như đôi này. Thu nói ngay:
- Tại sao không? Hôm nào mưa em có thể đi.
Không chờ em gái vui mừng, mẹ hỏi:
- Ủng nào?
Em gái nói tranh:
- Ủng anh Tân mua cho chị, sáng nay anh ấy mang đến, thấy chị đau chân anh ấy còn khóc nữa cơ.
Mẹ thở dài:
- Cũng hay khóc như bố con. Con trai khóc vì giàu lòng đồng cảm, có lúc vì yếu mềm bất lực. Cậu ấy có thể là người giàu lòng đồng cảm. Gia đình cậu ấy còn những ai?
- Con cũng chưa biết, chỉ biết anh ấy có em trai và bố, mẹ thì tự tử. - Thu nói
Mẹ hỏi chuyện mẹ Ba tỏ ra đồng tình, vừa lo lắng:
- Nghe nói tự tử cũng di truyền đấy, những người trong lòng không thanh thản sinh con cũng dễ mắc chứng không thanh thản. Không biết cậu này tình tình ra sao? Bình thường dễ biểu hiện cổ hủ ở những việc nào?
- Con không cảm thấy.
- Nhưng mẹ cảm thấy cậu ấy có phần cổ hủ, con có thấy cậu ấy tính thời gian con thế chỗ và chuyển chính thức giống như người xưa. - mẹ nói. - Có thể cậu ấy khó chịu lắm khi phải chờ thêm một ngày, cho nên phải tính thật rõ ràng. Cũng có thể là con người nói lời giữ lời, cho nên tính rõ ràng và làm bằng được mới thề thốt. Chỉ cần không cổ hủ đến mức quá đáng, có thể là con người đáng yêu. Chỉ sợ vướng vào việc gì đó không rút ra được thì nguy hiểm.
Thu nhớ lại lúc Ba tính toán, cảm thấy anh cổ hủ đến đáng yêu.
Mẹ lại hỏi những chuyện có liên quan đến Ba, năm nay anh bao nhiêu tuổi, có hút thuốc không, có hay chửi mắng đánh đập người khác không, tốt nghiệp ở đâu, ham thích gì, quê ở đâu, vân vân. Thu lấy làm lạ, hỏi mẹ:
- Vừa rồi anh ấy ở đây tại sao mẹ không hỏi?
- Hỏi những chuyện ấy lại cho rằng mẹ kén rể, mẹ không thể để cậu ấy nghĩ như thế. Hôm nay mẹ nói chuyện chỉ là để cậu ấy đừng tìm đến con.
Thu nhớ lại, Ba vui mừng nói mẹ đã đồng ý việc của hai người, nên có phần buồn cho anh.
- Bố anh ấy làm gi? - Mẹ hỏi
- Nghe nói làm tư lệnh quân khu.
Mẹ im lặng giây lát, nói:
- Mẹ cảm thấy cậu ấy không phải là con nhà bình thường. Người xuất thân trong gia đình như thế rất khó thông cảm với người xuất thân như nhà ta. Giải phóng quân giải phóng ai? Tức là giải phóng công nhân, nông dân khỏi áp bức của địa chủ, tư bản, bố cậu ấy với bố con là hai giai cấp đối lập. Có thể gia đình cậu ấy không biết chuyện của con.
Thu chưa hề nghĩ xa đến thế, nhưng nghe mẹ nhắc cũng cảm thấy khá là nghiêm trọng. Thu rất hi vọng nói:
- Mẹ anh ấy cũng là tiểu thư con nhà tư sản, nhưng bố anh ấy đâu có bỏ.
- Nói thật, thái độ cộng sản đối với tư sản khác xa với địa chủ. Nhà tư bản lúc bấy giờ vẫn đại diện cho thế lực đang lên, còn địa chủ dại diện cho thế lực lạc hậu. Cộng sản cách mạng, đầu tiên là phải cách mạng địa chủ. Dù sao thì chuyện của con, con đừng qua hy vọng, cái ngưỡng của gia đình ấy là không thể qua nổi. Có thể không cần phải suy nghĩ nhiều, vì trong một năm chờ đợi cậu ấy sẽ không còn hứng thú.
Thu không phục, cố biện hộ:
- Anh ấy bảo sẵn sang chờ suốt đời...- Nói như thế ai chả nói được? Liệu có ai chưa nói câu ấy? Anh ấy nhanh nhẩu nói "suốt đời" bản thân cũng không có biểu hiện thiết thực. Không thể xem nhẹ câu nói "suốt đời", liệu ai có thể sớm dự đoán cuộc đời mình ra sao?
Mẹ nhìn vẻ mặt không phục của Thu, lại nói:
- Con còn nhỏ tuổi, chưa tiếp xúc nhiều, nghe cậu ấy nói như vậy đã vội tin. Con lớn lên, tiếp xúc nhiều sẽ phát hiện mỗi người con trai theo đuổi con đều nói câu ấy, đều nói chờ con suốt đời. Nhưng nếu chỉ một năm con không để ý đến, rồi con thấy cậu ấy chờ có chờ con hay không? C sẽ sớm bỏ chạy sớm!
Thu nghĩ, mẹ biết con trai không chờ nổi một năm, vậy tại sao lại bắt anh ấy chờ? Chắc chắn mẹ muốn thử thách anh ấy. Thu rất muốn nó với Ba ý đồ của mẹ để anh qua được thử thách. Nhưng Thu lại nghĩ, bảo với anh rồi còn thử thách gì nữa?
Có phải tất cả con trai đều nói năng khoác lác, không đáng tin cậy không? Có thể cũng nên thử thách Ba để xem anh là con người thế nào? Vấn đề là "chờ" không phải là thi tốt nghiệp, không thể nói tốt nghiệp rồi là được cấp bằng, sau đấy không còn lo lắng gì nữa. Cứ coi như anh chờ được một năm cũng không thể chứng minh anh chờ được hai năm, anh chờ hai năm cũng không thể chứng minh anh chờ được suốt đời. Nói như vậy e rằng phải để anh chờ suốt đời thì mới chứng minh được anh chờ suốt đời.
Cuối cùng Thu không hiểu chữ "chờ" có ý nghĩ gì. Thu bảo anh "chờ" ý muốn bảo anh "yêu". Thu muốn hỏi anh: " Anh có thể chờ em suốt đời được không?". Có điều Thu không quen nói tiếng "yêu", chỉ dùng từ ngữ người địa phương vẫn quen dùng là "chờ". Nhưng hình như "chờ" và "yêu" có chỗ không giống nhau, dùng chữ "chờ" có ý hai người không sống bên nhau, cho nên "chờ" có ý nghĩa yêu nhưng không thấy mặt nha. Ba không gặp Thu, liệu anh có yêu Thu hay không?
Thu suy nghĩ tâm tư mình, không biết mẹ còn nói gì nữa không, chỉ nghe thấy tiếng em gái:
- Chị Thu, em hỏi chị, tay anh ấy làm sao thế? Buổi sáng đến không thấy có chuyện gì?
- Anh ấy bảo chị đi bệnh viện, chị không chịu, vậy là anh ấy cứa tay cho chảy máu, chị mới chịu để anh ấy đưa đi bệnh viện.
Mẹ cau mày:
- Con người trông rất đằm tính, vậy mà làm cái chuyện điên rồ ấy à? Điên rồ là biểu hiện không chín chắn, người điên khùng rất nguy hiểm, làm việc gì cũng cực đoan. Lúc thích ai có thể thích cực điểm, nhưng lúc căm giận cũng căm giận cực điểm, việc gì cũng có thể làm. Cho nên đối với những người ấy tốt nhất là kính nhi viễi, chỉ có thể là người thuận theo anh ta, nếu không thuận theo sẽ gây rắc rối, những lúc anh ta tức giận có thể không từ một hành động nào.
Thu cứ nghĩ, mẹ rất cảm động về chuyện kia, không ngờ mẹ lại cho đấy là sự nguy hiểm. Thu nghe mẹ nói bố hồi còn trẻ cũng có những biểu hiện cực đoan, có lúc mẹ mặc kệ bố hoặc không tin bố, bố bực tức vò đầu bứt tai, đập phá lung tung. Nhưng Thu cảm thấy bố không tức giận cực điểm với ai, cũng không làm tổn thương mẹ.
Thu biết, con đường tình yêu giữa bố và mẹ cũng đầy trắc trở, bố có vợ ở quê do cha mẹ áp đặt, hơn nữa không phải chỉ có một, vì bố là "thừa tự hai nhà", tức là con của ông nội nhưng cũng là con thừa tự của em ông nội, vì em ông nội không có con trai. Như vậy cả hai nhà đều áp đặt hôn nhân cho bố, để chạy trốn hôn nhân, bố bỏ đi học xa, nhưng trước lúc ông nội qua đời, bố bị gọi về thành hôn với cả hai người vợ.
Về sau bố quen mẹ, phải vất vả lắm mới bỏ được hai ngươi vợ ở quê để lấy mẹ. Mẹ chờ bố rất lâu, chờ đến gần ba mươi tuổi mới cưới, đến tuổi ấy, vào thời ấy sắp thành bà.
Bố và mẹ làm việc ở hai thành phố khác nhau, bố cứ hai tuần lễ mới về nhà một lần, tuy thường xuyên về nhưng vẫn viết thư cho mẹ. Hồi Cách mạng văn hóa, mẹ bị đấu tố, viết thư cho chồng cũng bị mang ra phê phán, bảo đấy là cách sống của giai cấp tư sản!
Chuyện bố mẹ viết thư cho nhau là do bà nội kể lại, bà nội sống với mẹ và mấy đứa nhỏ, chỉ có bố ở xa. Suy nghĩ của bà rất cổ, cảm thấy mẹ Thu bắt mất hồn bố, nên bố bỏ hai vợ ở quê. Trong mắt bà nội, chỉ có nguyên phối mới là hôn nhân hợp tình hợp pháp, li hôn rồi lấy vợ khác đều không chính đáng. Cho nên, bà không thích con trai mình cứ quấn lấy vợ. Bà nội vẫn nói với mọi người, bố mẹ Thu rất lãng phí, có được đồng tiền nào đều cúng cả cho đường sắt và bưu điện, mất hàng đống tiền vé tàu, tiền tem thư!
Từ sau ngày bố phải về nông thôn lao động quản thúc, cũng đã có lần nói đến chuyện li hôn, chủ yếu sợ ảnh hưởng đến con cái. Nhưng mẹ nghĩ hoàn cảnh cùng đường khỗn quẫn, cô đơn cô độc của bố, nếu li hôn có thể bố không sống nổi. Mẹ hỏi ý kiến các con, mẹ bảo li hôn hay không chủ yếu là có ảnh hưởng đến các con hay không, nếu các con sợ ảnh hưởng, mẹ sẽ ly hôn với bố, nếu các con không sợ, mẹ sẽ không li hôn.
Mấy đứa con đều nói không, dù sao thì đã như thế này rồi, li hôn vẫn là con của bố, không ai coi các con là người trong trắng vô tội. Mẹ không li hôn với bố, nhưng không dám công khai quan hệ, sợ người khác nói không phân rõ ranh giới giai cấp, sẽ ảnh hưởng đến tương lai con cái.
Nhưng bố vẫn gửi thư đều đặn, thư bố gửi về địa chỉ nhà bà cô Thu, bà cô làm việc ở trường cảnh sát, lấy được chồng thành phần rất cơ bản, cho nên trong Cách mạng văn hóa không có hề hấn gì. Lâu lâu mẹ lại đến nhà bà cô của Thu nhận thư, nhưng mẹ không cho con cái cầm thư, sợ người khác cho là không phân rõ ranh giới ai cấp!
Thu đang nghĩ vẩn vơ thì nghe mẹ hỏi:
- Cái này anh Tân ấy trước đây có bạn gái chưa?
Câu hỏi làm Thu ngớ ra, Thu biết, nếu nói Ba đã có vợ chưa cưới chắc chắn mẹ sẽ có ấn tượng không tốt đối với anh, vậy là Thu nói lấp lửng:
- Không nghe nói có hay chưa.
Mẹ nói:
- Mấy chuyện ấy con trai đều giấu, con không hỏi, anh ấy cũng không nói. Nhưng ở cái tuổi ấy, lại là con cán bộ, nếu bảo đây là lần đầu thì mẹ không tin. Con thấy lúc mẹ nói chuyện, anh ấy trả lời đâu vào đấy, chứng tỏ trước kia có kinh nghiệm gặp bố mẹ nhà gái. - Mẹ do dự giây lát, hỏi. - Anh ấy có mời con đến phòng anh ấy chơi không?
- Không. Anh ấy ở chung với mấy người.
- Những lúc cùng với con anh ấy có...nghiêm túc không? Không...sờ mó...con đấy chứ?
Suýt nữa thì Thu bật ra những tiếng "sờ mó tại sao mẹ lái nói những điều ấy về Ba? Nhưng Thu cũng nghiêm chỉnh nhớ lại anh ấy có "nghiêm túc" như mẹ nói không. Thu cảm thấy chỉ lần ấy đi trên núi anh hành động mạnh dạn, còn nữa rất nghiêm túc, không có những hành động có thể gọi là sờ mó. Anh đã ôm Thu, giụi đầu vào ngực Thu, nhưng chưa bao giờ sờ ngực hoặc những nơi khác trên người Thu.
Thu khẳng định:
- Chưa!
Mẹ thở phào nhẹ nhõm, dặn Thu:
- Là con gái phải cẩn thận, có những việc phải chờ sau ngày cưới mới được làm, trước lúc cưới phải nhất quyết không được làm, cho dù anh ấy tốt với con đến mức nào cũng không cho phép. Con trai đều thế cả, họ cứ dỗ ngon dỗ ngọt để làm cái chuyện ấy, mọi lời ngon ngọt đều có thể nói, muốn gì ở người ta cũng được, nhưng cho làm rồi người ta sẽ xem thường con, cho rằng con dễ dãi, rẻ tiền. Đến lúc ấy thì quyền chủ động trong tay người ta, muốn lấy con thì lấy, muốn vứt bỏ thì vứt bỏ. Con muốn tìm một bạn trai khác cũng khó.
Thu muốn mẹ nói thật rõ chuyện nào sau ngày cưới mới được làm, nhưng không dám hỏi, chỉ là làm ra vẻ không hứng thú.
Mẹ thở dài:
- Cứ nghĩ con là đứa hiểu biết, không ngờ mới ở tuổi này mà con đã nghĩ đến những chuyện ấy. Bây giờ kêu gọi hôn nhân muộn, con mới mười tám, coi như hai mươi ba tuổi lấy chồng cũng còn phải năm năm nữa, anh ấy bán riết lấy con, hai người rất dễ... làm cái chuyện ấy. Nếu làm cái chuyện ấy thì con coi như thân bại danh liệt.
Tiếp theo, mẹ kể mấy chuyện "thân bại danh liệt". Mẹ bảo, cậu Vương ở xưởng trường vốn ở đoàn văn công, bạn gái ở cùng đoàn, hai người chưa cưới đã có mang, đoàn viết, cậu kia bị đưa về xưởng trường số Tám, cô kia bị đưa về xưởng trường của trường trung họ số Ba, bây giờ mọi người đều biết hai người có vấn đề về tác phong, khiến cả hai không dám nhìn mặt người khác.>
Lại có cả cô giáo Triệu ở trường tiểu học trực thuộc trường trung học số Tám, lấy nhau mới bảy tháng đã sinh con, tuy không bị kỷ luật nhưng cũng bị mọi người xem thường. Còn cả...
Mẹ kể ra những người "thân bại danh liệt" mà Thu đều biết, đều là những đôi chưa cưới mà đã mang bầu hoặc bị kỷ luật do tác phong sinh hoạt, nói đến những người ấy ai cũng bĩu môi xem thường.
Mẹ nói:
- Rất may mẹ phát hiện sớm, nếu không, không biết sẽ xảy ra chuyện gì, từ nay về sau con không được qua lại với cậu ấy nữa. Cái thứ công tử như cậu ấy đều là cao thủ đùa giỡn với tình cảm con gái, bây giờ cậu ấy chưa được, cho nên vẫn còn theo đuổi, một khi được rồi thì chỉ cần một lần là chán ngay, gia đình cậu ấy cũng không đồng ý. Cứ coi như gia đình đồng ý, con thì vẫn còn nhỏ, mà cậu ấy đã thạo đời, mẹ xem ra cũng chỉ bốn năm năm sớm muộn gì cũng có chuyện.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co