Dieu Chinh Hop Dong Khi Hoan Canh Thay Doi
Qua nghiên cứu tại Việt Nam và kinh nghiệp nước ngoài, chúng tôi nhận thấy quy định cho phép điều chỉnh lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi là cần thiết để loại bỏ bất công bằng giữa các bên (1), có tiền lệ và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Việt Nam (2) đồng thời tương thích với xu hướng chung của thế giới hiện nay (3).1) Loại bỏ bất công bằng giữa các bênÁp dụng đúng hợp đồng. Hiện nay chúng ta chưa có quy định mang tính khái quát cho việc điều chỉnh lại các hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. Do đó, nếu theo đúng nguyên tắc, các bên phải tuân thủ hợp đồng như đã giao kết trên cơ sở quy định theo đó "Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng" (Điều 4 BLDS hiện hành và được giữ lại trong Dự thảo). Nói cách khác, nếu không có quy định cho phép điều chỉnh lại hợp đồng, chúng ta phải áp dụng quy định vừa nêu và bất công bằng sẽ xuất hiện.Bất công bằng khi áp dụng đúng hợp đồng. Với hướng thực hiện đúng hợp đồng như đã cam kết, chúng ta sẽ thấy bất công bằng giữa các bên. Cụ thể, theo hướng trên, trong vụ việc thứ nhất thì bên mua Việt Nam phải thực hiện đúng hợp đồng là nhận đúng số lượng đã cam kết cho năm thứ ba với giá đã được nêu cho năm thứ ba được các bên thỏa thuận trước đó 03 năm. Ở đây, phía Việt Nam bị bất lợi rất lớn vì, với số tiền như thỏa thuận trong hợp đồng, bên mua Việt Nam có thể mua được hàng hóa tương đương trên thị trường với khối lượng gấp 3 lần số lượng đã nêu trong hợp đồng.Nếu trong vụ việc trên, chúng ta thấy bất công bằng cho bên mua thì, trong vụ việc thứ hai, chúng ta thấy có bất công bằng cho bên bán: Nếu áp dụng đúng hợp đồng thì bên mua chỉ phải trả 3 triệu đồng như đã nêu trong thỏa thuận nhưng giá trị của 3 triệu đồng được thỏa thuận năm 1992 không còn cùng ý nghĩa ở năm 2006. Vì vậy, khi không cho điều chỉnh lại hợp đồng, bên bán chỉ được nhận tiếp 03 triệu đồng với giá trị rất thấp và điều này cho thấy sự bất công bằng cho bên bán. Loại bỏ bất công bằng. Nếu chúng ta cho phép điều chỉnh lại hợp đồng (tức không buộc thực hiện hợp đồng như đang tồn tại trước việc thay đổi hoàn cảnh bằng cách thay đổi hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng như Dự thảo đang quy định), chúng ta loại trừ được bất công bằng nêu trên và có thể vẫn duy trì được quan hệ hợp đồng giữa các bên nếu hợp đồng được điều chỉnh lại. Cụ thể, đối với vụ việc thứ nhất, nếu cho phép điều chỉnh lại hợp đồng, chúng ta sẽ có kết quả là các bên vẫn tiếp tục duy trì hợp đồng cho năm thứ ba và những năm tiếp theo. Đồng thời giá mà bên mua Việt Nam phải trả sẽ không là giá trong hợp đồng nữa (quá cao so với thực tế thị trường vì gấp 3 lần giá thị trường) mà giá sẽ tương đồng với giá thị trường ở thời điểm thực hiện hợp đồng. Còn đối với vụ việc thứ hai, nếu chúng ta cho phép điều chỉnh lại hợp đồng, chúng ta có kết quả là bên bán không nhận 03 triệu đồng nữa và chúng ta sẽ xem giá trị của 03 triệu đồng năm 1992 là bao nhiêu và quy đổi lại ở năm 2006. Với hướng này, bên bán sẽ không nhận 03 triệu đồng mà sẽ nhận khoản tiền cao hơn vì giá cả nói chung cũng như giá trị kiốt không còn là 7.8 triệu nữa mà cao hơn rất nhiều sau 14 năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập. 2) Đã có tiền lệ và phù hợp với nguyên tắc thiện chíTồn tại tiền lệ. Thực ra, đối với trường hợp chưa có văn bản cho phép điều chỉnh lại hợp đồng, Tòa án trong thực tế cũng đã tự tiến hành điều chỉnh lại hợp đồng khi các bên có tranh chấp. Chẳng hạn, trong vụ việc thứ hai, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã xét rằng "số tiền còn thiếu, bên mua là ông Thiết, bà Lới phải thanh toán cho bên bán là ông Son, bà Thìn theo thời giá (kiốt phải được định giá để ông Thiết, bà Lới thanh toán theo giá mới phần chưa thanh toán theo tỷ lệ tương ứng".Ở đây, Tòa án tối cao theo hướng cần phải định giá lại kiốt có tranh chấp và bên mua phải thanh toán phần chưa thanh toán theo tỷ lệ tương ứng. Ví dụ, nếu giá trị tài sản có tranh chấp được định giá lại với giá là 78 triệu đồng thì bên mua phải trả cho bên bán là 3/7,8 x 78=30 triệu đồng.Phù hợp với nguyên tắc thiện chí. Thực ra, bên cạnh nguyên tắc tuân thủ hợp đồng như đã nêu ở phần đầu, chúng ta còn nguyên tắc khác cho phép chúng ta điều chỉnh lại hợp đồng. Đó là nguyên tắc thiện chí theo đó "Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào". Quy định này (Điều 6 Bộ luật dân sự) vẫn được giữ lại trong Dự thảo và thực chất được kế thừa từ Điều 9 BLDS năm 1995 về Nguyên tắc thiện chí, trung thực theo đó "Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực, không chỉ quan tâm, chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà còn phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào; nếu một bên cho rằng bên kia không trung thực, thì phải có chứng cứ". Việc điều lại hợp đồng như đã nói ở trên hoàn toàn tương thích với nguyên tắc thiện chí trong thực hiện hợp đồng vì, theo Nguyên tắc thiện chí, mỗi bên "không chỉ quan tâm, chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà còn phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự".3) Phù hợp với xu hướng chung của thế giớiCấp độ quốc tế. Một nghiên cứu so sánh được công bố năm 2010 đã cho thấy phần lớn các hệ thống ghi nhận khả năng điều chỉnh lại hợp đồng. Ở cấp độ quốc tế, chúng ta có 2 Bộ nguyên tắc về hợp đồng rất nổi tiếng và có ảnh hưởng nhiều trên thế giới. Đó là Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế và Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng. Cả hai Bộ nguyên tắc này, chúng ta đều thấy có quy định cho phép điều chỉnh lại hợp đồng và, theo các nhà các nhà bình luận, "việc quy định về thay đổi hoàn cảnh tương ứng với xu hướng hiện đại đề xuất trao cho Tòa án (Trọng tài) quyền điều tiết để giảm bớt những hà khắc của tự do hợp đồng và của hiệu lực ràng buộc của hợp đồng".Cấp độ quốc gia. Ở cấp độ quốc gia, "một số hệ thống pháp luật ở châu Âu, theo luật hay án lệ, chấp nhận về nguyên tắc chung là hợp đồng có thể bị chấm dứt hay thay đổi khi việc giữ nguyên hợp đồng ban đầu kéo theo những hệ quả không thể chấp nhận được, không tương thích với pháp luật và công lý".Nhiều hệ thống đã luật hóa việc cho phép điều chỉnh lại hợp đồng. "Bộ luật dân sự Ý năm 1942 dường như là Bộ luật đầu tiên chấp nhận thuyết thay đổi hoàn cảnh, cơ chế đã có những ảnh hưởng tới một số hệ thống sau này, nhất là ở các nước Mỹ Latinh". Ở Colombia, "ban đầu thuyết về thay đổi hoàn cảnh đã được án lệ phát triển từ việc giải thích một số điều luật của Bộ luật dân sự. Tòa án công lý tối cao Colombia đã chấp nhận khả năng thay đổi hợp đồng khi, trong quá trình thực hiện, có một số sự kiện đặc biệt không lường trước được hay không thể lường trước được xuất hiện". Sau đó, "năm 1972, các nhà lập pháp Colombia đã ghi nhận thuyết về thay đổi hoàn cảnh như một quy định chung, được xây dựng dựa vào triết lý của Điều 1967 Bộ luật dân sự Ý".Những nước chưa luật hóa vấn đề này cũng có xu hướng luật hóa cơ chế này. Chẳng hạn, BLDS Pháp hiện nay không có quy định minh thị cho phép điều chỉnh lại hợp đồng nhưng Pháp đang tiến hành sửa đổi BLDS. Trong Dự thảo được công bố năm 2012 và 2013 liên quan đến hợp đồng, chúng ta đều thấy quy định về điều chỉnh lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi.
Tòa án tối cao Pháp đang theo hướng ghi nhận không buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng ban đầu khi hoàn cảnh đã thay đổi. Chẳng hạn, trong tranh chấp liên quan đến một hợp đồng bảo trì máy với thời hạn 12 năm và giá bảo trì hàng năm được ấn định trong hợp đồng (được xác lập năm 1998), bên thuê bảo trì (Công ty SEC) yêu cầu Tòa án buộc bên nhận bảo trì tiếp tục thực hiện hợp đồng và yêu cầu này đã được Tòa phúc thẩm chấp nhận. Tuy nhiên, Tòa giám đốc thẩm của Pháp đã hủy án phúc thẩm với lý do « lẽ ra Tòa phúc thẩm phải xem xét sự thay đổi hoàn cảnh kinh tế và nhất là việc tăng giá của nguyên vật liệu và giá kim loại từ năm 2006 và tác động của chúng tới giá của các bộ phận thay thế có tác động làm cho kinh thế chung của hợp đồng như các bên đã mong muốn vào lúc ký hợp đồng tại tháng 12/1998 bất cân bằng trên cơ sở giá bảo trì mà Công ty SEC phải trả » (xem Cass. com., 29/6/2010, Petites affiches, 24/12/2010 n° 256, tr.7). Phần sau cho thấy pháp luật Colombia cho phép điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi và, theo Tham chính Viện của Colombia, « khi xuất hiện những sự kiện không lường trước, vượt khỏi ý trí của các bên và sau khi hợp đồng được giao kết, việc áp dụng cứng nhắc nguyên tắc pacta sunt servant trở thành bất hợp lý. Vì lý do này, cần áp dụng thuyết về thay đổi hoàn cảnh » (xem F. Hinestrosa: Rapport colombien-Révision du contrat, Bđd, tr.536). Đây cũng là hướng được ghi nhận ở Colombia vì hệ thống này theo hướng « đối với những hợp đồng kéo dài trong thời gian và có nội dung gồm nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền, để chấm dứt nghĩa vụ thanh toán, người có nghĩa vụ phải thanh toán khoản tiền đã được thống nhất và phần điều chỉnh tiền tệ » (xem F. Hinestrosa: Rapport colombien-Révision du contrat, in Le Contrat, Nxb. Société de législation comparée 2008, tr.536). F. Hinestrosa: Rapport Général-Révision du contrat, in Le Contrat, Nxb. Société de législation comparée 2008, tr.406. G. Rouhette (chủ biên): Principes du droit européen du contrat, Nxb. Société de législation comparée 2003, tr.285. G. Rouhette (chủ biên): Principes du droit européen du contrat, Sđd, tr.288. F. Hinestrosa: Rapport Général-Révision du contrat, Bđd, tr.406. F. Hinestrosa: Rapport colombien-Révision du contrat, Bđd, tr.535 và 536.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co