Truyen3h.Co

Ky Su Mua Covid 19 2020

Ca nhiễm virus corona trên toàn cầu vượt mốc 2 triệu người, tính đến 7h30 ngày 14/4 (giờ Việt Nam)- Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins

📌Toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 2.019.320 ca mắc COVID-19, trong đó có 119.483 trường hợp tử vong.

📌Mỹ tiếp tục là quốc gia có số ca mắc bệnh và tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới. Nước này hiện đã ghi nhận 23.618 ca tử vong trong tổng số 581.679 ca mắc bệnh.

📌Theo đó, Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai sau Mỹ do COVID-19.

🛑Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với 581.679 ca nhiễm và 23.618 ca tử vong, tăng lần lượt 27.453 và 1.509 ca.

New York, bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, báo cáo số ca tử vong đã vượt 10.000 trong tổng số hơn 188.000 ca nhiễm. Tuy nhiên, Thống đốc Andrew Cuomo tuyên bố "điều tồi tệ nhất đã kết thúc" bởi số ca tử vong, nhiễm mới và ca nguy kịch đều giảm.

Cuomo cùng thống đốc các bang New Jersey, Connecticut, Pennsylvania, Delaware và Rhode Island sau đó tổ chức cuộc họp chung để thông báo thành lập nhóm chuyên trách lên kế hoạch mở cửa trở lại.

Tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 13/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng cho biết sẽ công bố nhóm chuyên trách về kinh tế trong hôm nay để tập trung vào việc mở cửa trở lại đất nước trong những tuần tới.

🛑 Số ca tử vong tại Mỹ giảm 24 giờ qua

Thống kê của Đại học John Hopkins (Mỹ) cho thấy tính tới 20h30 ngày 13-4 (giờ Mỹ), tức 0h30 rạng sáng 14-4 giờ Việt Nam, Mỹ ghi nhận thêm 1.509 ca tử vong, giảm nhẹ so với con số 1.514 của ngày trước đó. Tổng số người chết vì COVID-19 của Mỹ hiện đã ở con số 23.618, cao nhất thế giới.

🛑Tây Ban Nha ghi nhận thêm 3.268 ca nhiễm và 547 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 170.099 và 17.756, là vùng dịch lớn nhất châu Âu và thứ hai trên thế giới.

Chính phủ Tây Ban Nha đã cho phép một số doanh nghiệp sản xuất và xây dựng hoạt động trở lại. Tuy nhiên, phần lớn dân cư vẫn được yêu cầu ở trong nhà, các cửa hàng không thiết yếu và nơi công cộng sẽ tiếp tục đóng cửa đến ngày 26/4.

Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết quyết định tái khởi động một số ngành kinh tế được thông qua sau khi tham khảo các chuyên gia khoa học. Những biện pháp tiếp theo sẽ được đưa ra tùy thuộc vào tình hình đối phó Covid-19.

🛑Italy báo cáo thêm 566 ca tử vong, nâng số ca tử vong lên 20.465 và là nước thứ hai trên thế giới, sau Mỹ, ghi nhận ca tử vong vượt 20.000. Ca nhiễm tại Italy hiện là 159.516 sau khi báo cáo thêm 3.153 ca.

Sự gia tăng ca nhiễm mới giảm xuống mức dưới 2%, trong khi số bệnh nhân trong phòng chăm sóc tích cực giảm từ 4.068 xuống 3.260 đánh dấu sự cải thiện đáng kể trong tình hình dịch bệnh tại Italy.

Italy tuần trước gia hạn phong tỏa toàn quốc đến ngày 3/5. Quyết định này được các bác sĩ ủng hộ nhưng bị các doanh nghiệp phản đối. Italy hôm nay sẽ thí điểm mở lại một số hiệu sách và tiệm giặt ủi để xem hiệu quả của biện pháp cách biệt cộng đồng.

🛑Pháp báo cáo thêm 4.188 ca nhiễm và 574 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 136.779 và 14.967. Số ca tử vong tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn con số kỷ lục của tuần trước, và bệnh nhân trong phòng chăm sóc tích cực cũng giảm.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua quyết định gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc thêm một tháng để ngăn đại dịch, tới hết ngày 11/5. Sau khi lệnh phong tỏa hết thời hạn, các trường học và doanh nghiệp sẽ dần được mở cửa trở lại.

🛑Số ca nhiễm và tử vong ở Đức hiện là 130.072 và 3.194 sau khi ghi nhận thêm lần lượt 2.218 và 172 ca. Đức đang hướng tới việc dỡ bỏ dần các hạn chế liên quan đến Covid-19 khi ca nhiễm mới giảm và ca tử vong thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng ở châu Âu.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đứng đầu 16 khu vực ngày mai sẽ quyết định liệu có gia hạn các hạn chế, dự kiến kết thúc ngày 18/4. Bộ trưởng Y tế Jens Spahn cuối tuần trước đưa ra biện pháp nới lỏng theo giai đoạn, song không nêu rõ những lĩnh vực nào trong nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể được nới dần hạn chế.

🛑Anh ghi nhận thêm 717 người chết do nCoV trong 24 giờ qua, mức tăng thấp nhất trong nhiều ngày, nâng tổng số ca tử vong toàn quốc lên 11.329 trong số 88.621 ca nhiễm. Vùng dịch lớn thứ năm châu Âu và thứ sáu thế giới đã thực hiện hơn 367.000 xét nghiệm.

Các chuyên gia Mỹ cảnh báo Anh sẽ trở thành quốc gia hứng chịu hậu quả nghiêm trọng lớn nhất vì Covid-19 ở châu Âu, có thể chiếm hơn 40% ca tử vong ở châu lục. Họ nhận định các cuộc tranh luận về "miễn dịch cộng đồng" ở Anh đã khiến nước này chậm trễ đưa ra các biện pháp cách biệt cộng đồng để ngăn chặn dịch.

🛑Trung Quốc báo cáo thêm 89 ca nhiễm mới, gồm 86 ca ngoại nhập, giảm so với 108 ca hôm qua. 79 ca ngoại nhập được ghi nhận ở tỉnh Hắc Long Giang, nơi có chung biên giới với Nga.

🛑 Số ca nhiễm mới ở Trung Quốc giảm

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày 14-4 thông báo ghi nhận 89 ca nhiễm mới ở nước này trong ngày 13-4, giảm nhẹ so với 108 ca của ngày trước đó, và không có ca tử vong nào. Trong số các ca nhiễm mới, có 86 ca là người trở về từ nước ngoài, 3 ca lây nhiễm trong nước.

Chính quyền Trung Quốc đang bắt đầu siết chặt biên giới với Nga, sau khi phát hiện hàng chục ca nhiễm mới tại tỉnh Hắc Long Giang giáp biên giới Nga. Trước đó Bắc Kinh chủ yếu tập trung vào các cảng hàng không nhằm khống chế và ngăn chặn đợt bùng phát dịch thứ hai ở nước này.

🛑 Ca nCoV tại Singapore tăng kỷ lục

Singapore ghi nhận thêm 386 ca nhiễm nCoV, mức tăng kỷ lục trong 24 giờ, nâng tổng số ca tại nước này lên 2.918.
Bộ Y tế Singapore cho biết toàn bộ ca nhiễm mới là nội địa, không có ca ngoại nhập. Trong đó, 280 ca liên quan đến các cụm dịch đã được xác định, chủ yếu là tại các khu ký túc xá của lao động nước ngoài. 12 ca khác có liên quan đến những người nhiễm nCoV trước đó, 94 ca đang được truy nguồn lây nhiễm.

Thêm một công dân Singapore 65 tuổi tử vong vì nCoV, nâng tổng số người qua đời tại quốc đảo lên 9. Người đàn ông này được xác nhận nhiễm virus hôm 9/4, nhân viên y tế đang liên lạc với gia đình của ông để hỗ trợ.

Giới chức y tế Singapore hôm 12/4 nhận định lượng lớn công dân về nước vào giữa tháng 3 làm tăng đáng kể số ca ngoại nhập, song giảm dần sau khoảng một tháng. Số ca nội địa tăng lên sau làn sóng ca ngoại nhập và có chiều hướng được kiểm soát trong những ngày gần đây nhờ các biện pháp cách biệt cộng đồng được áp dụng từ tuần trước.

Tuy nhiên, số ca nhiễm liên quan đến ký túc xá của công nhân nước ngoài tiếp tục tăng mạnh, Bộ Y tế Singapore cho biết. Một số ký túc xá đã trở thành khu vực cách ly và nhóm công tác liên ngành đặc biệt được thành lập để xử lý các cụm dịch tại đây.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long kêu gọi dân chúng hy sinh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp nhằm cắt đứt chuỗi lây nhiễm nCoV. Ông Lý cảnh báo chỉ cần một số không tuân thủ, toàn bộ những "bất tiện, đau đớn và hy sinh" mà dân Singapore phải trải qua sẽ thành vô nghĩa.

🛑Hàn Quốc chưa công bố số liệu mới. Nước này hôm qua báo cáo số ca tái dương tính nCoV lên 116.

🛑Các nước Đông Nam Á ghi nhận 20.001 ca nhiễm nCoV, tăng 769 ca trong một ngày, trong đó 844 người đã tử vong. Philippines thay Malaysia trở thành vùng dịch lớn nhất khu vực với 4.932 ca nhiễm và 315 ca tử vong. Malaysia ghi nhận 4.817 ca nhiễm và 77 ca tử vong.

🛑Indonesia xếp thứ ba với 4.557 ca nhiễm và 399 ca tử vong, là quốc gia có tỷ lệ tử vong do nCoV cao thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Singapore xếp thứ tư với 2.918 ca nhiễm và 9 ca tử vong.

🛑Giới chức y tế Thái Lan cho biết thêm 28 ca nhiễm, nâng tổng số lên 2.579, trong đó 40 người chết, tăng hai người so với hôm trước. Phần lớn các ca nhiễm mới được ghi nhận tại thủ đô Bangkok, trong đó có ba người từng đến Indonesia để tham gia buổi tụ họp tôn giáo hồi tháng 3.

🛑 Hi Lạp tuyên bố chiến thắng đại dịch

Thủ tướng Hi Lạp Kyriakos Mitsotakis ngày 13-4 đã ca ngợi các nỗ lực chống dịch COVID-19 của quốc gia này song cảnh báo không được tự mãn. Hãng tin Reuters dẫn lời ông Mitsotakis nhấn mạnh Hi Lạp đã chiến thắng đại dịch nhưng cuộc chiến vẫn còn đó và mọi người phải đồng lòng chiến đấu tiếp.

Các lo lắng của thủ tướng Hi Lạp là có cơ sở, Reuters giải thích thêm bởi quốc gia này chuẩn bị bước vào ngày Lễ phục sinh của Chính thống giáo, thời điểm hàng trăm ngàn ra ngoài cho các buổi sum họp gia đình.

Hi Lạp ghi nhận thêm 30 ca nhiễm mới trong ngày 13-4, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 2.145 người, trong đó có 99 người đã chết.

🛑 Mexico đề nghị mua 10.000 máy thở từ Trung Quốc

Tổng thống Mexico Lopez Obradorcho ngày 13-4 cho biết ông đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình và đề nghị Bắc Kinh bán ít nhất 10.000 máy thở cho Mexico City.

Đáp lại, ông Tập khẳng định Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ Mexico trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Theo Reuters, trước đó, Mexico đã ký hợp đồng trị giá 56,5 triệu USD mua vật tư và thiết bị y tế phòng dịch từ Trung Quốc. Việc giao hàng được xúc tiến nhanh chóng sau đó.

🛑Nhà Trắng bác tin ông Trump muốn sa thải quan chức chống dịch hàng đầu nước Mỹ

Trong tuyên bố phát đi ngày 14-4, người phát ngôn Nhà Trắng Hogan Gidley phủ nhận các tin đồn nói Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc sa thải bác sĩ Anthony Fauci và gọi đây là chuyện "tào lao".

Ông Trump trước đó đã chia sẻ lại một tweet của người khác trên Twitter trong đó có hashtag đòi sa thải ông Fauci - quan chức có uy tín cao nhất hiện nay trong nhóm chuyên trách chống dịch COVID-19 của Nhà Trắng.

Cùng xuất hiện sau đó trong cuộc họp báo rạng sáng 14-4 (giờ Việt Nam), ông Trump và ông Fauci đã cùng cố gắng dập tắt tin đồn khi dành những lời khen cho nhau.

🛑 Putin cảnh báo 'khủng hoảng bất thường' vì Covid-19

Tổng thống Nga cảnh báo quan chức chuẩn bị cho mọi kịch bản "bất thường" về Covid-19 khi ca nhiễm nCoV trong nước liên tục tăng mạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua nói rằng những tuần tới sẽ quyết định cuộc chiến chống dịch bệnh tại nước này vì tình hình "đang thay đổi từng ngày và không phải theo hướng tốt hơn". Theo ông, giới chức cần "xem xét mọi kịch bản về diễn biến tình hình, thậm chí phức tạp nhất và bất thường nhất".

Putin cũng kêu gọi áp dụng các biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ y tế. "Tôi biết không phải lúc nào cũng có đủ thiết bị bảo hộ và tất nhiên chúng ta cần các biện pháp bổ sung để chấm dứt thiếu hụt", ông nói, thêm rằng Nga sẽ yêu cầu Bộ Quốc phòng hỗ trợ nếu cần thiết.

🛑Các nước đang phát triển lấy tiền đâu cứu kinh tế?

Vốn đã ngập nợ, các nước đang phát triển sẽ không thể học theo Mỹ - tung ra hàng nghìn tỷ USD cứu nền kinh tế trong Covid-19.
Trên Guardian, Joseph Stiglitz - chủ nhân giải Nobel kinh tế năm 2001 mới đây chia sẻ quan điểm về khó khăn của các nền kinh tế đang phát triển trong đại dịch.

Khi lây lan ra khắp các nước, Covid-19 vốn đã không quan tâm đến biên giới hay những hậu quả kinh tế sau đó. Vì vậy, đại dịch này rõ ràng là một vấn đề toàn cầu và cũng đòi hỏi một giải pháp toàn cầu, kể cả với vấn đề kinh tế.

Tác động của Covid-19 với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã bắt đầu bộc lộ. Có nhiều lý do chính đáng để tin rằng họ sẽ bị tàn phá nhiều hơn so với các nền kinh tế phát triển. Người dân ở các quốc gia thu nhập thấp có xu hướng sống gần nhau hơn. Tỷ lệ người mắc các vấn đề sức khỏe trong dân số cao hơn, khiến họ dễ lây nhiễm hơn. Và hệ thống y tế của các quốc gia này thậm chí còn thiếu sự chuẩn bị để chế ngự dịch bệnh. Ngay hệ thống y tế ở những nước phát triển gần đây cũng tỏ ra làm không tốt việc này.

📌Trong báo cáo ngày 30/3 sau Hội nghị về Thương mại và Phát triển, Liên Hợp quốc đã chỉ ra sơ bộ những gì sắp xảy ra với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Các nền kinh tế này vốn dựa vào tăng trưởng từ xuất khẩu, nên có thể sẽ sụp đổ khi các hợp đồng kinh tế toàn cầu bị rút lại vì Covid-19. Không có gì đáng ngạc nhiên khi dòng tiền đầu tư toàn cầu cũng như giá cả hàng hóa đang giảm mạnh, cho thấy con đường đầy khó khăn phía trước với các nước xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên.

Điều này đang được phản ánh trong chênh lệch lợi suất của trái phiếu chính phủ các nước đang phát triển. Nhiều chính phủ sẽ thêm khó khăn trong việc vay những khoản mới để trả cho nợ cũ đáo hạn năm nay.

Hơn nữa, các nước đang phát triển có ít lựa chọn hơn và khó khăn hơn về cách đối phó với đại dịch. Khi mọi người chỉ kiếm được vừa đủ sống và không có phúc lợi xã hội, mất thu nhập có thể đồng nghĩa thiếu ăn. Tuy nhiên, các nước này không có điều kiện để làm theo Mỹ khi tung ra gói hỗ trợ kinh tế trị giá tới 2.000 tỷ USD.

Sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến hôm 26/3, các nhà lãnh đạo G20 đã cam kết làm "bất cứ điều gì cần thiết và sử dụng tất cả công cụ có sẵn để giảm thiểu thiệt hại kinh tế và xã hội từ đại dịch, khôi phục tăng trưởng toàn cầu, duy trì sự ổn định thị trường và tăng cường khả năng phục hồi". Với mục tiêu đó, ít nhất hai công cụ có thể giúp giải quyết vấn đề ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

📌Đầu tiên, quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF phải được sử dụng triệt để. SDR là một hình thức "tiền toàn cầu", mà tổ chức này được ủy quyền tạo ra khi thành lập. Với việc mọi quốc gia đều muốn bảo vệ công dân và nền kinh tế của mình trong các cuộc khủng hoảng, ý tưởng về SDR được đưa ra nhằm giúp xây dựng một công cụ hỗ trợ các quốc gia nghèo khó mà không gây thiệt hại nặng đến ngân sách của họ.

Một đợt phát hành SDR tiêu chuẩn - với khoảng 40% SDR dành cho các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi - sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn. Nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu các nền kinh tế như Mỹ quyên góp hoặc cho vay (theo điều khoản nhượng bộ) SDR của họ cho một quỹ ủy thác dành riêng để giúp đỡ các nước nghèo. Quỹ hỗ trợ này sẽ đi kèm theo các điều kiện, ví dụ như tiền vay không được phép dùng để cho vay ngược lại nhằm mục đích giải cứu các chủ nợ.

📌Điều thứ hai là các nước cho vay cần phải cho họ giãn nợ. Để hiểu tại sao điều này rất quan trọng, hãy nhìn vào Mỹ. Tháng trước, Bộ Phát triển Nhà và Đô thị Mỹ tuyên bố không tịch thu nhà thế chấp được bảo hiểm liên bang trong 60 ngày. Về bản chất, đây là một phần của một chính sách hoãn trả nợ lớn hơn trên toàn bộ nước Mỹ để xoa dịu khó khăn do Covid-19 mang lại. Công nhân đang ở nhà, nhà hàng đóng cửa và các hãng hàng không đều không hoạt động. Tại sao ngân hàng lại được phép tiếp tục tăng lợi nhuận, đặc biệt là khi lãi suất của họ đã tính toán đủ cho rủi ro nợ? Nếu không giãn nợ, người vay sẽ ngập trong nợ nần sau khi dịch bệnh kết thúc.

Việc cho giãn nợ ở tầm quốc tế cũng quan trọng như vậy. Trong điều kiện hiện tại, nhiều quốc gia chỉ đơn giản là không có tiền để trả. Nếu không cho giãn, hoãn có thể dẫn đến việc mất khả năng trả nợ trên toàn cầu. Lựa chọn duy nhất của chính phủ các nước đang phát triển là mang lại thu nhập cao hơn cho các chủ nợ nước ngoài hoặc để người dân nước mình chết. Rõ ràng, phương án thứ hai không thể chấp nhận được. Do đó, cộng đồng quốc tế cần chọn lựa giữa việc cho giãn nợ một cách có trật tự hay vô tổ chức. Kịch bản sau chắc chắn dẫn đến nhiễu loạn nghiêm trọng và tốn kém cho toàn cầu.

📌Tất nhiên, sẽ tốt hơn nữa nếu chúng ta có một cơ chế cho việc tái cấu trúc nợ công toàn cầu. Cộng đồng quốc tế từng cố gắng đạt được điều đó vào năm 2015, khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua một bộ nguyên tắc chung với số phiếu ủng hộ áp đảo. Thật không may là nền tảng ấy lại thiếu sự nhập cuộc cần thiết từ các nước chủ nợ chính. Có lẽ đã quá muộn để thiết lập một hệ thống như vậy và sử dụng trong cuộc khủng hoảng hiện tại. Nhưng chắc chắn nhiều cuộc khủng hoảng hơn nữa là điều không thể tránh khỏi. Điều đó có nghĩa việc tái cơ cấu nợ công phải được đặt ở vị trí ưu tiên trong chương trình nghị sự sau đại dịch.

Nhà thơ John Donne có một câu nói bất hủ rằng: "Không có người nào là một hòn đảo cả". Các quốc gia cũng vậy. Covid-19 đang khiến việc này càng trở nên rõ ràng. Tôi chỉ mong cộng đồng quốc tế sẽ nhìn thẳng vào sự thật đó.

Tổng hợp

20-4

Hơn 170.000 người đã ra đi vì nCoV toàn cầu...

THẬT KHÔNG BIẾT NÓI SAO, QUÁ KHÓ LƯỜNG, XIN CẦU NGUYỆN CHO TẤT CẢ!

🛑 Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với 792.759 ca nhiễm, 42.514 ca tử vong do nCoV và 72.389 người đã hồi phục.

Nhiều bang ở Mỹ đang áp dụng các lệnh phong tỏa ở nhiều mức độ khác nhau. Hầu hết mọi người tuân thủ các biện pháp phong tỏa và ủng hộ những nhân viên y tế tuyến đầu đang phải gồng mình chống dịch với lượng bệnh nhân khổng lồ. Tuy nhiên, nhiều người dân ở một số bang đã xuống đường biểu tình đòi mở cửa, bất chấp quy định cách biệt cộng đồng vì đã chán nản khi phải ở trong nhà, cho rằng lệnh phong tỏa là vi phạm quyền tự do cá nhân, khiến họ mất việc.

🛑 Ông Trump tuyên bố sẽ 'tạm dừng nhập cảnh vào Mỹ' vì COVID-19

Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 20-4 giờ Mỹ bất ngờ thông báo trên Twitter việc ông sẽ cho 'tạm dừng nhập cảnh' vào Mỹ vì đại dịch COVID-19 và để bảo vệ việc làm cho công dân Mỹ.

Theo trang Politico, tối 20-4 giờ Mỹ, ông Trump "tweet" rằng ông sẽ cho tạm dừng việc nhập cảnh vào Mỹ vì đại dịch COVID-19.

Nguyên văn đoạn tweet của ông viết: "Vì sự tấn công của kẻ thù vô hình, cũng như nhu cầu cần bảo vệ việc làm của các công dân Mỹ Vĩ đại, tôi sẽ ký một sắc lệnh hành pháp để tạm ngừng hoạt động nhập cảnh vào nước Mỹ".

Ngay lúc này chưa rõ khi nào sắc lệnh ông Trump nói tới sẽ có hiệu lực và cách thức thực hiện cụ thể của nó là như thế nào.

Theo báo New York Times, trong những tuần gần đây, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã có những động thái tăng cường ngăn cản những người muốn xin cơ chế tị nạn và những người nhập cư không giấy tờ vào Mỹ.

Tờ New York Times dẫn ý kiến một số nhà hoạt động bảo vệ người nhập cư cáo buộc Tổng thống Trump và các cố vấn của ông đang lợi dụng đại dịch toàn cầu để tiếp tục triển khai những chính sách nhập cư cứng rắn của họ.

🛑 Tổng giám đốc WHO: 'Không có bí mật tại WHO, không giấu Mỹ điều gì'

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói rằng cơ quan này đã báo động về virus corona chủng mới ngay từ đầu và họ không giấu Mỹ thông tin gì về dịch bệnh do virus này gây ra.

"Chúng tôi đã cảnh báo từ lúc đầu rằng đây (virus corona chủng mới) là một con quỷ mà mọi người nên chiến đấu chống lại" - Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 20-4.

Ông Tedros cũng khẳng định không có bí mật nào tại cơ quan Liên Hiệp Quốc này sau khi WHO bị phía Mỹ chỉ trích là không cảnh báo đủ mạnh về sự bùng phát của dịch COVID-19 ngay từ đầu ở Trung Quốc.

Tổng giám đốc WHO giải thích rằng sự có mặt của các đại diện Mỹ làm việc tại trụ sở của WHO ở Geneva đồng nghĩa cơ quan này không che giấu điều gì với Washington. WHO cho biết có 15 nhân viên đến từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ đã làm việc với WHO liên quan tới phản ứng với COVID-19.

"Có mặt các nhân viên CDC đồng nghĩa không có gì che giấu Mỹ ngay từ lúc đầu. Vì đây là những người Mỹ đang làm việc với chúng tôi. WHO cởi mở, không che giấu bất kỳ điều gì" - ông Tedros nói.

Ông Tedros nói rằng sự chia rẽ giữa các đảng phái chính trị đang khiến đại dịch tồi tệ thêm, nhưng không nêu chi tiết. Ông cho biết "tất cả quốc gia đều được được thông tin".

Những bất hòa giữa Mỹ - nhà tài trợ lớn nhất của WHO năm ngoái - và WHO dâng cao gần đây sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ngừng tài trợ cho WHO. Ông cáo buộc WHO đã quản lý kém và che đậy sự lây lan của COVID-19. Tuy nhiên, động thái ngừng tài trợ của ông Trump đã vấp phải sự phản đối từ các nhà lãnh đạo thế giới.

Đến nay Mỹ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm và ca tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới. Virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19 lần đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm 2019. Virus đã lây lan ra toàn cầu, với hơn 2,4

🛑Tây Ban Nha, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo tổng số người chết vì Covid-19 là 20.852, trong khi số ca nhiễm tăng thêm 4.266 trường hợp lên 200.210. Đây là mức tăng ca tử vong thấp nhất trong vòng một tháng qua tại Tây Ban Nha, cũng là lần đầu nước này báo cáo ít hơn 400 người chết mỗi ngày kể từ khi đại dịch bùng phát.

Giám đốc Trung tâm Điều phối Các trường hợp khẩn cấp của Bộ Y tế Tây Ban Nha Fernando Simon cho rằng số ca nhiễm mới tiếp tục giảm dù ngày càng nhiều xét nghiệm được thực hiện, cho thấy bệnh dịch không lan rộng trong dân cư như dự đoán.

🛑Italy báo cáo 2.256 ca nhiễm mới, nâng số người nhiễm lên 181.228. Nước này ghi nhận thêm 454 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 24.114.

🛑Theo hãng tin Yonhap, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cho biết: số ca nhiễm virus corona chủng mới ở nước này tính đến hết ngày 20-4 chỉ là 9 ca, có 1 ca tử vong mới. Đây là dấu hiệu cho thấy sự lây lan của virus đã chậm lại.

Tổng số ca nhiễm ở Hàn Quốc là 10.683 ca và tổng số ca tử vong do bệnh COVID-19 là 237 trường hợp.

Đây là ngày thứ 3 liên tiếp số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc dưới mốc 15.

🛑Theo hãng tin Reuters, Chính quyền đặc khu Hong Kong sẽ kéo dài các biện pháp hạn chế xã hội do dịch bệnh COVID-19 thêm 14 ngày.

Quyết định do bà Carrie Lam, trưởng đặc khu Hong Kong công bố ngày 21-4.

Tính đến hết ngày 20-4, Hong Kong không có ca nhiễm virus corona mới, đây là ngày đầu tiên đặc khu này không có ca nhiễm mới từ đầu tháng 3-2020. Tổng số trường hợp được xác nhận dương tính đến nay là 1.025 ca, trong đó có 4 ca tử vong vào tháng 1-2020.

Chính quyền Hong Kong đã cấm các hoạt động tụ tập nơi công cộng từ 4 người trở lên trong 14 ngày từ 29-3 và sau đó gia hạn đến ngày 23-4.

🛑Nhật Bản ghi nhận số ca tử vong cao nhất trong ngày

Nhật Bản trong ngày 20-4 ghi nhận 25 ca tử vong do COVID-19, mức cao nhất trong một ngày trước nay, trong khi số ca nhiễm tiếp tục tăng sau gần 2 tuần nước này tuyên bố tình trạng khẩn cấp với Tokyo, Osaka và một số khu vực đông dân khác.

Tổng số ca tử vong ở Nhật Bản hiện là 276 và tổng số ca nhiễm là 11.137.

🛑Pháp: Quốc gia thứ 4 trên thế giới vượt 20.000 ca tử vong

Ngày 20-4, Pháp ghi nhận thêm 547 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 20.265. Như vậy, Pháp đã trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới ghi nhận hơn 20.000 ca tử vong do virus corona, bên cạnh Mỹ, Ý và Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, số người được đưa vào đơn vị chăm sóc đặc biệt đã giảm đi ngày thứ 12 liên tiếp, cho thấy lệnh phong tỏa toàn quốc được áp dụng cách đây hơn 1 tháng đang có hiệu quả trong việc ngăn chặn COVID-19. Pháp hiện ghi nhận tổng cộng 155.383 ca nhiễm.

🛑Giá dầu thô WTI rơi xuống mức âm lần đầu tiên

Ngày 20-4 (rạng sáng 21-4 theo giờ Việt Nam) đã trở thành ngày lịch sử của ngành dầu mỏ thế giới, sau khi giá dầu thô WTI (dầu ngọt nhẹ Tây Texas, Mỹ) giao tháng 5 rơi xuống mức -37,63/thùng, lần đầu tiên rơi xuống mức giá âm (dưới 0 USD/thùng). Đây là mức giá thấp nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) từ năm 1983, theo Đài CNN.

Theo Hãng tin Bloomberg, nguyên nhân là vì COVID-19 ảnh hưởng tới các nền kinh tế thế giới, có quá nhiều dầu không được sử dụng và các công ty năng lượng Mỹ đã hết chỗ chứa dầu.

🛑Bang New York có số ca tử vong thấp nhất từ đầu tháng 4

Bang New York của Mỹ ngày 20-4 ghi nhận số ca tử vong mới do COVID-19 thấp nhất kể từ đầu tháng 4 và tình hình tương tự cũng được ghi nhận tại 2 bang lân cận là New Jersey và Connecticut.

Cụ thể tại bang New York, số ca tử vong do COVID-19 đã giảm trong 5 ngày liên tục, với 478 ca được ghi nhận trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong lên 14.347 trường hợp.

Kể từ ngày 20-4, bang New York bắt đầu thực hiện một nỗ lực đầy tham vọng: Xét nghiệm kháng thể cho 3.000 người được lựa chọn ngẫu nhiên. Các xét nghiệm này và thêm các xét nghiệm tiếp theo được kỳ vọng sẽ cho New York một cái nhìn đầy đủ về dịch bệnh và giúp đưa ra các quyết định về nới lỏng hạn chế.

🛑Thống đốc New York: "Không cần biểu tình"

Ngày 20-4, thống đốc bang New York của Mỹ, ông Andrew Cuomo nói rằng ông hiểu được tại sao một số người đi biểu tình chống lại các biện pháp hạn chế đang được áp đặt, nhưng khẳng định các hạn chế phải được dỡ bỏ theo một cách ngăn được dịch lây lan thêm.

"Không ai không đồng ý rằng chúng ta đều muốn thoát khỏi tình hình này. Không ai cả! Các bạn không cần biểu tình để thuyết phục bất kỳ ai ở quốc gia này rằng chúng ta phải quay trở lại làm việc, tiếp tục mở nền kinh tế và chúng ta phải đi ra khỏi nhà" - ông Cuomo nói.

Tuyên bố của ông Cuomo được đưa ra sau khi người biểu tình tụ tập tại một số bang của Mỹ để yêu cầu chấm dứt các biện pháp hạn chế buộc người dân ở lại trong nhà. Thêm nhiều cuộc biểu tình dự kiến diễn ra trong tuần này.

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thống đốc Andrew Cuomo sẽ đến thăm Nhà Trắng ngày 21-4 (giờ Mỹ) để thảo luận về phản ứng với COVID-19. Trước đó ông Trump đã có bất đồng với thống đốc các bang về việc mở lại nền kinh tế. Ông Cuomo thậm chí tuyên bố: "Chúng ta không có vua".

🛑Iran dần mở cửa trở lại

Iran ghi nhận thêm 91 ca tử vong mới do COVID-19 trong ngày 20-4, trong khi chính phủ nước này đã cho phép thêm nhiều hoạt động kinh tế được nối lại sau khi tiến hành mở cửa dần dần trong 10 ngày qua.

Iran đã đóng cửa tất cả hoạt động kinh tế không thiết yếu từ giữa tháng 3. Tuy nhiên, các quan chức hàng đầu nước này cho rằng nền kinh tế không thể cứ tiếp tục bị đóng cửa, và Tổng thống Hassan Rouhani đã cho phép một số ngành kinh doanh mở lại từ hôm 11-4.

Các cửa hàng và các khu chợ là những nơi mới nhất được phép mở lại. Dẫu vậy, người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianoush Jahanpour đã kêu gọi người dân giữ cảnh giác. "Với một số ngành kinh doanh mở lại, việc tuân thủ các nghi thức y tế và giãn cách xã hội trở nên cần thiết hơn" - ông nói.

🛑Trung Quốc không ghi nhận thêm ca tử vong

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho hay tính tới cuối hôm 20-4, nước này ghi nhận thêm 11 ca nhiễm mới và không ghi nhận thêm ca tử vong mới nào do COVID-19.

Trong số 11 ca nhiễm mới, có 4 ca "nhập" từ nước ngoài và 7 ca là lây nhiễm trong cộng đồng địa phương (riêng tỉnh Hắc Long Giang có 6 ca). Hiện Trung Quốc đại lục có tổng cộng 82.758 ca nhiễm và 4.632 ca tử vong do COVID-19.

🛑 Indonesia báo cáo thêm 185 ca nhiễm mới, nâng tổng số người mắc Covid-19 lên 6.760. Có thêm 8 ca tử vong được báo cáo, khiến số người chết tăng lên 590, trong đó có 20 y bác sĩ.

Giới chuyên gia cảnh báo số người chết được công bố là quá thấp so với thực tế ở quốc gia có tỷ lệ xét nghiệm nCoV thuộc hàng thấp nhất thế giới. Các bệnh viện không có đủ thiết bị bảo hộ cơ bản và các máy thở tinh vi là thứ xa xỉ, khiến nhiều bác sĩ phải chiến đấu với nCoV chỉ bằng áo mưa.

🛑Philippines thông báo số ca nhiễm nCoV là 6.459, tăng 200 trường hợp so với 24 giờ trước đó. Có thêm 19 ca tử vong, nâng số người chết vì Covid-19 tại nước này lên 428. Tổng số người hồi phục là 613.

🛑Malaysia báo cáo 36 ca nhiễm mới nCoV, mức tăng hàng ngày thấp nhất kể từ khi chính phủ áp các biện pháp hạn chế di chuyển và đóng cửa doanh nghiệp từ 18/3. Tổng số ca nhiễm ở nước này hiện là 5.425, trong đó 89 người chết, không tăng so với một ngày trước đó.

🛑Thái Lan hôm nay ghi nhận 27 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 2.792, song không ghi nhận ca tử vong mới. Số người chết hiện là 47. Trong số ca nhiễm mới có 16 người từng tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc Covid-19, phát ngôn viên chính phủ Taweesin Wisanuyothin cho biết.

🛑Lào và Đông Timor là hai nước ghi nhận số ca nhiễm nCoV thấp nhất trong khu vực với lần lượt 19 và 22 trường hợp. Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là những nước Đông Nam Á chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào do Covid-19.

🛑 Anh ghi nhận tổng cộng 16.509 người chết vì nCoV, tăng 449 trường hợp so với hôm qua và là mức tăng thấp nhất trong vòng hai tuần. Số ca nhiễm hiện là 124.743, tăng 4.676 trường hợp so với 24 giờ trước.

Thống kê ca tử vong tại Anh chỉ tính những trường hợp chết trong bệnh viện, thực tế có thể cao hơn vì nhiều người qua đời tại nhà và viện dưỡng lão. Số liệu tử vong đầu tuần thường thấp hơn các ngày khác do chậm trễ trong quá trình thu thập dữ liệu vào cuối tuần.

Phát ngôn viên Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết ưu tiên hàng đầu của chính phủ là quá trình dỡ bỏ lệnh phong tỏa sẽ không dẫn đến đợt bùng phát dịch thứ hai. "Lo ngại lớn nhất là đỉnh dịch thứ hai, vốn có khả năng gây thiệt hại nặng nhất cho hệ thống y tế và nền kinh tế", phát ngôn viên cho hay.

(16-5)
NÓNG: CẬP NHẬT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI ĐÊM NAY, RẠNG SÁNG MAI TRÊN CÁC BÁO, CHO CÁC BẠN THẤY THỰC TẾ TÀN KHỐC CỦA COVID-19 VẪN TIẾP DIỄN.

TANG THƯƠNG BAO TRÙM RẤT NHIỀU QUỐC GIA KHI SỐ LƯỢNG CA TỬ VONG QUÁ LỚN, CA NHIỄM VẪN TIẾP TỤC TĂNG DẦN ĐỀU CHƯA CÓ DẤU HIỆU DỪNG LẠI.

XIN CẦU NGUYỆN CHO TẤT CẢ.

Thế giới hiện có:

📌4,489,460 ca nhiễm
📌301,024 ca tử vong
📌1,688,943 ca hồi phục
Dịch bệnh đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ

Top 6 quốc gia đứng đầu thế giới về COVID-19. Không còn Trung Quốc trong top 10 quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới.

📌1. Mỹ: 1.440.427 ca nhiễm, 85.991 ca tử vong.
📌2. Tây Ban Nha: 272.646 ca nhiễm, 27.321 ca tử vong.
📌3. Nga : 252.245 ca nhiễm, 2.305 ca tử vong.
📌4. Anh: 233.151 ca nhiễm, 33.614 ca tử vong.
📌5. Ý: 223.096 ca nhiễm, 31.368 ca tử vong.
📌6. Brazil 196.375 ca nhiễm, 13.555 ca tử vong.
📌 Vị trí thứ 7,8,9,10 lần lượt là Pháp, Đức Turkey, Iran, Trung Quốc chính thức xuống vị trí thứ 11.

🛑 Ông Trump đề cập khả năng 'cắt đứt toàn bộ quan hệ' với Trung Quốc.

Tổng thống Trump chia sẻ ông rất thất vọng với Trung Quốc vì nước này không thể khống chế virus corona, cảnh báo đại dịch đang phủ bóng lên thỏa thuận thương mại hai nước.

Trả lời phỏng vấn với đài Fox Business Network, Tổng thống Donald Trump cho biết ông có mối quan hệ rất tốt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhưng "lúc này tôi không muốn nói chuyện với ông ấy".

Ông cho biết "rất thất vọng với Trung Quốc" vì nước này đã không khống chế được virus corona. Ông cảnh báo đại dịch có thể ảnh hưởng đến thỏa thuận thương mại song phương giai đoạn 1, được ký vào đầu năm nay.

"Họ đáng lẽ không được để chuyện này xảy ra. Tôi đã đàm phán một thỏa thuận thương mại tuyệt vời và giờ tôi không cảm thấy nó giống như trước nữa. Mực còn chưa khô và dịch bệnh đã tràn đến", ông cho biết.

Khi phóng viên Maria Bartiromo của Fox Business Network đặt vấn đề về các lựa chọn phản ứng của Mỹ, Tổng thống Trump đề cập đến khả năng "cắt đứt toàn bộ mối quan hệ" với Trung Quốc.

"Có nhiều điều chúng ta có khả năng làm. Chúng ta có thể cắt đứt toàn bộ mối quan hệ. Vậy nếu chúng ta làm như thế, điều gì sẽ xảy ra nữa? Chúng ta sẽ tiết kiệm đến 500 tỷ USD", Tổng thống Trump chia sẻ nhưng không tiết lộ chi tiết con số này dựa trên cơ sở tính toán nào.

Trước đó, truyền thông nước Trung Quốc tiết lộ một số cố vấn chính phủ ở Bắc Kinh đang kêu gọi mở đối thoại mới, có khả năng vô hiệu của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, theo Reuters. Tổng thống Trump đã tuyên bố ông không muốn đàm phán lại.

Thông điệp cứng rắn của Tổng thống Trump xuất hiện giữa lúc quan hệ Mỹ - Trung leo thang căng thẳng xoay quanh vấn đề nguồn gốc đại dịch và cách Trung Quốc ứng phó virus corona trong giai đoạn đầu bùng phát. Đầu tháng 5, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố có "lượng bằng chứng đáng kể" cho thấy virus xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Ngày 12/5, các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã đề xuất một dự luật trao quyền cho Tổng thống Donald Trump trừng phạt Trung Quốc nếu nước này không minh bạch về quá trình bùng phát của Covid-19.

Trong phần trao đổi được ghi hình ngày 13/5, Tổng thống Trump chủ yếu tập trung vào cách Trung Quốc ứng phó đại dịch hơn là những hoài nghi về nguồn gốc của virus corona.

"Chúng ta có nhiều thông tin và nó không tốt lành mấy. Dù nó (virus) đến từ phòng thí nghiệm hay đến từ dơi, tất cả đều xuất phát từ Trung Quốc, và đáng lẽ họ phải ngăn chặn nó. Đáng lẽ họ phải chặn được, ngay tại nguồn", ông nhấn mạnh virus cuối cùng đã "vượt khỏi kiểm soát".

🛑 Tổng giám đốc WTO bất ngờ từ chức

Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Roberto Azevêdo đột ngột từ chức ngày 14-5, làm tăng thêm sự bất ổn trong thương mại toàn cầu giữa bối cảnh đại dịch và nhiều căng thẳng quốc tế.

Với cương vị mà ông nắm giữ, ông Azevêdo từng nắm vai trò quan trọng trong quan hệ hợp tác thương mại quốc tế. Giới quan sát nhận định thời gian tại chức của ông đã gặp không ít khó khăn vì chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Azevêdo, 62 tuổi, là một nhà ngoại giao người Brazil. Ông sẽ chính thức rời khỏi cương vị tổng giám đốc WTO vào ngày 31-8, theo thông báo từ tổ chức này. Nếu không có từ chức đột ngột, ông Azevêdo đáng lẽ kết thúc nhiệm kỳ tổng giám đốc WTO thứ 2 của mình vào tháng 9-2021.

Hoạt động của WTO đã gặp phải nhiều khó khăn từ cuối năm ngoái do sức ép từ hành động của Mỹ. Washington đã không chấp nhận việc bổ nhiệm thay thế các thẩm phán trong cơ quan giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên hồi cuối năm 2019.

Sự ra đi của ông Azevêdo đã khiến nhiều quan chức thuộc các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Genevaf và Brussels ngạc nhiên. WTO sẽ mất đi một người đấu tranh cho thương mại tự do và hợp tác quốc tế. Giới quan sát nhận xét ông Azevêdo có quan điểm đối ngược với ông Trump về vấn đề quyền lực chính trị song phương.

Tuy nhiên, ông Azevêdo cho biết việc ông từ chức không liên quan đến căng thẳng với chính quyền Mỹ. Thay vì thế, ông nói muốn cho các nước thành viên WTO thời gian để chọn người kế nhiệm ông, vì đây vốn là một quá trình khó khăn.

"Quá trình tuyển chọn có thể làm chúng ta lạc hướng khỏi, thậm chí tệ hơn là chặn đứng, việc theo đuổi các kết quả mong muốn. Chúng ta có thể dành thời gian quý báu cho một quá trình mang tính chính trị dễ gây chia rẽ trong quá khứ", ông tuyên bố.

Ông cũng cho biết đại dịch COVID-19 từ virus corona chủng mới đã khiến nhiều cuộc đàm phán phức tạp phải bỏ ngỏ. Thương mại toàn cầu đã suy yếu nhiều kể từ sau cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc và Mỹ với châu Âu nổ ra, và tiếp tục chìm sâu vì đại dịch.

WTO dự đoán thương mại toàn cầu sẽ suy sụp 1/3, mức suy giảm chưa từng có kể từ Đại suy thoái những năm 1930.

🛑 Mỹ tăng thêm hơn 1.800 người tử vong trong 24 giờ, ông Trump muốn đổi cách thống kê

Thống kê theo thời gian thực ngày 13-5 giờ Mỹ của ĐH Johns Hopkins cho thấy trong vòng 24 giờ qua Mỹ có thêm 1.813 người chết vì COVID-19. Như vậy tổng số người tử vong của nước này đã vượt mốc 85.000 (theo cập nhật của trang worldmeters).

Trong diễn biến liên quan, tờ Daily Beast ngày 13-5 dẫn các nguồn tin từ chính quyền Mỹ cho biết Tổng thống Donald Trump và các quan chức trong đội chuyên trách chống dịch COVID-19 của Nhà Trắng đang hối thúc Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật (CDC) thay đổi tiêu chí thống kê để giảm bớt số người chết vì COVID-19 trên toàn quốc.

Cụ thể, những nguồn tin này cho biết chính quyền ông Trump hối thúc CDC loại khỏi tổng số người chết những người đã dương tính với corona nhưng chết không phải do nguyên nhân trực tiếp từ bệnh này, hoặc những người chết được cho là nhiễm bệnh trước đó nhưng chưa có kết quả xác nhận chính thức từ phòng thí nghiệm.

🛑 Bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 Nhà Trắng đang dùng bị nghi bỏ lọt 48% ca nhiễm.

Các nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức N.Y.U. Langone Health (Mỹ) cho rằng bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 Nhà Trắng đang dùng có thể để lọt tới 48% số ca nhiễm vì độ thiếu chính xác.

Theo báo New York Times, nhóm nghiên cứu của trung tâm khoa học y tế N.Y.U. Langone Health (New York, Mỹ) công bố nhận định này sau nghiên cứu đánh giá độ chính xác của họ với máy xét nghiệm nhanh COVID-19 có tên Abbott ID Now mà Nhà Trắng đang sử dụng để xét nghiệm cho các nhân viên.

Thiết bị này từng được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp từ cuối tháng 3. Máy có thể hiển thị kết quả dương tính trong 5 phút và âm tính trong 13 phút.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dành nhiều lời khen ngợi cho thiết bị này. Trong một cuộc họp báo thường nhật tại Nhà Trắng, ông Trump nói thiết bị xét nghiệm do Abbott Laboratories phát triển có độ chính xác rất cao.

Theo NYT, người phát ngôn Nhà Trắng chưa phản hồi về kết luận nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc N.Y.U. Langone Health.

Về phía nhà sản xuất, trước thông tin này, Abbott cho biết "ID Now là một công cụ quan trọng giúp mang tới thông tin ở nơi cần nó nhất".

Theo công ty, tỉ lệ âm tính giả trong các kết quả xét nghiệm corona của ID Now chỉ là 0,02% và Abbott nói các kết quả trong nghiên cứu của N.Y.U. Langone Health không tương đồng với các nghiên cứu khác về dụng cụ xét nghiệm của họ.

"Hiện chưa rõ là các mẫu dùng để xét nghiệm trong nghiên cứu này đã được lấy đúng cách chưa", thông cáo của Abbott nêu.

Trong khi đó nhóm nghiên cứu của N.Y.U. Langone Health cho biết sở dĩ họ cần đánh giá độ tin cậy của ID Now là vì cũng đang cân nhắc sử dụng nó để xét nghiệm những trường hợp nghi nhiễm virus corona tại khoa cấp cứu.

Trong xét nghiệm bằng máy ID Now, người ta có thể dùng 2 loại miếng gạc lấy mẫu dịch: một loại dài để nhét sâu vào mũi, tới điểm giáp với họng; một loại ngắn hơn lấy mẫu dịch từ mũi hoặc cổ họng.

Xét nghiệm này có thể thực hiện theo hai cách khác nhau. Ở cách thứ nhất, miếng gạc sau khi phết dịch được đưa trực tiếp vào máy ID Now và cách này tới nay theo trang Statnews vẫn có hiệu quả.

Cách thứ hai, cũng là cách FDA phê chuẩn cho máy ID Now của Abbott là trữ các miếng gạc sau khi phết dịch vào một dung dịch lỏng rồi mới xét nghiệm. Trên thực tế, đây là cách tiêu chuẩn trong xử lý nhiều loại xét nghiệm khác vì giúp mẫu xét nghiệm được bảo quản lâu hơn.

Tuy nhiên trong tháng 4, một số bệnh viện và các nhà nghiên cứu khác đã nhận ra nếu những miếng gạc được bảo quản trong dung dịch lỏng trước khi đưa vào máy xét nghiệm, mẫu xét nghiệm có thể bị thay đổi tình trạng, loãng bớt nồng độ và cho kết quả âm tính giả với người nhiễm bệnh.

Sau đó Abbott đã thay đổi hướng dẫn sử dụng với thiết bị, khuyến nghị nên đưa trực tiếp miếng gạc khô đã phết mẫu vào máy.

Hiện có 18.000 máy xét nghiệm ID Now ở Mỹ và công ty Abbott cho biết đã gửi đi 1,8 triệu bộ xét nghiệm virus corona sử dụng cùng máy này.

Máy xét nghiệm ID Now được thiết kế để dùng tại các phòng mạch hoặc trung tâm y tế. Nó cũng đang được sử dụng tại các điểm xét nghiệm tại chỗ (không cần ra khỏi xe) trên toàn nước Mỹ.

🛑Nga tăng gần 10.000 ca nhiễm trong 24 giờ

Ngày 14-5, Nga ghi nhận 9.974 ca nhiễm mới trong 24 giờ, mức tăng hàng ngày thấp nhất kể từ ngày 2-5.

Tổng số ca nhiễm của Nga đang là 252.245 ca. Số ca tử vong là 2.305 sau khi tăng thêm 93 ca.

Thị trưởng Matxcơva, ông Sergei Sobyanin cho biết thành phố này sẽ bắt đầu xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho toàn bộ người dân kể từ ngày 15-5.

Matxcơva nhắm đến mục tiêu xét nghiệm 100.000 người/ngày cho đến hết tháng 5.
Theo ông Sobyanin, thành phố có thể thực hiện khoảng 70.000 bài xét nghiệm máu trong vòng vài ngày ở thời điểm bắt đầu.

Các quan chức y tế của thành phố Matxcơva hôm 14-5 cho biết hơn 60% số ca tử vong vì COVID-19 tại đây chưa được tính vào thống kê chính thức.

🛑Malaysia ghi nhận 40 ca nhiễm mới

Malaysia ngày 14-5 ghi nhận 40 ca nhiễm mới virus corona và 1 ca tử vong. Cho tới nay, nước này ghi nhận tổng cộng 6.819 ca nhiễm và 112 ca tử vong, theo số liệu từ Bộ Y tế.

🛑Số ca nhiễm ở Indonesia vượt 16.000

Quan chức Bộ Y tế Achmad Yurianto cho biết Indonesia ghi nhận 568 ca nhiễm mới trong ngày 14-5, tổng số ca nhiễm lên tới 16.006.

Số ca tử vong cũng tăng thêm 15, tổng số lên tới 1.043 ca. Ngược lại có 3.518 người đã khỏi bệnh.

Ông Yurianto cũng cho biết có hơn 33.600 người nghi ngờ mắc bệnh hô hấp cấp tính mà không có lời giải thích lâm sàng nào khác ngoài COVID-19.

Một tháng sau khi Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố tăng cường xét nghiệm COVID-19, giới nhân viên y tế nước này vẫn phàn nàn vì lời hứa trên liên tục bị trì hoãn.

"Chúng tôi thậm chí không thể nhận kết quả sau 2 tuần. Vì thế chúng tôi không thể xác định đó có phải COVID-19 hay không. Chúng tôi chỉ có thể đánh giá bệnh nhân bằng triệu chứng lâm sàng" ông Meneldi Rasmin, một bác sĩ tại bệnh viện Persahabatan, Jakarta, nói với Reuters.

Tổng thống Widodo từng hứa hẹn từ tháng 4 rằng Indonesia sẽ thực hiện 10.000 xét nghiệm/ngày. Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn chưa thực hiện được. Cho đến nay, cứ 100.000 người tại Indonesia thì có 50 người đã xét nghiệm. Tỉ lệ này thấp hơn đáng kể so với tỉ lệ 2.500/100.000 người của Singapore.

Indonesia đang là quốc gia có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất tại Đông Á, không tính Trung Quốc. Quốc gia này cũng là nơi có tỉ lệ xét nghiệm thấp nhất toàn cầu.

Ngày 14-5, Indonesia đã ghi nhận 568 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 16.006 cùng 1.043 ca tử vong.

🛑Nhật tính dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở 39/47 quận.

Nhật Bản dự kiến dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đối với 39/47 quận vào thứ năm, 14-5, theo truyền thông địa phương. Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc một tháng trước, kêu gọi công dân giảm 80% tương tác người với người nhằm giảm tốc độ lây nhiễm COVID-19.

🛑New Zealand công bố quỹ 30 tỉ USD

Bộ trưởng tài chính Grant Robertson vừa công bố quỹ 50 tỉ đô la New Zealand (khoảng 30 tỉ USD) để giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống bằng mức trước khi đại dịch xảy ra.

Con số khổng lồ này tương đương khoảng 17% GDP quốc gia và gấp 17 lần so với mức chi tiêu ngân sách của chính phủ New Zealand. Bộ trưởng Robertson cho biết quỹ này là cam kết tài chính quan trọng nhất trong lịch sử hiện đại của đất nước.

🛑Gần 600.000 người Úc mất việc trong tháng 4 vì COVID-19

Thống kê công bố hôm nay 14-5 của Úc cho thấy gần 600.000 người nước này bị mất việc vì các lệnh phong tỏa phòng dịch trong tháng 4. Đây cũng là tỉ lệ thất nghiệp theo tháng cao nhất (19,9%) kể từ khi Úc bắt đầu thống kê dữ liệu này hơn 40 năm trước.

Hãng tin AFP dẫn thông báo của Cục thống kê Úc (ABS) cho biết đã có 100.000 người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, hơn 500.000 người khác tuy chưa/không nộp đơn nhưng cũng đã mất việc trong tháng 4.

Thủ tướng Úc Scott Morrison gọi những con số này là "sốc kinh khủng". Tính tới nay, theo ABS, có 2,7 triệu người Úc, tương đương 1/5 số người lao động của Úc, hoặc bị mất việc, hoặc phải giảm giờ làm do ảnh hưởng của dịch bệnh.

🛑Liên Hiệp Quốc cảnh báo khủng hoảng sức khỏe tâm thần vì COVID-19

Các chuyên gia y tế của Liên Hiệp Quốc ngày 13-5 cảnh báo một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần đang có nguy cơ bùng phát khi hàng triệu người trên toàn cầu hoặc bị cách ly bắt buộc, hoặc phải đối mặt với bệnh tật và chết chóc vì đại dịch COVID-19.

"Việc bị cách ly, nỗi sợ, sự bất trắc, kinh tế hỗn loạn, tất cả đang hoặc có thể gây ra những suy kiệt về tâm lý", hãng tin Reuters dẫn lời bà Devora Kestel, người đứng đầu bộ phận sức khỏe tinh thần của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

🛑"Không có miễn dịch cộng đồng tại Tây Ban Nha"

"Nghiên cứu phát hiện 5% dân số Tây Ban Nha đã tiếp xúc với virus, tương đương hơn 2 triệu người" - hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Salvador Illa nói, cho biết "không có miễn dịch cộng đồng tại Tây Ban Nha".

Theo nghiên cứu, thực hiện từ 27-4 trên 60.000 người, virus tập trung tại khu vực miền trung của Tây Ban Nha, nơi có số người tử vong cao nhất. Ngoài ra, kết quả cho thấy một số người nhiễm virus nhưng không có triệu chứng dù vẫn có thể lây virus cho người khác.

Tây Ban Nhà là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch COVID-19 với hơn 27.000 ca tử vong và khoảng 228.600 ca bệnh được xác nhận.

🛑Brazil vượt Pháp về số ca bệnh

Với 11.385 ca bệnh mới ngày 14-5, Brazil đã vượt Pháp trở thành quốc gia bị ảnh hưởng thứ sáu thế giới với tổng cộng 196.375 ca tính đến nay. Số người chết ở nước này tăng thêm 749 ca, nâng tổng số tử vong lên 13.555 trường hợp.

Chính quyền cũng dự báo tăng trưởng sẽ giảm 4,7% trong năm 2020, mức tăng trưởng tồi tệ nhất trong hơn 100 năm qua.

🛑Pháp thêm 83 ca tử vong

Pháp, 3 ngày sau khi nới lỏng phong toả, số ca tử vong do COVID-19 tại nước này ngày 13-5 chỉ tăng thêm 83 ca, giảm mạnh so với 348 ca của ngày trước đó.

Tổng số ca tử vong của Pháp là 27.074 người, bao gồm 17.101 ca trong bệnh viện và 9.973 ca tại viện dưỡng lão và các cơ sở y tế xã hội khác.

Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý ngày 13-5 cho biết nước này ghi nhận thêm 888 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 222.104 trường hợp. Trong khi đó, số ca tử vong đã tăng 195 lên 31.106 trường hợp.

🛑Bỉ chuẩn bị mở cửa lại bảo tàng và trường học

Thủ tướng Bỉ Sophie Wilmes khẳng định nước này sẽ tiến hành giai đoạn thứ hai của việc dỡ bỏ các hạn chế chống đại dịch COVID-19 vào ngày 18-5, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh được cải thiện.

Theo đó, các cơ sở giáo dục, ngoại trừ các trường tiểu học, sẽ mở cửa trở lại.

Các bảo tàng, và địa điểm văn hóa và lịch sử cũng sẽ nối lại hoạt động, với việc bán vé được thực hiện qua mạng và tránh tập trung số lượng người đông cùng lúc trong các tòa nhà. Ngoài ra, các cửa hàng làm tóc và cửa hiệu thẩm mỹ sẽ được phép mở lại với điều kiện nhân viên và khách hàng bắt buộc phải mang khẩu trang.

Thủ tướng Wilmes cho biết chính quyền địa phương sẽ có thể điều phối việc mở lại các chợ ngoài trời từ ngày 18-5. Tuy nhiên, số lượng tối đa gian hàng được phép là 50. Đồng thời, các sự kiện văn hóa đại chúng vẫn bị cấm cho đến ngày 30-6. Các nhà hàng, quán cà phê, quán bar và câu lạc bộ đêm sẽ có thể dần dần hoạt động trở lại vào ngày 8-6.

🛑Trung Đông vẫn đáng lo ngại

Ai Cập ngày 13-5 thông báo phát hiện thêm 338 trường hợp mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm bệnh ở quốc gia này lên 10.431 người. Bên cạnh đó, số bệnh nhân thiệt mạng do căn bệnh nguy hiểm này hiện là 556, sau khi có ghi nhận thêm 12 trường hợp tử vong trong ngày.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận thêm 1.639 ca mới và 58 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca nhiễm bệnh ở nước này lên 143.114 trường hợp và 3.952 người thiệt mạng.

Tại Iraq, số ca mắc COVID-19 mới trong ngày tăng kỷ lục 119 ca, cao nhất kể từ khi bùng phát dịch, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 3.032 người. Cho đến nay, 115 bệnh nhân đã tử vong do COVID-19 tại Iraq.

Cùng ngày, Saudi Arabia cho biết số ca bệnh ở nước này đã tăng thêm 1.905 người lên tổng cộng 44.830 trường hợp. Số bệnh nhân tử vong trong vòng 24 giờ qua do COVID-19 cũng tăng 9 trường hợp lên 273 người.

🛑Thử nghiệm thuốc favipiravir cho kết quả khả quan ở Nga

Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) ngày 13-5 cho biết favipiravir, một loại thuốc được cho là có thể điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đã cho kết quả hứa hẹn trong các thử nghiệm lâm sàng ban đầu ở nước này.

Ông Kirill Dmitriev, lãnh đạo RDIF, cho biết 60% trong số 40 bệnh nhân COVID-19 được sử dụng thuốc favipiravir đã có xét nghiệm âm tính với virus corona chủng mới sau 5 ngày. Ông nhận định việc điều trị bằng thuốc này có thể giảm một nửa thời gian phục hồi.

"Thuốc này sẽ giảm gánh nặng cho các trung tâm y tế, và theo đánh giá của chúng tôi, cũng sẽ giảm 50% số bệnh nhân nặng", ông Dmitriev nói. Theo kế hoạch, cuộc thử nghiệm lâm sàng với 330 bệnh nhân nhiễm COVID-19 sẽ kết thúc vào cuối tháng 5-2020.

ChemRar, công ty tiến hành thử nghiệm trên, có thể sản xuất hàng chục nghìn liều điều trị trên mỗi tháng, con số được cho là mức cần tối thiểu cho cả nước.

Favipiravir do Nhật Bản bào chế từ cuối những năm 1990, với tên thương mại là Avigan. Loại thuốc này hiện cũng đang được công ty dược phẩm Glenmark thử nghiệm tại Ấn Độ.

🛑 Đài Loan tố WHO đặt chính trị trên y tế
Lãnh đạo số hai Đài Loan Triệu Lập Kiên chỉ trích WHO thiếu trung lập và chuyên nghiệp trong xử lý Covid-19 vì "quá chú trọng vào chính trị".

"Thật không may, 23 triệu người Đài Loan đã trở thành những đứa con côi trong hệ thống y tế toàn cầu vì lý do chính trị", lãnh đạo số hai Đài Loan Trần Kiến Nhân phát biểu tại họp báo ở Đài Bắc hôm nay. "Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quá chú trọng chính trị mà quên mất tính chuyên nghiệp, trung lập của mình. Đây là điều khá đáng tiếc".

Cho rằng WHO đặt chính trị lên trên y tế, ông Trần nhận định tổ chức này trước đây đã hoàn thành tốt công việc và đóng góp cho nền y tế thế giới, nhưng cách xử lý đại dịch Covid-19 lại không được tốt như vậy. Trong cuộc họp báo, nhà dịch tễ học được đào tạo tại Mỹ này dùng thuật ngữ "dịch viêm phổi Vũ Hán" thay cho tên gọi Covid-19 được WHO đặt ra.

"Trong dịch viêm phổi Vũ Hán, chúng tôi chủ yếu chỉ trích họ vì hành động quá chậm", ông Trần nói. Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, là nơi dịch bệnh khởi phát cuối năm ngoái trước khi lan ra toàn cầu và khiến hơn 4,4 triệu người nhiễm, gần 300.000 người tử vong.

Trần Kiến Nhân, người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan trong cuộc khủng hoảng SARS năm 2002-2003, nói rằng thế giới cần thận trọng với số liệu dịch bệnh của Trung Quốc và kêu gọi Bắc Kinh minh bạch hơn. Tuy nhiên, ông cũng chúc Trung Quốc chiến thắng Covid-19.

"Tôi cầu chúc và hy vọng họ có thể ngăn chặn được dịch viêm phổi Vũ Hán càng sớm càng tốt, tránh làn sóng thứ hai", ông nói. Trần Kiến Nhân sẽ rời nhiệm sở khi bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhiệm kỳ hai vào tuần tới.

Ông Trần là tiếng nói hàng đầu của Đài Loan trong việc chỉ trích phản ứng của Trung Quốc và WHO với Covid-19, cũng như vận động để hòn đảo được tham gia Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết sách của WHO, diễn ra tuần tới với tư cách quan sát viên.

Đài Loan từng là quan sát viên của WHA từ năm 2009, khi quan hệ hai bờ eo biển ấm lên. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngăn Đài Loan tiếp tục vai trò này tại WHO từ năm 2016, sau khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách "Một Trung Quốc", được bầu làm lãnh đạo hòn đảo.

Đài Loan nói rằng Trung Quốc và WHO có "mục đích chính trị" khi loại hòn đảo khỏi những cuộc họp quan trọng của tổ chức. Một trong những khiếu nại chính của Đài Loan là WHO phớt lờ email thông báo của họ vào cuối tháng 12 về khả năng lây nhiễm từ người sang người của nCoV. WHO khẳng định email của Đài Loan gửi tổ chức khi đó không đề cập lây nhiễm từ người sang người.

Trung Quốc nhiều lần khẳng định chỉ nước này có quyền đại diện cho Đài Loan ở WHO. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng "không có cơ sở pháp lý để một khu vực không có chủ quyền tham gia tổ chức với tư cách quan sát viên".

Đài Loan đã gặt hái thành công trong cuộc chiến chống Covid-19, khi chỉ ghi nhận 440 ca nhiễm và 7 ca tử vong. Nỗ lực vận động tham gia WHA với tư cách quan sát viên của Đài Loan nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ, nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc.

Tổng hợp
🍋NÓNG: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI ĐÊM NAY, RẠNG SÁNG MAI TRÊN CÁC BÁO, CHO CÁC BẠN THẤY CON SỐ THỰC TẾ TÀN KHỐC CỦA COVID-19.

TANG THƯƠNG BAO TRÙM RẤT NHIỀU QUỐC GIA KHI SỐ LƯỢNG CA TỬ VONG QUÁ LỚN, CA NHIỄM VẪN TIẾP TỤC TĂNG DẦN ĐỀU CHƯA CÓ DẤU HIỆU DỪNG LẠI.

XIN CẦU NGUYỆN CHO TẤT CẢ.

Thế giới hiện có:

📌4,677,200 ca nhiễm
📌310,434 ca tử vong
📌1,785,447 phục hồi.

Dịch bệnh đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ

Top 6 quốc gia đứng đầu thế giới về COVID-19. Không còn Trung Quốc trong top 10 quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới.

📌1. Mỹ: 1.493.514 ca nhiễm, 88.930 ca tử vong.
📌2. Tây Ban Nha: 276.505 ca nhiễm, 27.563 ca tử vong.
📌3. Nga : 272.043 ca nhiễm, 2.537 ca tử vong.
📌4. Anh: 240.161 ca nhiễm, 34.466 ca tử vong.
📌5. Ý: 224.760 ca nhiễm, 31.763 ca tử vong.
📌6. Brazil: 222.877 ca nhiễm, 15.046 ca tử vong.
📌 Vị trí thứ 7,8,9,10 lần lượt là Pháp, Đức Turkey, Iran, Trung Quốc chính thức xuống vị trí thứ 11.

🛑 MỸ TRUNG 24 GIỜ CUỒNG NỘ

Quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới tiếp tục trượt dài khi truyền thông Trung Quốc lần đầu chỉ trích trực diện Tổng thống Mỹ Donald Trump 'bị điên', ngôn từ nặng nề chưa từng thấy sau thời gian dài kiêng dè.

Trong vòng 24 giờ, Mỹ đã có một loạt động thái trên nhiều mặt trận nhắm vào Trung Quốc. Bộ máy truyền thông của Bắc Kinh cũng không vừa khi đáp trả gay gắt trước khi Bộ Ngoại giao nước này lên tiếng chính thức.

📌Dọa cắt đứt quan hệ

Trong vòng 24 giờ, Mỹ đã đụng tới tất cả các vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc, từ cách xử lý dịch COVID-19 đến thương mại, sở hữu trí tuệ, nhân quyền và Biển Đông.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thấy mối quan hệ của ông với Trung Quốc đang ngày càng xấu đi nhanh chóng vì đại dịch COVID-19 khi tuyên bố ông không muốn nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thậm chí cắt đứt quan hệ với nền kinh tế số 2 thế giới trong một cuộc phỏng vấn ngày 14-5 (giờ Mỹ).

Ông Trump nhấn mạnh ông rất thất vọng về sự thất bại của Trung Quốc trong việc ngăn chặn đại dịch ban đầu và khiến việc thực thi thỏa thuận thương mại sơ bộ Mỹ - Trung, điều mà ông gọi là "thành tựu lớn", ngày càng trở nên xa vời.

Khi được hỏi về đề xuất của một nghị sĩ Mỹ cấm du học sinh Trung Quốc theo học các lĩnh vực liên quan an ninh quốc gia Mỹ, như điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo, ông Trump đã khiến nhiều người bất ngờ bằng câu trả lời: "Chúng ta có thể làm thêm nhiều thứ khác nữa. Chúng ta có thể làm mọi thứ, thậm chí cắt đứt toàn bộ quan hệ".

Tổng thống Mỹ khẳng định nếu bây giờ cắt đứt quan hệ với Trung Quốc, Mỹ có thể "tiết kiệm được 500 tỉ USD".

Vài tiếng sau cuộc phỏng vấn, rạng sáng 15-5 (giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua luật yêu cầu chính quyền Trump tăng cường trừng phạt Trung Quốc vì đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Dự luật nhận được sự đồng thuận 100% và chỉ chờ màn thông qua mang tính thủ tục tại Hạ viện trước khi đưa tới bàn làm việc của Tổng thống Trump.

Trong lúc đó, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) xác nhận đã bắt giữ một nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa vì che giấu quan hệ với các tổ chức ở Trung Quốc trong lúc chìa tay nhận tiền của Chính phủ Mỹ. Đây là vụ thứ ba liên quan đến các nhà khoa học gốc Trung Quốc ở Mỹ kể từ đầu tuần.

FBI khẳng định cả ba nhà khoa học bị bắt giữ đều được tuyển mộ bởi đề án "Ngàn nhân tài" của Chính phủ Trung Quốc - một chương trình bị Washington cáo buộc là cách Bắc Kinh ăn cắp sở hữu trí tuệ Mỹ. Động thái diễn ra chỉ một ngày sau khi FBI cảnh báo Trung Quốc đang cố gắng ăn cắp các nghiên cứu của Mỹ về vắcxin COVID-19.

Ở Biển Đông, P-8A Poseidon, máy bay săn ngầm hiện đại nhất trong biên chế Hải quân Mỹ, được cho là đã bay sát Du Lâm - căn cứ tàu ngầm lớn nhất Trung Quốc trên đảo Hải Nam ngày 15-5.

📌 Sửa "điên" thành "vô lý"

Ông Hồ Tích Tiến - tổng biên tập Thời Báo Hoàn Cầu thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc - dường như đã phá luật khi chỉ trích trực diện ông Trump sau phát ngôn cắt đứt quan hệ với Trung Quốc.

Một bài xã luận đăng lúc nửa đêm trên tờ báo này đã mở đầu bằng câu hỏi: "Trump có bị điên không?" và cho rằng "hết thảy chuyên gia, cộng đồng quốc tế sẽ không thể không đặt câu hỏi này" sau khi nghe lời đe dọa của tổng thống Mỹ.

Hơn nửa ngày sau khi được xuất bản, Thời Báo Hoàn Cầu đã sửa lại tít tựa theo hướng giảm nhẹ khi thay chữ "điên" bằng chữ "vô lý" nhưng vẫn giữ các ý kiến chỉ trích ông Trump trong nội dung.

"Trump có vẻ mất trí ngay bây giờ hoặc có thể có một số vấn đề tâm lý. Ngay cả khi ông ta đang có những ý tưởng điên rồ về việc cắt đứt quan hệ với Trung Quốc, các chính trị gia, doanh nhân và người Mỹ sẽ không cho phép ông ta làm như vậy" - Thời Báo Hoàn Cầu diễn giải lại ý kiến của một chuyên gia Trung Quốc.

Tờ báo của ông Hồ Tích Tiến còn trích nguyên văn của Li Haidong - giáo sư tại Viện quan hệ quốc tế thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc - so sánh ông Trump "như một con thú bị dồn vào đường cùng đang làm điều tuyệt vọng, hoặc bởi vì biết không thể tồn tại tiếp trong chính trường Mỹ".

Trong cuộc họp báo chiều 15-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng việc duy trì quan hệ Mỹ - Trung ổn định sẽ đem lại lợi ích cho cả hai dân tộc và sẽ có lợi cho hòa bình, ổn định thế giới.

"Vào thời điểm hiện tại, cả Trung Quốc và Mỹ nên hợp tác nhiều hơn để cùng nhau chống lại virus, chữa trị cho những người bệnh và khôi phục sản xuất kinh tế, nhưng Mỹ cần phải thỏa hiệp với Trung Quốc" - đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập luận.

🛑 Hạ viện Mỹ thông qua dự luật 3.000 tỉ USD giảm thiểu tác động COVID-19

Hạ viện Mỹ ngày 15-5 đã thông qua dự luật do Đảng Dân chủ đề xuất trị giá 3.000 tỉ USD để giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đối với chính quyền các bang, doanh nghiệp và người dân.

Hãng tin Reuters cho biết dự luật, dài 1.800 trang với tên gọi "Heroes Act", được thông qua chật vật với 208 phiếu thuận và 199 phiếu chống. Dù vậy, nhiều khả năng "Heroes Act" sẽ không được thượng viện thông qua.

Các lãnh đạo Đảng Cộng hòa, kiểm soát Thượng viện, đã tuyên bố sẽ chặn dự luật này bất chấp việc một số thành viên của đảng ủng hộ các điều khoản nhằm hỗ trợ cho chính quyền các bang và địa phương.

Tổng thống Donald Trump cũng tuyên bố sẽ phủ quyết nếu dự luật này được trình lên bàn của ông. Tuy nhiên, biện pháp của Đảng Dân chủ có thể kích hoạt một vòng đàm phán mới với các thành viên Đảng Cộng hòa và ông Trump, theo Hãng tin Reuters.

Trước đó, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ngày 12-5 đã đề xuất dự luật trị giá 3.000 tỉ USD để giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 cho các bang, doanh nghiệp và người dân.

Trong đó, dự luật dành ra 500 tỉ USD để hỗ trợ chính quyền các bang và 375 tỉ USD cho chính quyền địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.

Dự luật cũng đề xuất 175 tỉ USD cho công tác xét nghiệm COVID-19 và các chi phí y tế khác, 10 tỉ USD hỗ trợ khẩn cấp cho doanh nghiệp nhỏ, thanh toán trực tiếp lên đến 6.000 USD cho mỗi hộ gia đình ở Mỹ, chi tiền phụ cấp độc hại cho các nhân viên y tế và những nhân viên làm việc ở tuyến đầu chống dịch,...

Dự luật Heroes Act được Hạ viện thông qua trong bối cảnh nước Mỹ đã chứng kiến hơn 1,48 triệu ca nhiễm virus corona chủng mới và hơn 88.500 ca tử vong vì COVID-19.

🛑 Tất cả bệnh nhân COVID-19 ở Campuchia hồi phục

Tất cả 122 bệnh nhân COVID-19 ở Campuchia, trong đó có 3 người Việt, đã hồi phục và xuất viện. Tuy nhiên, Campuchia yêu cầu người dân vẫn duy trì cảnh giác và kiểm soát chặt tại biên giới.

Ngày 16-5, Bộ Y tế Campuchia thông báo bệnh nhân COVID-19 cuối cùng ở nước này đã hồi phục và xuất viện, như vậy tất cả 122 ca nhiễm đến nay đã hồi phục và nước này không còn ca nhiễm nào đang được chữa trị, theo Hãng tin Reuters.

Bệnh nhân COVID-19 cuối cùng hồi phục là một phụ nữ 36 tuổi ngụ ở tỉnh Banteay Meanchey, miền tây bắc Campuchia. Bà đã được chuyển từ bệnh viện tỉnh lên Bệnh viện hữu nghị Khmer - Liên Xô ở thủ đô Phnom Penh ngày 8-5. Bà được xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới ngày 28-3.

Trang Khmer Times viết: "Tình hình COVID-19 ở Campuchia đã cho thấy những tiến triển đáng kể khi không có ca nhiễm mới từ ngày 12-4 và bệnh nhân cuối cùng được xuất viện hôm 15-5".

Tất cả 122 ca nhiễm ở Campuchia đã hồi phục gồm: 51 người Campuchia (ghi nhận ở 13 tỉnh của Campuchia), 40 người Pháp, 13 người Malaysia, 5 người Anh, 3 người Việt Nam, 3 người Trung Quốc, 2 người Mỹ, 2 người Indonesia, 2 người Canada và 1 người Bỉ.

Bộ Y tế Campuchia cho biết kể từ tháng 1 đến nay, nước này đã tiến hành tổng cộng 14.684 xét nghiệm và không nghi nhận ca bệnh COVID-19 mới trong một tháng.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bunheng kêu gọi người dân vẫn duy trì cảnh giác và có các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn không tụ tập đông đúc.

"Chúng tôi nghĩ hầu hết ca nhiễm nói chung là 'nhập khẩu', do đó chúng ta phải cẩn thận tại tất cả chốt kiểm tra ở biên giới, sân bay, các cảng và các điểm kiểm tra trên bộ" - ông Mam Bunheng nói.

Bộ trưởng Y tế Campuchia cho biết thêm: "Những người đi từ nước ngoài đến phải có giấy xác nhận họ không mắc COVID-19. Sau đó chúng ta mới cho phép họ vào và một khi họ vào Campuchia, họ sẽ được cách ly thêm 14 ngày".

🛑 Ông Trump kỳ vọng có vắcxin cuối năm nay

Tổng thống Mỹ nói ông hy vọng cuối năm nay sẽ có một vắcxin ngừa COVID-19 khả dụng. Ông cũng thông báo đã chỉ định một cựu lãnh đạo ngành dược đôn đốc nỗ lực này.

Ở một diễn biến khác, Trung Quốc cũng đã bắt đầu đưa vào thử nghiệm trên người một loại vắcxin tiềm năng thứ 5 và dự kiến sẽ có thêm một số loại khác nữa sớm được thử nghiệm.

🛑 WHO: muốn đánh bại Covid-19, vắc xin phải được phân chia công bằng

Trong cuộc họp báo ngày 16.5 , Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết giới nghiên cứu đang làm việc với "tốc độ chóng mặt" để tìm giải pháp cho đại dịch Covid-19, và dịch bệnh này chỉ có thể bị đánh bại khi thuốc điều trị và vắc xin được phân phối đều trên toàn thế giới.

"Việc đẩy nhanh tốc độ xử lý Covid-19 đang thống nhất nỗ lực từ nhiều phía, để đảm bảo chúng ta có được liệu pháp điều trị và vắc xin an toàn, hiệu quả, giá cả phải chăng trong thời gian ngắn nhất có thể. Các công cụ này cho con người có thêm hy vọng vượt qua Covid-19, nhưng chúng không thể kết thúc đại dịch nếu chúng ta không đảm bảo việc phân phối bình đẳng. Trong những trường hợp đặc biệt này, chúng ta cần giải phóng toàn bộ nguồn lực của khoa học để mang tới các đổi mới hữu dụng, có thể áp dụng rộng rãi và đem đến lợi ích cho mọi người, ở mọi nơi cùng lúc. Các hình mẫu thị trường truyền thống không thể cung cấp quy mô cần thiết để phân phối cho toàn bộ địa cầu", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo.

Hiện có hơn 100 dự án phát triển vắc xin ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên khắp thế giới.

Trong ngày 15.5, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) khẳng định nước này có thể hoàn thành giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 đối với vắc xin phòng Covid-19 sớm nhất là vào tháng 7. Phó chủ tịch NHC Zeng Yixin cho biết các cuộc thử nghiệm trước đó đã thành công:

"Trong suốt nhiều thử nghiệm lâm sàng của các dự án này, đến hiện tại, chúng tôi không nhận được bất kì báo cáo nào cho thấy có phản ứng bất lợi với vắc xin. Trong giai đoạn thử nghiệm đầu tiên và thứ hai, chúng tôi không phát hiện phản ứng bất lợi. Nếu mọi thứ thuận lợi đúng kế hoạch, các dự án trên sẽ hoàn thành giai đoạn thử nghiệm thứ 2 vào tháng 7".

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng sớm nhất cũng phải đến tháng 1.2021 thế giới mới có thể có những loại vắc xin ngừa Covid-19 đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Cũng tại cuộc họp báo hôm 15.5, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom khuyến nghị các bác sĩ lưu ý một hội chứng viêm hiếm tương tự bệnh Kawaski ở các bệnh nhi nhiễm Covid-19. Nhiều nhà nghiên cứu tin virus corona đã kích ứng gây ra hội chứng này. Tuy nhiên, vì không phải bệnh nhi Covid-19 nào cũng thể hiện triệu chứng, các nhà khoa học đang nghiên cứu mối liên hệ giữa Covid-19 và hội chứng này.

🛑 WHO điều tra hội chứng viêm lạ ở trẻ em có thể liên quan COVID-19

Nhiều trẻ em ở châu Âu và Mỹ ngã bệnh, thậm chí tử vong do hội chứng viêm lạ tương tự như bệnh viêm máu cấp tính Kawasaki, sau khi mắc bệnh COVID-19.

Tổ chức Y tế thế giới ngày 15-5 cho biết đang điều tra mối liên quan giữa COVID-19 và một căn bệnh tương tự như bệnh viêm máu cấp tính Kawasaki ở trẻ em tại châu Âu và Mỹ.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom cũng kêu gọi các nhà khoa học trên thế giới tham gia nghiên cứu về hội chứng viêm lạ này.

Theo ghi nhận, đã có hàng trăm trẻ em mắc phải hội chứng viêm lạ này và có một số em tử vong.

Ca tử vong mới nhất được ghi nhận tại Pháp. Ông Fabrice Michel - trưởng khoa nhi Bệnh viện Timone ở thành phố Marseille, cho biết bệnh nhi tử vong do chấn thương thần kinh sau khi tim ngừng đập sau 7 ngày điều trị do có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Triệu chứng của bệnh nhi là sốt cao kéo dài, mẩn đỏ, đau bụng dữ dội, tim đập nhanh và lưỡi chuyển màu đỏ.

Trước đó ngày 10-5, thống đốc bang New York (Mỹ) Andrew Cuomo thông báo về cái chết của 3 trẻ em ở bang này liên quan đến hội chứng viêm lạ này và bệnh COVID-19, một diễn biến ông gọi là "rất đáng lo ngại".

Tại Anh cũng ghi nhận trẻ em tử vong do hội chứng tương tự.

Các nước đều cho biết đang điều tra, trong đó Mỹ đang tìm hiểu có phải do gen hay không.

Phát biểu tại buổi họp báo trực tuyến ngày 15-5, tổng giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus cho biết các báo cáo sơ bộ cho thấy hội chứng viêm lạ này có thể liên quan đến COVID-19. Chính vì thế, điều quan trọng là phải nhanh chóng và cẩn trọng tìm hiểu hội chứng lâm sàng, hiểu biết về nguyên nhân hậu quả cũng như các biện pháp can thiệp điều trị.

Ông cũng hối thúc các nước, công ty dược phẩm và giới nghiên cứu xóa bỏ rào chắn và chia sẻ các kết quả nghiên cứu về COVID-19 của mình.

WHO mới đây đã cho ra mắt một nền tảng chia sẻ thông tin tự nguyện toàn cầu về đại dịch.

🛑 Ông Trump đồng ý nối lại tài trợ một phần cho WHO

Đài Fox News cuối ngày 15-5 dẫn một bức thư dự thảo gửi tổng giám đốc Tổ chức Y tế thể giới (WHO) cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đồng ý tài trợ một phần lại cho WHO.

Theo dự thảo bức thư dài 5 trang gửi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, chính quyền ông Trump "đồng ý chi tiền bằng với phần đóng góp của Trung Quốc" cho WHO.

Người dẫn chương trình Tucker Carlson của Đài Fox News cho biết: "Chúng tôi nghe nói tổng thống (được cho) đã đồng ý đặt bút ký vào lá thư. Thật tò mò muốn biết ai đã thuyết phục ông ấy làm như vậy".

Một quan chức cấp cao trong chính quyền Washington sau đó cũng xác nhận với chương trình "Tucker Carlson Tonight" rằng ông Trump đã đồng ý với kế hoạch trình bày trong thư dự thảo này.

"Bất chấp những thiếu sót, tôi tin rằng WHO vẫn có tiềm lực to lớn và muốn nhìn thấy WHO sống với tiềm lực này, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu hiện nay", thư viết.

"Đó là lý do tôi quyết định nước Mỹ sẽ tiếp tục là đối tác và làm việc với Tổ chức Y tế thế giới. Trung Quốc đã nợ thế giới rất nhiều và có thể bắt đầu bằng việc chi những khoản tài trợ công bằng cho WHO. Nếu Trung Quốc tăng tài trợ cho WHO, chúng tôi sẽ cân nhắc để điều chỉnh cho thích hợp" - thư nói thêm.

Ngày 14-4, ông Trump tuyên bố Mỹ tạm ngừng tài trợ cho WHO để "tiến hành đánh giá vai trò của WHO trong việc quản lý kém và che đậy mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19".

Các quan chức WHO đã bác bỏ các cáo buộc của Mỹ trong khi Trung Quốc khẳng định nước này đã luôn minh bạch và công khai về dịch COVID-19.

Mỹ là quốc gia góp ngân sách lớn nhất cho WHO, với hơn 400 triệu USD trong năm 2019, chiếm khoảng 15% tổng ngân sách của tổ chức này. Do đó, nếu muốn góp phần công bằng giống như phần tài trợ của Trung Quốc cho WHO, khoản tài trợ mới của chính phủ Mỹ sẽ chỉ bằng 1/10 trước đây.

🛑Trung Quốc có thể đưa Apple vào danh sách 'không đáng tin'

TRUNG QUỐCApple nằm trong danh sách công ty có thể bị đánh giá là "thực thể không đáng tin cậy" và sẽ gặp cản trở khi kinh doanh tại Trung Quốc.

Trang Reuters dẫn lời truyền thông Trung Quốc cho biết, nước này sẵn sàng đưa một số công ty Mỹ, bao gồm Apple vào danh sách "thực thể không đáng tin cậy". Nếu điều này xảy ra, Apple sẽ phải đối mặt với những trở ngại khi kinh doanh tại Trung Quốc, bao gồm những vấn đề liên quan đến pháp lý và hành chính. Đồng thời, người dân Trung Quốc cũng sẽ được khuyên là không nên mua sản phẩm từ Apple.

Theo trang GlobalTimes của Trung Quốc, "thực thể không đáng tin cậy" dùng để chỉ các tổ chức, cá nhân, công ty ngoài Trung Quốc, mà các hoạt động của họ có thể gây nguy hiểm đến hoạt động kinh doanh của các công ty Trung Quốc.

Việc Apple bị đưa vào danh sách này được cho là biện pháp trả đũa của Trung Quốc, sau khi Mỹ gia hạn lệnh trừng phạt, đồng thời chặn nguồn cung cấp chip bán dẫn của Huawei. Theo đó, bất cứ công ty bán dẫn nào sử dụng các công nghệ từ Mỹ, đều sẽ phải xin giấy phép của Mỹ nếu muốn bán chip bán dẫn cho Huawei.

Ngoài Apple, một số công ty như Cisco, Qualcomm, Boeing cũng đang "trong tầm ngắm" và có thể bị cho vào danh sách thực thể không đáng tin cậy tại Trung Quốc.

Việc đối đầu giữa các bên đã diễn ra từ năm 2018. Khi đó, người dân Mỹ cũng được cảnh báo không sử dụng các smartphone của Huawei, trong khi chính phủ Mỹ cấm sử dụng các công nghệ của Huawei và ZTE trong hoạt động viễn thông.

🛑 Trung Quốc 'đau đầu' hồi hương công dân

Tuần trước, 47 công dân Trung Quốc bị bắt khi cố tiếp cận văn phòng Thủ tướng Nepal để nhờ hỗ trợ hồi hương trong cơn tuyệt vọng.
Phát ngôn viên cảnh sát Nepal cho biết 4 người thuộc nhóm công dân Trung Quốc bị buộc tội cư xử thiếu văn minh. Do số chuyến bay đến Trung Quốc sụt giảm mạnh, nhiều công dân nước này bị mắc kẹt khắp thế giới. Họ không có cách nào để về nhà, hoặc phải tranh giành số vé máy bay ít ỏi với chính các đồng hương.

Sự bất lực thúc đẩy nhiều người Trung Quốc ở nước ngoài tới tấp gọi điện đến đường dây nóng của đại sứ quán, đăng những thông điệp phẫn nộ lên mạng xã hội và tổ chức các cuộc biểu tình ở nước sở tại, với hy vọng Bắc Kinh sẽ can thiệp để giải quyết tình huống.

Cảnh sát Nepal bắt một công dân Trung Quốc khi cô biểu tình đòi hỗ trợ hồi hương gần văn phòng Thủ tướng ở Kathmandu hôm 8/5. Ảnh: Reuters.

Cảnh sát Nepal bắt một công dân Trung Quốc khi cô biểu tình đòi hỗ trợ hồi hương gần văn phòng Thủ tướng ở Kathmandu hôm 8/5. Ảnh: Reuters.

Vài năm gần đây, khả năng bảo vệ công dân ở nước ngoài của Trung Quốc trở thành đề tài cho những sản phẩm giải trí, như hai bộ phim bom tấn "Chiến lang 2" và "Điệp vụ Biển Đỏ", với kịch bản liên quan đến việc quân đội Trung Quốc giải cứu công dân khỏi tình huống nguy hiểm ở nước ngoài.

"Đời không giống như phim", Jack Li, sinh viên Trung Quốc đang học tại Los Angeles, Mỹ, cho hay. Anh đã trả 10.000 USD cho một người phe vé để nhờ mua hộ vé máy bay về nước sau nhiều tuần không thể tự mua. "Tôi không nói nên lời và nhiều người khác cũng vậy", Li bày tỏ.

Làm thế nào để hồi hương công dân mắc kẹt ở nước ngoài, giữa lúc thế giới tê liệt vì Covid-19, là câu hỏi hóc búa với bất cứ chính phủ nào. Tuy nhiên, thách thức này đặc biệt nặng nề với Trung Quốc, do công dân của họ sang các quốc gia khác ngày càng nhiều.

Kể từ năm 2011, sau khi hứng chỉ trích nặng nề vì quá chậm chạp trong việc bảo vệ các công ty và người lao động Trung Quốc mắc kẹt trong nội chiến Libya, Bắc Kinh đã cố gắng xây dựng hình ảnh tốt trong nhiệm vụ bảo hộ công dân ở nước ngoài.

Khi bão Maria tàn phá quốc đảo Dominica thuộc vùng Caribe hồi năm 2017, hãng thông tấn nhà nước Xinhua đã hết lời ca ngợi cuộc sơ tán hơn 150 công dân Trung Quốc khỏi khu vực thảm họa. "Trước một thảm họa, tổ quốc sẽ không bỏ bất cứ đồng bào nào phía sau!", tờ báo viết. Tuy nhiên, nhiệm vụ này không phải lúc nào cũng suôn sẻ.

Hồi cuối tháng 3, trong bối cảnh nCoV bắt đầu lây lan toàn cầu, Bắc Kinh áp lệnh hạn chế di chuyển, cắt giảm các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc xuống chỉ còn hơn 100 chuyến/tuần. Tại cuộc họp báo vào ngày công bố quyết định, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi công dân ở nước ngoài lưu lại quốc gia sở tại, nhằm tránh lây nhiễm chéo hoặc mắc kẹt ở nước thứ ba do các quy định hạn chế đi lại.

Động thái này được cho là giúp giảm nguy cơ "nhập khẩu virus", tránh gây bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ hai, nhưng lại làm tăng rủi ro về chính trị bởi sự tức giận của công dân Trung Quốc ở nước ngoài. Gần như ngay sau khi quyết định này được công bố, nhiều người Trung Quốc ở nước ngoài đã phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.

"Trong lúc trẻ em đang chen chúc để được lên tàu, làm thế nào tổ quốc có thể rút ván đi chứ?", một tài khoản viết trên WeChat và được chia sẻ rộng rãi, trước khi bài đăng bị xóa.

"Nói một cách khách quan, những công dân ở nước ngoài đang cố gắng trở về nhà đối mặt với rất nhiều khó khăn", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố, nói thêm rằng các cơ quan đại diện ngoại giao nước này đã cung cấp khẩu trang cho công dân ở nước ngoài, cũng như những thông tin thay đổi về chuyến bay, đồng thời hỗ trợ họ gia hạn visa.

Tuyên bố còn viết rằng khác với một số quốc gia cắt hết mọi tuyến đường, chính phủ và các hãng hàng không Trung Quốc vẫn nỗ lực vượt khó "nhằm xây dựng thêm những hành lang trên không, giúp công dân Trung Quốc hồi hương".

Chưa có thống kê về số công dân Trung Quốc đang mắc kẹt bên ngoài lãnh thổ, nhưng dữ liệu trước đó cho thấy con số này khá lớn. Tại cuộc họp báo tháng trước, một quan chức Bộ Giáo dục cho biết hơn 85% trong số 1,6 triệu du học sinh Trung Quốc vẫn ở nước ngoài tính đến ngày 2/4. Thêm vào đó là 744.000 người lao động theo hợp đồng ở nước ngoài tính đến cuối tháng 3, theo Bộ Thương mại Trung Quốc.

Trong cơn tuyệt vọng, những công dân mắc kẹt đã gây áp lực lên các đại sứ quán và lãnh sự quán. Đại sứ Trung Quốc tại Nga từng bị chỉ trích kịch liệt sau khi nói những người Trung Quốc tìm đường hồi hương "không có đạo đức tối thiểu", trong bối cảnh công dân trở về từ Nga được xác định là nguyên nhân khiến số ca nhiễm nCoV tại tỉnh Hắc Long Giang ở phía đông bắc Trung Quốc gia tăng trở lại.

Giới chức tại lãnh sự quán Trung Quốc ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), cũng nhận được hàng loạt câu hỏi và bị chỉ trích xử lý yếu kém khi tiến hành cuộc gọi video trực tuyến với khoảng 500 công dân Trung Quốc mắc kẹt cuối tháng trước. Tuy nhiên, giới chức kêu gọi họ đóng góp cho đất nước bằng cách ở lại.

"Nếu không nghe được câu nói đó, có lẽ tôi vẫn nuôi hy vọng", một người tham gia cuộc gọi cho hay. Vài tuần sau, lãnh sự quán Trung Quốc ở Dubai cuối cùng cũng sắp xếp một chuyến bay đến Thượng Hải cho hơn 200 công dân vào ngày 2/5.

Các quan chức Trung Quốc ở Nepal cũng từng sắp xếp hai chuyến bay để đưa tổng cộng 346 công dân về nước hôm 7/5. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bị bỏ lại phía sau. Cuộc biểu tình dẫn đến vụ bắt 47 người ở Kathmandu tuần trước do những công dân Trung Quốc không thể hồi hương hôm 7/5 tiến hành.

Trong bài đăng trên WeChat hồi cuối tháng 4, đại sứ quán Trung Quốc ở Abu Dhabi, UAE, cho biết những chuyến bay hồi hương ưu tiên dành cho trẻ em, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.

Một người từng tham gia cuộc gọi video trực tuyến của lãnh sự quán Trung Quốc ở Dubai cho biết cô đã mắc kẹt hai tháng sau khi đến UAE bằng visa du lịch, nói thêm rằng cô đã 6 lần bị hủy vé máy bay về nhà. Do không thể đi làm, cô chỉ ăn hai bữa mỗi ngày để tiết kiệm tiền.

"Tôi không thể trụ lâu hơn nữa. Tôi cảm thấy mình không còn là một công dân Trung Quốc đang tồn tại", người phụ nữ giấu tên cho hay.

🛑 Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng 'đàn áp' Huawei

Trung Quốc cho rằng các hạn chế mới của Mỹ nhắm vào tập đoàn Huawei là "đàn áp vô lý", hủy hoại chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cục An ninh và Công nghiệp (BIS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ hôm qua thông báo kế hoạch ngăn tập đoàn Huawei của Trung Quốc sử dụng công nghệ và phần mềm Mỹ để thiết kế, sản xuất các sản phẩm bán dẫn ở nước ngoài. BIS cho biết kế hoạch này được thiết kế nhằm chặn đứng nỗ lực của Huawei lách lệnh kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.

Các hạn chế mới sẽ khiến Huawei không thể tiếp cận được nhà sản xuất chip TSMC của Đài Loan, một trong những nhà cung cấp hàng đầu của hãng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay ra thông cáo cảnh báo kế hoạch này của Mỹ sẽ "phá hủy chuỗi sản xuất, cung ứng và giá trị toàn cầu", khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty nước này.

"Chúng tôi kêu gọi Mỹ chấm dứt ngay lập tức hành động đàn áp vô lý đối với Huawei và các doanh nghiệp Trung Quốc", Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.

Giới chức Mỹ nhiều lần cáo buộc Huawei ăn cắp bí mật thương mại của nước này và hỗ trợ các hoạt động do thám của Trung Quốc, làm leo thang căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh quanh vấn đề thương mại, khiến Huawei phụ thuộc nhiều hơn nữa vào công nghệ nội địa.

Với lệnh hạn chế mới của Bộ Tài chính Mỹ, các công ty nước ngoài sử dụng công nghệ Mỹ bị cấm bán sản phẩm bán dẫn cho Huawei mà không được Washington cho phép.

Tờ Global Times dẫn lời một quan chức chính phủ Trung Quốc tuyên bố nước này sẵn sàng nhằm vào các tập đoàn Apple, Qualcomm, Cisco và Boeing để trả đũa hạn chế của Mỹ đối với Huawei. Các biện pháp đáp trả có thể bao gồm đưa 4 công ty trên của Mỹ vào danh sách "thực thể không đáng tin cậy", cho phép Trung Quốc mở các cuộc điều tra nhằm vào họ và thậm chí đình chỉ thương vụ mua máy bay với Boeing.

Victor Gao, phó chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cho biết Bắc Kinh có nhiều cách để trả đũa các hạn chế mới nhằm vào Huawei, gồm bán hoặc dừng mua trái phiếu kho bạc Mỹ và thắt chặt kiểm soát với các sản phẩm của Apple.

"Nếu Bắc Kinh tuyên bố mọi sản phẩm Apple sản xuất tại Trung Quốc phải được kiểm định, quá trình vận chuyển hàng sẽ bị trì hoãn trong ba tháng và Apple sẽ chết", Victor Gao nói.
🍋NÓNG: CẬP NHẬT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI ĐÊM NAY, RẠNG SÁNG MAI TRÊN CÁC BÁO, CHO CÁC BẠN THẤY THỰC TẾ TÀN KHỐC CỦA COVID-19 VẪN TIẾP DIỄN.

TANG THƯƠNG BAO TRÙM RẤT NHIỀU QUỐC GIA KHI SỐ LƯỢNG CA TỬ VONG QUÁ LỚN, CA NHIỄM VẪN TIẾP TỤC TĂNG DẦN ĐỀU CHƯA CÓ DẤU HIỆU DỪNG LẠI.

XIN CẦU NGUYỆN CHO TẤT CẢ.

Thế giới hiện có:

📌 4,769,643 ca nhiễm
📌 314,512 ca tử vong
📌 1,843,154 ca phục hồi

Dịch bệnh đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ

Top 6 quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19. Nga lên vị trí thứ 2, không còn Trung Quốc trong top 10 quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới.

📌1. Mỹ: 1.514.586 ca nhiễm, 90.258 ca tử vong. (chính thức vượt mốc 1.5 triệu ca nhiễm và hơn 90 ngàn ca tử vong)
📌2. Nga: 281.752 ca nhiễm, 2.631 ca tử vong.
📌3. Tây Ban Nha : 277.719 ca nhiễm, 27.650 ca tử vong.
📌4. Anh: 243.303 ca nhiễm, 34.636 ca tử vong.
📌5. Brazil: 233.648 ca nhiễm, 15.668 ca tử vong.
📌6. Italy: 225.435 ca nhiễm, 31.908 ca tử vong.
📌 Vị trí thứ 7,8,9,10 lần lượt là Pháp, Đức Turkey, Iran, Trung Quốc chính thức xuống vị trí thứ 11.

🛑Virus tấn công toàn bộ lãnh thổ 11 múi giờ của Nga

Virus corona đã tấn công tất cả khu vực trên lãnh thổ rộng lớn kéo dài 11 múi giờ của nước Nga, trong đó Moscow là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất với hơn 50% số ca nhiễm bệnh.

Tuần qua, Nga liên tục ghi nhận số ca nhiễm virus corona tăng kỷ lục, và hiện trở thành quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Mọi khu vực trên lãnh thổ của quốc gia rộng nhất thế giới, trải dài trên 11 múi giờ, đã ghi nhận cac dương tính với dịch bệnh.

📌VIRUS LAN TỚI MỌI KHU VỰC

Trong cuộc họp qua video với 85 lãnh đạo các khu vực của Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho biết gánh nặng hiện thuộc về các lãnh đạo địa phương, những người chịu trách nhiệm quyết định tiếp tục duy trì các biện pháp phong tỏa hay nới lỏng dần nhằm mở cửa lại nền kinh tế.

"Chúng ta có một đất nước rộng lớn. Tình hình dịch tễ khác nhau ở từng vùng.

Chúng ta đã thực hiện điều này trước đây, và giờ bước vào giai đoạn tiếp theo, phải có hành động cụ thể và thận trọng hơn", ông Putin nói.

Số liệu của chính phủ cho thấy dịch bệnh đã lan tới tất cả các khu vực của Nga, từ Kaliningrad nằm giữa Ba Lan và Lithuania tới khu tự trị xa xôi Chukotka ở vùng Viễn Đông, nơi cách Alaska của Mỹ chỉ bởi eo biển Bering.

Các khu vực của Nga hiện đã bắt đầu tự báo cáo các ca nhiễm bệnh, đôi khi cho số liệu sai khác so với con số công bố chính thức về số người nhiễm mới và tử vong.

Vùng Kaliningrad hôm 15/5 thông báo có 13 ca tử vong vì dịch bệnh, tuy nhiên số liệu công bố chính thức trên website của chính phủ chỉ là 11. Tương tự, vùng Chelyabinsk ở dãy núi Ural cùng ngày thông báo có 10 ca tử vong liên quan tới Covid-19, trong khi số liệu chính thức công bố trên cổng thông tin quốc gia chỉ là 6.

Trả lời báo chí tuần qua, Phó thủ tướng Nga Tatiana Golikova bác bỏ nghi vấn chính phủ can thiệp vào số liệu công bố. Tuy nhiên, số liệu tử vong vì dịch bệnh tại Nga đang là chủ đề thu hút sự chú ý. Tỷ lệ tử vong tại Nga, với chỉ 2.631 trường hợp, thấp hơn đáng kể nếu so với tổng số ca nhiễm bệnh đã vượt 281.000.

Tại Moscow, quan chức y tế cho biết dữ liệu công bố "hoàn toàn minh bạch". Tuy nhiên, cơ quan y tế thủ đô thừa nhận tổng số trường hợp tử vong vì virus corona chỉ bao gồm những người chết đã được khám nghiệm tử thi và có kết quả xác nhận là tử vong trực tiếp vì các triệu chứng do virus corona gây ra.

📌MOSCOW CHIẾM HƠN 50% SỐ CA BỆNH

Giống như những gì diễn ra ở phần còn lại của châu Âu, thủ đô Nga là Moscow trở thành khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Trong tổng số hơn 281.000 ca nhiễm virus corona, thủ đô Moscow chiếm hơn 50% với 142.824 ca nhiễm bệnh, số liệu do nhà chức trách Nga công bố hôm 17/5.

Chính quyền thủ đô Moscow đang xử lý dịch bệnh theo cách được miêu tả là "thận trọng". Tuần qua, Tổng thống Putin đã tuyên bố dần nới lỏng các biện pháp phong tỏa trên cả nước, theo quyết định của lãnh đạo các địa phương. Tuy nhiên, Thị trưởng Moscow Sergey Sobyanin khẳng định không vội vàng chấm dứt phong tỏa.

"Gỡ bó các hạn chế quá sớm sẽ mang lại nguy cơ thực sự về làn sóng dịch bệnh thứ hai. Kéo dài (phong tỏa) không thích đáng cũng gây thiệt hại nặng nề cho người dân", ông Sobyanin phát biểu hôm 14/5.

Thủ đô Moscow được chuẩn bị để đối phó với đại dịch tốt hơn nhiều so với các khu vực kém phát triển khác ở Nga. Khi các ca nhiễm virus corona tăng nhanh vào đầu tháng 4, chính quyền Moscow đã mở cửa bệnh viện mới để phục vụ điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19. Cơ sở này được xây dựng trong 1 tháng. Thành phố cũng triển khai chương trình kiểm tra virus corona miễn phí cho người dân.

Để đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phong tỏa, Moscow cũng ra mắt hệ thống vé điện tử để thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp phong tỏa. Mặc dù vậy, việc kiểm tra vé điện tử dẫn tới tình trạng tắc nghẽn tại các địa điểm giao thông công cộng, khiến giãn cách xã hộit rở nên kém hiệu quả.

Tuy nhiên, một số địa phương khác ở Nga không có được sự chuẩn bị như tại Moscow, cũng như thiếu thốn nguồn lực để đối phó với dịch bệnh.

Trong một đoạn video đăng tải gần đây tại thị trấn Ivanteyevka, chỉ cách thủ đô Moscow khoảng 15 km, phóng viên người Nga Irina Shikhman ghi lại hình ảnh phòng khám địa phương xuống cấp và thiếu thốn các thiết bị điều trị cần thiết.

Mặc dù vậy, một bác sĩ tuyên bố "không phàn nàn gì" về nguồn cung thiết bị bảo hộ y tế tại cơ sở này.
-------------------------

🛑 Mỹ - Trung và cuộc 'Chiến tranh lạnh 2.0'

Giới học giả và chuyên gia vẫn đang chia rẽ về việc liệu Mỹ - Trung có đang thực sự trong một cuộc chiến tranh lạnh như từng diễn ra trong quá khứ.

Trong vòng 7 ngày liên tục, Nhân Dân Nhật báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng 7 bài xã luận, trong đó đặt ra 7 câu hỏi lớn mang tính đả kích nước Mỹ.

Loạt bài kết thúc ngày 13-5 bằng câu hỏi thứ 7: Các chính trị gia Mỹ không thấy n.hục nhã khi trở thành đồng phạm của virus hay sao?

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã căng thẳng từ trước khi COVID-19 bắt đầu, và đại dịch chỉ đang đẩy nhanh tốc độ xói mòn bằng những cuộc khẩu chiến giữa hai bên về trách nhiệm xử lý dịch bệnh.

Năm 2007, nhà kinh tế học Moritz Schularick và tôi đã sử dụng thuật ngữ "Chimerica" để mô tả mối quan hệ kinh tế cộng sinh giữa Trung Quốc và Mỹ. Hôm nay, sự hợp tác đó đã chết. Chiến tranh lạnh 2.0 đã bắt đầu - Niall Ferguson (học giả thuộc Viện Hoover - Mỹ)

📌Ngày càng sát điểm nứt gãy

Jacob Stokes, nhà phân tích của Viện Hòa bình Mỹ, nhận xét quan hệ Mỹ - Trung đang ở dưới đáy thấp nhất trong vòng 50 năm qua.

Vậy mà bốn tháng trước đó, khi hai nước đạt được một thỏa thuận thương mại sơ bộ, không ít người ít nhiều thở phào vì thỏa thuận bước 1 này được ví như bước ngoặt giúp thế giới bước ra khỏi một cuộc chiến thuế quan tốn kém.

Từ chỗ ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố không muốn nói chuyện với nhà lãnh đạo Trung Quốc, thậm chí đe dọa cắt đứt quan hệ với nền kinh tế số 2 thế giới.

Đáp lại, trong tuyên bố được phát đi ngày 15-5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ "từ bỏ tâm lý chiến tranh lạnh" và hợp tác cùng chống virus. Gao Zhikai, thông dịch viên thân cận của ông Đặng Tiểu Bình, thừa nhận COVID-19 đã đẩy quan hệ hai nước đến gần điểm nứt gãy.

"Chưa bao giờ kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1979, Trung Quốc và Mỹ lại trong mối quan hệ nguy hiểm và đối đầu như hiện nay", ông Gao nói với Hãng tin Bloomberg.

📌Chiến tranh lạnh 2.0

Một số nhà phân tích đã bắt đầu sử dụng khái niệm "Chiến tranh lạnh mới" hay "Chiến tranh lạnh 2.0" để mô tả quan hệ hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trên thực tế, từ tận cuối năm ngoái, khi COVID-19 chưa bùng phát và khiến quan hệ hai nước thoái trào, báo New York Times của Mỹ từng tuyên bố chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu.

Trong thời điểm hiện tại, sự cạnh tranh về mặt quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc là có, nhưng lại thiếu sự đối đầu về ý thức hệ.

"Sẽ là một vấn đề đau đầu nếu chúng ta định nghĩa chiến tranh lạnh mới là cuộc đối đầu quân sự và ý thức hệ", học giả Cheng Li thuộc Viện Brookings (Mỹ) lập luận, đồng thời cho rằng bối cảnh hiện nay đã hoàn toàn khác, khi toàn cầu hóa đã dẫn tới việc "Mỹ hắt hơi thì Trung Quốc cũng sổ mũi".

Những người từ chối sử dụng khái niệm chiến tranh lạnh lập luận Trung Quốc không phải Liên Xô và Mỹ hiện tại cũng không còn là Mỹ của thế kỷ 20.

Ông Jacob Stokes, cựu cố vấn an ninh quốc gia cho cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden, cho rằng các định nghĩa về chiến tranh lạnh mới đang quá lỏng lẻo. Tuy nhiên, việc sử dụng khái niệm này có thể hữu ích cho các chính trị gia Mỹ.

"Trong một nền dân chủ, các nhà lãnh đạo cần giải thích các quyết định an ninh quốc gia cho công chúng bằng các thuật ngữ dễ hiểu. Và người Mỹ thường hiểu rằng một cuộc chiến tranh lạnh nghĩa là một cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia hùng mạnh trong chính trị, công nghệ, quân sự và giá trị cốt lõi".

Trang Axios nhận xét Bắc Kinh dường như cho thấy họ không muốn bắt đầu chiến tranh lạnh với Washington, nhưng chấp nhận xem đó như một rủi ro nếu tình hình xấu thêm.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio, một trong những người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, lập luận quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc phải được tái cân bằng, nhưng chiến tranh lạnh không phải là kết quả hay cách thức mà Washington mong muốn.

Một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew hồi tháng 3 cho thấy 66% người Mỹ hiện có thái độ tiêu cực với Trung Quốc, tăng gần 20% so với năm 2017 và là mức cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát được tiến hành năm 2005.

Ở chiều ngược lại, nhiều người ở Trung Quốc cho rằng phần lớn những căng thẳng hiện nay đều bắt nguồn từ Mỹ và Washington đã rơi vào bẫy Thucydides: lo sợ thái quá về sự trỗi dậy của
-------------------------

🛑THÊM QUAN CHỨC CẤP CAO NHIỄM DỊCH BỆNH

Nhiều quan chức cấp cao của Nga đã trở thành nạn nhân của virus corona. Mới đây nhất, người phát ngôn của tổng thống Nga là Dmitry Peskov hôm 12/5 cho
biết bản thân ông đã có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng mới virus corona. Hãng thông tấn Interfax của Nga cho biết ông Peskov đã phải nhập viện để tiếp nhận điều trị.

"Vâng, tôi đang ốm, tôi đang điều trị tại bệnh viện", Interfax dẫn lời ông Peskov cho biết.

Ông Peskov cho biết lần cuối cùng ông tiếp xúc cá nhân với Tổng thống Putin là hơn một tháng trước, theo hãng thông tấn TASS. Điện Kremlin cho biết sức khỏe của Tổng thống Putin được bảo vệ nghiêm ngặt, đồng thời Nga sẽ sử dụng những phương pháp điều trị y tế tốt nhất cho nhà lãnh đạo đất nước.

Ông Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Putin, là quan chức chính phủ cấp cao mới nhất nhiễm dịch bệnh tại Nga. Trước đó, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cuối tháng 4 cho biết được chẩn đoán nhiễm virus corona. Ông Mishutin đã tạm thời nghỉ việc để tiếp nhận điều trị.

Trong khi đó, Tổng thống Putin được thông báo làm việc từ xa tại nhà riêng ở bên ngoài thủ đô Moscow. Từ đây, ông Putin điều hành nhiều cuộc họp và tham dự các hội nghị bằng hình thức trực tuyến. Hôm 12/5, ông Putin đã gặp mặt trực tiếp với Igor Sechin, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Rosneft.
-------------------------

🛑'5 tiểu thương thì 4 người nhiễm virus' - hiểm họa từ chợ ở Mỹ Latin

Các khu chợ trở thành tâm điểm nơi virus corona bùng phát tại nhiều quốc gia Mỹ Latin, trong bối cảnh các chính phủ không sẵn sàng và mạnh tay đóng cửa.

Tại chợ hoa quả trung tâm Lima, thủ đô của Peru, cứ 5 tiểu thương thì 4 người xét nghiệm dương tính với virus corona. Đây là kết quả gây sốc hé lộ mức độ lây lan dịch bệnh nhanh chóng không chỉ tại Peru mà còn xảy ra khắp Mỹ Latin, làm dấy lên quan ngại các chợ dân sinh truyền thống đang trở thành ổ dịch khiến virus bùng phát.

Xét nghiệm công bố tuần qua cho thấy 79% tiểu thương tại chợ đầu mối bán buôn hoa quả trung tâm Lima có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Xét nghiệm tại các chợ thực phẩm tươi sống khác ở Lima cho thấy ít nhất 50% tiểu thương nhiễm bệnh.

📌KHÔNG ĐÓNG CỬA CHỢ DÙ ĐÃ THÀNH Ổ DỊCH

Kết quả xét nghiệm xuất hiện trong bối cảnh nhà chức trách từ thủ đô của Mexico tới Rio de Janeiro của Brazil đang chật vật tiến hành giãn cách xã hội và thực thi các biện pháp vệ sinh tại các chợ bán buôn và bán lẻ, vốn là xương sống của nền kinh tế các quốc gia.

Khu vực Mỹ Latin đang lao đao khi số người tử vong vì nhiễm virus corona tăng nhanh. Mexico và Brazil, các quốc gia nơi giới lãnh đạo cấp cao bị cáo buộc cố tình giảm nhẹ sự nghiêm trọng của đại dịch, tuần qua ghi nhận ngày có số ca tử vong kỷ lục từ khi dịch bệnh bùng phát.

Trong khi đó, dù là quốc gia áp dụng các biện pháp phong tỏa gắt gao nhất khu vực suốt hai tháng qua, Peru lại là nước ghi nhận đồng thời số ca nhiễm mới và số ca tử vong cao nhất kể từ khi virus corona tấn công Nam Mỹ.

Tổng thống Peru Martin Vizcarra cho biết các thương nhân nhiễm bệnh tại Lima sẽ được cách ly, tuy nhiên ông từ chối đóng cửa các khu chợ khi cho rằng có thể gây ra tình trạng thiếu hụt thực phẩm. Quân đội và cảnh sát được triển khai đến đây để đo nhiệt độ tất cả người ra vào.

"Các khu chợ rõ ràng là lý do lớn nhất của sự lây lan dịch bệnh, đó là nguyên nhân biện pháp cách ly của Peru không phát huy tác dụng", Eduardo Zegarra, điều tra viên của Grade, tổ chức nghiên cứu phát triển tại Lima, cho biết. Ông Zegarra từng là phó thị trưởng thủ đô Lima của Peru.

Các chuyên gia tại Peru hiện kêu gọi chính quyền đóng cửa các khu chợ và ban bố tình trạng vệ sinh khẩn cấp.

Bất chấp đại dịch, nhà chức trách thủ đô Lima vẫn cho phép hơn 1.200 chợ dân sinh mở cửa. Để kiểm soát dịch bệnh, họ tiến hành kiểm tra y tế, những người nhiễm virus, hầu hết không có triệu chứng, được yêu cầu cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở của chính phủ.

Tuy nhiên, chuyên gia từ Grade cho rằng các chợ bán buôn là "ổ lây bệnh khổng lồ" của thành phố.

Santa Anita, chợ bán buôn lớn nhất thủ đô Lima, có tới 30.000 tiểu thương và lao động hoạt động, buôn bán tới 8.000 tấn thực phẩm mỗi ngày. Tại đây, hàng chục ca nhiễm bệnh và ít nhất 1 người tử vọng đã được ghi nhận, liên quan tới những người lao động.

Số liệu liên quan tới chợ Santa Anita làm dấy lên lo ngại virus có thể đã lây lan giữa hàng nghìn người, không chỉ trong phạm vi chợ, mà còn cả các tài xế xe tải vốn di chuyển khắp các thành phố tại Peru, và sang các quốc gia láng giềng.

"Tôi lo sợ tình trạng này sẽ làm bùng phát làn sóng đại dịch thứ hai. Sự lây lan giữa các tiểu thương ở mức cao, tôi không biết họ đã mang virus trong bao lâu và đã truyền bệnh cho bao nhiêu người", ông Zegarra cho biết.

📌HÀNG CHỤC NGHÌN NGƯỜI ĐẾN CHỢ MỖI NGÀY

Chợ bán buôn CEAGESP ở Sao Paulo, một trong những chợ lớn nhất Nam Mỹ, đã ghi nhận số ca nhiễm virus corona được miêu tả là "không đếm xuể", trong khi số ca tử vong là 30, theo lời Cláudio Furquim, chủ tịch công đoàn những nhà phân phối hàng hóa của chợ.

"Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì các ca tử vong, nhưng nếu xét tới có 40.000 người tới chợ mỗi ngày, con số trên may mắn là vẫn khá thấp", ông Furquim cho biết.

Tuần qua, truyền thông Brazil đăng tải các bản tin cho thấy đám đông khách hàng và tiểu thương đứng san sát nhau tại các chợ ở Brazil, phần lớn không đeo khẩu trang.

Trong bản tin của đài TV Record, một người Brazil tên Diego Hipolito cho biết chú của người này, làm nghề tài xế xe tải, đến chợ mỗi ngày và vẫn làm việc dù đã ngã bệnh với các triệu chứng của người nhiễm virus corona. Người này cuối cùng đã tử vong.

"Tôi nghĩ ông ấy có lẽ đã truyền bệnh cho người khác", Hipolito cho biết.

Các khu chợ đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa và kinh tế của các nước Mỹ Latin, dù những ông lớn ngành bán lẻ như Walmart đang nhanh chóng mở rộng tại khu vực này. Chính vai trò quan trọng của các khu chợ đã khiến chúng trở thành mấu chốt trong chuỗi lây lan dịch bệnh.

Corabastos, chợ bán buôn lớn nhất Colombia gần thủ đô Bogota, đang trở thành tâm điểm bùng phát dịch bệnh tại quốc gia Nam Mỹ này. Tuần trước, thị trưởng Bogota Claudia Lopez cho biết phần lớn khu chợ sẽ chỉ hoạt động với 35% công suất, sau khi 30 ca nhiễm được phát hiện.

Giám đốc cơ quan y tế thành phố, ông Alejandro Gomez thừa nhận chính quyền địa phương đã có thể ứng phó tốt hơn, tuy nhiên viện dẫn lý do về nguồn cung thực phẩm.

"Chúng tôi không thể để Corabastos trở thành nguy cơ đe dọa sức khỏe người dân Bogota, nhưng cũng không thể để xảy ra khan hiếm thực phẩm", ông Gomez nói.

Phản ứng của chính quyền Bogota đã nhận về nhiều chỉ trích. Jorge Colmenares, thành viên phe đối lập trong hội đồng thành phố, cho rằng việc virus corona tấn công vào khu chợ cung cấp thực phẩm cho hàng triệu người dân là do "sự bất cẩn của chính quyền thành phố Bogota".

Central de Abasto, chợ bán buôn ở Mexcio City, thủ đô của Mexico, là nơi tiếp nhận hàng hóa từ khắp cả nước, cũng như cung cấp nhu yếu phẩm cho toàn bộ thủ đô. Tại đây, ít nhất 25 ca dương tính và 2 ca tử vong vì virus corona đã được phát hiện. Tuy nhiên, truyền thông địa phương cho rằng số ca nhiễm bệnh thực tế cao hơn nhiều.

Chỉ sau thời gian ngắn cách ly, chính quyền Mexcio đã công bố kế hoạch tái mở cửa nền kinh tế. Dù tỏ ra cảm thôi với lời kêu gọi mở cửa trở lại, Cornejo vẫn lo sợ điều tồi tệ nhất của dịch bệnh vẫn đang ở phía trước.

"Về mặt kinh tế, đã đến lúc mở cửa lại. Nhưng về mặt sức khỏe, tôi lo ngại, tôi chưa nghĩ chúng ta đã qua thời điểm tệ nhất. Tôi đã trải qua đại dịch H1N1 và động đất, nhưng chưa bao giờ chứng kiến điều gì tương tự", Cornejo nói.
-------------------------

🛑Báo nước ngoài viết về nỗ lực cứu 'bệnh nhân 91'

Báo chí nước ngoài nhìn nhận Việt Nam đang cố gắng hết sức để cứu bệnh nhân phi công Anh, ca ngợi các biện pháp "mạnh tay" của chính phủ.

Hãng tin Reuters trong một bài sâu rộng về tiến trình chữa trị cho "bệnh nhân 91", viết: "Nam phi công là bệnh nhân nặng nhất của Việt Nam, đang được chính phủ Việt Nam điều trị miễn phí".

Dưới tiêu đề nhấn mạnh việc nỗ lực cứu mạng công dân Anh, hãng nhắc lại lần nữa trong bài rằng Việt Nam "không tiếc bất cứ gì để giữ lại cuộc sống cho người đàn ông 43 tuổi".

Trường hợp của anh này thu hút sự chú ý ở Việt Nam, nơi chính phủ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng trong chiến dịch ngăn chặn virus, Reuters nhận xét và cập nhật số người mong muốn hiến phổi cho bệnh nhân phi công, dẫn trường hợp một cựu chiến binh 70 tuổi tình nguyện cho phổi. "Tuy nhiên bác sĩ đã từ chối vì các lý do y tế".

"Có một số vấn đề về bệnh lý nền khiến tình trạng của bệnh nhân phi công diễn biến xấu hơn", hãng dẫn phát biểu của phát ngôn viên ngoại giao Lê Thu Hằng. "Nhưng với nỗ lực cao nhất, các cơ quan y tế Việt Nam, các chuyên gia bác sĩ giỏi nhất Việt Nam sẽ tập trung điều trị và cứu chữa cho bệnh nhân người Anh".

Việt Nam hy vọng sẽ tận dụng thành công trong công tác chống dịch và trở thành môi trường an toàn thu hút các nhà sản xuất quốc tế đang muốn đa dạng chuỗi cung ứng, Reuters cho hay.

Đài phát thanh quốc gia Mỹ (NPR) ca ngợi những nỗ lực của Việt Nam trong công tác chống dịch Covid-19.

"Việt Nam là một điểm sáng trong chống dịch Covid-19 và đang mở các hoạt động kinh doanh trở lại", NPR viết. "Nhờ những hoạt động ráo riết trong việc theo vết, cách ly và xét nghiệm, nước này đã giữ được số ca nhiễm quanh mức 300 và chưa có tử vong".

Đài Mỹ cũng đề cập việc người dân Việt Nam tình nguyện hiến phổi cho bệnh nhân người Anh; dẫn lời Phó giám đốc Trung tâm ghép tạng cho biết rất cảm động trước thiện ý của công chúng, trong đó có cựu binh 70 tuổi, nhưng đành từ chối theo quy định y tế.

"Các bác sĩ tại TP HCM đang rất cố gắng để cứu bệnh nhân phi công nặng", đài này đưa tin. "Hầu hết bệnh nhân khác đã khỏi bệnh".

Cách thức chống dịch của Việt Nam tiếp tục được báo chí nước ngoài quan tâm. BBC viết: "Phản ứng 'thái quá' giúp chống dịch như thế nào".

Không giống với các quốc gia khác, Việt Nam đã đánh giá đúng tình hình dịch bệnh nên có biện pháp xử lý và phòng chống kịp thời trong "giai đoạn vàng". Cách chống dịch của Việt Nam tốn nhiều công sức, có những hạn chế nhất định nhưng tiết kiệm về chi phí và hiệu quả.

Nhưng đến nay quá trễ để các nước có thể học hỏi mô hình này, hãng tin viết.
Các chuyên gia được hãng mời phân tích hiệu quả của phương pháp này.

"Khi phải đương đầu với những loại mầm bệnh mới và có thể rất nguy hiểm, phản ứng thái quá vẫn là tốt hơn", Tiến sĩ Todd Pollack thuộc Chương trình hợp tác Tăng cường Sức khỏe của Đại học Havard tại Việt Nam, nói. "Nhận thấy hệ thống y tế công sẽ nhanh chóng bị quá tải dù virus chỉ lây ở mức độ nhẹ, Việt Nam chọn cách phòng bệnh sớm trên phạm vi rất rộng".

"Việt Nam đã hành động rất nhanh, điều có vẻ như khá cực đoan ở thời điểm đó nhưng sau đó nó được chứng minh là rất hợp lý", giáo sư Guy Thwaites, Giám đốc Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) tại TP HCM, đơn vị hợp tác với chính phủ Việt Nam về các chương trình bệnh truyền nhiễm, nhận xét.

"Chính phủ và người dân nước này đã quen với việc xử lý các bệnh truyền nhiễm và cẩn trọng với các bệnh này. Có lẽ, họ thận trọng hơn rất nhiều so với các quốc gia giàu. Họ biết cách phản ứng ra sao trước các bệnh như vậy".

"Nói chung phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh và luôn ít tốn kém hơn," BBC dẫn lời ông Thwaites.

Báo Guardian đánh giá cao công tác chống dịch của Việt Nam và cập nhật chi tiết diễn biến về quá trình Việt Nam điều trị cho bệnh nhân phi công.

"Việt Nam có 96 triệu dân, chung biên giới với Trung Quốc, nhưng cho đến nay chỉ ghi nhận 288 ca nhiễm Covid-19 và không có trường hợp tử vong, một phần nhờ các chiến dịch sàng lọc xét nghiệm ráo riết để cách ly kịp thời, nhắn tin khuyến cáo cho người dân và các phản ứng nhạy bén trước diễn biến dịch", Guardian mô tả ngày 15/5.

Việt Nam đã dần tăng khả năng xét nghiệm khi tổ chức xét nghiệm hàng loạt cho những người nghi nhiễm. Đầu tháng 4, Việt Nam đã cách ly gần 70.000 người, trong đó có hơn 44.000 người trong các cơ sở quân đội và ký túc xá đại học.

Báo New York Times theo sát nỗ lực của Việt Nam trong điều trị bệnh nhân phi công: "Các bác sĩ tại Việt Nam đang hy vọng ca ghép phổi có thể cứu sống phi công người Anh, để anh ấy không trở thành ca tử vong đầu tiên tại quốc gia Đông Nam Á này".

Channel News Asia của Singapore đánh giá "hành động kịp thời của chính phủ đã giúp ngăn chặn dịch bệnh lây lan rộng và giành lại niềm tin của công chúng".

"Ngay cả những người nước ngoài thường hoài nghi nay cũng ca ngợi những nỗ lực của quốc gia này. Họ bày tỏ lòng biết ơn vì đang sống ở Hà Nội hoặc TP HCM chứ không phải ở quê hương họ", bài xã luận viết.

Tác giả Helen Clarks nhận xét: "Báo chí nước ngoài đang đưa tin rộng rãi về việc chống dịch của chính phủ Việt Nam, với giọng điệu nói chung là chân thành nồng nhiệt - điều hiếm thấy trong nhiều năm nay".

Theo một người nước ngoài sống ở Hà Nội khoảng 15 năm, thì "mọi người dường như thấy mến mộ chính phủ hơn", bà cho biết. "Dù vậy họ vẫn phàn nàn về tình trạng các phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi xe máy".

-------------------------

🛑 Chuyên gia Trung Quốc cảnh báo về sóng lây nhiễm nCoV thứ hai

Chuyên gia về hô hấp Chung Nam Sơn cảnh báo sóng lây nhiễm nCoV thứ hai có thể bùng phát do Trung Quốc chưa đủ miễn dịch trong cộng đồng.

Sau nhiều tháng phong tỏa và hạn chế đi lại, Trung Quốc đã kiểm soát được phần lớn đại dịch Covid-19 nhưng nỗi lo sợ về sóng lây nhiễm thứ hai đang gia tăng khi những cụm dịch mới xuất hiện ở các tỉnh phía đông bắc và tại thành phố Vũ Hán.

"Phần lớn người Trung Quốc hiện tại vẫn dễ bị nhiễm virus vì thiếu khả năng miễn dịch", Chung Nam Sơn, nhà dịch tễ học nổi tiếng, cố vấn y tế của chính phủ Trung Quốc, nói. "Chúng ta đang đối diện một thách thức lớn. Chúng ta lúc này vẫn chưa hẳn là tốt hơn các nước khác".

Ông cho biết bản thân không tin vào số liệu mà thành phố Vũ Hán, nơi Covid-19 khởi phát ở Trung Quốc, công bố trong những ngày đầu của dịch bệnh. Tuy nhiên, ông tin những dữ liệu được báo cáo sau khi Vũ Hán phong tỏa vào cuối tháng một và từ khi chính quyền trung ương trực tiếp điều phối các nỗ lực kiềm chế dịch bệnh là chính xác.

Nhà dịch tễ Trung Quốc đồng thời cảnh báo sẽ phải mất nhiều năm để thế giới điều chế ra một loại vaccine "hoàn hảo" cho Covid-19, dịch bệnh mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng sẽ không bao giờ biến mất.
-------------------------

🛑 Hai người Việt ở Hàn Quốc nhiễm virus corona liên quan quán bar ở Itaewon

Một người Việt Nam đang sống và làm việc tại Hàn Quốc đã được xác nhận nhiễm COVID-19 sau khi đến một quán bar ở khu Itaewon vào ngày 1-5. Người này sau đó đã lây bệnh cho một đồng nghiệp cũng là người Việt Nam.

Theo Hãng tin Yonhap, một người đàn ông quốc tịch Việt Nam, 32 tuổi, đã được xác nhận nhiễm COVID-19 vào ngày 17-5. Thông tin được thị trưởng thành phố Bucheon, tỉnh Gyeonggi thông báo chính thức trên mạng xã hội Hàn Quốc.

Theo đó, người đàn ông là công nhân đang sống và làm việc ở tỉnh Gyeonggi, đã đến một quán bar ở khu Itaewon vào ngày 1-5 vừa qua.

Người này sau đó bắt đầu có các triệu chứng nhiễm bệnh và đã nhờ một người quen liên lạc với Trung tâm Y tế thành phố Bucheon để được kiểm tra sức khoẻ.

Ngày 15-5, người này đã được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc virus corona. Sau khi có kết quả dương tính vào ngày 16-5, người này được chuyển đến một trung tâm y tế ở tỉnh Gyeonggi để điều trị.

"Người đàn ông mang quốc tịch Việt Nam này cho biết anh đã đến một câu lạc bộ ở Itaewon vào ngày 1-5 nhưng do vốn tiếng Hàn không thành thạo nên phải tiến hành điều tra dịch tễ học thì mới biết được chi tiết cụ thể. Sau khi xác định được lộ trình và những người tiếp xúc, cơ quan chức năng sẽ công bố", một quan chức Bucheon cho biết.

Cơ quan y tế tỉnh Gyeonggi cho biết người đàn ông nói trên đã lây bệnh cho một đồng nghiệp của mình, cũng là người Việt Nam. Nam đồng nghiệp đang sống và làm việc ở tỉnh Gyeonggi, bắt đầu có triệu chứng nhiễm bệnh từ ngày 14-5.

Theo điều tra của cơ quan chức năng, hiện đã có 10 người tiếp xúc với hai bệnh nhân này, bao gồm gia đình, đồng nghiệp. Trong đó 4 người đã có kết quả âm tính với COVID-19, 6 người còn lại vẫn đang chờ xét nghiệm.

Trước đó, từ khuya 1-5 đến rạng sáng 2-5, một thanh niên 29 tuổi đã đến một vài quán bar tại khu phố Itaewon sầm uất nổi tiếng này. Người này sau đó được xác nhận dương tính với virus corona.

Vụ việc khiến giới chức trách và người dân Hàn Quốc lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch sau khi nước này vừa nới lỏng giãn cách xã hội vào ngày 6-5.

Tính đến sáng 17-5, đã có 168 trường hợp nhiễm COVID-19 liên quan đến các quán bar ở khu Itaewon. Trong số này, 89 người đã tới khu vui chơi Itaewon vào thời gian xảy ra vụ việc. Trong số các quán bar và hộp đêm này có những địa chỉ dành cho người đồng tính, người vào đó thường hay giấu danh tính và không thanh toán tiền qua thẻ tín dụng mà bằng tiền mặt. Đây là điều khiến việc truy tìm nguồn gốc ca bệnh gặp khó khăn.

Những ca nhiễm bệnh này lan rộng đến 17 tỉnh thành ở Hàn Quốc. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc, tính đến sáng 17-5, nước này đã có 11.050 ca nhiễm bệnh, 9.888 người khỏi bệnh và 262 người thiệt mạng.
-------------------------

🛑 Trung Quốc phớt lờ đối thoại thương mại, Úc tính tìm thị trường mới

Bộ trưởng Thương mại Úc, ông Simon Birmingham, ngày 17-5 cảnh báo các chính sách can thiệp khó lường của Bắc Kinh về thương mại có thể buộc các nhà sản xuất Úc phải tìm kiếm các thị trường mới.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC's Insiders ngày 17-5, ông Simon xác nhận phía Trung Quốc vẫn im lặng trước lời đề nghị thảo luận trực tiếp qua điện thoại với người đồng cấp Trung Quốc về vấn đề tranh chấp thương mại đang leo thang gần đây giữa hai nước.

Ông Simon cho rằng lời kêu gọi của ông "nên được phản hồi" và Úc sẵn sàng đối thoại dù còn có nhiều vấn đề khó khăn cần thảo luận.

Quan hệ Úc - Trung Quốc trở nên căng thẳng sau khi chính quyền Canberra kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, một tuyên bố được cho là nhắm vào Trung Quốc.

Phản hồi điều này, đại sứ Trung Quốc tại Úc, ông Cheng Jingye dọa rằng sinh viên và du khách Trung Quốc sẽ "suy nghĩ lại" về việc đến Úc trong tương lai, đồng thời người Trung Quốc có thể tẩy chay rượu, thịt bò của Úc.

Trong tuần qua, Trung Quốc đã dọa tăng thuế nhập khẩu lúa mạch Úc lên hơn 80% với cáo buộc Úc bán phá giá mặt hàng này và đưa ra lệnh cấm nhập khẩu thịt bò đối với 4 công ty chế biến thịt của nước này.

Ông Simon cho biết Úc sẽ phản hồi một cách toàn diện cho Bắc Kinh về cáo buộc bán phá giá lúa mạch tại thị trường Trung Quốc. Ông khẳng định các nhà sản xuất lúa mạch của Úc không được trợ cấp của chính phủ.

Ông cũng bác bỏ cáo buộc về hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi ở lưu vực sông Murray - Darling có tác động đến giá lúa mạch ở Trung Quốc.

Ông Simon cho biết Úc có quyền kiện Trung Quốc ra Tổ chức Thương mại thế giới nếu Bắc Kinh áp thuế nhập khẩu lúa mạch của Úc.
-------------------------

🛑Nhà virus học ở Vũ Hán bác tin đồn bỏ trốn khỏi Trung Quốc

Nhà virus học Trung Quốc Thạch Chính Lệ, nhân vật trung tâm của tranh cãi về các giả thuyết nguồn gốc virus corona chủng mới, đăng bài nghiên cứu mới về các chủng virus corona trên loài dơi đã biến đổi như thế nào để có thể truyền sang người.

Tờ South China Morning Post dẫn lại nghiên cứu của bà Thạch Chính Lệ đăng trên trang Biorxiv.org cho biết loài dơi móng ngựa là vật chủ tự nhiên của các virus corona liên quan đến hội chứng hô hấp cấp nặng SARS (SARSr-CoVs).

Theo nghiên cứu chưa được bình duyệt này, dơi móng ngựa mang nhiều virus corona có sự đa dạng về gen cao, đặc biệt là trong protein hình gai của chúng. Điều này cho thấy các chủng virus đã tiến hóa theo thời gian để tăng khả năng lây nhiễm.

"Tất cả protein hình gai nhiễm SARSr-CoVs của dơi được xét nghiệm có mức gắn kết cao với phân tử ACE2 ở người", nghiên cứu cho biết. Phân tử ACE2 là một loại protein tạo điều kiện cho virus corona "bám" vào tế bào người.

Trước đó, một nghiên cứu từng cho rằng có sự liên hệ về gen chặt chẽ giữa virus corona gây ra dịch COVID-19 với virus corona ở loài dơi móng ngựa tại vùng Đông Nam của Trung Quốc.

Bà Thạch là lãnh đạo trung tâm về bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Viện Virus học Vũ Hán. Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng trước từng nói ông tin rằng virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19 có liên quan Viện Virus học Vũ Hán.

Tuy nhiên, bà Thạch đã phủ nhận cáo buộc này. "Tôi đảm bảo bằng mạng sống của mình rằng virus này không liên quan gì đến phòng thí nghiệm của tôi" - bà nói.

Bà Thạch hôm 2-5 cũng lên tiếng bác bỏ tin đồn bà cùng gia đình đã trốn khỏi Trung Quốc.

"Năm 2018, tôi từng dự báo rằng khả năng lây nhiễm khác loài của các virus corona liên quan đến SARS là khá cao. Nhưng tôi không hi vọng điều đó xảy ra sớm như vậy ở thành phố mà tôi đang sống" - bà Thạch từng nói trong một chương trình hồi tháng 3-2020 bàn về virus corona chủng mới.
-------------------------

🛑 Lãnh đạo nhóm chính trị lớn nhất EU muốn ngăn Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp châu Âu

Lãnh đạo nhóm chính trị lớn nhất thuộc Liên minh châu Âu (EU) cho rằng EU nên áp các lệnh cấm tạm thời đối với các thương vụ thâu tóm doanh nghiệp của Trung Quốc, trong bối cảnh đại dịch đang đẩy giá trị của nhiều công ty xuống thấp.

Ông Manfred Weber, chủ tịch Đảng Nhân dân châu Âu (EPP), ngày 16-5 trả lời tờ Welt am Sonntag (Đức) rằng ông ủng hộ việc đặt lệnh cấm kéo dài 12 tháng đối với việc các nhà đầu tư Trung Quốc mua lại doanh nghiệp châu Âu. EPP là nhóm chính trị lớn nhất trong Nghị viện châu Âu (EP).

"Chúng tôi thấy rằng các công ty Trung Quốc, một phần nhận được hỗ trợ từ quỹ nhà nước, đang ngày một cố gắng thâu tóm doanh nghiệp châu Âu đang bị mất giá hoặc rơi vào tình trạng kinh tế khó khăn vì dịch bệnh từ virus corona chủng mới (COVID-19)", ông Weber nói.

Theo ông, EU vì thế cần hành động phù hợp tình thế và chấm dứt "chuyến mua sắm của Trung Quốc" bằng cách đặt ra lệnh cấm 12 tháng, cho đến khi cuộc khủng hoảng COVID-19 có thể chấm dứt.

"Chúng ta phải bảo vệ bản thân", ông nói thêm.

Theo Reuters, Trung Quốc và EU đã nhiều lần đàm phán về một thỏa thuận đầu tư toàn diện từ năm 2013 cho đến nay. Vướng mắc của những cuộc đàm phán này bao gồm cách tiếp cận thị trường phù hợp và tạo ra sân chơi công bằng cho các bên.

Lãnh đạo Trung Quốc và EU dự tính sẽ cùng tham gia một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt vào tháng 9-2020, mặc cho đại dịch COVID-19 đang đe dọa khả năng tổ chức cuộc gặp này.

"Trung Quốc sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của chúng ta trong tương lai về kinh tế, xã hội và chính trị.

Tôi nhìn nhận Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược của châu Âu, đại diện cho một mô hình xã hội khác, muốn bành trướng quyền lực và thay thế Mỹ dưới cương vị cường quốc lãnh đạo", ông Weber nhận định.

Ông cho rằng châu Âu nên đánh giá Trung Quốc nghiêm túc và tôn trọng quốc gia này như một cường quốc thế giới, "nhưng trước hết phải cực kỳ cảnh giác".

Chính phủ Đức hồi tháng 4 đã đồng ý siết chặt các quy định bảo vệ doanh nghiệp nội khỏi các thương vụ thâu tóm bởi doanh nghiệp ngoài EU.

Động thái này được đưa ra trong bối cảnh Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang đánh giá lại quan hệ với Trung Quốc trước tình hình đầu tư từ các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc tăng mạnh tại các ngành công nghiệp trọng điểm của Đức.
🍋 DỊCH BỆNH CHƯA CÓ DẤU HIỆU DỪNG LẠI. 21-5
Thế giới hiện có:
📌5,189,177 ca nhiễm
📌334,072 ca tử vong
📌2,078,536 ca hồi phục
Dịch bệnh đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ
1. Mỹ: 1.620.457 ca nhiễm, 96.295 ca tử vong. Mỹ tăng 28.057 ca nhiễm mới và 1.403 ca tử vong chỉ sau 24h qua.
2. Nga: 317.554 ca nhiễm, 3.099 ca tử vong.
3. Brazil : 310.087 ca nhiễm, 20.047 ca tử vong.
4. Tây Ban Nha : 280.117 ca nhiễm, 27.940 ca tử vong.
5. UK: 250.908 ca nhiễm, 36.042 ca tử vong.
6. Italy: 228.006 ca nhiễm, 32.486 ca tử vong.
🔖Tổng thống Trump đã đeo khẩu trang khi đến thăm nhà máy Ford ngày 21-5 nhưng vội tháo cất trước khi gặp cánh phóng viên vì không muốn bị chụp ảnh. "Tôi không muốn tạo niềm vui cho báo chí khi nhìn thấy nó", ông Trump giải thích.
Hãng thông tấn AFP bình luận hóm hỉnh cuối cùng thì tổng thống Mỹ cũng đã vượt qua ác cảm đeo khẩu trang để phòng virus corona nhưng vẫn chưa chịu cho chụp hình. nhà máy Ford ở Michigan, nơi đang sản xuất máy thở và các thiết bị bảo hộ y tế dùng trong cuộc chiến COVID-19.
Ford cho biết Chủ tịch công ty Bill Ford đã "khuyên tổng thống Mỹ đeo khẩu trang khi ông đến. Ông Trump đã đeo khẩu trang khi xem 3 chiếc Ford GT trưng bày và tháo khẩu trang trong thời gian còn lại của chuyến thăm".
Nhà máy của Ford quy định tất cả người đến đây, kể cả công nhân và khách đều phải đeo khẩu trang theo khuyến nghị của cơ quan y tế liên bang.
Tổng thống Mỹ chưa bao giờ xuất hiện với chiếc khẩu trang trên mặt ở nơi ông cộng, điều khiến ông bị chỉ trích bởi một số báo đài Mỹ bên cạnh các tuyên bố gây tranh cãi như uống thuốc sốt rét để ngừa COVID-19.
"Tôi có đeo khẩu trang rồi. Tôi đeo nó ở đằng sau chỗ này nhưng tôi không muốn tạo niềm vui cho báo chí khi nhìn thấy nó", ông Trump giải thích. Tuy nhiên, cuối cùng ai đó trong nhà máy đã chụp được bức ảnh ông Trump với chiếc khẩu trang trên mặt và tung lên mạng xã hội Twitter.
"Nói thiệt, tôi thấy tôi đẹp hơn khi đeo khẩu trang. Cái khẩu trang cũng đẹp nữa", Hãng tin Reuters dẫn lại lời tổng thống Mỹ.
Theo AFP, chủ nghĩa hoài nghi về sự cần thiết của khẩu trang đang đầy rẫy trong số những người Mỹ cánh hữu ủng hộ Trump. Thậm chí tại một vài nơi, những nhóm này đã phản đối và chống kịch liệt các yêu cầu đeo khẩu trang của chính quyền với lý do nó vi phạm các quyền tự do được bảo vệ bởi hiến pháp Mỹ.
🛑Theo thống kê mới nhất của YouGov, 97% người Việt Nam tin tưởng chính phủ đang xử lý dịch COVID-19 tốt và 90% tin tưởng vào những phương tiện truyền thông nước nhà đăng tải về dịch bệnh.

Công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường uy tín YouGov (có trụ sở tại Anh) phân tích dữ liệu về tỉ lệ người dân tin tưởng rằng chính phủ nước họ đang xử lý dịch COVID-19 rất tốt trong khoảng thời gian từ 20-2-2020 đến 15-5-2020.

Theo YouGov, mặc dù giáp biên giới với Trung Quốc, nơi bùng phát dịch COVID-19, Việt Nam đã quản lý tốt và đưa ra các biện pháp chống dịch từ sớm và hiệu quả để ngăn chặn dịch COVID-19.

Các chuyên gia y tế đánh giá rất cao chiến lược của Việt Nam vì tính đến ngày 20-5, cả nước chỉ ghi nhận 324 ca nhiễm và 0 ca tử vong. Đây là số liệu mới nhất trong bảng thống kê, phân tích và là số liệu của ngày 12-5, tăng so với 81% của ngày 23-3.
Trong bảng này, Malaysia đứng thứ nhì với 93%, dựa theo số liệu mới nhất trên YouGov vào ngày 11-5. Đài Loan là 90%, theo số liệu mới nhất ngày 12-5.

Ngoài ra, YouGov cũng làm một thống kê khác về nơi tin tưởng nhiều nhất và ít nhất vào truyền thông liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19.

Trong bảng này, Việt Nam cũng đứng đầu danh sách, khi có gần 90% người dân tin tưởng vào các thông tin truyền thông đăng tải về COVID-19.

Hiện vẫn có rất nhiều tranh cãi xoay quanh các báo cáo về tình hình dịch COVID-19 của Trung Quốc, đặc biệt là quy mô của dịch bệnh lúc ban đầu ở thành phố Vũ Hán, nơi bùng phát dịch bệnh từ cuối năm 2019, cũng như số liệu ca tử vong của nước này.

Dù vậy, Trung Quốc vẫn đứng thứ 3 với 62% người tin tưởng vào thông tin COVID-19 của truyền thông nước nhà trong thống kê trên của YouGov, sau Việt Nam (89%) và Ấn Độ (67%). Úc đứng thứ 4 với 55%, tiếp theo là Đức (54%), Tây Ban Nha (50%).

Mỹ mặc dù có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới với gần 1,6 triệu ca nhưng vẫn đứng thứ 7 (42%), trên Ý (38%), Anh (31%) và Pháp (26%).

🛑 CDC Mỹ tại Việt Nam được rót 3,9 triệu USD phòng chống COVID-19

Khoản chi này sẽ dùng trong công tác phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó COVID-19 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ở Việt Nam, bao gồm cả một số hoạt động trong khu vực.

Trong thông cáo phát ngày 21-5, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết những nguồn lực ban đầu này đang được sử dụng cho công tác xét nghiệm, điều tra thực địa, giám sát, phân tích dữ liệu và kiểm soát nhiễm khuẩn.

Đây cũng là diễn biến mới phản ánh những hoạt động tích cực của phía Mỹ trong hợp tác y tế với Việt Nam. Kể từ năm 1998 tới nay, hợp tác y tế đóng vai trò quan trọng đối với hợp tác song phương Việt Nam - Mỹ nói chung.
CDC của Mỹ muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam để nâng cao năng lực trong 5 lĩnh vực thiết yếu, gồm: Các hệ thống giám sát để nhanh chóng đón đầu các ổ dịch trước khi lan rộng; Mạng lưới phòng xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh và xác định mầm bệnh mới;

Nâng cao năng lực của nhân viên y tế tuyến đầu để xác định, truy dấu và ngăn chặn các ổ dịch tại nguồn dịch; và các trung tâm Đáp ứng khẩn cấp để điều phối hiệu quả các nỗ lực ứng phó khi xảy ra nguy cơ.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, từ tháng 1-2020 CDC Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị và ứng phó với đại dịch COVID-19.

Theo đó, CDC Mỹ cho biết đã hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho các hoạt động đáp ứng khẩn cấp, vận chuyển mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, giám sát dịch bệnh, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và truyền thông về nguy cơ.

Ngoài ra CDC Mỹ đã làm việc cùng với Bộ Y tế Việt Nam và các cán bộ dịch tễ học đã được đào tạo để tiến hành điều tra ổ dịch nhằm thu thập, phân tích và phiên giải dữ liệu và góp phần vào việc đưa ra các quyết định dựa trên bằng chứng.

CDC Mỹ cũng tổ chức các khóa đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn, truy dấu người tiếp xúc và xét nghiệm và đảm bảo chất lượng.

Việc hỗ trợ hoạt động của CDC ở các nước nằm trong mục tiêu ứng phó y tế toàn cầu của tổ chức này, nhất là đối với tình hình COVID-19 hiện nay.

Cụ thể CDC của Mỹ muốn hạn chế lây truyền từ người sang người và giảm thiểu tác động toàn cầu của COVID-19 thông qua hợp tác với các quốc gia chủ chốt và các đối tác phi chính phủ để giảm thiểu tình trạng tổn thương và các lỗ hổng trong chuẩn bị.

Quốc hội Mỹ đã thông qua trong Luật phân bổ ngân sách bổ sung cho chuẩn bị và ứng phó với virus corona chủng mới với 300 triệu USD đã được cấp cho các hoạt động ứng phó trên toàn cầu của CDC Mỹ đối với COVID-19.

🛑Mỹ nêu Trung Quốc khiêu khích và cưỡng ép quân sự ở Biển Đông trong báo cáo gửi quốc hội

Trong báo cáo tiếp cận chiến lược đối với Trung Quốc gửi Quốc hội ngày 21-5, Mỹ nhìn nhận Trung Quốc tiếp tục chiến thuật đe dọa và cưỡng ép ở Biển Đông.

heo website Bộ Quốc phòng Mỹ, bản báo cáo này có tên "Tiếp cận chiến lược của Mỹ đối với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", được thực hiện theo Đạo luật Ủy quyền quốc phòng 2019.

Báo cáo này được chính quyền Tổng thống Donald Trump gửi các thành viên quốc hội ngày 20-5 (21-5 theo giờ Việt Nam), nhằm làm rõ cách tiếp cận của cả chính quyền đối với Trung Quốc theo Chiến lược an ninh quốc gia 2017.

Báo cáo được chia làm 3 phần chính gồm: nhìn nhận thách thức; cách tiếp cận của Mỹ và việc thực thi cho đến nay.

Cụ thể, chính quyền Mỹ tiếp tục cáo buộc Trung Quốc vi phạm các cam kết về kinh tế và thương mại quốc tế, cũng như tạo ra các thách thức an ninh và làm tổn hại giá trị Mỹ đang theo đuổi.

Trong phần thách thức an ninh, Mỹ nhấn mạnh việc Trung Quốc triển khai nỗ lực đe dọa và cưỡng ép, nhằm triệt tiêu những mối đe dọa mà lãnh đạo nước này cho rằng ảnh hưởng tới lợi ích và mục tiêu chiến lược toàn cầu của họ.

"Hành động của Bắc Kinh trái với tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc, vốn cho rằng họ phản đối sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, hoặc không can thiệp vào chuyện nội bộ nước khác, cũng như giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại hòa bình. Bắc Kinh mâu thuẫn trong những lời hùng biện và mỹ từ về chuyện cam kết với các nước láng giềng, thông qua việc khiêu khích và cưỡng ép quân sự cũng như bán quân sự ở Hoàng Hải, biển Hoa Đông, Biển Đông, eo biển Đài Loan và khu vực biên giới Trung Quốc - Ấn Độ", báo cáo viết.

Qua nhìn nhận như trên, chính quyền Tổng thống Trump khẳng định: Chiến lược an ninh quốc gia 2017 đòi hỏi Mỹ phải "suy nghĩ lại về các chính sách trong hai thập kỷ qua".

Trong phần thực hiện những phản ứng đối với Trung Quốc, Mỹ nhấn mạnh một số điểm quan trọng về vấn đề Biển Đông.

"Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện quyền di chuyển và hoạt động ở bất kỳ khu vực nào luật quốc tế cho phép, bao gồm Biển Đông. Chúng tôi lên tiếng cho các đồng minh và đối tác trong khu vực, và cung cấp hỗ trợ an ninh nhằm giúp họ xây dựng năng lực để chống cự nỗ lực của Bắc Kinh trong việc dùng các lực lượng quân sự, bán quân sự và thực thi pháp lực để cưỡng ép chiếm ưu thế trong các tranh chấp", báo cáo nêu rõ.

Những cáo buộc và cam kết nêu trên cũng nhất quán với những gì chính quyền ông Trump đưa ra lâu nay liên quan tới các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Bản báo cáo này cũng nhắc lại việc Mỹ đã rút lại lời mời quân đội Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm 2018. Đây được xem là động thái phản đối của Mỹ sau khi Bắc Kinh triển khai các hệ thống tên lửa hiện đại ở các thực thể trên Biển Đông.

🛑 Toàn bộ 50 bang ở Mỹ mở cửa trở lại, châu Âu cảnh báo làn sóng dịch bệnh thứ hai

Tất cả 50 tiểu bang ở Mỹ đã mở cửa lại từng phần sau khi đóng cửa 2 tháng để thực hiện các biện pháp hạn chế nhằm chống dịch COVID-19.

Connecticut là bang cuối cùng dỡ bỏ lệnh hạn chế và cho phép các cửa hàng, nhà hàng hoạt động lại với điều kiện đảm bảo giãn cách, cụ thể các bàn phải cách nhau 1,8 - 2m, sử dụng thực đơn giấy dùng một lần và mọi khách hàng phải đeo khẩu trang.

Theo BBC, giữa các tiểu bang của Mỹ có sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm bệnh và tốc độ khởi động lại nền kinh tế.

Nhiều bang không đáp ứng được hướng dẫn của liên bang về việc mở cửa lại, bao gồm đảm bảo xu hướng giảm dần của các ca nhiễm virus corona và tử vong do dịch bệnh COVID-19.

Trong khi những bang từng bị dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề như New York, New Jersey và Washington hiện đang giảm mạnh số ca nhiễm thì phần lớn các bang khác diễn biến dịch bệnh theo hướng nằm ngang, một số bang như Arizona và Bắc Carolina dịch bệnh lại đang gia tăng.

Theo CNN, người dân Mỹ cảm thấy phấn chấn hơn vì có thể đi đến nhà hàng, văn phòng và tụ điểm tôn giáo. Đa số cho rằng đây là thời điểm thích hợp để mở cửa lại nền kinh tế. Tuy nhiên, một số vẫn muốn ở nhà càng nhiều càng tốt và các chuyên gia vẫn thận trọng cho rằng còn quá sớm để chắc chắn rằng Mỹ đã kiểm soát được virus.

Tại châu Âu, trong bối cảnh nhiều nước bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh ở châu lục này mở cửa trở lại, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh của Liên minh châu Âu (ECDC) cảnh báo đợt bùng phát virus corona thứ hai ở đây không còn là giả thuyết xa vời mà đã rất thực tế.

"Theo quan điểm của tôi, câu hỏi là khi nào và quy mô của nó lớn đến đâu", bác sĩ Andrea Ammon, giám đốc ECDC, cho biết.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết virus corona chủng mới đang lây lan nhanh ở các nước nghèo trong khi các nước phát triển ở châu Âu như Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha bắt đầu nới lỏng phong tỏa.

🛑 WHO khuyến cáo không dùng thuốc sốt rét, ông Trump nói 2 ngày nữa sẽ ngừng uống.

Ông Michael Ryan, giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khuyến cáo không nên dùng thuốc chữa sốt rét trong điều trị bệnh COVID-19.

Phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 20-5, ông Ryan nhấn mạnh rằng mặc dù thuốc sốt rét chloroquine và hydroxychloroquine đã được phê chuẩn trong điều trị nhiều căn bệnh khác ngoài COVID-19 nhưng chúng chỉ nên sử dụng trong các thí nghiệm lâm sàng.

"Ở giai đoạn này, chúng vẫn chưa được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị COVID-19 cũng như trong điều trị dự phòng đối với căn bệnh này" - ông Ryan cho biết.

Chuyên gia Ryan cũng nói thêm rằng thực tế là nhiều quan chức y tế đã cảnh báo chống lại việc sử dụng các loại thuốc này vì các tác dụng phụ tiềm năng trong khi nhiều nước hạn chế dùng chúng trong các thử nghiệm lâm sàng vì một số tác dụng phụ đã xảy ra, theo Tân Hoa xã.

Trong cùng cuộc họp báo, bà Maria Van Kerkhove - giám đốc kỹ thuật Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, lưu ý rằng các quốc gia nên thể hiện tinh thần đoàn kết dựa trên sự hợp tác và sẵn sàng làm việc để đạt được mục đích chung trong cuộc chiến chống COVID-19.

Ông Ryan đưa ra phát biểu trên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông đã dùng hydroxychloroquine mỗi ngày trong hơn một tuần để ngừa COVID-19.

🛑 Thượng viện Mỹ thông qua dự luật có thể cấm công ty Trung Quốc niêm yết chứng khoán

Thượng viện Mỹ ngày 20-5 (giờ địa phương) thông qua với số phiếu thuận áp đảo một dự luật yêu cầu tăng cường giám sát các công ty có trụ sở ở nước ngoài mà theo giới quan sát là nhắm tới các công ty Trung Quốc.

Theo Đài CNBC (Mỹ), dự luật (Holding Foreign Companies Accountable Act - Đạo luật yêu cầu các công ty nước ngoài chịu trách nhiệm) vừa được thông qua có những điều khoản được đặt ra rõ ràng nhằm mục đích kiểm soát và giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của các công ty Trung Quốc tại Mỹ.

Dự luật này có thể cấm các công ty niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch Mỹ cũng như huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ nếu các công ty đó không tuân thủ những quy định về quản lý cũng như tiêu chuẩn về kiểm soát do chính quyền Mỹ đặt ra.

Một trong những điều khoản của luật này quy định; nếu nhà quản lý Mỹ không thể tiến hành kiểm toán trong ba năm liên tiếp với một công ty nước ngoài, công ty đó sẽ bị cấm niêm yết và giao dịch chứng khoán tại Mỹ.

Chẳng hạn, nếu Ban giám sát kiểm toán bị từ chối tiếp cận với số liệu kế toán của một nhà phát hành cổ phiếu nước ngoài trong 3 năm, Ủy ban chứng khoán và giao dịch Mỹ (SEC) sẽ có quyền cấm giao dịch các cổ phiếu này trên hệ thống sàn chứng khoán của Mỹ.

Luật cũng quy định những công ty có niêm yết tại các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ phải có giấy chứng nhận không "thuộc sở hữu hay bị kiểm soát bởi một chính phủ nước ngoài".

Sau thông tin dự luật được Thượng viện Mỹ thông qua, giá cổ phiếu của Alibaba, tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc đã giảm hơn 2%. Cổ phiếu của các hãng công nghệ Trung Quốc cũng đã giảm sau thông tin này.

Mặc dù điều luật này được áp dụng với mọi công ty nước ngoài có nhu cầu tìm kiếm nguồn vốn ở Mỹ, song theo Đài CNBC, các nghị sĩ Mỹ cho rằng điều luật nhằm siết chặt những yêu cầu công khai, minh bạch thông tin này chủ yếu nhắm đến các doanh nghiệp Trung Quốc.

Việc luật này được thông qua nhanh chóng với số phiếu thuận áp đảo tại Thượng viện Mỹ cho thấy quan điểm chống Trung Quốc trong giới nghị sĩ Mỹ đang ở thời điểm có sự đồng thuận lớn giữa các nhà lập pháp ở cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa

Dự luật này do thượng nghị sĩ John Kennedy của Đảng Cộng hòa tại bang Louisiana và thượng nghị sĩ Chris Van Hollen của Đảng Dân chủ ở bang Maryland đề xuất.

Theo quy trình, dự luật này phải được Hạ viện thông qua vàtTổng thống ký mới có thể thành luật.

🛑 Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc góp 2 tỉ USD chống dịch là 'quá ít so với cái giá họ gây ra'

"Tôi đang chờ xem việc họ thực hiện cam kết 2 tỉ USD. Những đóng góp của Trung Quốc với cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 là quá ít, so với cái giá mà họ đã gây ra cho thế giới" - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói.

Ngày 20-5, Ngoại trưởng Mỹ Milke Pompeo tiếp tục chỉ trích Trung Quốc về COVID-19. Ông gọi số tiền 2 tỉ USD mà Bắc Kinh đã cam kết để chống dịch là "quá ít" so với hàng trăm ngàn mạng sống đã mất đi và hàng ngàn tỉ USD thiệt hại do đại dịch gây ra, theo Hãng tin Reuters.

Ông Pompeo cũng bác bỏ tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng Bắc Kinh đã hành động minh bạch sau khi dịch bùng phát ở Trung Quốc.

Nhà lãnh đạo ngoại giao Mỹ nói rằng nếu muốn cho thấy điều đó, Chủ tịch Tập Cận Bình cần tổ chức một cuộc họp báo và cho phép các phóng viên hỏi ông về bất kỳ điều gì.
"Chủ tịch Tập Cận Bình tuần này đã tuyên bố rằng Trung Quốc đã hành động bằng sự cởi mở, minh bạch và trách nhiệm. Tôi ước là đã như vậy" - ông Pompeo phát biểu tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ông Pompeo là một trong những quan chức trong chính quyền ông Trump gần đây thường xuyên chỉ trích mạnh Trung Quốc về COVID-19.

Hiện Bắc Kinh chưa phản hồi về các bình luận trên liên quan tới ông Tập Cận Bình.

Những bình luận của ông Pompeo được đưa ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - tại cuộc họp trực tuyến của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) hôm 18-5 - cho biết Trung Quốc cam kết hỗ trợ 2 tỉ USD trong 2 năm để giúp ứng phó COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội ở các nước bị ảnh hưởng, đặc biệt là các nước đang phát triển.

🛑 Hàn Quốc tiếp tục đau đầu về các ổ dịch mới ngoài Itaewon

Dù các ca nhiễm mới đã giảm xuống vào sáng 22-5, giới chức trách Hàn Quốc vẫn canh cánh nỗi lo về các ca lây nhiễm hàng loạt trong cộng đồng bắt nguồn từ các quán bar ở khu Itaewon và một bệnh viện ở thủ đô Seoul.

Tính đến sáng 21-5, Hàn Quốc ghi nhận thêm 12 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó có 10 ca nội địa, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC).

Theo hãng tin Yonhap, các ca nhiễm liên quan đến các quán bar ở khu Itaewon vẫn chưa bùng phát nhanh chóng nhưng vẫn có dấu hiệu tăng đều. Đến tối ngày 20-5, theo giới chức trách thành phố Seoul, tổng ca nhiễm liên quan đến ổ dịch Itaewon đã lên đến 197.

Trước đó, từ khuya 1-5 đến rạng sáng 2-5, một thanh niên 29 tuổi đã đến một vài quán bar tại khu phố Itaewon nổi tiếng này. Người này sau đó được xác nhận dương tính với virus corona chủng mới vào ngày 6-5. Từ đó, Hàn Quốc liên tục xuất hiện thêm nhiều ca lây nhiễm chéo có liên quan tới ổ dịch Itaewon.

Giới chức Hàn Quốc đồng thời cảnh báo về vài ca lây nhiễm mới tại bệnh viện Samsung Medical Center, Seoul, một trong 5 bệnh viện hàng đầu ở Hàn Quốc. Sau khi 4 y tá làm việc tại đây được xác nhận nhiễm COVID-19, cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu sàng lọc 1.207 người, theo Yonhap.

KCDC cho biết các ca lây nhiễm liên quan có thể tăng lên vì hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân lây nhiễm tập thể trong bệnh viện và vẫn chưa điều tra được vụ việc có liên quan đến ổ dịch Itaewon hay không.

Theo hãng tin Yonhap, các ca lây nhiễm có thể bắt nguồn từ phòng thay đồ của các nhân viên y tế hoặc từ các bệnh nhân được phẫu thuật.

Ngoài ra, thành phố Anyang cũng xác nhận một ca nhiễm liên quan tới ổ dịch Itaewon gần đây đã đến một quán rượu ở địa phương. Theo cơ quan chức năng địa phương, lượng khách tại quán rượu này khoảng 40-50 người mỗi ngày nhưng có thể tăng lên đến hàng trăm người vào cuối tuần.

Đến nay đã có 6 người được xác nhận nhiễm corona tại nơi này, nhưng vẫn chưa xác định nguồn lây nhiễm đầu tiên.

Giới chức trách Hàn Quốc vẫn đang nỗ lực tìm kiếm những người có liên quan đến các ổ dịch nêu trên bằng cách điều tra lịch sử thẻ tín dụng, hợp tác với các công ty viễn thông và dựa vào hệ thống camera an ninh (CCTV).

🛑 Chúc mừng bà Thái Anh Văn nhậm chức xong, Mỹ bán 18 ngư lôi cho Đài Loan. Trung Quốc lên án phản đối gay gắt.

Mỹ ngày 21-5 thông qua gói bán 18 ngư lôi tối tân trị giá 180 triệu USD cho Đài Loan, một ngày sau khi chọc giận Trung Quốc bằng việc chúc mừng bà Thái Anh Văn nhậm chức lãnh đạo vùng lãnh thổ này nhiệm kỳ hai.

Hãng tin AFP ngày 21-5 dẫn lời Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vụ mua bán "phục vụ lợi ích an ninh, kinh tế và quốc gia của Mỹ". Mỹ khẳng định số ngư lôi trên sẽ giúp Đài Loan củng cố an ninh và hỗ trợ duy trì ổn định chính trị, cân bằng quân sự và sự phát triển kinh tế tại khu vực. Sau khi được thông qua thương vụ này, chính phủ Mỹ đã thông báo với quốc hội.

Theo AFP, 18 ngư lôi hạng nặng kỹ thuật cao MK-48 Mod6 sắp được bán cho Đài Loan là loại ngư lôi có thể được phóng từ tàu ngầm. Số ngư lôi này sẽ lấy từ kho vũ khí có sẵn của Hải quân Mỹ.

Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gửi lời chúc mừng bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức lãnh đạo Đài Loan nhiệm kỳ thứ hai hôm 20-5. Trong tuyên bố nhậm chức, nhà lãnh đạo Đài Loan bác bỏ đề xuất "Một quốc gia hai chế độ" của Trung Quốc.

Cả hai động thái đã chọc giận Bắc Kinh. Trong tuyên bố sau đó, Trung Quốc khẳng định sẽ không cho phép Đài Loan độc lập ở bất cứ hình thức nào.

Trung Quốc đã tăng cường diễn tập quân sự kể từ khi bà Thái Anh Văn đắc cử hồi 1-2020, đưa máy bay đi qua không phận Đài Loan đồng thời triển khai tàu chiến vòng quanh lãnh thổ này.

Mỹ dù không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan nhưng thường xuyên cung cấp vũ khí cho lãnh thổ này. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ quốc phòng cho Đài Loan. Trung Quốc thường xuyên chỉ trích việc mua bán khí tài giữa Đài Loan và Mỹ.

🛑 Trump cảnh báo 'phản ứng cứng rắn' luật an ninh Hong Kong

Trump dọa sẽ phản ứng cứng rắn về luật an ninh có thể được quốc hội Trung Quốc thông qua cho đặc khu Hong Kong.

Trả lời phóng viên bên ngoài Nhà Trắng hôm 21/5 về luật an ninh Trung Quốc có thể sắp ban hành ở Hong Kong, Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết sẽ phản ứng. "Tôi không biết đó là gì, vì chưa ai biết. Nếu việc đó xảy ra, chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề rất cứng rắn", Trump nói.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cảnh báo luật an ninh sẽ gây bất ổn lớn. "Mọi nỗ lực nhằm áp đặt luật an ninh không phản ánh ý chí của người dân Hong Kong sẽ gây bất ổn lớn, cũng như gặp phải sự lên án mạnh mẽ từ Mỹ và cộng đồng quốc tế", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết hôm 21/5.

Theo Ortagus, các tuyên bố của Trung Quốc đại lục và luật an ninh được đề xuất đã "làm suy yếu" cam kết của Trung Quốc trước khi giành lại quyền kiểm soát Hong Kong từ Anh năm 1997.

"Chúng tôi kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng cam kết và nghĩa vụ của mình trong Tuyên bố chung Trung - Anh, bao gồm việc Hong Kong sẽ 'được hưởng quyền tự trị cao' và người dân Hong Kong được hưởng các quyền và tự do cơ bản", Ortagus nói.

Những tuyên bố được đưa ra sau khi tờ South China Morning Post dẫn các nguồn tin từ Bắc Kinh nói rằng Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức quốc hội Trung Quốc, sẽ thông qua luật an ninh cho Hong Kong trong phiên họp thường niên đang diễn ra, trong đó cấm toàn bộ hoạt động ly khai, lật đổ, hành vi can thiệp của nước ngoài trong các vấn đề Hong Kong và hoạt động khủng bố ở thành phố này.

Sau khi bỏ phiếu, nghị quyết sẽ được chuyển đến Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc để soạn thảo các điều khoản chi tiết của luật. Ủy ban Thường vụ sẽ họp vào đầu tháng 6, đây có thể là thời điểm sớm nhất để luật an ninh cho Hong Kong được thông qua.

Nếu được xác nhận, động thái mới của Trung Quốc đại lục cũng đi ngược lại Điều 23 Luật Cơ bản của Hong Kong, vốn yêu cầu chính quyền thành phố ban hành luật an ninh riêng để cấm hành vi làm phản, ly khai, xúi giục nổi loạn hoặc lật đổ.

Quốc hội Mỹ năm ngoái khiến Trung Quốc tức giận khi thông qua đạo luật cho phép tước bỏ tình trạng thương mại đặc biệt của Hong Kong tại Mỹ nếu thành phố không còn được hưởng quyền tự trị. Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo việc Trung Quốc áp luật an ninh với Hong Kong sẽ ảnh hưởng đến quyết định của họ.

Các thượng nghị sĩ Mỹ cũng đề xuất dự luật trừng phạt bất kỳ thực thể nào liên quan đến kiềm chế quyền tự trị của Hong Kong. Mục tiêu có thể bao gồm cảnh sát trấn áp người biểu tình, quan chức liên quan đến chính sách Hong Kong cũng như các ngân hàng thực hiện giao dịch với những người xâm phạm quyền tự do của thành phố.

Tổng hợp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co