Hoc Thuyet Kinh Te
5. Phân tích nội dung lý thuyết trọng tiền hiện tại của M. Friedman và lý thuyết trọng cung của A.Laffer?Chủ nghĩa tự do mới ỡ mỹ có tên gọi là chủ nghĩa bảo thủ mới, nổi bật nhất là phái trọng tiền hiện đại hay trường phái Chicago với các đại biểu nội tiếng như: M.Friedman, Henry Simon.....Từ những công trình của M.Friedman, có thể rút các lý thuyết kinh tế chủ yếu sau đây:Lý thuyết về thái độ ứng xử của người tiêu dùng và thu nhậpTrước hết, về thái độ ứng xử của ngừơi tiêu dùng, theo M.Friedman trong điều kiện ổn định sẽ có hai nguyên nhân al2 cho tiêu dùng cao hơn thu nhập là : Sự ổn định chi và các khoản thu nhập tăng lên. Sự tiêu dùng thông thường phụ thuộc vào thu nhập, lãi suất và thu nhập từ tài sản vật chất.Thứ hai, về thu nhập, theo M.Friedman , thu nhập (Y) trong một thời kỳ nhất định bao gồm: thu nhập thường xuyên Yp và thu nhập tức thời (Yt)Y=Yp+YtYp: của cải mà cá nhân nhận đuợc do nghề nghiệp mang lại ;Yt: thu nhập do các nhân tố khác.Tiêu dùng (C) là tổng số của tiêu dùng thường xuyên (Cp) và tiêu dùng nhất thời(Ct)C= Cp+ CtGiữa tiêu dùng thường xuyên và thu nhập thường xuyên có mối quan hệ với nhau. Mối quan hệ này được thể hiện bằng đẳng thức sau:Cp = k(i,w,u)YpTrong đó:k: Hệ số chỉ tương quan giữa tiêu dùng thường xuyên và thu nhập thường xuyên.i: lãi suấtw: Tương quan giữa tài sản vật chất với thu nhập thường xuyênu: Sự phân chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm.Qua đẳng thức trên, M.Friedman cho rằng tiêu dùng thường xuyên phụ thuộc vào lãi suất, tương quan giữa tài sản vật chất với thu nhập thường xuyên và sự phân chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm là chính chứ không phải là thu nhập thường xuyên.a) Lý thuyết tiền tệ và thu nhập quốc dânĐây là lý thuyết nổi tiếng của Friedman và của phái trọng tiền. Nội dung cơ bản của lý thuyết này có thể khái quát thành những điểm dưới đây:+ Thứ nhất, nhân tố quyết định sự tăng trưởng của sản lượng quốc gia là mức cung tiền tệ. Theo M.Friedman và những người theo phái trọng tiền hiệc đại, các biến số vĩ mô như: gái cả, sản lượng, công ăn việc làm phụ thuộc vào mức cung tiền tệ chứ không phải vào chính sách tài chính(thuế và chi tiêu ngân sách) của trường phái KeynesMức cung tiền tệ thường không ổn định và phụ thuộc váo quyết định chủ quan của chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Nếu ngân hàng trung ương phát hành không đủ tiền thì dễ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, cònnếu páht hành thừa tiền thị lại bị lạm phát.Mức cầu tiền tệ có tính ổn định cao, nó được quyết định bởi thu nhập. Mức cầu danh nghĩa về tiền đuợc xác định bởi công thức:Md = f(Yn,i)Trong đó:- Md: mức cầu danh nghĩa về tiền tệ- Yn: thu nhập danh nghĩa- I" Lãi suất danh nghĩaQua công thức trên, những người tọng tiền hiện đại cho rằng sự thay đổi cầu về tiển tệ phụ thuộc vào sự thay đổi của thu nhập, còn lãi về tiền là nhân tố ngọai sinh của nền kinh tế.Từ đó có thể trình bày công thức cầu về tiền dưới dạng đơn gaỉn sau:Md=f(Yn)Như vậy, nếu so sánh với phái Keynes M=L(i) thì có sự khác nhau. Đối với phái Keynes thì mức cầu về tiền biểu hiện hàm lãi suất(i), còn đối trường phái trọng tiền hiện đại thì là hàm thu nhập (Y)Qua những phân tích trên, M.Friedman cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 diễn ra ở Mỹ là do Hệ thống dự trữ liên bang(FED) đã phát hành một số tiền ít hơn mức cung tiền tệ. Tứ đó, ông đề nghị thực hiện chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân nhằm chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kỳ phát triển. Trong thời kỳ khủng hoàng thì tăng mức cung tiền tệ để đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, còn trong thời kỳ phồn vinh thì giảm mức cung tiền để kìm hãm bớt mức phồn vinh. Theo ông, để giữ sự ổn định trong nền kinh tế cần tăng khối lượng tiền hàng năm ổn định mức từ 3-4%+ Thứ hai, giá cả àhng góa phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ. Từ công thức M.V = P.Q, ta có . Nếu V,Q không đổi thì P phụ thuộc vào M. Khối lượng tiền tệ càng nhiều thì giá cả hàng hóa càng tăng cao. Do đó, các nhà trọng tiền hiện đại quan tâm đến việc ổn định tiền tệ và chống lạm phát. Theo họ, vấn đề cần quan tâm trong nền kinh tế là lạm phát chứ phái phải là vấn đề thất nghiệp như phái Keynes. Thất nghiệp là một hiện tượng bình thường, tự nhiên còn làm phát mới là căn bệnh nan giải của xã hội cần phải giải quyết. M.Friedman đã đưa ra khái niệm thất nghiệp tự nhiên, từ đó trở thành khái niệm cơ bản trong phân tích thị trường lao động theo lý thuyết tự do. "Ở bất cứ thời điểm nào cũng luôn luôn có một mức thất nghiệp mang đặc tính là tương hợp với thế cân đối trong cơ cấu tỷ lệ lương thực tế.....Tỷ lệ thất nghiệp nếu thấp hơn mức ấy tức là cầu quá lớn về lao động do đó sẽ gấp sức ép vào sự giảm tiền lương thực tế" (Vai trò của chính sách tiền tệ, American Economic Review, tháng 3-1968).+ Thứ ba, trường phái trọng tiền hiện đại ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do kinh doanh và ủng hộ chế độ tư hữu.Tóm lại, vào những năm 1973-1974, chủ nghĩa trọng tiền đuợc vận dụng ở mỹ và Anh. Ở mỸ chính quyền Nixon, nói chung là chính phủ của Đảng Cộng hòa đều coi trọng các ý kiến của trường phái trọng tiền Chicago, ngay cả FED cũng họach định chính sách tiền tệ từ năm 1978 đến năm 1982 trên cơ sở quan điểm của trường phái này. Nhưng việc vận dụng nó mang lại kết quả hạn chế: sự giảm gái gạy ra tình trạng trì trệ và thất nghiệp ở mức cao. Việc giảm chi phí nhà nước và giảm thâm hụt ngân sách dẫn đến giảm cầu tín dụng nhà nước. Điều đó hạn chế tăng giá, nhưng lại kéo theo giảm kích thích đầu tư làm cho nền kinh tến xấu đi. Nó làm tăng gảim mâu thuẫn trong xã hội tư bản: thất nghiệp tăng, cắt giảm chi phí xã hội, mức sống người lao động giảm.........· Lý thuyết trọng cung của A.LafferVào những năm 1980, trường phái trọng cung ở Mỹ xuất hiện, với các đại biểu là A. Laffer , J, Winniski, n. Ture, P.C. Roberto.....Trường phái trọng cung ra đời nhằm tìm kiếm con đuờng giải quyết nhịp độ tăng trưởng và duy trì năng suất lao động.Luận điểm cơ bản của trọng cung là cung sẽ tự tạo ra cầu . Để giải quyết khủng hoảng thì không phải kích cầu mà làm tăng năng suất lao động. Muốn tăng năng suất thì phải kích thích lao động, đầu tư và tiết kiệm. Theo họ tiết kiệm là quan trọng nhất, chỉ có tiết kiệm mới có thể đảm bảo cho đầu tư bù đắp đuợc thâm hụt ngân sách. Họ phê phán những quan điểm của pahí trọng cầu và của phái Keynes khi các phái này phân tích nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do thiếu cầu và do tiết kiệm quá lớn.Theo những người trọng cung, tiết kiệm là thu nhập tương lai và thuế suất cao sẽ làm giảm tiết kiệm, do đó, giảm đầu tư và cuối cùng nó làm giảm thu nhập tương lai. Theo họ, thuế giảm sẽ kích thích họat động tích cực của con người, do dó sẽ làm tăng sản phẩm, tăng thu nhập, kinh tế tăng trưởng và thuế sẽ thu đuợc nhiều hơn để bù đắp thâm hụt ngân sách.50%100%0%Đường công LafferMức thuếThu nhậpTrường phái trọng cung dùng lý thuyết đừờng cong Laffer làm công cụ phân tích kinh tế:Qua đồ thị ta thấy, nếu mực thuế là 0 khi không có thu nhập và khi mức thuế 100% thì không ai muốn làm việc nữa và do đó, thu nhập cũng bằng không. Khi tổng thu nhập tăng lên thì mức thuế cũng tăng theo.Thuế càng tăng thì người ta bắt đầu làm việc ít đi, do đó thu nhập cũng giảm dần. Tại điểm M, tổng thu nhập đạt mức tối đa tại mức thuế 50%. Nếu mức thuế tăng cao hơn 50% thì thu nhập bắt đầu giảm. Từ đó, những người trọng cung đề nghị cắt giảm thuế để làm tăng thu nhập và sản lượng quốc gia.Trong thự tế, lý thuyết trọng cung có ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của chính quyền Reagan, Reagan đã đề nghị Quốc hội Mỹ cắt gảim 25% đối với tất cả các khoản thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên có nhiều tranh cãi, bởi vì có nhiều người cho rằng việc cắt gảim thuế sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co