Gl Dia Nguc Hop The
Lê Mộc Miên không thích kì nghỉ hè, khi ấy nó phải ở nhà nhiều hơn thường lệ và thời gian rảnh rỗi của bố nó cũng nhiều lên. Lê Mộc Miên không được đi chơi nhiều, hầu hết thời gian là nó sang nhà bà ngoại hoặc đi chơi đâu đó ở các tỉnh lân cận, điều kiện của nhà nó không tốt lắm, tính bố nó lại ưa mấy trò cờ bạc hơn nai lưng dưới ánh nắng mặt trời ở một bãi biển nào đó. Có phải nếu ông ta không phải kẻ ăn bám, cũng biết làm ra tiền thì cuộc sống của bọn họ sẽ bớt tù túng hơn không?Mẹ thường hay kể ông sếp chỗ mẹ hách dịch thế nào và mẹ phải vất vả ra sao mới có thể nuôi hai chị em chạy theo ước mơ, mẹ nói mẹ đã cho tiền ăn học rồi thì cố mà học cho thật giỏi. Lê Mộc Miên thương mẹ vậy nên tất cả thời gian của nó hầu hết là dành cho việc học, không chỉ học vẽ mà còn học tất cả môn văn hoá một cách đồng đều.Lướt Facebook một hồi, bạn bè nó đăng rất nhiều ảnh đi du lịch, ăn chơi trên Instogram. Lê Mộc Miên thả tim từng cái một.Buổi chiều, Lê Mộc Miên đeo ống tới lớp vẽ.Tạ Ngọc Hân đến muộn hơn cả nó, nó đành lúi húi mang giá và bảng ra giữ chỗ rồi lấy ghế cho cả hai. Lê Mộc Miên đến sớm những 20 phút, trong phòng vắng ngắt, chỉ mới vài ba học sinh có mặt. Nó biết nếu đến đúng giờ sẽ phải cạnh tranh, di chuyển rồi lời qua tiếng lại rất lâu mới có chỗ đứng cố định nên Lê Mộc Miên chủ động tới sớm.Ước chừng nửa tiếng sau, Tạ Ngọc Hân mới tới. Ba gian phòng của lớp đã kẹt cứng người, Tạ Ngọc Hân còn đang hoang mang thì Lê Mộc Miên đã vẫy tay ra hiệu cho nó. Nó cầm cốc trà đào khổng lồ hớn hở đi tới, lách người qua những cái giá gỗ lỉnh kỉnh và người đứng chật ních."Hình như dạo này đông hơn à?""Ừ, tháng 7 các anh chị thi, giờ tháng 6 rồi mà."Lê Mộc Miên nhìn chung quanh đầy ái ngại. Sự hiếu thắng, kì vọng, phán xét và đố kị, những thứ ấy tràn lan rõ rệt đến mức dường như nó có thể "nhìn" thấy chúng đang bay lượn trong không khí. Rồi chúng nó cũng sẽ đến lượt.Bọn nó vừa chia tỉ lệ giấy thì chị trợ giảng tới hỏi bọn họ học lớp mấy, hai đứa trả lời là lớp 11 thì chị bảo chúng nó ra khu vẽ tượng ngồi để nhường chỗ cho các anh chị lớp 12 đến muộn. Lê Mộc Miên không vui lắm, nó đến sớm 20 phút để làm gì mà tại sao lại phải nhường nhịn những người vô ý thức chậm trễ giờ? Tuy nghĩ vậy nhưng Lê Mộc Miên và Tạ Ngọc Hân vẫn phải tay xách nách mang tấm bảng gỗ và ghế nhựa ra chỗ khác. Chưa đầy 1 phút, chỗ cũ của bọn họ bị chiếm ngay lập tức."Chậc, biết điều thì đến sớm mẹ đi." Tạ Ngọc Hân cáu kỉnh. Lê Mộc Miên buồn cười:"Mày cũng đến muộn mà.""Nhưng tao có mày nha.""Nếu giờ các anh chị đến giữ sạch chỗ rồi làm bọn mình đến không có chỗ ngồi thì mày cũng sẽ khó chịu thôi."Tạ Ngọc Hân xoa gáy: "Cũng đúng."Góc vẽ tượng vắng ngắt, Tạ Ngọc Hân và Lê Mộc Miên kê ghế ngồi xuống. Hai đứa nó chọn đại một cái đầu tượng nào đó rồi ngồi dựng hình như trước kia.Trong căn phòng đầy ắp mùi mồ hôi, hoà trong tiếng nói sang sảng vang vọng của một nhóm đàn anh khoá trên đang trêu chị trợ giảng. Lê Mộc Miên không thích bọn họ, nhiều lúc bọn họ đùa rất dai và cũng không thích bầu không khí này, căn phòng chật tới mức điều hoà cũng chẳng làm mồ hôi không thấm ướt lưng nó.Vừa dựng hình xong, tiếng cửa ra vào vang lên kẽo kẹt. Ngay sau đó, các tiếng "em chào thầy ạ." vang lên liên tiếp. Tạ Ngọc Hân và Lê Mộc Miên cũng ngoảnh lại chào ông.Đầu ông ta trọc lốc, da ngăm đen và nụ cười phúc hậu, hiền hoà luôn treo trên khuôn mặt. Bọn nó gọi ông là thầy Thắng. Thầy Thắng còn thấp hơn cả Lê Mộc Miên, phải tới nửa cái đầu, quần bò trùng gối, áo polo xanh là thứ bọn họ thường thấy nhất khi thầy lên lớp, hôm nay cũng không phải ngoại lệ. Ăn mặc xuề xoà là thế nhưng gu thẩm mĩ của người đàn ông này rất cao, chỉ cần nhìn các tác phẩm treo trong lớp là thấy.Học sinh trong lớp luôn tìm cách để được ông ta chú ý nhưng thầy không giỏi nhớ tên và cũng không hay lên lớp, đến trợ giảng ông còn không nhớ hết mặt.Thầy Thắng bất ngờ vì lượng học sinh đông như kiến. Ông dạo một vòng quanh lớp rồi bắt đầu nói về chuyến du lịch Thái Lan gần đây với đồng nghiệp và mấy câu đùa nhạt nhẽo điển hình. Chắc chắn không ai quan tâm nhưng bọn nó đều cố tỏ ra để tâm và lắng nghe những gì thầy nói.Lượn lờ một lúc, thầy trở về phòng nghỉ ngay cạnh khu vẽ tượng. Tạ Ngọc Hân nhanh nhảu quay lại cười toe toét, vẫy tay với ông, má nó lúm đồng tiền.Hiển nhiên là thầy không nhận ra, đã hơn 1 tuần thầy không lên lớp."Hân đúng không?"Phải mất một lúc, ông ta mới dám đoán mò."Đúng rồi thầy, thầy quên em rồi à?""Sao mà quên được, cái cô này." Thầy Thắng cũng cười hào sảng: "Sao lại ngồi đây, không ra kia vẽ chân dung à?""Em bị đuổi rồi."Thầy nhìn một cái là hiểu rõ tình hình. Ông ta đút tay vào túi quần, mỉm cười đáp: "Nốt tháng 7 này thôi, không thì em nghỉ đến bao giờ sang khoá mới là ổn, đến lúc đó lên người luôn. Em thì ui dời, nghỉ mấy hôm cũng có sao đâu mà."Tạ Ngọc Hân cười đắc chí.Lại gần bọn họ, thầy Thắng cúi xuống nhìn lướt qua bài Tạ Ngọc Hân rồi nhìn sang bài Lê Mộc Miên. Ông ấy hơi nhíu mày, cầm bảng của Lê Mộc Miên lên rồi hỏi:"Em có thấy chỗ nào không ổn không?"Tim Lê Mộc Miên đập ầm ầm, đáp dè dặt: "Có ạ...""Không ổn chỗ nào?""Chắc là...em dựng hình đầu bị to ạ.""Đầu bị to với nhìn từ góc của em, mắt và môi phải tụ lại nhẹ, tức là em đang bị vẽ hai mắt thẳng bằng nhau đây này, em đang ngồi góc nghiêng nên như thế là không có chiều sâu.""Vâng ạ."Lê Mộc Miên đáp, ngoan ngoãn lắng nghe. Được chữa bài và nghe trách móc nó còn mừng rỡ.Đang chữa dở, đằng sau bỗng vang lên tiếng người gọi thầy. Ông ta ngoảnh lại rồi khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên, đôi mắt đen láy trợn tròn. Thầy đặt bài nó xuống, vội chạy ra cửa lớp.Người vừa tới là một người đàn ông già nua, râu tóc dài ngoằng đi cạnh một ông bác trung niên hẳn là con trai ông ta. Thanh Tân đứng cùng với bọn họ, cô ấy có nét giống với người đàn ông kia, đứng cùng nhau tạo thành khung cảnh gia đình 3 thế hệ vô cùng hoà hợp.Lê Mộc Miên biết cô gái này nhưng nó chỉ vừa mới nhớ tên cô ấy sau khi gia đình cô gái đó đến. Thanh Tân học trước nó một thời gian, cô cao lêu nghêu, tóc kẹp một cách bừa bãi sau đầu và chẳng bao giờ tháo khẩu trang ra. Còn một lí do nữa người vốn hướng nội như nó nhớ đến cô ta là vì cô cũng là một trong số ít người được thầy Thắng nhớ tên."Thầy đến rồi à?""Vâng, hôm nay tôi dẫn cháu nó đến nhờ thầy.""À vâng, thầy vào phòng rồi nói chuyện."Thầy Thắng tươi cười mời cả 3 vào văn phòng, thái độ với ông cụ có phần cung kính. Hiển nhiên là sau đó, ông ấy hoàn toàn quên chuyện phải chữa bài cho Lê Mộc Miên.Nó và Tạ Ngọc Hân ngồi cạnh cửa văn phòng, bao nhiêu chuyện diễn ra bên trong bọn nó đều nghe thấy hết.Cụ của Thanh Tân là một trong số những người đã sáng lập ra ngôi trường mĩ thuật này.Đến đời ông cũng chính là người râu tóc bạc phơ kia là người được cử đi du học và đã mang kiến thức cùng kĩ thuật hội hoạ nước ngoài về nghiên cứu thành môn học được giảng dạy trong trường. Bố cô ấy cũng tiếp bước trở thành giáo sư và là nhà phê bình nghệ thuật, đời Thanh Tân cũng chuẩn bị bước chân vào ngôi trường ấy. Chuyện cậu ta đỗ là chắc chắn, Thanh Tân vẽ rất đẹp, hơn nữa còn được dạy dỗ tỉ mỉ từ nhỏ. Sinh ra trong môi trường nghệ thuật có mọi điều kiện mà không thể trở thành nghệ sĩ thì thật thẹn với dòng tộc.Thầy Thắng rất tôn trọng và kính mến ông cụ, đó là điều hiển nhiên, bất cứ ai trong ngôi trường này cũng vậy.Có nhiều lí do để bọn họ kéo nhau đến đây, phần nhiều là để hỏi về tình hình học tập của Thanh Tân, ít hơn thì là muốn thầy giúp đỡ đặc biệt cho cô ấy. Có một quy tắc trong lớp là con cháu của các giáo viên trong trường thì không phải đóng học phí và chúng cũng nhận được sự quan tâm nhiều hơn bởi giáo viên thường nhớ mặt chúng và cha mẹ chúng.Người đã có lợi sẽ càng có lợi."Sướng thật đấy, được miễn học phí." Tạ Ngọc Hân lẩm bẩm.Học phí một buổi là 150k, trung bình một người học khoảng 4 buổi một tuần, một tháng mất gần 2 triệu rưỡi. Nếu không phải đóng học phí, nó có thể cắm cọc ở nơi này, vẽ thỏa thích từ ca sáng xuyên tới tối tất cả các ngày trong tuần và có cơ hội được sửa bài, trực hoạ nhiều hơn. Nhiều học sinh gia cảnh không khá khẩm là bao nên sự khó khăn của họ càng tăng gấp bội."Vậy thì mình phải cố gắng nhiều hơn ở nhà thôi."Lê Mộc Miên đáp chắc nịch. Tạ Ngọc Hân thở dài:"4 đời làm nghệ thuật là quá lợi luôn, sau này nó đỗ là cái chắc, người có điều kiện theo đuổi ước mơ sớm sướng quá đi, bố mẹ tao đồng ý cho tao theo lâu rồi nhưng mà không có nhiều kiến thức về mấy ngành kiểu này nên trước đây tao phải tự định hướng, đòi đổi trường rồi đổi nguyện vọng mấy chục lần.""Ừm, đúng là có điều kiện thích thật." Lê Mộc Miên lặp lại câu của nó, trầm ngâm.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co