Truyen3h.Co

Ky Su Mua Covid 19 2020

🍋đến 28-3
475.879 ca nhiễm. 21.367 ca tử vong.

Hãng tin AFP đưa tin tính đến ngày 26-3, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng hơn 21.000 người và đặt 3 tỉ người trên toàn cầu vào tình trạng phong tỏa.

🛑Thái Lan ghi nhận hơn 1.000 ca COVID-19

Theo hãng tin Reuters, chính phủ Thái Lan hôm nay 26-3 thông báo trên tài khoản Twitter đã ghi nhận thêm 111 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca COVID-19 cả nước lên 1.045 người.

Tình trạng khẩn cấp vì dịch bệnh COVID-19 đã có hiệu lực tại Thái Lan. Chính quyền thiết lập nhiều chốt kiểm soát tại những tuyến đường lớn kết nối các tỉnh để ngăn dịch. Người nước ngoài không phải cư dân Thái Lan hiện cũng đã bị cấm nhập cảnh.

Đến nay Thái Lan đã có 4 ca tử vong vì COVID-19.

🛑Hàn Quốc bỏ tù người vi phạm cách ly

Hàn Quốc cảnh báo nếu vi phạm quy tắc tự cách ly, công dân Hàn Quốc sẽ bị bỏ tù 1 năm và phạt 10 triệu won (khoảng 8.100 USD) còn công dân nước ngoài sẽ bị trục xuất.

🛑Số ca nhiễm ở Malaysia tăng nhiều nhất trong 1 ngày

Ngày 26-3, Malaysia ghi nhận 235 ca nhiễm mới COVID-19 trong một ngày, là mức tăng nhiều nhất trước nay. Tổng số ca nhiễm ở Malaysia hiện là 2.031, cao nhất Đông Nam Á. Số ca tử vong là 23, theo Bộ Y tế.

🛑Bộ Y tế Indonesia chiều 26-3 ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 tăng lên 893 và số ca tử vong tăng lên 78 ca. Nước này cũng có 35 người đã khỏi bệnh.

🛑Tại Philippines, Bộ Y tế ghi nhận thêm 71 ca nhiễm mới và 7 ca tử vong vì COVID-19. Tổng số ca nhiễm ở Philippines hiện là 707 ca và 45 ca tử vong.

🛑Bộ trưởng Y tế Romania từ chức

Bộ trưởng Y tế Romania Victor Costache ngày 26-3 đã từ chức trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát ở nước này. Người thay thế ông Costache là cấp phó Nelu Tataru, theo Reuters.

Romania đã ghi nhận 906 ca nhiễm COVID-19 và 13 ca tử vong. Quốc gia này tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 16-3 và các bệnh viện trên cả nước luôn than phiền về việc thiếu trang thiết bị y tế.

🛑Mục sư người Ý của Tòa thánh dương tính với SARS-CoV-2

Hãng tin AFP dẫn một số tờ báo của Ý và các nguồn tin uy tín ở Vatican cho hay một sư người Ý của Tòa thánh dương tính với SARS-CoV-2. Ông sống nhiều năm ở nhà khách Saint Martha, cùng nơi với Giáo hoàng Francis.

Ông hiện đang được nhập viện để điều trị. Tòa nhà đang được khử trùng.

Giáo hoàng Francis vẫn ẩn dật tại nơi cư trú kể từ khi bị cảm lạnh từ cuối tháng trước.

🛑Singapore chi 30 tỉ USD hỗ trợ dân, doanh nghiệp; Anh tặng tiền cho lao động tự do

Gói biện pháp trị giá 30 tỉ USD (48 tỉ SGU) của Singapore nhằm hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, đe dọa nền kinh tế.

Báo Times đưa tin Chính phủ Anh công bố kế hoạch giúp đỡ 2 triệu trong số 5 triệu lao động làm nghề tự do bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản ngân hàng.

🛑Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa âm tính với COVID-19

Ông Cyril Ramaphosa đã xét nghiệm virus SARS-CoV-2 để phòng ngừa theo lời khuyên của bác sĩ, sau khi ông có nhiều cuộc họp với nhiều người trong những tuần gần đây.

Nam Phi hiện có nhiều ca nhiễm nhất châu Phi với 709 ca.

🛑Số ca nhiễm mới ở Tokyo ngày thứ 2 liên tiếp cao hơn 40 ca

Theo đài NHK, thủ đô Tokyo của Nhật Bản có 45 ca nhiễm mới COVID-19 trong ngày 26-3. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp Tokyo có hơn 40 ca nhiễm mới trong 1 ngày.

Thống đốc Tokyo, bà Yuriko Koike, đã tổ chức họp báo khẩn vào cuối ngày 25-3 để cảnh báo về nguy cơ bùng phát dịch, yêu cầu người dân tránh ra đường nếu không cần thiết cho đến ngày 12-4.

Tokyo đang là tâm dịch COVID-19 ở Nhật Bản với hơn 250 ca nhiễm.Tổng số ca nhiễm ở Nhật Bản là 1.314 và số ca tử vong là 45, theo Reuters.

🛑Quân đội Thái Lan lập 357 điểm kiểm soát dịch bệnh trên toàn quốc

Theo báo Bangkok Post, Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang Hoàng gia Thái Lan đã lập 7 trạm kiểm soát ở thủ đô Bangkok và 350 trạm khác tại nhiều tỉnh để kiểm tra những người đi lại liên tỉnh nhằm giúp kiểm soát dịch COVID-19.

Nhân lực tại các trạm kiểm soát bao gồm binh lính, cảnh sát và công chức dân sự, những người sẽ kiểm tra người qua lại về các triệu chứng của COVID-19 và hành vi dẫn đến nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

🛑Nga dừng toàn bộ chuyến bay

Theo thông báo trên website, Chính phủ Nga yêu cầu cơ quan hàng không dân dụng đình chỉ tất cả chuyến bay đến và đi từ Nga kể từ ngày 27-3.

Các hãng hàng không Nga vẫn được phép bay đến quốc gia khác để sơ tán công dân Nga hoặc trong trường hợp được ủy quyền đặc biệt từ chính phủ.

🛑Iran cấm du lịch liên tỉnh

Ngày 26-3, Iran ban hành lệnh cấm du lịch liên tỉnh vì lo ngại về đợt bùng phát thứ 2 của dịch COVID-19 ở nước này - vốn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất ở Trung Đông.

Iran kêu gọi những người đang đi du lịch ngay lập tức quay về nơi ở và không được ghé sang thành phố khác.

Ngoài ra các biện pháp đóng cửa trường học và cấm tụ tập vẫn tiếp tục. Ai vi phạm sẽ phải đối mặt với hình phạt pháp lý, theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Iran Hossein Zolfaghari.

🛑G20 họp trực tuyến bàn giải pháp chống dịch

Nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp trực tuyến cùng với 27 nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu vào ngày hôm nay, 26-3 để bàn bạc về biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay - dịch COVID-19, trong bối cảnh số ca tử vong vì dịch trên toàn cầu đã vượt 21.000 ca.

🛑Thượng viện Mỹ phê chuẩn gói cứu trợ kỷ lục 2.000 tỉ USD

Đây là gói cứu trợ kinh tế đặc biệt nhằm giúp nước Mỹ vượt qua những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.

Dự luật này có những điều khoản đáng chú ý như sẽ trợ cấp 1.200 USD cho hầu hết người trưởng thành Mỹ và 500 USD cho hầu hết trẻ em, thiết lập nguồn vốn vay ưu đãi 500 tỉ USD cho các doanh nghiệp, các thành phố và các bang.

Dự luật cũng dành 367 tỉ USD hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ có nguồn tiền trả lương giữ chân người lao động trong giai đoạn khó khăn. 130 tỉ USD dành cho các bệnh viện và hỗ trợ 4 tháng bảo hiểm thất nghiệp trong đại dịch COVID-19.

🛑Chuyên gia Trung Quốc: tỉ lệ tử vong vì COVID-19 ở Vũ Hán và Hồ Bắc là 5%

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) dẫn nhận định của một chuyên gia hàng đầu nước này cho biết tỉ lệ tử vong tổng thể vì COVID-19 ở Vũ Hán và Hồ Bắc là 5%.

Trong khi đó, tỉ lệ tử vong ở các nước khác, theo dữ liệu của ĐH Johns Hopkins, là gần 10% ở Ý, 7,86% ở Iran, 6,7% tại Tây Ban Nha và Anh là 5%.

🛑New Zealand tăng kỷ lục 73 ca trong một ngày

Đài CNN (Mỹ) đưa tin New Zealand ngày 26-3 đã ghi nhận thêm 73 ca bệnh COVID-19 mới. Đây là số ca tăng cao nhất trong một ngày tại nước này kể từ khi bùng phát dịch.

Theo Bộ Y tế New Zealand, phần lớn các ca bệnh vẫn có liên hệ với việc đi lại ở nước ngoài. Tính tới sáng nay 26-3, nước này có tổng cộng 262 ca. 27 ca đã khỏi.

🛑Mỹ ghi nhận hơn 68.500 ca nhiễm, hơn 1.000 người tử vong.

Hãng tin AFP dẫn số liệu cập nhật của ĐH Johns Hopkins cho biết tính tới ngày 25-3 giờ Mỹ, nước này ghi nhận 1.031 ca tử vong trong khi tổng số ca bệnh là 68.572.

Như vậy tới nay Mỹ là nước có số ca bệnh COVID-19 cao thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ý. Dẫu vậy, tổng số ca nhiễm trên thực tế ở Mỹ được cho là còn cao hơn nhiều.

🛑Ngày thứ 2 liên tiếp Trung Quốc không có ca lây mới trong cộng đồng

Trung Quốc đại lục vừa có một ngày thứ 2 liên tiếp không ghi nhận thêm ca nhiễm mới trong cộng đồng, ngay cả khi tỉnh tâm dịch Hồ Bắc đã kết thúc đợt phong tỏa. Tuy nhiên theo hãng tin Reuters, số ca bệnh "nhập khẩu" vẫn tăng dù Bắc Kinh đã đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát.

Cụ thể, theo Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) Trung Quốc, tính tới cuối ngày 25-3 Trung Quốc đại lục có thêm 67 ca mới, tăng 20 ca so với 47 ca của ngày trước đó. Tất cả đều là các ca bệnh "nhập khẩu".

Thời báo Hoàn cầu dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho biết 90% số ca bệnh COVID-19 nhập khẩu có hộ chiếu Trung Quốc, 40% trong họ là lưu học sinh về nước.

Tổng số ca bệnh của Trung Quốc hiện là 81.285. Tổng số người chết tính tới cuối ngày 25-3 là 3.287 ca, tăng 6 ca so với ngày trước đó.

🛑Hàn Quốc tăng thêm 104 ca bệnh mới

Theo hãng tin Reuters, trong thông tin cập nhật tình hình dịch bệnh sáng nay 26-3 của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), nước này có thêm 104 ca bệnh mới, nâng tổng số ca COVID-19 cả nước lên 9.241 ca.

Tổng số người tử vong vì bệnh, sau khi tăng thêm 5 người, là 131 trường hợp.

🛑Tại Mexico, Thứ trưởng Y tế thông báo chính phủ liên bang Mexico sẽ dừng các hoạt động không thiết yếu từ 26-3 vì dịch bệnh COVID-19. Tính tới 24-3, Mexico ghi nhận 475 ca COVID-19, trong đó 6 người đã tử vong.

🛑Mỹ: Số ca nhiễm ở New York giảm

Bang New York, hiện đang dẫn đầu nước Mỹ về số ca bệnh và tử vong do COVID-19, đang cho thấy những dấu hiệu dịch bệnh lây lan chậm lại: lần đầu tiên bang ghi nhận ca bệnh mới giảm trong ngày 24-3 với 4.790 ca, so với 5.707 ca của ngày trước đó.

Thống đốc bang, ông Andrew Cuomo ngày 25-3 (giờ Mỹ) thông báo tỉ lệ nhập viện ở bang này đã giảm trong những ngày qua nhờ các biện pháp giữ khoảng cách xã hội.

"Các số liệu quá tốt... Nếu giảm được mật độ, chúng ta có thể giảm được sự lây lan nhanh chóng" - đài CNN dẫn lời ông Cuomo.

Toàn bang New York đã có hơn 30.800 người nhiễm virus corona chủng mới, trong đó riêng thành phố New York là 17.800 ca.

Trong khi đó, thủ đô Washington DC ngày 25-3 thông báo đóng cửa lập tức toàn bộ các doanh nghiệp không thiết yếu tại thành phố. Ngoài ra, người dân cũng bị cấm tụ tập đông hơn 10 người.

Cùng ngày, một nhóm gồm 16 bộ trưởng tư pháp các tiểu bang kêu gọi Tổng thống Trump ngay lập tức sử dụng quyền hạn của mình theo luật quốc phòng nhằm thúc đẩy sản xuất các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết nhằm chống lại dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra.

Phó giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WTO) tại Ý, ông Ranieri Guera cho biết dịch COVID-19 tại nước này có thể sẽ đạt đỉnh điểm trong tuần này, sau đó sẽ giảm dần.

Phát biểu trên đài phát thanh Radio Capital, ông Guera nói rằng tuần này và những ngày tiếp theo sẽ mang tính quyết định, bởi đó sẽ là thời điểm mà các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan của chính phủ Ý đưa ra trong 15-20 ngày qua sẽ phát huy hiệu quả. Nếu đạt hiệu quả dịch COVID-19 sẽ suy giảm mạnh trong 5-6 ngày tới.

Theo ông Guera, sự suy giảm số ca mới dương tính với chủng mới của virus corona tại Ý là một dấu hiệu rất tích cực và một số khu vực đang gần tới điểm rơi của đường cong biểu đồ dịch bệnh.

🛑Phó đại sứ Anh tại Hungary tử vong

Ông Steven Dick, phó đại sứ Anh tại Hungary, được xác nhận tử vong do COVID-19 vào 24-3. Hãng tin Reuter dẫn thông báo của cơ quan ngoại giao Anh xác nhận nhà ngoại giao 37 tuổi cũng là ca tử vong thứ 10 của Hungary.
V
Tổng hợp

NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG THẾ GIỚI NHIỄM SARS-COV-2

1. Thái tử Anh Charles
2. Thủ tướng Anh Boris Johnson
3. Ông hoàng Albert II của Monaco
4. Phu nhân Thủ tướng Canada Sophie Gregoire Trudeau
5. Phu nhân Thủ tướng Tây Ban Nha Maria Begona Gomez
6. Vợ chồng siêu sao điện ảnh Mỹ Tom Hanks và Rita Wilson (ảnh)
7. Nghệ sĩ Nhân dân Nga Lev Leshchenko (Лев Лещенко)
8. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock
9. Phó Tổng thống Iran Masoumeh Ebtekar
10. Phó Chủ tịch Quốc hội Iran Abdolreza Mesri
11. Bộ trưởng Công nghiệp, Mỏ và Kinh doanh Iran Reza Rahmani
12. Thứ trưởng Bộ Y tế Iran
13. Trưởng ban phòng chống dịch của Iran Iraj Harirchi,
14. Bộ trưởng Văn hóa Pháp Franck Riester
15. Tổng thư ký đảng Vox của Tây Ban Nha Javier Ortega Smith
16. Thủ lĩnh đảng Dân chủ Italia Nicola Zingaretti
17. Cố vấn An ninh Quốc gia Brazil Augusto Heleno
18. Ứng cử viên Chủ tịch Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Đức Friedrich Merz
19. Bộ trưởng Môi trường Ba Lan Michal Wos
20. Dân biểu Mỹ Janet Broderick
21. Thị trưởng Miami (Mỹ) Francis Suarez
22. Ca sĩ rock and roll người Mỹ Jackson Browne
23. Nghệ sĩ opera Tây Ban Nha Placido Domingo
24. Diễn viên truyền hình Mỹ gốc Hàn Daniel Dae Kim
25. Diễn viên điện ảnh Mỹ Idris Elba
26. Diễn viên Mỹ Kristofer Hivju
27. Diễn viên Mỹ Colton Underwood
28. Nữ diễn viên Ukraina đóng phim 007 Olga Kurylenko
29. MC phát thanh và truyền hình Mỹ Andy Cohen
30. Nhà văn Chile Luis Sepulveda
31. Nhà văn Nga Boris Akunin
32. Hai ngôi sao bóng rổ nhà nghề của Mỹ Rudy Gobert and Donovan Mitchell
33. Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Nhật Bản Kozo Tashima
34. HLV CLB bóng đá Arsenal (Tây Ban Nha) Mikel Arteta
35. Cầu thủ CLB Chelsea Callum Hudson-Odo
36. VĐV đua xe đạp Colombia Fernando Gaviria
37. Chủ nhiệm Ủy ban Y tế của Quốc hội Anh Nadine Dorries
38. Tổng tư lệnh quân đội Ba Lan, tướng Yaroslav Mika
39. Ông chủ của hai CLB bóng đá Nottingham Forest và Olimpiakos - tỉ phú Hy Lạp Evangelos Marinakis
40. Bộ trưởng Nội vụ Australia Peter Datton.
41. Chủ tịch kiêm CEO hãng Universal Music Lucian Grainge

FB Vũ Manh Cường

THỰC TRẠNG QUÁ ĐAU LÒNG: Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 ở Tây Ban Nha đang lên đến đỉnh điểm, khiến các bệnh viện quá tải, các bác sĩ buộc phải chọn người nào có khả năng sống sót cao để điều trị.

🛑XIN CẦU NGUYỆN CHO TÂY BAN NHA... QUÁ NHIỀU NỖI ĐAU RỒI!

Trong phòng cấp cứu của một trong những bệnh viện lớn nhất ở thủ đô Madrid, bác sĩ Daniel Bernabeu ký giấy tử cho một bệnh nhân vừa qua đời, và ngay lập tức sau đó phải quay sang điều trị cho một bệnh nhân khác đang khó thở.

Có những người thậm chí qua đời ngay trong phòng chờ, trước khi họ được tiếp cận điều trị. Đó là những gì diễn ra trong các bệnh viện khi virus corona dường như đang có lợi thế trước các nhân viên y tế.

🛑"TẤT CẢ CÙNG RA ĐI MỘT LÚC"

Các dịch vụ tang lễ và nhà x.ác đều hết chỗ, chính quyền Madrid phải sử dụng sân trượt băng lớn nhất thủ đô làm nơi tạm chứa các trường hợp tử vong.

Những phòng hồi sức tích cực không còn chỗ mặc dù phải hoạt động ngoài công suất thiết kế, khiến các bác sĩ buộc phải chọn bệnh nhân trẻ hơn để điều trị, vì họ có khả năng sống sót cao hơn.

"Ông cụ đó, nếu trong bất cứ tình huống nào khác, sẽ có cơ hội. Nhưng có quá nhiều những người như vậy, tất cả cùng ra đi một lúc", bác sĩ Bernabeu chia sẻ.

Khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở lục địa già, Tây Ban Nha trở thành trung tâm của sự chú ý và những gì diễn ra ở đây mang ý nghĩa cảnh báo cho các nước khác ở châu Âu, tiêu biểu là Anh, nơi mới chỉ áp dụng các biện pháp phong tỏa gần đây.

Với dân số 47 triệu người, Tây Ban Nha đang ghi nhận nhiều ca tử vong vì Covid-19 hơn cả Trung Quốc, nơi virus bắt đầu bùng phát, và tốc độ gia tăng tỷ lệ tử vong ở đây cũng cao hơn cả ở Italy - quốc gia tới giờ là nước bị ảnh hưởng nặng nhất ở châu Âu.

Ngày 27/3 lại là một kỷ lục mới với 769 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì virus ở Tây Ban Nha lên 4.848.

Thủ tướng Pedro Sanchez, người chưa đầy 3 tuần trước vẫn còn giảm nhẹ mối đe dọa của dịch bệnh, đã cảnh báo người dân rằng hầu hết trong số họ chưa từng trải qua một mối đe dọa ở mức độ và quy mô như thế này.

"Chỉ những người già nhất, những biết được sự khốn khổ của cuộc Nội chiến (1936-1939) và những gì diễn ra sau đó, mới có thể biết đến những gì khắc nghiệt hơn tình huống hiện tại", ông Sanchez nói hôm 14/3 khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, và yêu cầu mọi người ở trong nhà.

"Các thế hệ khác ở Tây Ban Nha chưa bao giờ phải đối mặt với tư cách tập thể, một điều gì đó khó khăn như thế này", ông Sanchez nói thêm.

🛑SỰ CHỦ QUAN BAN ĐẦU.

Tại bệnh viện La Paz, một tổ hợp với 17 tòa nhà nơi bác sĩ Bernabeu làm việc, có tới 240 người trong phòng cấp cứu chờ được điều trị vào hôm 23/3. Các bác sĩ ở tuyến đầu không có đồ bảo hộ toàn thân, và họ chỉ có một cái áo choàng với khẩu trang. Có yêu cầu về việc giữ khoảng cách với bệnh nhân, nhưng điều đó đơn giản là không thể thực hiện được.

"Các đồng nghiệp xung quanh chúng tôi bắt đầu bị ốm. Tôi là bác sĩ X quang, không nên xuất hiện trong phòng cấp cứu, nhưng tôi vẫn phải ở đây, trong chiến hào", ông Bernabeu chia sẻ.

Hôm 8/3, ông Sanchez vẫn còn kêu gọi người nhân tham gia cuộc tuần hành quy mô lớn nhân ngày quốc tế phụ nữ, bất chấp việc Italy đã ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc trước đó.

Tây Ban Nha mới chỉ ghi nhận 589 ca nhiễm vào thời điểm đó, với 4 trường hợp tử vong. Khoảng 120.000 người đã tham dự sự kiện, bao gồm các bộ trưởng và phu nhân của ông Sanchez là bà Begona Gomez. Chính phủ khuyến cáo rằng virus vẫn đang trong giai đoạn ngăn chặn được.

Tới nay, bà Gomez đã dương tính với virus, cùng với Bộ trưởng Bình đẳng Irene Montero và Phó thủ tướng Carmen Calvo, người đã 62 tuổi và được đưa vào bệnh viện từ 15/3.

Chỉ một ngày sau, số ca nhiễm tăng gấp đôi và Tây Ban Nha bị cuốn vào một vòng xoáy, mất kiểm soát với dịch bệnh lây nhiễm chết người. Ông Sanchez ra lệnh phong tỏa đất nước ngay sau đó.

Những ngày đầu khá hỗn loạn khi người dân Tây Ban Nha phải đối mặt với những hạn chế chưa từng có trong cuộc sống hàng ngày, và chính quyền cố gắng chuẩn bị cho hệ thống chăm sóc sức khỏe nhằm đối phó với các ca bệnh tăng vọt.

Với sự thiếu hụt nghiêm trọng máy thở và giường bệnh chăm sóc đặc biệt, các bác sĩ sợ rằng bệnh viện sẽ bị quá tải. Và, như một lời cảnh báo nghiêm khắc với các chính phủ châu Âu khác, điều đó đã xảy ra.

Trong một số viện dưỡng lão, nhân viên tại đây đã bỏ lại những người cao tuổi. Các đơn vị quân đội được huy động để khử trùng nơi đây phát hiện một số bệnh nhân bị bỏ mặc trong tình trạng mất vệ sinh, trong khi những người khác đã chết trên giường, theo Bộ trưởng Quốc phòng Margarita Robles.

Bộ Y tế thừa nhận họ không có đủ năng lực xét nghiệm để theo dõi sự lây lan của bệnh dịch.

🛑NHÂN VIÊN Y TẾ TÂY BAN NHA NHIỄM COVID-19 NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI.

Các bác sĩ và y tá bị bỏ mặc để tự bảo vệ mình khi tiếp xúc với bệnh nhân. Nhiều người phải dùng băng dính dán các túi nylon xung quanh người trong khi người dân một số nơi đã tận dụng thời gian ở nhà để may khẩu trang cho bác sĩ.

Hiện đã có khoảng 4.000 nhân viên y tế Tây Ban Nha nhiễm Covid-19, chiếm 12% người nhiễm bệnh và là tỷ lệ cao nhất thế giới, so với 8% của Italy và 4% của Trung Quốc.

Hy vọng về hiệu quả của các biện pháp phong tỏa vẫn chưa thấy đâu, khi số ca tử vong vì dịch bệnh lập kỷ lục mới vào ngày 27/3, chỉ một ngày sau khi giảm nhẹ.

Trên khắp đất nước, các quan chức đang làm hết sức để có được lượng máy thở cần thiết cho các bệnh nhân nguy kịch. Các công ty, trường đại học và thậm chí là các cá nhân cũng sử dụng máy in 3D để sản xuất thêm các thiết bị máy thở cũng như dụng cụ bảo hộ y tế.

Quân đội Tây Ban Nha đã mở một bệnh viện dã chiến tại trung tâm hội nghị khổng lồ ở ngoại ô Madrid. Nó hiện có 1.400 giường bệnh và công suất sẽ tăng lên 5.000 khi hoàn thành vào cuối tuần này.

Cuối tuần này cũng là thời điểm đánh dấu 2 tuần kể từ khi chính quyền áp đặt tình trạng khẩn cấp, một cột mốc quan trọng trong giai đoạn ủ bệnh của virus corona.

Bệnh viện La Paz đã nâng công suất hoạt động bằng cách chuyển công năng nhiều phòng chờ thành các phòng điều trị Covid-19. Nếu bệnh nhân tiếp tục tăng lên, điều tương tự sẽ được áp dụng cho hội trường chính của bệnh viện.

Nhưng vào lúc này, các quy định tiếp nhận bệnh nhân trong phòng chăm sóc đặc biệt đang ngày càng khó khăn hơn. Những phòng mới sẽ được để dành cho những bệnh nhân trẻ tuổi, những người mà phổi thường sụp đổ rất nhanh vì virus.

"Chúng tôi hoàn toàn bị choáng ngợp", ông Bernabeu chia sẻ.

Theo: Zing

6:00 sáng nay 29/3 lúc mọi người chưa kịp ngủ dậy, Bộ Y Tế đã xác nhận thêm 05 trường hợp nhiễm virus Wuhan, nâng tổng số người nhiễm của Việt Nam lên 179. Trong đó hết 04 ca có liên quan tới ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

===

[TÂY BAN NHA] Công chúa Maria Teresa của Hoàng gia Bourbon-Parma vừa chết ở tuổi 86 sau khi nhiễm coronavirus chiều 28/3. Đây là thành viên Hoàng gia đầu tiên trên thế giới qua đời vì đại dịch.

Thủ đô Madrid là nơi có số lượng bệnh nhân chết nhiều nhất. Nhiều người lớn tuổi nhiễm virus ở nước này, cũng như Ý không còn được thở máy và để chết vì sự quá tải và thiếu thốn vật tư y tế.
-

[MỸ] Ngày 28/3 TT Trump ký thành luật gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, trị giá 2,2 ngàn tỉ USD. Hơn 80% dân Mỹ sẽ nhận được tiền của chính phủ. Chỉ vài ngày trước, số lượng nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp cũng đã tăng lên mức cao kỷ lục là 3,3 triệu người.

Trong 24 giờ qua, nước Mỹ đã có thêm hơn 22.000 ca nhiễm, hiện đang là quốc gia dẫn đầu đại dịch với 123.311 người dương tính virus Wuhan và 2.211 người chết.
-

[ITALY] Số người chết đã vượt quá 10.000 người vào ngày thứ Bảy 28/3. Dịch bệnh đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của Ý, trên truyền hình gần như chỉ phát có quảng cáo kêu gọi người dân nên ở nhà.

Thủ tướng Giuseppe Conte hối thúc Liên minh Châu Âu phát hành trái phiếu hồi phục để hỗ trợ chống đại dịch. Ông nói rằng, nếu không giải quyết được tình trạng khẩn cấp này, sẽ là một sai lầm thảm khốc đối với cả khối EU.
-

[ĐỨC] Chiều 28/3, chuyên cơ MedEVac của Quân đội Đức đã bay sang Ý đưa 06 người Ý ở vùng Bergamo - nơi nhiễm nặng nhất Ý, về Đức chữa trị. Chuyên cơ có 06 chỗ chăm sóc đặc biệt, và 38 giường nằm - trong đó 16 giường có khả năng giám sát qua màn hình. Tức có thể chở nằm được 44 bệnh nhân. Hôm thứ năm 26/3, bang Hessen cũng tuyên bố sẽ nhận 14 bệnh nhân từ Pháp (4) và Ý (10) đưa qua chữa trị.

---- cập nhật.

[Hình] Tối 28/3, hơn 70 cán bộ, chiến sĩ và 10 xe đặc chủng của Binh chủng Hóa học (Bộ Quốc Phòng) đã tiến hành khử trùng toàn bộ khuôn viên BV Bạch Mai.

🍋2-4-2020
CHUỖI NGÀY VỠ TRẬN TIẾP DIỄN! TÌNH HÌNH THẾ GIỚI CẬP NHẬT ĐÊM NAY, RẠNG SÁNG MAI TRÊN CÁC BÁO CHO TA THẤY THỰC TẾ KHÔNG THỂ KHỦNG KHIẾP HƠN ĐƯỢC NỮA!

Cả thế giới nín lặng cầu nguyện đại dịch qua đi... Nhưng những con số cứ thế tăng chóng mặt!

Mong tất cả bình an, vượt qua cơn bão lớn này! Nhiều khổ đau ập đến cùng lúc lắm rồi...

🛑Chính thức vượt 900.000 ca nhiễm.
Có mặt tại 203 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Châu Âu là châu lục chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19. Italy là quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất lục địa già và đứng thứ hai thế giới với 110.574 ca nhiễm.

🛑 Bộ Y tế Tây Ban Nha xác nhận số ca tử vong kỷ lục trong một ngày

Trong ngày 1-4, Tây Ban Nha ghi nhận 7.719 ca nhiễm virus corona mới và số ca tử vong cao kỷ lục trong 24 giờ ở nước này là 864 trường hợp.

Tổng số ca nhiễm virus corona ở Tây Ban Nha đến ngày 1-4 là 102.136 trường hợp và tổng số trường hợp tử vong là 9.053 trường hợp.

🛑Thái Lan thêm 120 ca nhiễm mới trong cộng đồng

Ngày 1-4, bác sĩ Taweesin Visanuyothin, người phát ngôn của Trung tâm quản lý tình hình dịch bệnh COVID-19 của Thái Lan, cho biết có 120 ca nhiễm mới trong cộng đồng và 2 ca tử vong mới.

Đến nay nước này đã có 1.771 ca nhiễm và 12 ca tử vong.

🛑Ngày 1-4, theo Reuters, Philippines ghi nhận thêm 227 ca nhiễm mới, 8 trường hợp tử vong. Tổng số ca nhiễm của Philippines là 2.311 và tổng số ca tử vong đến nay là 96 trường hợp. Các chuyên gia dự báo Philippines vẫn chưa đến đỉnh dịch.

🛑Cập nhật của hãng tin Reuters cho thấy Malaysia ghi nhận thêm 142 ca nhiễm virus corona mới và 2 ca tử vong mới trong ngày 1-4. Tổng số ca nhiễm ở nước này lên 2,908 trường hợp. Tổng số ca tử vong là 45.

🛑 Singapore ghi nhận số ca nhiễm virus corona mới cao chưa từng thấy.

Singapore hôm 1/4 ghi nhận 74 ca nhiễm virus corona mới, số ca nhiễm tăng vọt ở mức cao chưa từng thấy ở nước này, nâng tổng số ca nhiễm ở đảo quốc lên 1.000.

20 trong số các ca nhiễm mới ghi nhận thuộc dạng ngoại nhập trong khi 54 ca còn lại là lây truyền nội địa, Bộ Y tế Singapore cho biết.

Trong số các ca lây nhiễm trong nước có 10 trường hợp liên quan tới một ca trước đó ở nhà dưỡng lão địa phương.

Cũng theo Bộ Y tế Singapore, trong ngày 1/4 có thêm 5 ca xuất viện, nâng tổng số ca bình phục ở nước này lên 245.

🛑 Trong khi đó, Hong Kong cùng ngày ghi nhận 51 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại hòn đảo lên 765.

Trong số các ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày có một bé trai 6 tuần tuổi, đánh dấu trường hợp nhỏ tuổi nhất xét nghiệm dương tính với Covid-19 tại Hong Kong.

Trong các ca nhiễm mới xác nhận có một phi công, một tiếp viên hàng không, một chủ thẩm mỹ viện, một nhân viên cơ quan xuất nhập cảnh, theo giới chức trách y tế. Ngoài ra còn có một tài xế taxi, một tài xế riêng và một huấn luyện viên bóng đá.

Bác sĩ Chuang Shuk-kwan, người đứng đầu chi nhánh bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Hong Kong, cho biết đứa bé 6 tuần tuổi được cho là đã bị nhiễm bệnh trong lễ rửa tội vào ngày 30/3, khi bé tiếp xúc với một người sau đó được xác nhận nhiễm virus corona.

"Người đó có thể đã bế đứa trẻ, do đó lây bệnh cho bé", bà Chuang Shuk-kwan nói, đồng thời cho biết thêm rằng giới chức đang truy dấu thêm những người đã tiếp xúc với đứa bé.

🛑Người phát ngôn Bộ Y tế Iran, ông Kianush Jahanpur ngày 1-4 cho biết nước này ghi nhận 2988 ca nhiễm virus corona mới, 138 ca tử vong mới trong 24 giờ qua. Tổng số ca nhiễm ở Iran là 47.593, tổng số ca tử vong là 3.036 và tổng số trường hợp hồi phục là 15.473 người.

🛑Theo báo Anh The Guardian, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Pháp sẽ đầu tư 4 tỉ euro vào các sản phẩm y tế chiến lược, bao gồm khẩu trang và mặt nạ phòng độc, với mục đích làm cho Pháp tự cung ứng đủ vào cuối năm nay.

"Hôm nay, ưu tiên của chúng ta là bắt đầu sản xuất tại Pháp", ông Macron tuyên bố khi thăm một nhà máy sản xuất mặt khẩu trang vào ngày 31-3 (giờ địa phương).

🛑Thái tử Anh bình phục

Thái tử Charles, 71 tuổi, cho biết ông đã bình phục sau khi nhiễm nCoV và ca ngợi các nhân viên y tế chống dịch.

Cung điện Clarence (đại diện cho Thái tử Anh) hôm 31/3 thông báo ông Charles không còn tự cách ly, một tuần sau khi ông dương tính với nCoV. Thái tử hôm nay có bài phát biểu qua video, cho biết ông chỉ có triệu chứng nhẹ và đã bình phục, nhưng vẫn đang "cách biệt cộng đồng".

🛑Đức thêm hơn 5.400 ca nhiễm mới

Hãng tin Reuters dẫn số liệu của viện Robert Koch Institute (RKI) của Đức cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 3.946 ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) và 149 ca tử vong.

Đến nay tổng số ca nhiễm ở Đức là 75.754 và số ca tử vong là 848 người.

Các nhà nghiên cứu tại Đức sẽ theo dõi cuộc sống của hàng nghìn người dân tại quận Heinberg, ổ dịch lớn nhất nước Đức, để tìm ra cách thức lây lan của virus SARS-CoV-2.

Theo báo Anh The Guardian, đây là khu vực có số người mắc COVID-19 nhiều nhất ở Đức, và bị gọi là "Vũ Hán của nước Đức".

Dự án nghiên cứu tại quận Heinsberg sẽ bắt đầu dưới sự giám sát của các nhà nghiên cứu virus hàng đầu nước Đức và 40 sinh viên y khoa. Các nhà khoa học sẽ theo dõi hoạt động của 1.000 cá nhân, các hộ gia đình để nghiên cứu cách thức lây lan của virus.

🛑Số ca tử vong tại Mỹ đã vượt 4.000 người

Theo thống kê của trang worldometers.info, Mỹ đã ghi nhận 4.394 ca tử vong do COVID-19. Đây cũng là số ca tử vong cao nhất trong một ngày ghi nhận tại Mỹ kể từ khi đại dịch bùng phát và lây lan tại nước này.

Gần một nửa số ca tử vong nói trên tập trung tại bang New York - tâm dịch COVID-19 tại Mỹ, dù chính quyền bang đã đóng cửa mọi cơ sở kinh doanh tại bang này. Bang New York hiện là ổ dịch lớn nhất tại Mỹ với 76.049 ca dương tính với Covid-19, chủ yếu tại khu vực thành phố New York. Số ca tử vong vì dịch bệnh tại bang New York là 1.714.

Các chuyên gia y tế của Nhà Trắng cảnh báo nguy cơ khoảng 100.000 - 240.000 người Mỹ có thể tử vong do dịch bệnh.

🛑Brazil tăng vọt cả số nhiễm lẫn tử vong

Brazil đang chứng kiến số ca nhiễm virus corona mới và số ca tử vong tăng vọt. Bộ Y tế Brazil ngày 31-3 thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 42 ca tử vong.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 ở Brazil hiện là 201 ca. Tổng số ca nhiễm là 5.717 ca, tăng 1.138 ca so với ngày trước đó.

🛑WHO hỗ trợ Triều Tiên ngăn dịch

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên Hiệp Quốc cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ viện trợ 900.000 USD để ủng hộ các nỗ lực của Triều Tiên trong việc ngăn chặn sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của virus corona gây ra.

Trước đó, WHO cùng các tổ chức quốc tế khác như Tổ chức Bác sĩ không biên giới và Hội chữ thập đỏ quốc tế đã chuyển cho phía Triều Tiên thiết bị y tế, bộ xét nghiệm virus và các trang thiết bị cần thiết liên quan khác.

Hồi cuối tháng 2 vừa qua, Bộ Ngoại giao Nga cũng cho biết đã tài trợ cho Triều Tiên 1.500 bộ xét nghiệm virus theo đề nghị của Bình Nhưỡng.

Cho đến nay Triều Tiên chưa thông báo ca COVID-19 nào.

🛑 Điện Kremlin ngày 1-4 cho biết sức khỏe của Tổng thống Nga Vladimir Putin đang ổn, dù khẳng định sẽ họp chính phủ qua video do ông Putin đã tiếp xúc với người mắc COVID-19.

🛑 Bloomberg: 'Tình báo Mỹ kết luận Trung Quốc giấu dịch COVID-19 ở Vũ Hán'

Hãng Bloomberg đưa tin cộng đồng tình báo Mỹ (IC) đã kết luận Trung Quốc che giấu mức độ bùng phát dịch bệnh do virus corona gây ra (COVID-19) tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

Thông tin này do hãng Bloomberg đưa ngày 1-4, dẫn lại từ ba quan chức Mỹ, theo tài liệu được phân loại của Nhà Trắng.

Tài liệu này do IC gửi Nhà Trắng, nói rằng Trung Quốc cố ý hạ thấp số liệu tiêu cực về virus.

Cụ thể Bloomberg cho biết các quan chức này từ chối tiết lộ danh tính, cũng không cung cấp nội dung chi tiết của báo cáo trên.

Tuy nhiên họ nói rằng báo cáo cho thấy các báo cáo công khai của Trung Quốc về số ca nhiễm và tử vong là "cố ý không đầy đủ". Hai trong ba quan chức nêu trên khẳng định số liệu của Trung Quốc là "giả".

Các quan chức trên dù vậy không khẳng định rằng liệu báo cáo có đề cập tới số liệu "thực tế" của Trung Quốc là bao nhiêu hay không.

Tin tức về báo cáo này xuất hiện một ngày sau khi bà Deborah Birx, điều phối viên của nhóm công tác chống COVID-19 của Nhà Trắng, nói rằng cách thức Mỹ phản ứng với đại dịch có thể không hiệu quả tối đa vì "những thiếu sót" trong dữ liệu của Trung Quốc.

"Cộng đồng y tế giải thích số liệu của Trung Quốc, nghiêm túc đấy, nhưng nhỏ hơn dự liệu của bất kỳ ai. Bởi vì, có lẽ... chúng ta thiếu một số liệu đáng kể, giờ là lúc chúng ta xem chuyện gì xảy ra ở Ý và Tây Ban Nha", bà Birx nói tại cuộc họp báo ngày 31-3.

Tính tới sáng thứ ba, Trung Quốc báo cáo rằng virus corona chủng mới đã lây sang hơn 4.500 người và làm chết hơn 100 người. Tuy nhiên "số liệu thực tế nhiều khả năng cao hơn nhiều - có thể hàng trăm ngàn...", Thượng Nghị sĩ Tom Cotton từng viết trong thư gửi Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 28-1.

Trong thời gian qua, các quan chức và nghị sĩ Mỹ liên tục cáo buộc Trung Quốc giấu dịch. Hôm 31-3, Ngoại trưởng Pompeo kêu gọi các quốc gia đồng minh và đối tác minh bạch về thông tin liên quan tới COVID-19.

🛑 Truyền thông Campuchia ngày 1-4 cho biết Thủ tướng Hun Sen quyên góp 7 tháng lương cho ủy ban chống COVID-19, mặt trận mà ông đang là người đứng đầu.

Trên tài khoản Facebook, ông Hun Sen cũng công bố về việc quyên góp 7 tháng lương cho ủy ban nói trên, nói rằng đây là một hành động tự nguyện trong bối cảnh Campuchia phải chống lại sự lây lan cũng như tác động của dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19).

🛑 Chính quyền bang California, Mỹ đang cấp phép để có thể nhanh chóng thả 3.500 tù nhân nhằm giảm thiểu các đám đông trong bối cảnh dịch COVID-19 đang hoành hành tại Mỹ và bắt đầu lây lan trong hệ thống nhà tù của bang.

🍋

Tạm dịch dòng titre trong ảnh lớn nhất mặt báo: Montreal là thành phố bị nhiễm bệnh nhiều nhất Canada. Nếu cả tỉnh Quebec hơn 4.600 ca thì chỉ riêng thành phố Montreal gần 2000 ca !
Ảnh trên cùng: Lời Thủ hiến bang Quebec: Ưu tiên tìm ra khảu trang và các thiết bị y tế.
Bên phải: chữ trên nền xanh lá cây: Căng thẳng giữa người thuê nhà và chủ cho thuê (vì đa số người thuê đang đi làm, nay thất nghiệp, nhưng vẫn phải trả đủ tiền thuê nhà).
Bên phải, dưới cùng, chữ trên nền xanh da trời (dịch thoát theo ý của bài báo bên trong): các sinh viên y khoa của Đại học McGill tại Montreal góp sức tham gia chống dịch.
🍋NÓNG: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI CẬP NHẬT ĐÊM NAY, RẠNG SÁNG MAI TRÊN CÁC BÁO, CHO TA THẤY THỰC TẾ TÀN KHỐC CỦA COVID-19. TUY NHIÊN, ĐÃ CÓ NHỮNG TÍN HIỆU LẠC QUAN ĐẦU TIÊN.

Top 5 quốc gia đứng đầu thế giới về COVID-19. Không còn Trung Quốc:

📌1. Mỹ: 323,913 ca nhiễm, 9,185 ca tử vong.
📌2. Tây Ban Nha: 130,759 ca nhiễm, 12,418 ca tử vong.
📌3. Ý: 128,948 ca nhiễm, 15,887 ca tử vong.
📌4. Đức: 98,765 ca nhiễm, 1,524 ca tử vong.
📌5. Pháp: 89,953 ca nhiễm, 7,560 ca tử vong.

🛑 Tín hiệu lạc quan từ hai vùng dịch lớn nhất châu Âu

Dù tổng số ca nhiễm vẫn còn cao ngất ngưởng, số ca tử vong và ca nặng phải chăm sóc đặc biệt đang trên đà giảm tại Ý và Tây Ban Nha. Điều này càng khiến nhiều người tin rằng trời sắp sáng sau cơn mưa.

Theo Hãng tin Reuters, Tây Ban Nha đã vượt Ý trở thành vùng dịch lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai thế giới vào ngày 5-4, với 130.759 ca được xác nhận.

Đây là một tin buồn đối với Tây Ban Nha nhưng đã xuất hiện một ánh sáng tích cực. Theo Bộ Y tế Tây Ban Nha, số ca tử vong mới được ghi nhận tại Tây Ban Nha tính đến hết ngày 4-4 là 674 người, giảm 135 người so với con số 809 của ngày 3-4.

Số ca nhiễm mới trong cùng thời gian là 6.023 người, giảm hơn 1.000 ca so với ngày 3-4, đánh dấu ngày thứ ba liên tiếp số ca tử vong mới và số ca nhiễm mới cùng sụt giảm.

Bà Maria Jose Sierra, một quan chức y tế cấp cao của Tây Ban Nha, nhận xét các con số mới cho thấy dịch bệnh đang có chiều hướng chậm lại và giảm xuống ở nước này. Tuy nhiên, bà này cũng thừa nhận tổng số ca nhiễm thực tế sẽ cao hơn do Tây Ban Nha không tính các trường hợp nhẹ.

Trong khi đó tại Ý, quốc gia có số người chết vì COVID-19 cao nhất châu Âu, người đứng đầu Cơ quan bảo vệ dân sự Ý Angelo Borrelli cho biết số bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt đã giảm 74 người trong ngày 4-4. Theo ông Borrelli, đây là lần đầu tiên con số này giảm kể từ khi dịch bệnh bùng phát mạnh ở Ý.

Tính đến hết ngày 4-4, đã có 20.996 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh và cho xuất viện ở Ý. Cộng thêm 15.887 trường hợp đã tử vong, hiện chỉ còn 88.274 trường hợp dương tính ở Ý, trong đó có 3.994 trường hợp nghiêm trọng.

Chính quyền Tây Ban Nha tiếp tục thể hiện sự thận trọng bởi trước đó đã có giai đoạn 3 ngày liên tiếp số ca tử vong mới và số ca nhiễm mới cùng giảm nhưng sau đó tăng liên tục trong 2,3 ngày kế tiếp.

🛑 Trung Quốc chớp thời cơ sắm vai người hùng viện trợ Mỹ

Trong lúc Nhà Trắng và chính quyền các tiểu bang không ngừng chỉ trích nhau vì tình trạng thiếu vật tư y tế và sự trợ giúp của chính phủ liên bang, Trung Quốc đã chớp thời cơ nhảy vào viện trợ.

Thống đốc New York, ông Andrew Cuomo, đã không tiếc lời ca ngợi Trung Quốc sau khi nhận được lô hàng viện trợ 1.000 máy thở từ nước này trong lúc chê trách sự chậm chạp và keo kiệt của chính quyền Donald Trump, theo báo The Hill.

Tổng thống Trump, ngược lại, nói rằng bản thân ông đã lên tiếng giúp New York có được lô hàng và xứng đáng nghe một lời cảm ơn "vang dội", trong lúc lẳng lặng định nghĩa lại vai trò của kho dự trữ thuốc và vật tư y tế chiến lược quốc gia.

🛑Số ca tử vong ở New York chững lại

Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết bang này có thêm 594 ca tử vong trong 24 giờ qua tính đến ngày 5-4, giảm nhẹ so với 630 ca của ngày trước đó, trong khi số ca nhiễm mới trong ngày là 8.327 ca. Như vậy, riêng bang New York của Mỹ đã có 4.159 ca tử vong và hơn 122.000 ca mắc COVID-19.

Nói về áp lực lên hệ thống y tế New York, ông Cuomo nói các bệnh viên tại bang này đang làm một "điều không thể". "Chúng ta đang yêu cầu hệ thống làm vượt mức nhiều hơn nó được thế kế và từng thực hiện. Số giường bệnh không còn là vấn đề nữa. Chúng ta có giường, vấn đề là máy thở và nhân viên", ông nói.

🛑Anh thêm 621 ca tử vong; số ca nhiễm mới tại Đức giảm ngày thứ 3 liên tiếp

📌Anh thông báo có thêm 621 ca tử vong vì COVID-19 trong ngày, nâng tổng số người thiệt mạng tại nước này lên 4.934 tính đến ngày 5-4. Anh hiện có 47.806 ca nhiễm virus SARS-CoV-2.

📌Với hơn 5.936 ca nhiễm được ghi nhận trong 24 giờ qua, số ca nhiễm mới tại Đức giảm ngày thứ ba liên tiếp. Số liệu này thấp hơn 6.082 và 6.174 ca của hai ngày trước.

Trong khi đó, số ca tử vong tăng thêm 184 lên tổng số 1.342 ca, theo Viện Robert Koch.

Hiện Đức ghi nhận tổng cộng 98.765 ca bệnh tính đến chiều 5-4 giờ Việt Nam.

🛑Singapore, Malaysia, Philippines thêm hàng trăm ca nhiễm

📌 CA NHIỄM Ở SINGAPORE TĂNG 60%:Bộ Y tế Singapore xác nhận có thêm 120 ca COVID-19 mới, số ca mới trong ngày cao nhất từ trước đến nay và tăng mạnh so với 75 ca của ngày 4-4.

Theo Channel NewsAsia, đáng chú ý trong số 120 ca nhiễm mới chỉ có 4 ca ngoại nhập trong khi tất cả những trường hợp còn lại đều là lây nhiễm trong cộng đồng.

Đảo quốc này đến nay đã ghi nhận 1.309 ca bệnh và 6 ca tử vong.

📌Bộ Y tế Malaysia ngày 5-4 cho biết đã ghi nhận thêm 179 ca nhiễm virus corona mới ở nước này, nâng tổng số ca nhiễm lên 3.662, bao gồm 61 người chết. Trong số ca nhiễm mới, có tới 37 ca liên quan tới ca trở về từ Ý.

📌Tại Philippines, số ca nhiễm đã tăng lên 3.246 người sau khi có thêm 152 ca nhiễm mới. Tổng số ca tử vong cũng tăng lên 152 người, đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

🛑Số ca tử vong mới tại Tây Ban Nha giảm ngày thứ 3 liên tiếp

Số liệu được Bộ Y tế Tây Ban Nha công bố ngày 5-4 cho thấy tổng số ca nhiễm tại nước này đã tăng lên con số 130.759 người sau khi có thêm 6.023 ca nhiễm mới trong ngày 4-4. Cơ quan này cũng ghi nhận thêm 674 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì COVID-19 lên 12.418 người nhưng là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 ngày qua.

Đại diện Bộ Y tế Tây Ban Nha khẳng định đây là ngày thứ ba liên tiếp số ca nhiễm mới và tử vong mới cùng sụt giảm.

🛑New York có thêm 1.000 máy thở

Thống đốc bang New York Andrew Cuomo ngày 4-4 cho biết ông vừa nhận được "tin tốt lành" là 1.000 máy thở do nhiều công ty Trung Quốc quyên góp đã hạ cánh an toàn xuống sân bay New York. Cộng thêm 140 máy thở do bang Oregon cho mượn, New York sẽ có thêm 1.140 máy thở, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt tại bang này.

Theo ông Cuomo, trước mắt ông đã ra lệnh các bệnh viện điều chỉnh lại việc sử dụng máy thở, trong đó ưu tiên cho các trường hợp nặng trước. Chính quyền của ông Cuomo cũng hứa sẽ trả lại các máy thở cho Oregon nếu bang này cần.

Hiện New York có hơn 114.000 ca nhiễm, bao gồm hơn 3.500 ca tử vong, trong khi Oregon chỉ có 999 ca bệnh gồm 26 ca tử vong.

🛑Nhật cân nhắc biến làng Olympic thành bệnh viện COVID-19

Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike ngày 4-4 cho biết đang cân nhắc biến một phần làng Olympic 15.000 giường thành bệnh viện dã chiến điều trị các bệnh nhân COVID-19 trong thời gian nơi này bị bỏ trống vì Thế vận hội bị hoãn lại.

Theo bà Koike, đây chỉ mới là một phương án để đối phó với dịch bệnh. Chính quyền cũng đang cân nhắc bỏ tiền ra mua hẳn một khách sạn và biến nơi này thành bệnh viện điều trị.

🛑Thứ trưởng Mexico: Ăn uống vô độ dễ tử vong vì COVID-19

Thứ trưởng Y tế Mexico Hugo Lopez-Gatell ngày 4-4 nhận định thói quen ăn uống vô độ của người dân trong suốt hàng chục năm qua đã khiến đất nước này trả giá khi đối mặt với dịch bệnh COVID-19.

Theo ông Lopez-Gatell, Mexico hiện là nước có tỉ lệ người béo phì và tiểu đường cao nhất thế giới. Điều này dẫn tới số lượng người mắc các bệnh liên quan như tim mạch, cao huyết áp cũng cao hơn các quốc gia khác. Đây là những đối tượng dễ bị tổn thương nếu bị nhiễm virus corona.

Tính đến ngày 5-4, Mexico đã ghi nhận 1.890 trường hợp mắc virus corona mới , trong đó có 79 trường hợp tử vong. Ông Lopez-Gatell cho biết phần lớn trong số này là người lớn tuổi hoặc có các bệnh nền như tiểu đường và các bệnh liên quan béo phì.

🛑 Tokyo ghi nhận ca nhiễm trong ngày cao chưa từng thấy.

Hơn 130 ca nhiễm mới được ghi nhận ở Tokyo, đài NHK cho biết hôm 5/4. Đây là số ca dương tính với virus corona ghi nhận trong ngày cao nhất ở thủ đô của Nhật.

Tổng số ca nhiễm tại Tokyo đã vượt mốc 1.000, đài NHK dẫn thông tin từ các quan chức từ chính quyền cho biết.

Chính quyền thành phố Tokyo hối thúc mạnh mẽ người dân ở nhà giữa lúc thành phố 13 triệu dân này đang chứng kiến sự tăng vong các ca nhiễm virus corona trong những ngày gần đây.

Thống đốc Yuriko Koike xuất hiện trong chương trình tin tức sáng 5/4 và lặp lại lời kêu gọi của bà tới cư dân, tránh ra ngoài không cần thiết và nhấn mạnh rằng "cuộc sống đang bị đe dọa".

Ông Kentaro Iwata, chuyên gia về kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Kobe nhận định nếu xu hướng hiện tại tiếp diễn, triển vọng về kiểm soát dịch ở Tokyo sẽ trở nên ảm đạm. Vị chuyên gia này từng nhiều lần cảnh báo những biện pháp mà Nhật Bản đưa ra chưa đủ để ngăn Covid lây lan.

"Nhật Bản cần phải can đảm thay đổi khi chúng ta nhận ra rằng mình đi sai đường. Chúng ta có thể thấy nguy cơ Tokyo trở thành một New York thứ hai", ông Iwata nhấn mạnh.

🛑HƠN 3.600 CA TỬ VONG Ở IRAN

Iran công bố thêm 155 ca tử vong do virus corona, đưa tổng số ca tử vong trên toàn quốc lên 3.603.

Người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpur hôm 5/4 cho biết thêm nước này ghi nhận 58.226 ca nhiễm, tăng 2.483 ca so với một ngày trước đó. Số trường hợp hồi phục là 19.736, trong khi số ca nguy kịch là 4.103.

Covid-19 đã xuất hiện ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với tâm dịch là Mỹ và các nước châu Âu, sau khi khởi phát từ Trung Quốc hồi tháng 12/2019. Số ca nhiễm trên toàn cầu đã vượt 1,2 triệu và gần 66.000 người tử vong.

🛑HONG KONG CŨNG GHI NHẬN CA NHIỄM MỚI KỶ LỤC

Hong Kong ngày 5/4 công bố vừa ghi nhận 28 ca nhiễm mới, cũng là một kỷ lục tăng ca nhiễm trong ngày của hòn đảo này, nâng tổng số ca nhiễm ở đây lên tới 890.

Mẹ của em bé 6 tuần tuổi dương tính với virus corona trước đó, cũng nằm trong số 28 ca nhiễm mới thông báo ở Hong Kong.

Bác sĩ Chuang Shuk-kwan, thuộc Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe ở Hong Kong, cho biết người mẹ bắt đầu có các triệu chứng khi cô chuẩn bị chuyển vào trung tâm cách ly hôm 3/4.

Đứa bé con của phụ nữ này được xác nhận là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất nhiễm virus corona hôm 1/4.

🛑 Trung Quốc xuất khẩu gần 4 tỉ khẩu trang, đạt doanh thu 'khủng'.

Hãng AFP ngày 5.4 đưa tin Trung Quốc xuất khẩu gần 4 tỉ khẩu trang kể từ tháng 3, trong khi giới chức nước này đang cố trấn an những khách hàng lo lắng về chất lượng.

Dù số ca nhiễm Covid-19 giảm, Trung Quốc vẫn tiếp tục kêu gọi các nhà máy gia tăng sản xuất trang thiết bị y tế trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan toàn cầu và nhiều nơi thiếu hụt trang thiết bị.

Một quan chức hải quan Trung Quốc cho biết nước này xuất khẩu 3,86 tỉ khẩu trang, 37,5 triệu bộ trang phục bảo hộ, 16.000 máy thở và 2,84 triệu bộ xét nghiệm Covid-19 đến tổng cộng hơn 50 nước kể từ ngày 1.3.

Doanh thu từ xuất khẩu các mặt hàng trong thời gian qua đạt 10,2 tỉ nhân dân tệ (tương đương 1,45 tỉ USD hay 33.895 tỉ đồng). Trung Quốc cũng tăng công suất sản xuất các bộ xét nghiệm Covid-19 lên 4 triệu bộ/ngày.

Tuy nhiên, nhiều nước như Hà Lan, Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha từng phàn nàn về tình trạng sản phẩm chất lượng kém hoặc bị lỗi. Tuần trước, Hà Lan thu hồi 600.000 khẩu trang Trung Quốc không đạt chất lượng.

Bộ Thương mại Trung Quốc sau đó khẳng định "nhà sản xuất đã nói rõ đó không phải là khẩu trang phẫu thuật". Theo một quan chức Bộ Thương mại, việc báo chí đưa tin về trang thiết bị y tế Trung Quốc bị lỗi là "không phản ánh hoàn toàn về sự việc".

"Trên thực tế, có nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như Trung Quốc có các tiêu chuẩn hay thói quen sử dụng khác với các nước. Thậm chí việc sử dụng sai cũng dẫn đến nghi ngờ về chất lượng", quan chức này cho biết.

Theo South China Morning Post, sau khi nhiều khách hàng phàn nàn về các sản phẩm kém chất lượng, Trung Quốc đã yêu cầu các công ty tại nước này phải được Cục Quản lý sản phẩm y tế quốc gia chứng nhận mới được xuất khẩu.

Tổng hợp báo.
🍋8-4

CẬP NHẬT NÓNG TÌNH HÌNH THẾ GIỚI ĐẾN MỌI NGƯỜI, SAU MỘT ĐÊM NGỦ DẬY, THÊM HƠN 40.000 CA NHIỄM MỚI, MỸ VƯỢT NGƯỠNG 400.000 CA NHIỄM, SỐ CA TỬ VONG TĂNG KINH HOÀNG.

📌Đọc và báo đến người thân để nắm tình hình dịch thế giới.

🛑 Mỹ đứng đầu thế giới với 400.412 ca nhiễm, 12.854 ca tử vong.

🛑Ca tử vong ở Anh cao chưa từng thấy sau bước ngoặt thủ tướng vào ICU

Anh ghi nhận số ca tử vong kỷ lục trong 24 giờ vì virus corona, với 786 trường hợp, theo Bộ Y tế nước này.

Tổng cộng số người tử vong vì virus corona ở đất nước sương mù lên tới 6.159. Tổng số ca nhiễm là 55.242.

Những con số mới này được đưa ra giữa lúc Thủ tướng Anh Boris Johnson đang chiến đấu với virus corona trong phòng chăm sóc tích cực (ICU) của bệnh viện ở London.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đang tạm thời gánh vác công việc lãnh đạo nước Anh trong khi ông Johnson vắng mặt.

Trong khi đó, một bộ trưởng cấp cao khác là Michael Gove cho biết ông đang tự cách ly không triệu chứng sau khi một thành viên trong nhà bắt đầu có các dấu hiệu nhiễm bệnh.

Văn phòng Thủ tướng Anh hôm 7/4 cho biết sức khỏe của ông ổn định và không bị viêm phổi dù phải thở oxy trong phòng chăm sóc tích cực.

"Ông ấy đang được điều trị bằng oxy theo quy trình tiêu chuẩn và không cần bất cứ sự hỗ trợ nào khác để thở", phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, đồng thời tiết lộ thêm rằng sức khỏe của ông "ổn định suốt đêm và ông ấy vẫn giữ tinh thần tốt".

Người phát ngôn nhấn mạnh Johnson không cần dùng máy thở hay biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm lấn, và vẫn còn tỉnh táo.

Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã gửi lời chúc Thủ tướng Johnson "bình phục hoàn toàn và nhanh chóng". Nữ hoàng cũng gửi thông điệp ủng hộ tới vị hôn thê đang mang thai của thủ tướng, cô Carrie Symonds.

🛑Seoul dừng miễn thị thực cho các nước cấm nhập cảnh công dân Hàn Quốc

Thủ tướng Chung Sye-kyun ngày 8-4 tuyên bố Hàn Quốc sẽ tạm thời đình chỉ các chương trình miễn thị thực cho các quốc gia áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân Hàn Quốc vì dịch COVID-19 nhằm ngăn chặn các ca bệnh nhập khẩu.

Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ kéo dài lệnh hạn chế nhập cảnh đối với người nước ngoài đi du lịch mà không có mục đích cần thiết và cấp bách.

🛑Gần 2.000 ca tử vong vì COVID-19 ở Mỹ trong 24 giờ qua

Số liệu thống kê từ đại học John Hopkins tính đến đêm 7-4 cho thấy Mỹ có 1.939 người tử vong vì COVID-19 trong vòng 24 giờ.

Con số tử vong kỷ lục đưa tổng số người chết ở Mỹ vì dịch bệnh lên tới 12.854 người, áp sát hai quốc gia thiệt hại nặng nề nhất vì virus corona cho tới nay là Ý (17.127 người chết) và Tây Ban Nha (14.045 người).

Tổng số ca bệnh COVID-19 ở Mỹ là 400.412.

🛑Trung Quốc ghi nhận 62 ca nhiễm mới

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc sáng 8-4 ghi nhận thêm 62 ca nhiễm mới, tăng so với 32 ca của ngày trước đó.

Tính đến ngày 7-4, số ca COVID-19 nhập khẩu của nước này vẫn là 1.042 can. Như vậy tổng số ca COVID-19 tại Trung Quốc tính đến nay là 81.802 ca, theo Reuters.

🛑Nhiều thành phố ở Nhật yêu cầu người dân hạn chế ra đường

Ngay sau khi thủ tướng Abe Shinzo ban bố tình trạng khẩn cấp với 7 thành phố ở Nhật, thủ đô Tokyo đã yêu cầu người dân hạn chế ra ngoài bắt đầu kể từ ngày 8-4. Danh sách các cơ sở bị yêu cầu hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động cũng như các biện pháp khẩn cấp khác sẽ được thảo luận và công bố vào ngày 10-4.

Chính quyền thành phố Osaka và các thành phố khác cũng yêu cầu người dân không ra ngoài, trừ các trường hợp mua thực phẩm, đi làm và đi khám bệnh. Đặc biệt yêu cầu người dân hạn chế đến các khu ăn uống đông người vào buổi tối.

🛑Mexico thêm 346 ca nhiễm mới, Panama thêm 149 ca

Bộ Y tế Mexico ngày 7-4 cho biết nước này vừa ghi nhận thêm 346 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca COVID-19 toàn quốc lên 2.785 ca và 141 người tử vong.

Trong khi đó, các quan chức y tế Panama ngày 7-4 cho biết nước này có thêm 149 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca COVID-19 toàn quốc lên 2.249 ca và số ca tử vong vẫn là 59 ca.

🛑Hai thai phụ Peru mắc COVID-19 sinh con khỏe mạnh

Bệnh viện Rebagliati tại Lima, Peru cho biết hai thai phụ được chẩn đoán mắc COVID-19 tại nước này đã sinh con hoàn toàn khỏe mạnh và âm tính với virus corona chủng mới.

Hãng tin Reuters cho biết đứa bé đầu tiên sinh vào 27-3 và đứa bé thứ hai sinh ngày 31-3, cả hai em bé đều được mổ lấy thai theo lời khuyên của bác sĩ để tránh các biến chứng. Cả hai bà mẹ đều trong tình trạng sức khỏe tốt và đang tiếp tục điều trị COVID-19.

Cho đến nay Peru đã ghi nhận tổng cộng 2.954 ca COVID-19, 107 ca tử vong và 1.301 người đã hồi phục.

🛑Chính quyền Mỹ cam kết đảm bảo vật tư y tế thiết yếu trong nước

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 7-4 cho biết nước này sẽ bổ sung 225 triệu USD vào các khoản viện trợ toàn cầu của Mỹ nhằm đối phó với dịch COVID-19 trên thế giới. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh chính quyền Mỹ cũng sẽ đảm bảo những vật tư y tế thiết yếu ở Mỹ để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Cùng ngày, Thống đốc bang Maryland Larry Hogan thông báo chính quyền liên bang đã coi hành lang thủ đô Washington D.C. và Baltimore, bang Maryland là điểm nóng mới của dịch COVID-19.

Theo đó, hành lang này sẽ trở thành một ưu tiên trong cuộc chiến chống dịch sau khi số ca COVID-19 tại Maryland tăng nhanh lên đến 4.371 ca trong sáng 7-4 và có 103 ca tử vong. Tại thủ đô Washington D.C., số ca nhiễm virus cũng đã lên tới 1.200 người, với 22 người tử vong.

Truyền thông Mỹ đưa tin Tổng thống Trump ngày 7-4 đã cách chức ông Glenn Fine, Tổng thanh tra đặc trách giám sát việc thực thi gói cứu trợ kinh tế trị giá 2.300 tỷ USD nhằm giảm thiểu tác động của dịch COVID-19.

Theo trang Politico, Tổng thanh tra của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Sean O'Donnell sẽ thay thế ông Fine. Ông Fine hiện là quyền Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ, được chỉ định hồi tuần trước vào vị trí Chủ tịch ủy ban nói trên.

🛑Trung Quốc chính thức dỡ bỏ phong thành Vũ Hán

Từ 0h đêm 8-4 theo giờ địa phương, thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, từng là tâm dịch COVID-19 của Trung Quốc, đã chính thức được dỡ bỏ lệnh phong tỏa sau 77 ngày. Tuy nhiên, giới chức thành phố vẫn yêu cầu người dân cẩn trọng, cảnh báo việc không có ca nhiễm mới không có nghĩa không có rủi ro.

Toàn bộ hệ thống sân bay, đường sắt, đường thủy, cao tốc và xe khách ở Vũ Hán sẽ nối lại hoạt động. Tuy nhiên, người dân vẫn được khuyến cáo tránh rời khu vực mình sống, cũng như thành phố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc trừ trường hợp cần thiết.

Theo hãng tin AFP, ngay sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, hàng nghìn người đã đổ tới các ga tàu và cao tốc để rời Vũ Hán. Nhà chức trách trước đó ước tính sẽ có khoảng 55.000 người rời Vũ Hán sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.

🛑Cuba cho người dân sử dụng thuốc PrevengHo-Vir để phòng bệnh

Bộ Y tế Cuba ngày 7-4 cho biết nước này sẽ sử dụng loại thuốc vi lượng PrevengHo-Vir cho những người khỏe mạnh trong thời gian tới như một biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19, theo Miami Herald.

Giám đốc Dịch tễ học quốc gia thuộc Bộ Y tế Cuba, tiến sĩ Francisco Duran cho biết loại thuốc dự phòng này là thuốc uống dưới dạng nhỏ giọt. Quan chức y tế Cuba nêu rõ đây là một sản phẩm vi lượng đồng căn, giúp ngăn ngừa một số bệnh khác nhau như cúm, sốt xuất huyết và các bệnh viêm nhiễm lây lan do virus như COVID-19.

Ông Duran cũng cho biết Cuba đang áp dụng nhiều loại thuốc khác nhau trong điều trị các bệnh nhân COVID-19. Những người bị cách ly do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân dương tính với virus corona chủng mới đang dùng thuốc kháng virus Interferon alfa 2-B tái tổ hợp bằng đường mũi. Những ca nghi nhiễm được dùng các loại thuốc kháng virus như oseltamivir và Interferon alfa 2-B bằng đường tiêm. Bệnh nhân trở nặng có phác đồ điều trị khác.

Tính đến nay, Cuba đã ghi nhận 396 ca COVID-19 và 11 ca tử vong.

🛑Số ca tử vong tại Pháp vượt ngưỡng 10.000

Tính đến tối 7-4 (theo giờ địa phương), Pháp đã ghi nhận 10.328 ca tử vong, bao gồm 7.091 người qua đời tại bệnh viện (tăng 607 ca trong 24h) và 3.237 ca tại các viện dưỡng lão (tăng 802 ca). Trong vòng 24h qua, Pháp đã ghi nhận thêm 1.417 ca tử vong vì COVID-19.
Pháp đã trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới có số ca tử vong vượt mốc 10.000 người, sau Ý, Tây Ban Nha và Mỹ. Quan chức y tế Pháp cho biết 82% số ca tử vong là người trên 70 tuổi.

Tính đến nay, Tây Ban Nha đã ghi nhận 141.942 ca nhiễm virus, bao gồm 14.045 ca tử vong. Ý là 135.586 ca nhiễm và 17.127 ca tử vong.

Tổng hợp.
🍋
NÓNG: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI CẬP NHẬT ĐÊM NAY, RẠNG SÁNG MAI TRÊN CÁC BÁO, CHO TA THẤY THỰC TẾ TÀN KHỐC CỦA COVID-19.

🛑1,469,631 ca nhiễm.
🛑86,303 ca tử vong.
🛑316,531 ca phục hồi.
🛑209 quốc gia và vùng lãnh thổ

Top 5 quốc gia đứng đầu thế giới về COVID-19. Không còn Trung Quốc:

📌1. Mỹ: 406.693 ca nhiễm, 13.089 ca tử vong.
📌2. Tây Ban Nha: 146.690 ca nhiễm, 14.683 ca tử vong.
📌3. Ý: 139.422 ca nhiễm, 17.669 ca tử vong.
📌4. Đức: 109.329 ca nhiễm, 2.096 ca tử vong.
📌5. Pháp: 109.069 ca nhiễm, 10.328 ca tử vong.

🛑 Ngày đen tối nhất - ca tử vong ở riêng TP New York đã vượt vụ 11/9.

New York tiếp tục có một ngày "đau đớn" vì Covid-19, theo lời Thống đốc Andrew Cuomo. New York và hai bang New Jersey, Connecticut lân cận đều có số ca tử vong tăng kỷ lục.

Bang New York có thêm 731 ca tử vong vì virus - mức tăng trong ngày kỷ lục. Riêng thành phố New York đối mặt với một trong những ngày đen tối nhất khi số ca tử vong vì virus corona vượt 4.000, nhiều hơn nạn nhân vụ khủng bố 11/9.

New Jersey ở phía tây cũng chứng kiến con số kỷ lục 232 ca tử vong mới. Connecticut ở phía bắc cũng ghi nhận kỷ lục 71 ca tử vong mới.

🛑 Ca nhiễm tăng trở lại ở Trung Quốc

Số ca bệnh mới được ghi nhận tại Trung Quốc hôm 8/4 tăng đáng kể do các ca bệnh nhập khẩu. Cùng ngày, lệnh phong tỏa Vũ Hán cuối cùng đã được dỡ bỏ.

Trung Quốc đã báo cáo 62 trường hợp dương tính với virus corona mới được ghi nhận vào ngày 8/4, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.

So với 32 ca nhiễm mới được ghi nhận một ngày trước đó, số ca nhiễm báo cáo hôm 8/4 đã tăng đáng kể, chủ yếu do các ca bệnh nhập khẩu (ca bệnh có nguồn gốc nước ngoài).

Các ca bệnh nhập khẩu được ghi nhận ở Trung Quốc đã lên đến 1.042 trường hợp vào hôm 7/4, tăng 59 trường hợp so với một ngày trước đó, theo cơ quan y tế nước này.

🛑 Thủ tướng gửi thông điệp 'chống dịch như chống giặc' tới quốc tế.

Khẩu hiệu 'chống dịch như chống giặc', chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi tới Hội nghị trực tuyến các bộ trưởng y tế khu vực Tây Thái Bình Dương.

Hội nghị trực tuyến các bộ trưởng y tế khu vực Tây Thái Bình Dương được tổ chức ngày 8-4 có chủ đề "Đoàn kết chống COVID-19".

🛑Người nước ngoài bị mắc kẹt ở Thái Lan được tự động gia hạn visa

Hãng tin Reuters ngày 8-4 dẫn nguồn tin riêng cho biết chính phủ Thái Lan đã chấp thuận đề xuất tự động gia hạn visa với tất cả người nước ngoài đến nước này hợp pháp và bị mắc kẹt vì dịch COVID-19.

Theo đó tất cả những người đến Thái Lan trước khi nước này có lệnh cấm người nước ngoài nhập cảnh sẽ không cần đến các trung tâm gia hạn visa như bình thường. Những người nằm trong diện này và có visa đã hết hiệu lực sẽ được gia hạn đến ngày 30-4.

Hồi tuần trước, chính phủ Thái Lan cũng đã cho phép các lao động nhập cư có giấy phép được tiếp tục ở lại Thái Lan cho tới khi nước này mở cửa lại biên giới.

🛑 Quốc gia hiếm hoi chưa có dấu chân virus corona

Đảo quốc Vanuatu ở Thái Bình Dương là một trong số ít những nơi chưa phát hiện ca nhiễm Covid-19 nào. Nhưng những nỗ lực ngăn chặn Covid-19 lại vướng phải các thảm họa tự nhiên.

🛑Châu Âu 750.000 ca nhiễm, chiếm hơn 1/2 thế giới

Theo thống kê của hãng thông tấn AFP (Pháp), tính đến 18h ngày 8-4 (giờ Việt Nam), hơn 750.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã được ghi nhận trên toàn châu Âu, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm trên toàn thế giới đến nay.

Châu Âu hiện là châu lục bị tác động mạnh nhất của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ý là nước có số ca tử vong nhiều nhất với 17.669ca, trong khi Mỹ là quốc gia đơn lẻ ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất với 406.693 ca.

🛑Đức lập "cầu không vận" để nhập thiết bị bảo hộ chống dịch

Theo Thông tấn xã Việt Nam, chính phủ liên bang Đức đã tổ chức thiết lập "cầu không vận" để vận chuyển các trang thiết bị bảo vệ thiết yếu khẩn cấp từ Trung Quốc sang Đức, trong bối cảnh khẩu trang y tế và quần áo bảo hộ cho nhân viên y tế Đức đang khan hiếm.

Bộ Y tế Đức dự kiến mỗi ngày gửi 1 máy bay chở khách của hãng hàng không Lufthansa tới Thượng Hải để chở 25 tấn hàng. Ngoài ra, việc vận chuyển có thể thông qua Bộ Quốc phòng liên bang.

🛑Bangkok mở chiến dịch xét nghiệm tại nhà

Chính quyền vùng đô thị Bangkok (Thái Lan) mở chiến dịch xét nghiệm tại nhà dành cho những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh COVID-19, trong bối cảnh cả nước đã ghi nhận tới 2.369 ca mắc bệnh (tính đến ngày 8-4).

Cho tới nay, với 1.233 ca, Bangkok là địa phương có nhiều ca nhiễm nhất ở Thái Lan. Kế đến là tỉnh lân cận Nonthaburi với 141 ca và đảo du lịch Phuket với 140 ca.

🛑Ổ dịch trong khu lao động nước ngoài ở Singapore

Bộ Y tế Singapore ngày 8-4 cho biết đã ghi nhận thêm 142 ca nhiễm mới trong cùng ngày - mức tăng cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.623 trường hợp.

Trong số ca nhiễm mới của ngày 8-4, có 40 ca liên quan tới một khu nhà ở dành cho lao động nước ngoài, Bộ Y tế Singapore cho biết thêm.

🛑Tại Malaysia, giới chức y tế ngày 8-4 cho biết nước này có thêm 156 ca nhiễm virus corona mới và 2 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua. Trong số 2 người tử vong, có 1 người quốc tịch Pakistan từng tham dự lễ hội tôn giáo lớn tổ chức ở Malaysia và sau đó trở thành ổ dịch lớn của cả nước.

Tổng số ca nhiễm virus của Malaysia là 4.119 và tổng số ca tử vong là 65 người. Số ca hồi phục là 1.487 bệnh nhân.

🛑Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines ghi nhận thêm 106 trường hợp dương tính với virus corona và 5 ca tử vong mới. Tổng số ca nhiễm virus corona của nước này hiện là 3.870 trường hợp với 96 người tử vong.

Philippines cho biết sẽ xét nghiệm khoảng 10.000 mẫu bệnh COVID-19/ngày trong vòng 3 tháng tới.

Theo báo Phil Star, nhà chức trách nước này đang chuyển đổi công năng của sân vận động quốc gia Philippines để làm cơ sở cách ly và đưa vào hoạt động trong tuần tới. Cơ sở cách ly này sẽ có 3 khu lều bạt, dành cho những bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình. Cơ sở cách ly dã chiến này có thể mở rộng dần để chứa cùng lúc 2.000 bệnh nhân.

🛑Ngày 8-4, Bộ Y tế Indonesia ghi nhận thêm 218 ca nhiễm virus corona mới và 19 ca tử vong mới. Tổng số ca nhiễm virus corona của Indonesia là 2.956 trường hợp và tổng số ca tử vong do bệnh COVID-19 ở nước này là 240. Ngoài ra, có 222 người đã hồi phục sức khoẻ.

Bắt đầu từ ngày 10-4 tới, thủ đô Jakarta của Indonesia cấm người dân tụ tập trên 5 người, giảm 50% công suất phục vụ và hạn chế thời gian hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng từ 6h đến 18h hàng ngày. Trong khi đó, các phương tiện cá nhân vẫn được phép ra vào khu vực thủ đô song số lượng người trên mỗi xe sẽ bị hạn chế.

Tính đến sáng 8-4, Jakarta ghi nhận tổng cộng 1.552 trường hợp dương tính với virus corona, trong đó có 144 ca tử vong.

🛑Tây Ban Nha: 757 ca tử vong và 6.180 ca nhiễm mới trong ngày 8-4

Theo Bộ Y tế Tây Ban Nha, số ca nhiễm virus mới được ghi nhận trong ngày 8-4 là 6.180 ca và số ca tử vong mới do bệnh COVID-19 là 757 trường hợp. Tây Ban Nha cho biết tổng số người tử vong vì virus corona ở nước này tính đến ngày 8-4 là 14.683 người, tổng số ca nhiễm virus corona là 146.690 người.

Trong ngày 8-4, giám đốc khu vực Châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới khuyên các nước "cân nhắc thật kỹ lưỡng" trước khi nới lỏng các biện pháp hạn chế virus corona. Ông nhận định sự lây lan của dịch bệnh "vẫn rất đáng lo ngại" ở Châu Âu và "vẫn còn một chặng đường dài trong cuộc đua marathon (với dịch bệnh) này".

🛑Đức: 254 người tử vong trong 24 giờ

Số liệu của viện Robert Koch về bệnh truyền nhiễm của Đức cho thấy trong vòng 24 giờ vừa qua, số ca nhiễm virus corona chủng mới của Đức tăng thêm 4.003 người, số ca tử vong tăng thêm 254 người.

Hiện tổng số ca dương tính với virus corona của Đức là 107.663, trong đó có tổng cộng 2.016 người đã tử vong vì bệnh này.

🛑Nga ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục trong một ngày

Theo hãng tin Reuters ngày 8-4, Nga ghi nhận 1.175 ca nhiễm virus corona mới, con số kỷ lục trong một ngày. Theo số liệu của Trung tâm xử lý khủng hoảng quốc gia của Nga, tổng số ca nhiễm virus corona của nước này hiện là 8.672 trường hợp.

Đây là ngày thứ 2 liên tiếp Nga có số người nhiễm mới cao hơn 1.000. Số ca tử vong mới trong 5 và tổng số ca tử vong của Nga hiện là 63 trường hợp.

🛑Theo hãng tin Reuters, trong vòng 24 giờ qua, Iran có thêm 121 ca tử vong mới do bệnh COVID-19 và và 1.997 ca nhiễm mới. Người phát ngôn Bộ Y tế Iran, ông Kianush Jahanpur cho biết tổng số ca tử vong vì bệnh COVID-19 của Iran hiện là 4.003 trường hợp, tổng số ca nhiễm bệnh là 67.286 người, trong đó có 3.956 người trong tình trạng nguy hiểm.

🛑Sức khỏe Thủ tướng Anh ổn định

Theo hãng tin Reuters, nguồn tin từ Bộ Y tế Anh cho biết sức khỏe của Thủ thướng Anh Boris Johnson đang trong tình trạng ổn định, tinh thần tốt.

Ông Boris Johnson được xác định nhiễm virus corona chủng mới gần 2 tuần trước (27-3), chuyển bệnh nặng tới mức phải điều trị trong phòng hồi sức tích cực (ICU) tối 6-4. Hiện quyền điều hành chính phủ Anh được tạm giao cho Ngoại trưởng Dominic Raab.

🛑Hàn Quốc công bố thêm gói cứu trợ kinh tế 44 tỉ USD

Tại phiên họp thứ 4 của Hội đồng kinh tế khẩn cấp ngày 8-4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In thông báo chính phủ nước này đã phê chuẩn gói cứu trợ kinh tế trị giá 57.300 tỉ won (44 tỉ USD) nhằm hỗ trợ phục hồi hoạt động xuất khẩu và đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng trong nước giữa thời kỳ dịch bệnh COVID-19 hiện nay.

Đây là gói cứu trợ cần thiết trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tuột dốc và nền kinh tế phục thuộc vào xuất khẩu của Hàn Quốc chịu tác ảnh hưởng nặng nề "giống như hậu quả sóng thần". Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh cần có các biện pháp khẩn cấp để cứu các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như bảo vệ việc làm của người lao động.

🛑Tàu sân bay Pháp vội về nước vì có ca nghi nhiễm

Theo hãng tin Reuters ngày 8-4, tàu sân bay hàng đầu của Pháp mang tên Charles de Gaulle đang trên đường trở về cảng do một số người trên tàu có triệu chứng nhiễm bệnh COVID-19.

Bộ Quốc phòng Pháp xác nhận thông tin này và cho biết khoảng 40 người hiện đang được theo dõi y tế nghiêm ngặt.

🛑WHO: Triều Tiên đang triển khai xét nghiệm virus corona

Ngày 7-4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Triều Tiên, một trong chỉ số ít các quốc gia chưa thông báo về các ca mắc COVID-19, tuyên bố rằng nước này đang tiến hành xét nghiệm virus corona và hơn 500 người đang được cách ly.

Theo WHO, Triều Tiên đã có khả năng xét nghiệm virus tại phòng thí nghiệm tiêu chuẩn quốc gia ở thủ đô Bình Nhưỡng. Đại diện của WHO về Triều Tiên Edwin Salvador xác nhận: "Tính đến 2-4, 709 người - trong đó có 11 người nước ngoài và 698 công dân Triều Tiên - đã được xét nghiệm. 509 người thuộc diện cách ly, trong đó có 2 người nước ngoài và 507 công dân Triều Tiên".

WHO trước đó thông báo Triều Tiên đã tiếp nhận các dụng cụ để sử dụng trong quá trình xét nghiệm từ Trung Quốc hồi tháng 1. Trong khi đó WHO đã cung cấp các trang thiết bị bảo hộ y tế cho Triều Tiên.

🛑 60% hành khách trên tàu du lịch ở Uruguay nhiễm Covid-19.

Một tàu du lịch đang neo ngoài khơi Uruguay có 60% người trên tàu nhiễm Covid-19. Công ty du lịch đang cố gắng đưa hành khách lên bờ.

Một công ty du lịch Australia đang cố gắng đưa hành khách trên một tàu du lịch lên bờ. Khoảng 60% người trên tàu này đã nhiễm Covid-19, theo Guardian.

Công ty điều hành chiếc tàu, Aurora Expeditions, cho biết hôm 7/4 trong số 132 hành khách và 85 thủy thủ đoàn, 128 người dương tính với Covid-19. Hầu hết khách trên tàu là công dân Australia. Ngoài ra còn có công dân của New Zealand, Mỹ và Anh.

"Hầu hết người trên tàu đó đã nhiễm bệnh", cô Karina Rando, một trong 21 bác sĩ người Uruguay được phái đến tàu nói.

🛑Trung Quốc bất ngờ phong tỏa một thành phố biên giới.

Thành phố Tuy Phân Hà, tỉnh Hắc Long Giang đã bị đặt dưới lệnh phong tỏa sau khi ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến, tất cả bệnh nhân trở về từ Nga.

Theo SCMP, nhà chức trách Trung Quốc hôm 8/4 đã phong tỏa thành phố Tuy Phân Hà, tỉnh Hắc Long Giang sau khi số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến, tất cả bệnh nhân là người trở về từ Nga. 25 người nhiễm Covid-19 đã được phát hiện sau khi trở về từ thành phố Vladivostok của Nga.

Nhà chức trách Tuy Phân Hà hôm 8/4 cho biết 86 người khác trở về từ Nga được xác định là các ca nghi nhiễm và được đặt dưới sự giám sát y tế.

Các ca nhiễm mới được ghi nhận tại Tuy Phân Hà chiếm gần một nửa trong tổng số 59 ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc hôm 7/4. Số người nhiễm Covid-19 tại Tuy Phân Hà hiện lên tới 86, tất cả đều trở về từ Nga.

Tuy Phân Hà là thành phố với 70.000 dân có 2 điểm kiểm soát biên giới với Nga. Hôm 5/4, nhà chức trách thành phố đã đóng cửa các điểm kiểm soát biên giới. Người dân tại Tuy Phân Hà hiện được yêu cầu không ra khỏi nhà. Các gia đình chỉ được cử 1 thành viên gia ngoài để mua nhu yếu phẩm mỗi 3 ngày.

Nhà chức trách Tuy Phân Hà cho biết các ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến khiến các bệnh viện tại thành phố quá tải.

Trong nỗ lực ngăn chặn các ca nhiễm Covid-19 trở về từ nước ngoài, Trung Quốc đã ban hành nhiều biện pháp hạn chế di chuyển. Từ cuối tháng 3, người nước ngoài bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc, trừ nhân viên ngoại giao và người nhập cảnh vì mục đích thiết yếu. Các chuyến bay quốc tế bị cắt giảm phần lớn.

Các biện pháp hạn chế di chuyển được siết chặt từ hôm 8/4 khi công dân Trung Quốc được yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận sức khỏe và lịch sử di chuyển trong 14 ngày gần nhất trước khi lên máy bay tới Trung Quốc. Quy định này ảnh hưởng tới công dân Trung Quốc ở nước ngoài đã đặt vé về nước trước ngày 22/4.

-------------------------
🛑 WHO hoạt động bằng tiền của ai?

Tổng thống Donald Trump dọa sẽ xem xét khả năng Mỹ ngừng đóng góp cho WHO vì WHO có ý thiên vị Trung Quốc và sai lầm trong nhiều vụ việc về y tế cộng đồng. Vậy nguồn tài chính cho hoạt động của WHO đến từ đâu?

🛑WHO là ai?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được thành lập ngày 7-4-1948, là cơ quan chỉ đạo và điều phối y tế toàn cầu trong hệ thống Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Nhà chính trị Tedros Adhanom Ghebreyesus người Ethiopia giữ chức tổng giám đốc WHO từ năm 2017. WHO hiện có 194 quốc gia, lãnh thổ là thành viên.

Hoạt động của WHO rất đa dạng, từ thiết lập các quy chuẩn và dược phẩm thiết yếu, tư vấn về hành vi ăn uống cho đến đấu tranh chống các bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh, nghiên cứu văcxin.

Theo số liệu gần đây nhất, WHO sử dụng ngân sách 4,4 tỉ USD trong năm 2018 và 2019.

Hầu hết số tiền này (hơn 800 triệu USD) được dành cho cuộc chiến chống các bệnh truyền nhiễm. Gần 600 triệu USD được sử dụng cải thiện hệ thống y tế, nhất là ở các nước nghèo nhất. Các bệnh không lây nhiễm như đau tim, tiểu đường ngốn ngân sách 351 triệu USD.

🛑Tiền của WHO đến từ đâu?

Các quốc gia thành viên của WHO bỏ phiếu cho ngân sách WHO mỗi hai năm một lần. Chi phí hoạt động của WHO gồm hai khoản: đóng góp cố định và đóng góp tự nguyện.

Các quốc gia thành viên đóng góp phần cố định theo các mức khác nhau tùy quy mô và mức sống mỗi nước.

5 quốc gia đóng góp hàng đầu gồm Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Đức và Pháp đã đóng góp khoảng 60 triệu USD cho năm 2016 và 2017.

Các khoản đóng góp tự nguyện chiếm khoảng 80% ngân quỹ đến từ của các quốc gia thành viên, các quỹ tư nhân và các tổ chức quốc tế.

Các khoản này thường dành cho các chương trình cụ thể như đấu tranh chống lại căn bệnh ABC nào đó hoặc viện trợ cho quốc gia nào đó.

Chỉ riêng năm 2017, Mỹ đã chi thêm hơn 400 triệu USD. Trong các tổ chức, hào phóng nhất là Quỹ Bill & Melinda Gates ở Mỹ với gần 325 triệu USD.

Với hai khoản đóng góp cố định và tự nguyện, các quốc gia thành viên tài trợ 51% ngân quỹ của WHO.

Phần còn lại là đóng góp của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức liên chính phủ, các ngân hàng phát triển, các quỹ thiện nguyện, các tổ chức phi chính phủ, các đối tác, lĩnh vực tư nhân và đại học.

🛑Vai trò của Ủy ban khẩn cấp

Để đối phó với khủng hoảng y tế toàn cầu, WHO đã thành lập Ủy ban khẩn cấp. Ủy ban này chịu trách nhiệm đánh giá diễn biến khủng hoảng và đưa ra khuyến nghị cần thiết cho tổng giám đốc WHO.

Ủy ban khẩn cấp về COVID-19 của WHO gồm 15 chuyên gia thuộc các quốc tịch Thái Lan (2 người), Singapore (2 người), 11 nước sau đây mỗi nước một người gồm Mỹ, Nga, Pháp, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan, Nhật , Úc, Saudi Arabia, Senegal.

Ủy ban khẩn cấp bắt đầu hoạt động từ ngày 22-1-2020 do GS Didier Houssin người Pháp đứng đầu.

Bên cạnh Ủy ban khẩn cấp còn có 6 cố vấn gồm các chuyên gia của Ý, Pháp, Thụy Điển, Canada, New Zealand, Trung Quốc.

Tổng giám đốc WHO là người chọn các thành viên Ủy ban khẩn cấp từ danh sách các chuyên gia quốc tế chuyên về nhiều lĩnh vực y tế khác nhau.

Trả lời báo chuyên ngành y tế Le Quotidien du Médecin (Pháp), GS Didier Houssin cho biết theo Điều lệ y tế quốc tế (IHR) năm 2005, tổng giám đốc WHO không thể đơn phương tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu mà phải dựa vào khuyến nghị của Ủy ban khẩn cấp.

Cơ chế Ủy ban khẩn cấp được sử dụng từ năm 2005 sau dịch SARS (hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng) bùng phát từ Trung Quốc.

🛑Khuyến nghị có mang tính ràng buộc không?

Nếu tổng giám đốc WHO quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu hay đại dịch toàn cầu, vị này có thể áp dụng một số biện pháp nhất định đối với các quốc gia liên quan như hạn chế đi lại hoặc vận chuyển hàng hóa.

Tháng 7-2019, để chống lại dịch Ebola, WHO đã yêu cầu các quốc gia liên quan ở châu Phi tăng cường kiểm tra hành khách có hệ thống tại các sân bay và bến cảng.

Các khuyến nghị mang tính chấp ràng buộc đối với các quốc gia thành viên của WHO.

Tuy nhiên, theo TS Marie-Paule Kieny người Pháp - nguyên phó tổng giám đốc WHO ((2011-2017), trên thực tế WHO không có cơ chế xử phạt, vì vậy các quốc gia không tuân theo khuyến nghị tự đặt mình vào tình huống khó khăn và có thể chịu áp lực từ các quốc gia khác.

Tổng hợp.
🍋

CẬP NHẬT NHANH TÌNH HÌNH THẾ GIỚI ĐẾN MỌI NGƯỜI: Nước Mỹ chìm trong hỗn loạn với hơn 1.800 bệnh nhân qua đời vì Covid-19 trong ngày.

Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 1,5 triệu, tăng hơn 76.800 ca so với ngày trước đó. Mỹ tuyên bố siết chặt việc xuất khẩu các mặt hàng bảo hộ y tế, còn các nước tâm dịch COVID-19 ở châu Âu kéo dài biện pháp phong tỏa.

🛑Mỹ tiếp tục đứng đầu thế giới với: 435,128 ca nhiễm, 14,795 ca tử vong.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9-4 gửi lời cảm ơn tới Việt Nam cùng 2 doanh nghiệp Mỹ đã vận chuyển nhanh chóng 450.000 bộ quần áo bảo hộ y tế, hỗ trợ Mỹ chiến đấu chống lại dịch bệnh từ virus corona chủng mới.

🛑Hỗn loạn bao trùm Nhà Trắng trong ngày đau buồn của nước Mỹ.

Không khí hỗn loạn và bối rối bao trùm chính phủ Tổng thống Donald Trump trong ngày buồn nhất của nước Mỹ khi hơn 1.800 bệnh nhân qua đời vì Covid-19.

Tổng thống Donald Trump mở đầu ngày 7/4 bằng cách tái khẳng định hình ảnh nhà lãnh đạo "thời chiến" đối đầu với "kẻ thù vô hình".

"Chúng ta đang có dịch bệnh và bắt đầu thấy ánh sáng cuối đường hầm", ông lặp lại tuyên bố lạc quan của mình, vào ngày mà nước Mỹ ghi nhận số ca tử vong kỷ lục vì virus corona.

Thay vì trấn an dư luận, những hỗn loạn ngày 7/4 của Nhà Trắng lại mang đậm dấu ấn những thói quen cá nhân và chính trị của Tổng thống Trump, vốn đã trở thành đặc điểm xuyên suốt nhiệm kỳ đầy những rối ren.

Tất cả diễn ra giữa thời điểm nước Mỹ đang đối diện một trong những chương đau thương nhất của lịch sử, thời khắc đòi hỏi tổng thống phải chứng tỏ được tài năng lãnh đạo và sự kiên định.

🛑Số ca nhiễm mới tăng nhẹ ở Trung Quốc

Trung Quốc ghi nhận số ca nhiễm mới tăng nhẹ trong 2 ngày liên tiếp đồng thời số ca bệnh nhập khẩu từ nước ngoài đang ở con số cao nhất trong 2 tuần. Trong ngày 8-4, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo có 63 ca nhiễm mới, trong số này, 61 ca từ nước ngoài trở về. Tổng số ca bệnh từ nước ngoài về là 1.103 trường hợp, chủ yếu là du học sinh Trung Quốc.

Tổng số ca xác nhận nhiễm bệnh ở đại lục là 81.865 người và 3.335 người tử vong, trong số đó, 75% nạn nhân là ở thành phố Vũ Hán.

🛑Nửa tỉ người sẽ lâm vào nghèo đói

Tổ chức Oxfam cảnh báo virus corona chủng mới có thể đẩy hơn 500 triệu người trên toàn cầu vào nghèo đói nếu không có các biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ cho các nước nghèo.

Theo Oxfam, ảnh hưởng của việc đóng cửa kinh tế tại hàng loạt quốc gia sẽ đẩy cuộc chiến chống đói nghèo trên toàn cầu lùi lại 10 năm, riêng tại một số nước châu Phi và Trung Đông có thể đến 30 năm.

🛑Các nhà thuốc ở Mỹ được phép xét nghiệm COVID-19

Mỹ cho phép các nhà thuốc thực hiện các xét nghiệm COVID-19 đã được phê duyệt trong nỗ lực đẩy mạnh việc xét nghiệm trên toàn quốc, theo AFP.

Bộ trưởng Y tế Alex Azar nói rằng động thái này sẽ cho phép các nhà thuốc đóng vai trò lớn hơn trong cuộc chiến chống dịch bệnh bên cạnh các nhân viên y tế. Các xét nghiệm được cho phép sẽ bao gồm xét nghiệm kháng thể để xác định liệu một người đã khỏi bệnh hay chưa.

🛑Mỹ chặn xuất khẩu thiết bị y tế

Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (Fema) và Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) ngày 8-4 cho biết sẽ thu giữ toàn bộ các mặt hàng xuất khẩu là các thiết bị bảo hộ y tế quan trọng trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh ở nước này.

Các mặt hàng thuộc diện bị thu giữ gồm mặt nạ chống độc, khẩu trang phẫu thuật và găng tay phẫu thuật. Sau khi thu giữ, Fema sẽ xem xét số hàng nào được giữ lại để sử dụng trong nước và số hàng nào được phép xuất khẩu. Quy định thu giữ và kiểm tra hàng xuất khẩu của Fema sẽ có hiệu lực từ ngày 10-4 tới 10-8.

Tuyên bố được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump kích hoạt đạo luật sản xuất quốc phòng trong nỗ lực giảm bớt tình trạng khan hiếm trang thiết bị y tế cung cấp cho đội ngũ y bác sĩ và bệnh viện.

Tình trạng này đã dẫn đến một các "tranh giành" giữa một số bang và thành phố ở Mỹ trong thời gian qua, buộc Tổng thống Trump phải chỉ đạo các cơ quan liên bang dùng quyền cần thiết để thu giữ những thiết bị y tế đang có nhu cầu cao tại Mỹ.

Mỹ hiện có hơn 425.000 ca mắc COVID-19 và ít nhất 14.600 ca tử vong.

🛑Bộ Y tế Mexico ngày 9-4 thông báo nước này có 396 ca nhiễm mới. Tổng số ca nhiễm virus corona ở Mexico hiện là 3.181 trường hợp với 174 trường hợp tử vong.

Tâm dịch New York của Mỹ để cờ rủ toàn bang sau khi số ghi nhận tổng cộng 6.298 ca tử vong do COVID-19.

Thống đốc Andrew Cuomo cho biết tuy số người tử vong vẫn tiếp tục tăng cao, song số người nhập viện đã cho thấy mức độ lây lan của đại dịch có chút giảm tại New York. Ông cũng bày tỏ lạc quan nếu tỷ lệ nhập viện tiếp tục giảm thì hệ thống y tế của tiểu bang sẽ vận hành ổn định trong khoảng 2 tuần tới.

🛑Châu Âu: một số nước kéo dài phong tỏa.

Pháp, một trong những nước bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 với hơn 10.000 ca tử vong, sẽ kéo dài biện pháp phong tỏa toàn quốc đến ngày 15-4. Thủ tướng Edouard Philippe nói rằng các biện pháp phong tỏa đang giúp kềm chế dịch lây lan và đây chưa phải là lúc để dỡ bỏ các hạn chế.

Theo Tổng thống Thụy Sĩ Simonetta Sommaruga, các biện pháp chống dịch thực hiện tốt và hiện có hiệu quả như mong muốn.Tốc độ lây lan dịch đã chậm lại trong những ngày gần đây."Chúng ta đang đi đúng hướng, nhưng chưa đi đến đích"- ông Sommaruga nói.

Tại Ý, thủ tướng Giuseppe Conte bác bỏ những lời kêu gọi nới lỏng phong tỏa của các doanh nghiệp nhằm cho phép người lao động trở lại làm việc.

Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã hối thúc các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) duy trì lệnh hạn chế đi lại trong khu vực Schengen ít nhất đến ngày 15-5.

Theo Ủy viên châu Âu Margaritis Schinas, toàn bộ các nước thành viên khối Schengen phải thực hiện tốt các biện pháp giãn cách xã hội để hạn chế tương tác trong cộng đồng và làm chậm đà lây lan của virus. Bên cạnh đó, EU cũng cần hạn chế các hoạt động đi lại không thiết yếu từ các nước thứ 3 để hỗ trợ cho nỗ lực trên.

🛑Tàu sân bay Pháp nghi có ca nhiễm

Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp đã phải ngừng sứ mệnh ở Biển Bắc để quay trở về nước sau khi phát hiện khoảng 40 trường hợp nghi mắc COVID-19 ở trên tàu.

Bộ Các lực lượng vũ trang Pháp ngày 8-4 ra thông cáo cho biết "khoảng 40 thành viên thủy thủ đoàn có các triệu chứng giống như bị mắc COVID-19. Tuy nhiên, hiện chưa có trường hợp nào nguy kịch".

Một nhóm chuyên gia về dịch bệnh thuộc lực lượng quân y Pháp đã được đưa lên tàu để kiểm tra sức khoẻ của 1.760 thành viên thủy thủ đoàn.

🛑Hàng trăm triệu người Ấn Độ buộc phải mang khẩu trang

Nhiều bang và thành phố lớn, gồm New Delhi và Mumbai, với hàng trăm triệu dân đã ra quy định bắt buộc mang khẩu trang khi ra khỏi nhà, theo hãng tin AFP.

Tại New Delhi, chính quyền yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang đảm bảo chất lượng khi ra ngoài, kể cả lúc ngồi trên ôtô, ở nơi làm việc hoặc văn phòng. Khẩu trang sử dụng phải là loại có 3 lớp hoặc khẩu trang vải.

"Khẩu trang giúp giảm đáng kể sự lây lan của virus" - Thủ hiến Delhi Arvind Kejriwal nói.

Cùng ngày, bang đông dân nhất Ấn Độ Uttar Pradesh và các thành phố Mumbai, Thane và Pune của bang Maharashtra cũng đưa ra quy định tương tự.

🛑NHÀ TRẮNG CHÌM TRONG HỖN LOẠN

Sự hỗn loạn khởi đầu với quyết định sa thải Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Glenn Fine, người đứng đầu Ủy ban Trách nhiệm Ứng phó Đại dịch có nhiệm vụ giám sát gói ngân sách khẩn cấp về virus corona với quy mô 2.000 tỷ USD.

Quyết định được Tổng thống Trump đưa ra chưa đầy một tuần sau khi ông sa thải Tổng thanh tra Cộng đồng Tình báo Michael Atkinson - nhân vật đã báo động cho quốc hội về người tố giác bê bối ngoại giao Ukraine và châm ngòi cuộc điều tra luận tội.

Động thái làm dấy lên lo ngại Tổng thống Trump đang muốn tận dụng cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của nước Mỹ kể từ sau Thế chiến II đển tiếp tục làm xói mòn các công cụ kiểm soát quyền lực.

Cùng ngày, Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly đệ đơn từ chức sau bê bối cho thôi việc chỉ huy trưởng tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Trước đó, truyền thông đăng tải đoạn ghi âm cựu bộ trưởng gọi cựu chỉ huy tàu là "ngu ngốc", cáo buộc ông rò rỉ tình hình dịch bệnh bùng phát trên tàu cho báo chí để thủy thủ được cách ly trên đất liền.

Tại buổi họp báo 7/4, Tổng thống Trump bị truyền thông chất vấn về một tài liệu bom tấn từ tháng 1 của ông Peter Navarro cảnh báo nguy cơ dịch virus corona bùng phát tại Mỹ. Ông phủ nhận từng đọc qua báo cáo của người trợ lý hàng đầu Nhà Trắng, dù thông tin rò rỉ cho thấy tài liệu được chú thích là "Bản ghi nhớ gửi tổng thống".

Cũng tại buổi họp báo, ông Trump thông báo Mỹ hoãn hỗ trợ ngân sách cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc "thiên vị cho Trung Quốc". Nhưng vài phút sau, ông lại bác bỏ chính thông báo của mình, nói động thái vẫn đang được cân nhắc.

Nhà Trắng tiếp tục xáo trộn nhân sự khi Thư ký Báo chí Stephanie Grisham bị thuyên chuyển sang Cánh Đông, làm việc cho Đệ nhất Phu nhân Melania Trump. Bà kết thúc chức vụ dù chưa từng tổ chức mội buổi họp báo chính thức nào. Người thay thế Grisham, bà Kayleigh McEnany, trước đó từng tuyên bố nhờ Tổng thống Trump mà người dân Mỹ "sẽ không nhìn thấy dịch bệnh như virus corona xuất hiện".

Cố vấn kinh tế hàng đầu Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, thừa nhận chương trình giải cứu doanh nghiệp nhỏ có "khởi đầu tồi tệ". Đối tượng đăng ký gặp nhiều khó khăn để tiếp cận nguồn ngân sách hỗ trợ. Trong khi Tổng thống Trump vẫn tuyên bố chương trình thành công vang dội. Ông khẳng định con gái mình, Ivanka Trump, cố vấn Nhà Trắng, đã tự tay tạo ra thêm 15 triệu việc làm.

Ngày hỗn loạn ở Cánh Tây Nhà Trắng kết thúc với màn chỉ trích của Tổng thống Trump nhắm vào chương trình bỏ phiếu qua thư điện tử. Ông cáo buộc chương trình này sẽ dẫn đến gian lận phiếu bầu, dù chính ông cũng sử dụng cách thức bỏ phiếu này không lâu trước đó. Bình luận được Tổng thống Trump đưa ra giữa lúc đảng Cộng hòa chặn quyết định hoãn bầu cử sơ bộ tại bang Wiscosin, gây nhiều bức xúc về nguy cơ cử tri đi nhiễm virus corona.

🛑NGÀY ĐEN TỐI CỦA CUỘC CHIẾN

Ngày 7/4, hơn 1.800 ca tử vong vì Covid-19 đã được ghi nhận trên toàn quốc. Trong bài diễn văn được soạn sẵn của mình, Tổng thống Trump vẫn đề cập đến những đau thương mất mát do dịch Covid-19 gây nên cho đất nước.

Thế nhưng, sự hằn học trong chỉ trích mà ông dành cho cánh báo chí, cũng như những tuyên bố thiếu căn cứ được lặp đi lặp lại mỗi buổi họp báo, rõ ràng không hợp chút nào với không khí tang thương ngày hôm đó, CNN bình luận.

Dù đã có những tín hiệu cho thấy cơn sóng thần dịch bệnh bắt đầu giảm tốc độ ở tâm dịch New York, thực tế là nước Mỹ vẫn có số ca nhiễm virus corona cao hơn mọi quốc gia trên thế giới.

Không khí hỗn loạn và những quyết định mâu thuẫn phủ bóng chính phủ Mỹ. Nó không chỉ châm ngòi những hoài nghi về cách Washington đang ứng phó đại dịch, mà còn làm dấy lên lo ngại về giai đoạn hai của chiến lược quốc gia trước Covid-19: Khởi động lại nền kinh tế và ngăn chặn dịch bệnh tái bùng phát thành một làn sóng mới. Giai đoạn này đòi hỏi một sự lãnh đạo tập trung và khéo léo, đủ khả năng vực dậy sự tự tin của cả nước.

Chính phủ và lưỡng viện Mỹ vừa phê duyệt 2.000 tỷ USD để khắc phục các hậu quả kinh tế do Covid-19 gây ra. Trong lịch sử Nhà Trắng qua các thời kỳ, hiếm khi nào một gói kích thích kinh tế với quy mô lớn như thế được thực thi hiệu quả mà không để xảy ra bất cập. "Bản thành tích" của chính phủ Tổng thống Trump khiến không ít người lo ngại những gói giải cứu nền kinh tế Mỹ khó được triển khai trôi chảy.

Động thái mới nhất của nhà lãnh đạo càng khiến những người hoài nghi thêm lý do để lo lắng. Ông quyết định sa thải Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ Glenn Fine, một quan chức giám sát dày dạn kinh nghiệm đã làm việc ở Lầu Năm Góc từ năm 2015. Ông là người được chỉ định lãnh đạo Ủy ban Trách nghiệm Ứng phó Đại dịch, có nhiệm vụ đảm bảo gói 2.000 tỷ USD không bị lạm dụng.

Lý do mà Tổng thống Trump đưa ra đơn giản là ông Glenn Fine được bổ nhiệm bởi Tổng thống Barack Obama. Ông cho rằng cá nhân ông không biết gì về vị tổng thanh tra này và không đưa ra lý giải nào khác, theo Wall Street Journal.

Quyết định thay đổi nhân sự đột ngột khiến phía Dân chủ lên tiếng cảnh báo Tổng thống Trump đang muốn đích thân giám sát số tiền này thông qua nhân sự trung thành với mình. Gói giải cứu kinh tế được thông qua với phụ lục yêu cầu tổng thanh tra đặc biệt báo cáo quốc hội về chi tiêu ngân sách. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo từ đầu đã cảnh báo ông sẽ ngó lơ quy định này.

Trước đó một ngày, ông còn công kích một tổng thanh tra củ Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, sau khi người này phát hiện hàng loạt bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 thiếu hụt nghiêm trọng đồ bảo hộ cá nhân. Cuối tuần trước, ông sa thải luôn tổng thanh tra cộng đồng tình báo, người báo tin cho quốc hội về chiến lược gây sức ép ngoại giao lên Ukraine nhằm điều tra đối thủ tranh cử với ông Trump.

Quyết định sa thải ông Glenn Fine là cú tát mới nhất của Tổng thống Trump vào hệ thống của chính quyền Mỹ nhằm đảm bao người quyền lực nhất đất nước vẫn phải chịu trách nhiệm cho các hành động của mình.
🍋 10-4
NÓNG: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI CẬP NHẬT ĐÊM NAY, RẠNG SÁNG MAI TRÊN CÁC BÁO, CHO TA THẤY THỰC TẾ TÀN KHỐC CỦA COVID-19

Mọi người đọc để nắm tình hình dịch thế giới, thế giới không khỏe và phục hồi, chúng ta cũng không thể quay lại đời sống bình thường. Nguyện cầu cho tất cả bình an, người tử vong sớm siêu thoát!

🛑1,563,839 ca nhiễm
🛑91,830 ca tử vong
🛑345,856 ca phục hồi
🛑Xuất hiện 209 quốc gia và vùng lãnh thổ.

🛑Top 5 quốc gia đứng đầu thế giới về COVID-19. Không còn Trung Quốc.

📌1. Mỹ: 440.679 ca nhiễm, 15.824 ca tử vong.
📌2. Tây Ban Nha: 152.446 ca nhiễm, 15.238 ca tử vong.
📌3. Ý: 143.626 ca nhiễm, 18.279 ca tử vong.
📌4. Đức: 114.257 ca nhiễm, 2.349 ca tử vong.
📌5. Pháp: 112.950 ca nhiễm, 10.869 ca tử vong.

🛑 New York tiếp tục ghi nhận số ca tử vong kỷ lục vì Covid-19

Thống đốc New York ông Andrew Cuomo cho biết số ca tử vong trên toàn bang trong ngày 9/4 là 799 trường hợp, cao hơn 20 ca so với ngày hôm trước và là mức kỷ lục từ trước tới nay.

Theo CNBC, bang New York là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì Covid-19 trên toàn nước mỹ, với hơn 81.800 trường hợp nhiễm virus chỉ tính riêng tại thành phố New York, gần bằng tổng số người nhiễm ở Trung Quốc. Trên toàn bang, số người nhiễm đã lên tới 151.000 trường hợp.

"Chúng ta đang trong một trận đánh, đúng rồi, nhưng đây giống như cuộc chiến. Trước khi nói tới việc tái khởi động nền kinh tế, ban cần phải nhắc tới thiệt hại gây ra cho xã hội hôm nay, vốn rất nghiêm trọng", ông Cuomo nói trong cuộc họp báo tại thủ phủ Albany.

Sáng ngày 9/4, Thị trưởng New York ông Bill de Blasio cảnh báo rằng thành phố có thể cần phải siết chặt hơn nữa các quy định giữ khoảng cách xã hội để kiểm soát sự lây lan của virus, và ngăn không cho dịch bệnh tái bùng phát.

Ông de Blasio cho biết tháng 4 này sẽ "rất dài và khó khăn".

Ít nhất 4.571 người dân New York đã thiệt mạng vì virus corona, với các con số hàng ngày đều tăng lên. 731 trường hợp hôm 6/4, 779 trường hợp hôm 7/4 và đến hôm qua là 799 trường hợp.

"Không may là, các hạn chế có thể phải tăng lên, nghĩa là nếu mọi thứ tệ đi, chúng tôi sẽ phải siết chặt hơn nữa. Đó không phải là điều tôi muốn thấy ngày hôm nay. Đó không phải là điều mà bất cứ ai trong chúng ta muốn.

Nhưng sự thật là sự thật. Tôi không nghĩ rằng có ai đó ngoài kia đang theo dõi lại muốn được nghe những lời nói dối xinh đẹp", ông de Blasio cảnh báo.

🛑 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chưa 'chốt' tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 sau 15.4 hay không

Thủ tướng hôm nay vừa giao Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đánh giá tình hình, báo cáo Chính phủ tại phiên họp sau để quyết định có tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 sau ngày 15.4 hay không.

🛑Hungary kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc vô thời hạn

Hungary sẽ kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc vô thời hạn để ngăn COVID-19 lây lan. Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 9-4 thông báo lệnh mới trên Facebook cá nhân, đồng thời yêu cầu người dân tuân thủ kể cả trong dịp lễ Phục Sinh.

Cho tới nay, Hungary đã ghi nhận 980 ca nhiễm và 66 trường hợp tử vong vì dịch bệnh. Tuy nhiên chính phủ Hungary thừa nhận con số thực tế có thể cao hơn vì nước này đang tiến gần giai đoạn lây nhiễm hàng loạt.

🛑Canada dự báo 1,9 triệu ca nhiễm, 22.000 ca tử vong vì COVID-19

Các quan chức y tế Canada cảnh báo số ca tử vong vì COVID-19 của nước này có thể lên đến 11.000-22.000 người vào cuối đợt đại dịch. Cụ thể, Canada dự báo sẽ có 500-700 người chết cho đến ngày 16-4. Số ca tử vong tại đây hiện nay là 435, cùng với 18.447 ca nhiễm.

Canada cũng cho biết họ có thể ghi nhận từ 934.000 đến 1,9 triệu ca nhiễm cho đến khi đại dịch kết thúc. Chính quyền địa phương trên toàn Canada đã cho ngừng tất cả hoạt động kinh doanh không thiết yếu nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan.

🛑Tại Hà Lan, số ca nhiễm mới đã tăng thêm 1.213, lên tổng cộng 21.762 ca trong ngày 9-4. Bộ Y tế nước này cũng cho biết số trường hợp tử vong đã tăng 148, lên tổng cộng 2.396 ca.

🛑Bộ Y tế Singapore cùng ngày ghi nhận 287 ca nhiễm mới, đây là lượt tăng trong ngày cao nhất của Singapore cho tới nay. Đến nay nước này đã có 1.910 ca nhiễm và 6 ca tử vong.

🛑Phần Lan kéo dài các biện pháp chống dịch tới 13-5

Chính phủ Phần Lan ngày 9-4 xác nhận sẽ kéo dài đa số các biện pháp khống chế dịch COVID-19 thêm 1 tháng, tới 13-5.
Trước đó chính phủ Phần Lan cấm tụ tập trên 10 người nơi công cộng và đóng cửa dịch vụ công cộng, các nhà hàng chỉ được bán mang về.

Phần Lan hiện có 2.487 ca nhiễm và 40 trường hợp tử vong.

🛑Gavi góp 29 triệu USD cho các nước nghèo

Gavi, liên minh toàn cầu phi lợi nhuận về vaccine, ngày 9-4 thông báo sẽ quyên góp 29 triệu USD vào hệ thống y tế của 13 quốc gia thu nhập thấp nhằm hỗ trợ các nước này chống dịch COVID-19.

Những nước sẽ được nhận trợ cấp gồm Myanmar, Cộng hòa Congo, Ethiopia, Malawi, Afghanistan, Sudan, Zimbabwe, Nam Sudan, Timor-Leste, Guinea-Bissau, Tajikistan, Bhutan và Liberia.

Khoảng 39% số trợ cấp ban đầu sẽ được chi cho trang thiết bị bảo hộ của nhân viên y tế. Phần còn lại sẽ được đầu tư vào hoạt động xét nghiệm và giám sát dịch bệnh, người phát ngôn Gavi, ông James Fulker, cho biết.

🛑Iran có thêm 117 người chết, 1.634 ca nhiễm mới

Hãng tin AFP dẫn thông báo từ Bộ Y tế Iran hôm nay 9-4 cho biết trong vòng 24 giờ qua, nước này có thêm 117 người chết, tổng số tử vong là 4.110 người.

Cùng với đó Iran cũng ghi nhận thêm 1.634 người nhiễm mới, nâng tổng số người bệnh COVID-19 của nước này lên 66.220.

🛑Tây Ban Nha tăng thêm 683 người tử vong, hơn 5.700 người nhiễm.

Theo hãng tin Reuters, Bộ Y tế Tây Ban Nha hôm nay 9-4 cho biết số người tử vong vì COVID-19 của nước này trong 24 giờ qua tăng thêm 683 người, từ 14.555 người ngày 8-4 lên 15.238 ngày 9-4. Như vậy số người bệnh chết theo ngày của Tây Ban Nha hôm nay 9-4 đã chậm lại sau 2 ngày tăng.

Trong khi đó số người nhiễm mới tăng thêm 5.756 người, từ 146.690 ca ngày 8-4 lên 152.446 ca ngày 9-4.

🛑Indonesia tăng kỷ lục số ca nhiễm: 337 ca trong một ngày

Hôm nay 9-4 theo hãng tin Reuters, Indonesia ghi nhận số ca nhiễm corona theo ngày tăng cao nhất, 337 ca, kể từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên tháng trước. Như vậy tới nay nước này có tổng cộng 3.293 người bệnh.

Cùng với đó, nước này có thêm 40 người chết vì COVID-19, nâng tổng số người chết cả nước lên 280 người.

🛑Tại Malaysia, thêm 109 ca nhiễm và 2 người chết được ghi nhận trong 24 giờ qua. Theo hãng tin Reuters, đến nay nước này có 4.228 ca nhiễm, cũng là nước có số ca nhiễm lớn nhất trong khu vực.

Ngoài ra Bộ Y tế Malaysia xác nhận có thêm 2 người chết, tổng số người bệnh COVID-19 chết của nước này tới nay là 67 người.

🛑Các bộ trưởng ASEAN họp đặc biệt về COVID-19 ngày 14-4.

Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay 9-4 cho biết các bộ trưởng Đông Nam Á sẽ tổ chức phiên họp trực tuyến đặc biệt về dịch bệnh COVID-19 ngày thứ ba tuần tới (14-4) để bàn giải pháp ứng phó đại dịch này.

🛑Số ca bệnh ở Nhật vượt mốc 5.000

Tổng số người nhiễm virus corona chủng mới ở Nhật ngày 9-4 đã là 5.002 ca, chưa có dấu hiệu chậm lại bất kể việc Nhật đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và 6 khu vực khác. Hãng tin Reuters dẫn số liệu về tình hình dịch bệnh tại Nhật do Đài NHK công bố hôm nay 9-4.

Theo đó, các ca bệnh mới được ghi nhận tại gần như mọi khu vực ở Nhật. Trong số đó, theo hãng tin Kyodo (Nhật) có ít nhất 5 cảnh sát tại Fujisawa, một thành phố ở ngay phía nam thủ đô Tokyo.

🛑Philippines đã có hơn 4.000 ca nhiễm

Bộ Y tế Philippines hôm nay 9-4 cho biết nước này đã có thêm 206 ca bệnh mới và 21 người chết vì COVID-19.

Theo hãng tin Reuters, như vậy tới nay quốc gia Đông Nam Á này đã có 4.076 ca nhiễm, với 203 người tử vong và 124 người đã khỏi bệnh (tăng thêm 28 người).

🛑Nga tăng số ca nhiễm mới kỷ lục theo ngày.

Theo hãng tin Reuters, hôm nay 9-4 Nga ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày tăng cao kỷ lục với 1.459 ca, nâng tổng số ca bệnh toàn quốc lên 10.131 người. Trong khi đó, số bệnh nhân COVID-19 chết ở Nga cũng tăng thêm 13, nâng tổng số người chết tới nay là 76 trường hợp.
Hơn 620.000 người đi phương tiện công cộng trong ngày đầu Vũ Hán dỡ phong tỏa

Theo Thời báo Hoàn Cầu, trong ngày đầu tiên dỡ phong tỏa tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), ngày 8-4, số người dùng các phương tiện giao thông công cộng tăng vượt mốc 620.000. Theo cơ quan giao thông Vũ Hán, trong ngày 8-4 đã có 346 xe buýt, 7 tuyến tàu điện ngầm và các dịch vụ taxi hoạt động trở lại.

Từ 0h 8-4 đến 17h cùng ngày đã có 624.300 hành khách đi phương tiện công cộng trong đó 184.000 khách đi xe buýt, 336.300 khách đi tàu điện ngầm và 104.000 khách đi taxi. Số khách ra vào Vũ Hán cũng tăng: 52.000 người rời Vũ Hán bằng tàu, máy bay và xe buýt, 31.000 người vào thành phố.

🛑Thượng Hải sẽ mở cửa lại trường học vào ngày 27-4

Theo Hãng tin Reuters, người đứng đầu ủy ban giáo dục của thành phố Thượng Hải, ông Lu Jing, hôm nay 9-4 cho biết các trường học tại thành phố này sẽ mở lại một phần từ 27-4.

Theo ông Lu Jing, các lớp học cuối cấp ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ được phép nối lại việc học từ 27-4. Trong khi đó, các trường sẽ chuẩn bị thêm để đưa các lớp học khác trở lại học bình thường trước ngày 6-5, thời gian cụ thể sẽ do từng trường công bố.

🛑Chưa có dấu hiệu dịch bệnh tại châu Âu đã lên tới đỉnh điểm

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của châu Âu (ECDC) cho biết dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang lây lan và cướp đi mạng sống của rất nhiều người tại khắp châu Âu, và hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy dịch tại châu lục này đã lên tới đỉnh điểm.

Báo cáo công bố ngày 8/4 của ECDC nêu rõ số ca tử vong tại châu Âu cao hơn mức dự đoán ở các nước Bỉ, Pháp, Italy, Malta, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Anh, và chủ yếu rơi vào những người trên 65 tuổi.

ECDC đánh giá dù một số bằng chứng ban đầu từ Italy và Tây Ban Nha cho thấy số lượng người nhiễm bệnh và tử vong do COVID-19 đang giảm nhưng "hiện giờ chưa thấy có chỉ dấu nào cho thấy bệnh dịch tại châu Âu đã lên tới đỉnh điểm".

Giám đốc ECDC Andrea Ammon cho biết dựa trên các bằng chứng hiện có và tình hình hiện tại, "nguy cơ virus SARS-CoV-2 tiếp tục lây lan là điều có thể xảy ra". Bà cảnh báo hiện còn quá sớm để dỡ bỏ các biện pháp ngăn ngừa lây lan, trong đó có giãn cách xã hội, dù các biện pháp này có thể gây gián đoạn hoạt động kinh tế và xã hội.

Giám đốc ECDC cũng kêu gọi các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) phối hợp từng bước dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội qua đỉnh dịch nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo.

Cùng ngày, văn phòng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu nhấn mạnh rằng giờ chưa phải lúc để nới lỏng các biện pháp chống dịch. Theo giới chức y tế, hiện là lúc các nước châu Âu cần gia tăng nỗ lực tập thể trong phòng chống dịch bệnh.

Theo dõi biểu đồ báo cáo về số ca tử vong và số ca nhiễm của worldometers.info, châu Âu hiện là điểm nóng của dịch. Nhiều nước ở "Lục địa Già" liên tục ghi nhận các ca nhiễm mới ở mức 4 con số và tử vong ở mức 3 con số mỗi ngày. Hiện dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng hơn 60.000 người và khiến khoảng 700.000 người nhiễm bệnh tại châu Âu.

🛑Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước này sẽ kéo dài lệnh phong tỏa sau hạn chót ngày 15-4. Theo kế hoạch, ông Macron sẽ có bài thông điệp quốc gia tối 9-4 giờ địa phương để thông báo các biện pháp mới chống dịch.

🛑 Hàn Quốc tạm ngưng chính sách miễn visa với 90 nước từ 13-4

Theo hãng tin Yonhap, trong cuộc họp báo chung của Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp hôm nay 9-4, chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ dừng các chương trình miễn visa (thị thực)với 90 quốc gia đang áp dụng lệnh cấm nhập cảnh với công dân Hàn Quốc từ thứ hai tuần tới (13-4) để ngăn làn sóng lây lan dịch COVID-19 từ nước ngoài.

Bên cạnh việc dừng chương trình miễn thị thực, tất cả các visa có thời hạn 90 ngày đã được cấp trước ngày 5-4 năm nay cũng sẽ không còn hiệu lực. Tính tới hôm nay 9-4, Hàn Quốc có tổng số 10.423 ca bệnh, trong đó có 861 ca nhập khẩu.

🛑 Thống đốc bang New York nói cuộc sống sẽ không trở lại bình thường được nữa

Khi số người bệnh COVID-19 ra đi tăng lên cột mốc mới theo ngày, Thống đốc bang New York nói bang này sẽ không thể trở lại cuộc sống bình thường như trước được nữa.

Theo Đài CNBC (Mỹ), ngày 8-4, ông Andrew Cuomo, thống đốc bang New York, nói nếu bang của ông duy trì nghiêm túc các chính sách giãn cách xã hội thì trong nhiều tuần tới có thể "ổn định" tình hình dịch bệnh.

Nhưng ông cũng cho rằng số người chết vì COVID-19 theo ngày vẫn chưa lên tới mức cao nhất và cuộc sống của người dân New York sẽ không bao giờ trở lại như cũ được nữa.

"Tôi không nghĩ chúng ta sẽ trở lại bình thường. Tôi không nghĩ chúng ta sẽ trở lại được như ngày hôm qua", ông Cuomo phát biểu trong cuộc họp báo tại thành phố Albany.

"Tôi nghĩ nếu chúng ta thông minh, chúng ta sẽ đạt được một sự bình thường mới", ông tiếp.

Thống đốc bang cũng chia sẻ niềm hi vọng mong manh về việc chính sách giãn cách xã hội (đóng cửa các hoạt động kinh doanh không thiết yếu và yêu cầu người dân ở nhà) sẽ giúp kéo chậm lại tốc độ lây lan của virus.

Ông Cuomo cho biết những biện pháp đó đang phát huy tác dụng và nếu được duy trì, có lý do để tin là hệ thống y tế "sẽ ổn định dịch bệnh trong vài tuần tới".

Ông Cuomo cho rằng để có thể ổn định tình hình dịch bệnh, mọi người phải tiếp tục tuân thủ những quy định về giãn cách xã hội.

"Nếu dừng lại những gì chúng ta đang làm, quý vị sẽ thấy tình hình dịch thay đổi". Trong trường hợp tiêu cực, tin tức sẽ không chỉ là "tồi tệ" nữa mà sẽ là "thực sự khủng khiếp", ông nói.
🍋11-4
Cuối tuần trước, số ca tử vong chỉ xấp xỉ 50.000 người. Tuần này, đã tăng lên hơn 100.000. Gấp đôi chỉ sau 1 tuần!
🥑 Tính đến 7h50 phút sáng nay, cập nhật mới nhất tại www.worldometers
🛑1,697,533 ca nhiễm
🛑102,687 ca tử vong
🛑376,109 ca phục hồi,
+ Châu Âu bị ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề, hơn 70.200 người tử vong. Ý: 18.849 tử vong, 147.577 ca nhiễm (nước này phát hiện ca bệnh đầu tiên cuối tháng 2); Tây Ban Nha với 16.081 người tử vong trong số 158.273 người nhiễm; Pháp với 13.197 người tử vong trong số 124.869 người nhiễm và Anh với 8.958 người tử vong trong số 73.758 ca nhiễm.
- Về số ca bệnh, Mỹ hiện là nước đứng đầu thế giới với 502.049 người nhiễm, chính thức vượt ngưỡng 500.000 ca trong đó 18.719 người đã tử vong.
- Ngày 9-4 vừa qua, theo Tổ chức Y tế Thế giới là dấu mốc tròn 100 ngày kể từ khi tổ chức này nhận được thông báo về những ca nhiễm corona chủng mới đầu tiên tại Trung Quốc.
- Tới nay, gần như mọi quốc gia trên thế giới đều ghi nhận ít nhất một ca nhiễm corona trong nước.
- Ông Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ cho biết nước Mỹ đang tiến gần tới giai đoạn đỉnh dịch.
- Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia tuần này ước tính số người chết vì dịch COVID-19 có thể khoảng 60.000 người. Trước đó, lực lượng chuyên trách chống dịch của chính phủ Mỹ cảnh báo con số này có thể rơi vào tầm từ 100.000- 240.000 người.
- Theo báo Usa Today, Tổng y sĩ Mỹ Jerome Adams ngày 10-4 cho biết "hầu hết cả nước" sẽ không thể mở cửa lại bình thường các hoạt động trước 1-5, bất kể những đề xuất từ một số quan chức Nhà Trắng cho rằng tháng tới là thời điểm xem xét lại những quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt.

Ông Jerome Adams khẳng định cho tới ngày 1-5 sẽ chỉ có một số nơi có thể mở cửa lại các hoạt động, song hầu hết các khu vực trong nước vẫn sẽ chưa thể làm vậy. Theo ông Jerome Adams, cần phải mở lại kinh tế Mỹ dần dần từng chút và ở từng nơi một.

Trong cuộc họp báo ngày 10-4, Tổng thống Trump nói việc quyết định khi nào mở cửa lại nền kinh tế Mỹ sẽ là quyết định khó khăn nhất ông sẽ phải đưa ra.

"Tôi sẽ phải đưa ra quyết định và tôi chỉ hy vọng đó sẽ là quyết định đúng. Nhưng tôi dám chắc là đó sẽ là quyết định lớn nhất tôi phải đưa ra cho tới nay", ông Trump nói.

Đứng trước cuộc bầu cử tổng thống tháng 11, ông Trump mong muốn sớm có những quyết sách tạo đà vực dậy nền kinh tế sau đại dịch. Song ông cũng đối mặt với những cảnh báo lo ngại việc mở cửa lại nền kinh tế quá sớm sẽ khiến dịch bệnh dây dưa, không thể chặn đứng.

-Theo hãng tin AFP, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã lệnh cho mọi cư dân phải ở nhà trong 48 giờ, kể từ nửa đêm 10-4, trên khắp 31 thành phố nước này
Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết quyết định này có hiệu lực cho tới nửa đêm 12-4 tại 31 thành phố, trong đó có trung tâm kinh tế Istanbul và thủ đô Ankara.

Gần như ngay lập tức sau thông báo này, hàng ngàn người dân ở Istanbul và Ankara đã đổ xô tới các chợ và tiệm bánh còn mở cửa để mua đồ tích trữ. Đường phố đông nghẹt người với những hàng dài người xếp hàng bên ngoài các tiệm bách hóa, ngân hàng.

-Theo hãng tin AFP, một du thuyền của Úc bị kẹt ngoài khơi bờ biển Uruguay trong suốt 2 tuần qua với hơn 100 người nhiễm virus corona đã cập cảng Montevideo ngày 10-4.

Sau thỏa thuận giữa các chính phủ Uruguay và Úc, khoảng 110 hành khách sẽ được sơ tán khỏi du thuyền Greg Mortimer và được đưa tới sân bay quốc tế của Montevideo. Tại đó họ sẽ được máy bay đưa về Melbourne.

-Theo hãng tin AFP, tính tới ngày 10-4, tổng số ca bệnh COVID-19 của Brazil là 19.638 ca, trong đó có 1.056 người chết.

Mặc dù so với nhiều nước đây vẫn là mức thấp, song các chuyên gia y tế lo ngại tình hình sẽ tồi tệ hơn. Giới chuyên gia dự đoán dịch bệnh COVID-19 tại Brazil sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 4.

-Theo hãng tin AFP, Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 10-4, khoảng 24 tiếng sau khi rời phòng hồi sức tích cực vì COVID-19, đã có thể đi lại những quãng ngắn trong bệnh viện.

Ông Johnson rời phòng hồi sức tích cực tại bệnh viện St Thomas ở London tối 9-4, ba ngày sau khi phải vào đó vì tình hình bệnh biến chuyển nghiêm trọng.

🛑 'Tình cờ' xét nghiệm COVID-19, huyền thoại Liverpool Dalglish dương tính

Rạng sáng 11-4, CLB Liverpool xác nhận, một trong những cầu thủ lớn nhất lịch sử đội bóng này là huyền thoại Kenny Dalglish (Scotland) đã dương tính với COVID-19.

Ông Dalglish (69 tuổi) nhập viện vào hôm 8-4 để điều trị nhiễm trùng. Để đảm bảo an toàn, ông được chỉ định xét nghiệm COVID-19, và cho kết quả dương tính dù không hề có triệu chứng.

Thông báo từ CLB Liverpool cho hay, trước khi phát hiện dương tính với COVID-19, ông Dalglish đã tự nguyện cách ly lâu hơn thời gian quy định để đảm bảo an toàn cho gia đình.

Cựu danh thủ Liverpool cũng tích cực khuyến cáo mọi người tuân thủ chỉ dẫn từ Chính phủ cũng như các chuyên gia y tế suốt thời gian qua. Cũng theo CLB Liverpool, sức khỏe của ông Dalglish đang rất ổn định.

Trong quá khứ, ông từng có 515 lần ra sân trong màu áo Liverpool, ghi được 172 bàn thắng trong 14 năm gắn bó với đội bóng thành phố Cảng, và cùng CLB này giành 20 danh hiệu lớn nhỏ. Từ năm 1985 đến 1991, Dalglish đảm nhận vai trò cầu thủ kiêm huấn luyện viên cho Liverpool.

Tháng 1-2011, ông Dalglish lần thứ 2 dẫn dắt Liverpool trong vai trò HLV tạm quyền, thay thế người đồng nghiệp Roy Hodgson. Tuy nhiên, chiến lược gia này lại có nhiệm kỳ thứ 2 không mấy thành công.

Để tri ân những đóng góp lớn lao của ông Dalglish, tháng 10-2017, ban lãnh đạo CLB Liverpool đã đặt tên ông cho một khu vực khán đài của sân đấu Anfield.
🍋CẬP NHẬT NHANH TÌNH HÌNH THẾ GIỚI CHO MỌI NGƯỜI, CHUỖI NGÀY TANG THƯƠNG VẪN TIẾP DIỄN, SỐ CA TỬ VONG TĂNG LIÊN TỤC.

📌 Sau vài tiếng ngủ dậy, theo giờ Việt Nam, thế giới có thêm gần 4000 ca tử vong vì COVID-19. Tổng: 134.603 ca tử vong.

Theo số liệu cập nhật của trang Wordometers lúc 8h14 ngày 16-4, nước Mỹ đã ghi nhận thêm 2.396 ca tử vong do COVID-19 , nâng tổng số ca tử vong lên 28.529 ca. Đây là mức tăng ca tử vong trong một ngày kỷ lục ở Mỹ tới nay.

Trong khi đó, số ca nhiễm ở Mỹ tăng thêm 27.927, lên tổng cộng 644.089. Dù số ca tử vong tăng, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết số ca nhiễm mới tại nhiều nơi trên khắp nước Mỹ đã thấp đi và dữ liệu cho thấy Mỹ đã băng qua đỉnh dịch xét về số ca nhiễm mới.

🛑80 người Việt nhiễm corona, Việt Nam đề nghị Nga hỗ trợ điều trị, xét nghiệm.

Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã gửi công hàm tới các cơ quan chức năng Nga đề nghị hỗ trợ tối đa cho công dân Việt Nam trong việc khám, xét nghiệm và điều trị bệnh COVID-19.

Công hàm được Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga gửi tới các cơ quan chức năng Nga ngày 14-4.

Theo phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Matxcơva, kể từ trường hợp đầu tiên nghi nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) trong cộng đồng người Việt ở thủ đô Matxcơva được công bố cuối tháng 3 vừa qua, đến nay số người mắc bệnh trong cộng đồng người Việt tại Nga, đặc biệt là ở Matxcơva, đã tăng nhanh.

Theo số liệu từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga cập nhật từ cộng đồng, đến ngày 15-4, có khoảng 100 trường hợp người Việt tại Nga nhập viện điều trị bệnh viêm phổi thông thường và viêm phổi do virus SARS-CoV-2.

Trong số này, có ít nhất 80 trường hợp tại Matxcơva cho biết đã nhận được kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Đáng chú ý, nhiều người do tình hình sức khỏe ổn định được đề nghị điều trị tại nhà theo khuyến cáo của các bác sĩ.

Tình hình dịch bệnh gia tăng trong thời gian gần đây ở Liên bang Nga cũng như trong cộng đồng người Việt khiến nhiều người lo lắng. Đại sứ quán Việt Nam đã trao đổi với các cơ quan chức năng Liên bang Nga đề nghị tiếp tục dành cho công dân Việt Nam sự giúp đỡ y tế cần thiết và kịp thời trong việc khám, xét nghiệm và điều trị bệnh COVID-19.

Trước đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã thường xuyên thông báo đến cộng đồng người Việt, đồng thời triển khai hỗ trợ cần thiết khi có yêu cầu.

Tính đến ngày 15-4, Nga ghi nhận 24.490 ca mắc bệnh tại 84 khu vực trên cả nước, trong đó có 198 ca tử vong. Ngoài ra, tổng cộng 1.986 bệnh nhân đã khỏi bệnh.

Trước tình trạng quá tải tại các bệnh viện và các trung tâm y tế ở Moskva, Chính phủ Liên bang Nga đã đưa vào hoạt động các trung tâm điều trị bổ sung để khắc phục tình trạng này.

Đến nay, Liên bang Nga đã thực hiện hơn 1,5 triệu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên cả nước. Dẫn đầu là thành phố Matxcơva với 395.034 lượt xét nghiệm, kế đến lần lượt là tỉnh Matxcơva với 145.574 lượt xét nghiệm và thành phố Saint Petersburg với 80.826 lượt.

🛑 Tổng thống Trump nói Mỹ đã qua đỉnh dịch COVID-19

Tổng thống Trump bày tỏ phấn khích khi số ca COVID-19 mới ở nhiều nơi của Mỹ đã tăng chậm lại và cho biết Mỹ đã qua đỉnh dịch xét về số ca nhiễm mới, mặc dù số ca tử vong vẫn còn cao.

Ngày 15-4 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết dữ liệu cho thấy nước Mỹ đã băng qua đỉnh dịch xét về số ca nhiễm mới và cho biết ông sẽ công bố "các chỉ đạo mới" về việc mở lại nền kinh tế tại một cuộc họp báo trong ngày 16-4, theo Hãng tin Reuters.

"Cuộc chiến vẫn tiếp tục, nhưng dữ liệu cho thấy trên toàn quốc, chúng ta đã băng qua đỉnh dịch xét về số ca nhiễm mới. Rất phấn khích!... Hi vọng chúng ta sẽ tiếp tục đạt được những tiến bộ lớn" - Tổng thống Trump nói trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng.

Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết: "Số ca nhiễm mới đang xuống dốc ở khu đô thị New York. Các ca nhiễm ở khu đô thị Detroit và Denver đang ở đà phẳng. Thủ đô Washington DC, Baltimore và Philadelphia đang cho thấy các dấu hiệu tiến bộ lớn, và số ca nhiễm mới ở Houston cũng như New Orleans đang thấp đi".

Ông Trump cho biết "những diễn biến khích lệ này đặt chúng ta vào một vị trí rất vững chắc để chốt các chỉ đạo cho các bang về việc mở cửa lại". Nhà lãnh đạo Mỹ nói: "Một số bang quả thật có thể mở cửa lại trước hạn chót 1-5".

Đầu tuần này, Tổng thống Trump nói rằng ông có "toàn quyền" quyết định khi nào mở cửa lại các bang, mặc dù các chuyên gia pháp lý và thống đốc các bang đã nhanh chóng bác bỏ điều đó. Thống đốc New York Andrew Cuomo nói: "Chúng ta không có vua".

Tại một cuộc họp báo sau đó, ông Trump đã phát biểu lại rằng ông sẽ trao đổi với thống đốc các bang và "ủy quyền" họ thực hiện các kế hoạch mở cửa lại.

Nhà lãnh đạo Mỹ cho thấy ông háo hức mở lại nền kinh tế trong bối cảnh các biện pháp hạn chế dịch lây lan khiến các doanh nghiệp đóng cửa và gây mất nhiều việc làm. Ông nói trong tuyên bố ngày 15-4: "Chúng tôi nhớ mọi thứ. Chúng tôi muốn quay lại".

Số liệu được công bố ngày 15-4 (giờ Mỹ) cho thấy toàn nước Mỹ ghi nhận thêm hơn 2.300 ca tử vong mới do COVID-19 - một con số vẫn còn rất cao, trong khi số ca nhiễm mới là hơn 27.000, nâng tổng số ca nhiễm lên gần 645.000.

🛑 Ca tử vong ở Mỹ sắp vượt 30.000, bang New York ra sắc lệnh chưa từng có

Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết ông sẽ ban hành sắc lệnh yêu cầu mọi người dân toàn bang phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng nếu họ không thể giữ khoảng cách 1,8 mét.

Theo New York Times, yêu cầu này là một phần trong sắc lệnh đặc biệt có hiệu lực từ ngày 18/4, và là một bước đi quyết liệt của bang New York để kiềm chế dịch Covid-19.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã khuyến cáo mọi người nên che mặt để ngăn chặn sự lây lan của virus - chủ yếu thông qua các giọt bắn phát tán khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi.

Khuyến nghị này không nhằm bảo vệ người đeo khẩu trang mà là để bảo vệ những người xung quanh họ, và được CDC đưa ra sau khi nghiên cứu cho thấy nhiều người nhiễm virus nhưng không hề có triệu chứng.

Các quan chức y tế đã kêu gọi mọi người kết hợp che mặt với việc tuân thủ các quy định giữ khoảng cách xã hội, và cho biết hai việc này không thay thế cho nhau.

Ông Cuomo nói với người dân New York rằng họ có thể tạm thời kéo khẩu trang xuống nếu như không có ai ở gần.

"Bạn đang đi bộ một mình trên phố ư? Tốt. Nhưng bây giờ bạn đến một ngã tư và có nhiều người ở đó, và bạn sẽ ở gần những người đó? Kéo khẩu trang lên", ông Cuomo nói trong cuộc họp báo hàng ngày.

"Bạn không có quyền lây bệnh cho người khác", ông nói thêm.

Những người vi phạm quy định này sắp tới có thể đối mặt với án phạt, nhưng ông Cuomo chưa đưa ra các hình phạt cho lỗi này.

752 người được ghi nhận tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ qua tại bang New York, nhưng ông Cuomo cho biết đã có những tín hiệu khả quan khi số bệnh nhân nhập viện trung bình trong 3 ngày qua giảm 0,7% so với 3 ngày trước đó.

8 trong số 9 ngày qua đều có số người chết hơn 700 trường hợp, cho thấy tỷ lệ tử vong đã ổn định sau nhiều tuần tăng liên tục.

Như vậy toàn bang đã ghi nhận 11.586 ca tử vong vì Covid-19 kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nhưng con số này không bao gồm hơn 3.000 người tử vong tại thành phố New York mà không xét nghiệm dương tính với virus corona - những người giờ đây được coi là nạn nhân của đại dịch.

Theo thống kê của Reuters, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ đã tăng thêm ít nhất 2.371 người hôm 15/4, nâng tổng số lên đến 30.800.

Tổng số ca nhiễm virus tại Mỹ cũng đã tăng lên đến 635.000, giữa lúc toàn cầu đã vượt mốc 2 triệu ca nhiễm. Số ca tử vong ở Mỹ đang chiếm 20% toàn cầu trong khi dân số nước này chiếm khoảng 4% của thế giới.

🛑 Pháp ghi nhận số ca tử vong kỷ lục

Bộ Y tế Pháp ngày 15-4 cho biết số ca tử vong do COVID-19 ở Pháp đã tăng thêm 1.438 ca, lên tổng cộng 17.167 ca. Đây là mức tăng ca tử vong nhiều nhất trong một ngày ở Pháp. Nguyên nhân là vì các viện dưỡng lão của Pháp cộng dồn số ca tử vong không được báo cáo trong lễ Phục sinh vào cuối tuần kéo dài 3 ngày.

Trong đó, số ca tử vong trong bệnh viện tăng thêm 514 (ít hơn con số 541 của ngày 14-4), nhưng số ca tử vong bên trong các viện dưỡng lão đã tăng thêm tới 924 (nhiều hơn con số 221 của ngày 14-4).

Trong khi đó, số ca nhiễm tăng thêm 4.560 ca, lên tổng cộng 147.863 ca. Tổng cục trưởng Tổng cục y tế Pháp Jérôme Salomon nói rằng đại dịch COVID-19 vẫn còn hoạt động mạnh và kêu gọi người dân Pháp tuân thủ nghiêm túc các biện pháp chống dịch.

🛑 Đức duy trì các biện pháp giãn cách xã hội tới ngày 3-5

Ngày 15-4, Thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ hiến các bang ở Đức đã họp trực tuyến và nhất trí tiếp tục duy trì các biện pháp giãn cách xã hội đến ngày 3-5.

Tuy nhiên, một số cửa hàng sẽ được phép mở lại từ tuần tới. Còn các trường học ở Đức sẽ mở lại từ ngày 4-5. Thủ tướng Merkel cũng khuyên người dân đeo khẩu trang khi xuất hiện ở nơi công cộng và ở các cửa hàng.

🛑Các cựu binh Nga thúc ông Putin hủy duyệt binh

Ngày 15-4, các cựu binh Nga đã thúc giục Tổng thống Nga Vladimir Putin hoãn duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng lần thứ 75 do mối đe dọa của COVID-19 với những người tham gia, theo Hãng tin AFP.

Cho đến nay, Nga vẫn chưa tuyên bố từ bỏ kế hoạch tổ chức duyệt binh quy mô lớn, với hàng ngàn binh sĩ dự kiến sẽ đi qua Quảng trường Đỏ vào ngày 9-5 tới.

Những người đứng đầu của 3 tổ chức cựu binh Nga đã gửi thư lên ông Putin để thúc ông hủy sự kiện này. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hứa hẹn "lời thỉnh cầu này sẽ được xem xét".

🛑 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc vẫn còn giấu thông tin về COVID-19

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ngày 15-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói rằng Trung Quốc vẫn còn đang che giấu các thông tin liên quan tới dịch COVID-19, vốn cần thiết cho phản ứng của toàn cầu.

"Lẽ ra phía Trung Quốc đã có thể minh bạch sớm hơn và chia sẻ nhiều dữ liệu hơn. Khi đó, chúng ta sẽ có sự hiểu biết tốt hơn về con virus này và tìm ra cách xử lý nó" - ông Esper nói trên Đài Fox News.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh: "Thậm chí đến hôm nay, chúng ta vẫn thấy họ che giấu các thông tin. Do đó, tôi nghĩ chúng ta cần làm nhiều hơn nữa và tiếp tục ép họ chia sẻ thông tin".

🛑G20 đồng ý đình nợ cho các nước nghèo nhất

Ngày 15-4, nhóm các quốc gia phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới G20 tuyên bố đồng ý với sáng kiến cho các quốc gia nghèo nhất thế giới tạm ngừng trả nợ bắt đầu từ ngày 1-5 cho tới cuối năm trong bối cảnh những quốc gia này đang chật vật ứng phó với COVID-19, theo Hãng tin Reuters.

G20 cũng lặp lại cam kết triển khai "tất cả công cụ chính sách sẵn có" để đối phó cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế do COVID-19 gây ra.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trước đó cũng đã kêu gọi chính phủ các nước lùi thời hạn trả nợ 6 tháng cho các quốc gia nghèo đang cần hỗ trợ nhất.

🛑Ca tử vong vượt 1.000, Thụy Điển vẫn chống dịch 'ngược chiều thế giới'

Thụy Điển đã vượt qua cột mốc tử vong với 1.000 ca tử vong vì virus corona, vượt xa những nước láng giềng sát bên.

Giới chức nước này cho rằng đỉnh dịch có thể đã tới gần trong khi các nhà khoa học tiếp tục nghi vấn cách tiếp cận mềm mỏng của chính phủ.

📌101 NGƯỜI TỬ VONG VÌ VIRUS CORONA TRONG 1 TRIỆU DÂN

Cơ quan Y tế Công cộng (PHA) Thụy Điển thông báo số ca tử vong vì Covid-19 nước này là 1.203, tính tới ngày 15/4, tương đương tỷ lệ 101 người tử vong trên 1 triệu cư dân, so với 51 ở Đan Mạch, 11 ở Phần Lan - hai quốc gia láng giềng đã áp đặt phong tỏa nghiêm ngặt từ sớm để khống chế virus lây lan.

Tỷ lệ tử vong trên 1 triệu dân ở Thụy Điển cũng cao hơn đáng kể so với 37 người ghi nhận ở Đức, và con số tương đương 79 ca ở Mỹ, nhưng thấp hơn tỷ lệ 182 ca tử vong trên 1 triệu người ở Anh và kém xa con số 348 ở Italy và 386 ở Tây Ban Nha.

Anders Wallensten, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Thụy Điển, cho biết số ca mắc Covid-19 mới đang bắt đầu giảm và ông có nhận định tích cực một cách thận trọng rằng Thụy Điển đã đạt đến đỉnh dịch. Trong khi đó, các quan chức chính phủ cho biết hệ thống y tế đang đương đầu với tình hình.

Các kết quả thăm dò dư luận tiếp tục cho thấy sự ủng hộ của người dân với chiến lược của chính phủ, trong đó hối thúc công dân chịu trách nhiệm cá nhân về việc tuân thủ các hướng dẫn giữ khoảng cách hơn là thực thi nghiêm ngặt các luật lệ bắt buộc.

Trong khi giới chức trách đã đóng cửa các trường trung học và cấm tụ tập trên 50 người, họ cũng đề nghị - chứ không phải ra lệnh, người dân tránh việc đi lại phi thiết yếu, làm việc ở nhà và ở trong nhà đối với người trên 70 tuổi hoặc cảm thấy ốm yếu.

Các con số thống kê cho thấy khoảng phân nửa lao động Thụy Điển đang làm việc ở nhà, việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng đã giảm 50% ở Stockholm trong khi đường phố ở thủ đô đã bớt đông đúc khoảng 70% so với thông thường. Tuy nhiên, người dân Thụy Điển vẫn có thể mua sắm, ăn uống trong các nhà hàng, cắt tóc và cho trẻ dưới 16 tuổi tới trường ngay cả trong trường hợp một thành viên gia đình bị ốm.

📌CHỈ TRÍCH DÂNG CAO

Chính phủ từ chối đóng cửa các trường tiểu học và trung học cơ sở - và sự kiện quyết của giới chức trách cho rằng chỉ trẻ nào bị ốm mới phải ở nhà, đã khiến một số gia đình và giáo viên đặc biệt lo lắng.

Những học sinh khỏe mạnh bị cha mẹ lo lắng không cho tới trường đã bị đe dọa báo cáo tới các dịch vụ xã hội, trong khi những gia đình và nhân viên nhà trường có liên quan đã viết thư ngỏ bày tỏ sự bất bình với chính sách của chính phủ và cho rằng điều này gây rủi ro tới cuộc sống của trẻ em, người thân và các nhân viên trường học.

Trong một lá thư được công bố tuần trước trên báo Aftonbladet, hơn 900 giáo viên và nhân viên trường học nói rằng các trường học và cơ sở giữ trẻ không thể tuân thủ các khuyến nghị giữ khoảng cách, thêm vào đó, trong nhiều trường hợp, trẻ em có thành viên gia đình bị nhiễm bệnh phải tuân thủ chỉ dẫn đến trường đồng nghĩa với việc không thể bảo vệ trẻ em và các giáo viên, nhân viên trường học trước các nhóm có nguy cơ.

Chuyên gia dịch tễ trưởng của Thụy Điển Anders Tegnell mô tả cách tiếp cận của Thụy Điển là một nỗ lực để đảm bảo "kéo chậm sự lây nhiễm và để cho các dịch vụ y tế không bị quá tải". Ông cho rằng điều quan trọng là một bộ phận dân chúng phải có được miễn dịch.

Ông Tegnell phủ nhận việc đang tìm cách thiết lập "miễn dịch bầy đàn nhanh" với virus, một chiến lược ban đầu được áp dụng ở Anh và Hà Lan trước khi số ca tử vong tăng vọt khiến các nước này phải thay đổi tiến trình.

Một số chuyên gia suy đoán rằng cách tiếp cận của Thụy Điển trong việc quản lý sự lây lan của virus cũng có thể bị tác động bởi tình hình nhân khẩu học địa phương - hơn 50% hộ gia đình là người độc thân - và mật độ dân số tương đối thấp khoảng 25 người trên một km2, so với Italy là 205 người.

Mặc dù chưa thể biết chắc tác động dài hạn, chiến lược của Thụy Điển dự kiến ​​sẽ không giúp bảo toàn được sự phát triển của nền kinh tế nước này trong năm nay, hơn bất kỳ quốc gia nào áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt hơn. Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển Magdalena Andersson hôm 15/4 cho biết GDP có thể giảm 10% trong năm nay và thất nghiệp tăng lên 13,5%.

Chiến lược này còn vấp phải sự phản đối gay gắt của một số nhà khoa học của chính nước này. Một nhóm gồm 22 bác sĩ, nhà virus học và chuyên gia nghiên cứu hôm 14/4 đã chỉ trích cơ quan y tế trong một bài viết được xuất bản trên báo Dagens Nyheter.

"Cần phải thay đổi hoàn toàn và nhanh chóng cách tiếp cận", nhóm chuyên gia nhấn mạnh. "Khi virus lây lan, phải tăng khoảng cách xã hội. Đóng cửa trường học và nhà hàng. Nhưng người làm việc với người lớn tuổi phải mặc đồ bảo hộ đầy đủ. Cách ly cả gia đình nếu một thành viên nhiễm bệnh hoặc xét nghiệm dương tính".

Ông Tegnell đã bác bỏ những lời chỉ trích và tranh cãi về các con số. Trước đây, ông từng nói rằng Thụy Điển và các nước láng giềng đã ở những vị trí khác nhau trên đường cong, và Thụy Điển không may xảy ra tình trạng lây lan lớn trong các cơ sở chăm sóc cho người già, điều không bắt gặp ở các quốc gia Bắc Âu khác.

Nhà dịch tễ học trưởng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng thế giới vẫn chưa biết rõ về virus corona, ông khẳng định trong khi Thụy Điển có thể ghi nhận nhiều ca nhiễm hơn trong ngắn hạn, nước này sẽ không đối mặt với nguy cơ lây nhiễm gia tăng lớn như nhiều nước khác khi dỡ bỏ phong toả.

Tổng hợp
🍋23-4
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI CHO MỌI NGƯỜI. NHIỀU QUỐC GIA TANG THƯƠNG BAO TRÙM VÌ SỐ CA TỬ VONG QUÁ LỚN, TĂNG KHÔNG DỪNG...

XIN CẦU NGUYỆN CHO TẤT CẢ.

Thế giới hiện có:

📌2,726,852 ca nhiễm
📌191,090 ca tử vong
📌750,166 ca hồi phục.
vì COVID-19.

🛑Thuốc chữa Covid-19 thử nghiệm thất bại, Phố Wall chấn động.

Giá cổ phiếu trên thị trường giao dịch tương lai Phố Wall (New York, Mỹ) lao đao với thông tin cuộc thử nghiệm thuốc chống Covid-19 của hãng Gilead Sciences đã thất bại.

Remdesivir là một trong những loại thuốc chống Covid-19 được giới y tế kỳ vọng nhất. Tuy nhiên, theo kết quả thử nghiệm, khoảng 13.9% bệnh nhân được chữa bằng thuốc này qua đời. Tỷ lệ tử vong ở người bệnh được chữa trị theo liệu pháp thông thường là 12,8%.

Theo CNBC, chỉ số Dow Jones tương lai giảm 100 điểm đêm 23/4, cho thấy khả năng sụt 169 điểm trong phiên mở cửa 24/4. Các chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 tương lai cũng đều lao dốc.

Trước đó, Financial Times dẫn tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiết lộ kết quả cuộc thử nghiệm thuốc Remdesivir của Gilead Sciences. Thử nghiệm tại Trung Quốc cho thấy loại thuốc này không cải thiện tình trạng của bệnh nhân Covid-19.

Remdesivir là một trong những loại thuốc chống Covid-19 được giới y tế kỳ vọng nhất. Tuy nhiên, theo kết quả thử nghiệm, khoảng 13.9% bệnh nhân được chữa bằng thuốc này qua đời. Tỷ lệ tử vong ở người bệnh được chữa trị theo liệu pháp thông thường là 12,8%.

Giá cổ phiếu của Gilead tăng vọt khi báo chí đưa tin loại thuốc này đang được thử nghiệm và đem lại nhiều tín hiệu khả quan. Hôm 17/4, giá cổ phiếu Gilead vọt lên tới 9,7%. Tuy nhiên, trong phiên giao dịch ngày 23/4 tại New York, cổ phiếu Gilead lao dốc 4,3% xuống còn 77,78 USD.

Mới đây, Gilead tuyên bố kết quả thử nghiệm tại Vũ Hán từ ngày 2/6 đến 30/3 là không chính xác bởi số lượng bệnh nhân tham gia khá thấp. Hãng chờ đợi kết quả hai cuộc thử nghiệm có quy mô lớn hơn, sẽ kết thúc vào tháng 5 tới.

Mỹ hiện có 886,709 ca nhiễm, 50,243 người tử vong

🛑 Số tử vong Covid-19 ở Ecuador có thể gấp 15 lần, vào top đầu thế giới.

Số tử vong vì đại dịch ở Ecuador có thể cao gấp 15 lần so với thống kê chính thức, theo một phân tích của New York Times, đưa nước này vào nhóm những nước có số tử vong cao nhất.

Tính đến ngày 15/4, chính phủ Ecuador cho biết 503 người đã thiệt mạng vì Covid-19.

Nhưng một phân tích của New York Times, dựa vào số lượng đăng ký chứng tử trong ba năm qua, cho thấy riêng trong khoảng thời gian từ 1/3-15/4, số người qua đời ở Ecuador đã cao hơn các năm khác khoảng 7.600 người, tại một đất nước chỉ có 17 triệu dân.

Trong nửa đầu tháng 4, tỷ lệ qua đời ở nước này gấp ba lần bình thường.

Sự tăng vọt một cách đột ngột về số người qua đời vượt xa mức tăng về tỷ lệ tử vong ở các nước bị virus corona tàn phá nặng nề như Tây Ban Nha.

Trước đó, việc Ecuador có thương vong lớn từ đại dịch là rõ ràng, với các thi thể bị bỏ lại trên vỉa hè và xếp chồng lên nhau trong các nhà xác. Chính quyền cũng thừa nhận rằng với sự thiếu hụt xét nghiệm và vật tư y tế, con số của chính họ đang quá thấp.

"Có nhiều người đang chết ngay tại cửa phòng khám chúng tôi và chúng tôi không có cách nào giúp họ", Marcelo Castillo, trưởng khoa chăm sóc đặc biệt (ICU) ở một bệnh viện tư, nói với New York Times. "Các bà mẹ, ông chồng khóc lóc cầu xin giường bệnh, họ nói 'các anh là bác sĩ, các anh phải giúp chúng tôi'".

Các con số trên cho thấy đại dịch đã vượt xa không chỉ khả năng điều trị của hệ thống bệnh viện, mà còn khả năng thống kê của chính phủ, nhất là ở các nước đang phát triển, New York Times bình luận.

Dữ liệu người qua đời nói chung chỉ là thước đo ước chừng cho tác động của virus. Còn nhiều ẩn số đóng góp vào số người qua đời, bao gồm những người qua đời vì không được điều trị cho các bệnh khác, khi bệnh viện quá tải vì Covid-19.

Ecuador đã phong tỏa toàn quốc kể từ giữa tháng 3, và tỷ lệ tử vong đã giảm mạnh trong những ngày qua, theo New York Times.

🛑 Hàn Quốc, Thái Lan không có thêm ca tử vong

Lần đầu tiên trong 40 ngày, Hàn Quốc ngày 24-4 tuyên bố không ghi nhận thêm ca tử vong nào trong ngày, một dấu hiện cho thấy bùng phát dịch bệnh ở nước này đã chậm lại. Nước này có thêm sáu ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca lên 10.708, trong đó phần lớn đã hồi phục.

Tương tự, Thái Lan cũng công bố số liệu mới với thêm 15 ca bệnh và không có trường hợp tử vong nào trong 24 giờ qua.

🛑Philippines kéo dài phong tỏa thủ đô

Chính quyền tổng thống Philippines Rodrigo Duterte quyết định kéo dài thời gian phong tỏa thủ đô Manila, nơi chiếm phần lớn trong tổng hơn 7.000 ca mắc COVID-19 của nước này, đến ngày 15-5.

Việc kéo dài thời gian cách ly cũng sẽ áp dụng tại một số khu vực khác, dù các hoạt động giao thông, thương mại... sẽ hoạt động trở lại một phần.

Như vậy, Philippines là nước có thời gian phong tỏa lâu thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ý.

"Chúng ta đều đang gặp nguy, đừng làm tăng thêm nguy cơ" - Tổng thống Duterte nhắc nhở người dân không nên lơ là. Trước đó, ông cũng treo thưởng gần 1 triệu USD cho ai chế được vắcxin chống COVID-19.

🛑Số ca nhiễm tại Thổ Nhĩ Kỳ vượt mốc 100.000

Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24-4 cho biết tổng số người nhiễm COVID-19 tại nước này đã tăng lên 101.790 người sau khi có thêm 3.116 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ là vùng dịch COVID-19 lớn nhất ngoài Mỹ và châu Âu nhưng số ca tử vong thấp hơn đáng kể với 2.491 trường hợp.

Tổng số người hồi phục tại Thổ Nhĩ Kỳ tính tới ngày 24-4 là 18.491 trường hợp.

🛑Việt Nam 8 ngày liền không ca nhiễm mới

Tính đến 6h sáng 24-4, Việt Nam ngày thứ 8 liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Trong tổng số 268 ca mắc, đã có 224 ca được chữa khỏi (đạt tỉ lệ 84%).

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, hiện còn 44 ca đang được điều trị tại 7 cơ sở y tế, 12 ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 và 8 ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2.

🛑FDA: đừng ăn hay tiêm chất khử trùng

Ủy viên Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) của Mỹ Stephen Hahn cảnh báo người dân không ăn hoặc tiêm chất khử trùng sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump nói về việc tiêm chất khử trùng để diệt virus corona chủng mới.

"Tôi chắc chắn là không ủng hộ việc ăn chất khử trùng" - ông Hahn, cũng là một thành viên của lực lượng xử lý dịch COVID-19 của Nhà Trắng, trả lời trên đài CNN.

Trước đó, ông Trump ngày 23-4 nói rằng các nhà khoa học nên cân nhắc việc đưa tia UV vào cơ thể người để diệt virus corona hoặc tiêm chất khử trùng có thể lập tức diệt virus.

🛑Hawaii trả tiền để du khách rời đi

Thay vì tìm cách thu hút khách du lịch, cơ quan du lịch bang Hawaii của Mỹ hiện đang chi tiền để hỗ trợ các du khách nhanh chóng rời khỏi bang này.

Cơ quan du lịch Hawaii đã chi 25.000 USD để đưa du khách về nếu họ không chấp nhận thực hiện tự cách ly 14 ngày theo yêu cầu của chính quyền bang. Tổ chức Visitor Aloha Society sẽ tham gia hỗ trợ họ trở về nhà, thậm chí trả tiền vé máy bay nếu họ không có khả năng chi trả.

Từ đầu tháng 4-2020 Hawaii đã khuyến khích du khách không đến ban này và yêu cầu tất cả du khách phải tự cách ly trong hai tuần.

🛑Ngày thứ hai liên tiếp Trung Quốc không có ca tử vong mới

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) sáng 24-4 cho biết tính đến hết ngày 23-4 không ghi nhận ca tử vong mới nào vì COVID-19 ở đại lục, đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp không có ca tử vong mới. Số ca nhiễm mới được ghi nhận trong cùng thời gian là 6, giảm 4 trường hợp so với ngày 22-4.

Theo NHC, tính đến hết ngày 23-4, tổng số người chết tại Trung Quốc là 4.632, tổng số ca nhiễm là 82.804, trong đó 77.257 đã được chữa khỏi. Số người đang được điều trị hiện đã dưới 1.000 người.

🛑Số liệu "chỏi nhau" ở Mỹ.

Số liệu được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ công bố có sự chênh lệch lớn với số liệu do các hãng thông tấn tự tổng hợp dựa trên con số được công bố bởi từng tiểu bang.

Số liệu được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố ngày 23-4 (giờ Mỹ) cho biết có tổng cộng 828.441 ca nhiễm virus corona chủng mới tại nước này, tăng 25.858 ca so với một ngày trước đó.

Số ca tử vong mới ghi nhận trong cùng thời gian là 1.804, nâng tổng số ca tử vong tại Mỹ lên 46.379 người.

Trong khi đó, theo thống kê của Hãng tin Reuters, số ca tử vong vì COVID-19 tại Mỹ đã chạm mốc 49.000 người, trung bình mỗi ngày có ít nhất 2.000 thiệt mạng. Cũng theo Reuters, tổng số ca nhiễm tại Mỹ là hơn 860.000 vào ngày 23-4 (giờ Mỹ) dù nhiều bang vẫn chưa công bố số liệu.

Còn theo thống kê của Đại học John Hopkins (Mỹ), tổng số ca nhiễm là hơn 864.000 người, trong đó có 47.800 người đã tử vong.

🛑Nam Phi chuẩn bị nới lỏng lệnh phong tỏa

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ngày 23-4 xác nhận các biện pháp phong tỏa chống dịch nghiêm ngặt tại nước này sẽ được nới lỏng dần dần vào đầu tháng tới. Ông Ramaphosa giãi bày ông đang cố gắng cân bằng giữa bảo vệ sức khỏe người dân và "để họ kiếm sống".

Nam Phi hiện là vùng dịch lớn nhất châu Phi với gần 4.000 ca nhiễm và 75 ca tử vong tính đến ngày 23-4.

"Mặc dù việc phong tỏa toàn quốc có lẽ là phương tiện hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của virus, nhưng nó không thể được duy trì lâu dài. Người dân của chúng tôi cần ăn, họ cần kiếm sống. Các công ty cần sản xuất và buôn bán", ông Ramaphosa lập luận.

Khoảng 28.000 nhân viên y tế cộng đồng đã được triển khai trên khắp Nam Phi để sàng lọc và kiểm tra 57 triệu dân.

🛑Liên Hiệp Quốc kêu gọi xóa nợ 1 ngàn tỉ USD cho các nước đang phát triển

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) ngày 23-4 đề xuất các nước giàu, tổ chức tài chính quốc tế nên cân nhắc xóa các khoản nợ 1 ngàn tỉ USD cho những nước đang phát triển.

Cơ quan được thành lập vào năm 1964 theo nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lập luận các nước đang phát triển đang đối mặt với nhiều khó khăn dồn dập. Ngoài những khoản nợ cũ, những nước này giờ phải đối mặt với suy thoái toàn cầu, xuất khẩu hàng hóa suy giảm và đồng nội tệ yếu.

Trong lúc đó, đại dịch COVID-19 khiến các nước này lại phải chi nhiều tiền hơn cho hệ thống y tế và các gói kích thích kinh tế. Theo UNCTAD, khoảng 64 nước nằm trong nhóm thu nhập thấp đang dành tiền để trả lãi nợ vay còn nhiều hơn tiền dành cho hệ thống y tế.

🛑Số người nhiễm ở New York có thể lên tới 2,7 triệu

Thống đốc New York Andrew Cuomo ngày 23-4 (giờ Mỹ) cho biết số người nhiễm virus corona chủng mới tại bang này có thể lên tới 2,7 triệu người, cao hơn nhiều so với những con số đã được công bố.

Theo ông Cuomo, khoảng 3.000 người đã được lựa chọn xét nghiệm ngẫu nhiên để tìm kháng thể. Kết quả người ta tìm thấy kháng thể chống virus corona chủng mới trên 14% người được lấy mẫu.

Thống đốc New York cho biết sẽ tiếp tục mở rộng xét nghiệm tìm kháng thể ở nhóm người gốc Phi và gốc Tây Ban Nha tại bang này. Đây cũng là hai nhóm có nhiều người nhiễm bệnh nhất tại New York.

Mặc dù tỉ lệ lây nhiễm ở New York cao, ông Cuomo cho biết tỉ lệ tử vong ở bang này rất thấp, chỉ 0,5% so với những gì được các chuyên gia cảnh báo. Việc xác định tỉ lệ lây nhiễm là quan trọng để nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, thống đốc New York lý giải thêm.

🛑80 nước/vùng lãnh thổ cấm xuất khẩu khẩu trang, đồ bảo hộ y tế

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 23-4, ít nhất 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp đặt các lệnh cấm hoặc hạn chế xuất khẩu khẩu trang, đồ bảo hộ y tế, găng tay và các hàng hóa khác để giải quyết tình trạng thiếu hụt trong nước.

Trong số này có 72 nước là thành viên WTO nhưng chỉ có 13 nước báo cáo lên tổ chức này theo đúng quy định.

"Mặc dù việc đưa ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu là điều dễ hiểu, nhưng việc thiếu hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực này có nguy cơ khiến các nước phụ thuộc nhập khẩu sản phẩm y tế cần thiết bị cắt nguồn cung đột ngột và gây ra cú sốc cung", WTO lập luận trong thông báo ngày 23-4.

🛑Nhật quyết cắt đứt sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết thói quan liêu và hoạt động rời rạc của các bộ ngành đang cản trở sự phối hợp cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh ở nước này.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, đại dịch Covid-19 đã cho nước này bài học lớn về sự nguy hiểm của việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc như nguồn cung chính với nhiều loại sản phẩm, hàng hoá từ khẩu trang đến các linh kiện xe hơi.

Đó là lý do nước này dành gói cứu trợ kinh tế khẩn cấp hơn 240 tỷ yen (khoảng 2,2 tỷ USD) tháng này để hỗ trợ các công ty Nhật Bản chuyển dây chuyền sản xuất về nước hoặc đa dạng hóa các cơ sở sản xuất đến khu vực Đông Nam Á, theo Nikkei Asian Review.

Động thái này đã khiến Bắc Kinh, vốn đang trông đợi thay đổi trong mối quan hệ với Nhật Bản nhân dịp chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến ​​trong tháng này nhưng đã bị hoãn lại, không hài lòng.

Nhưng để đối phó với thời kỳ bất thường buộc phải có những biện pháp khác thường, ông Suga nói đó là "bài học quan trọng trong việc xử lý khủng hoảng".

Nói về ứng phó với khủng hoảng, "cánh tay phải" của Thủ tướng Shinzo Abe cho biết thói quan liêu và hoạt động rời rạc của các bộ ngành Nhật Bản đang cản trở sự phối hợp cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh ở nước này.

Ông Suga đã từng là phát ngôn viên cao cấp của chính phủ Nhật Bản từ tháng 12/2012, khi ông Abe trở lại nắm quyền trong cuộc tổng tuyển cử năm đó. Màn công bố niên hiệu triều đại Reiwa mới của ông đã lan truyền rộng rãi trên Internet.

Ông được coi là một trong những ứng cử viên hàng đầu kế nhiệm ông Abe khi nhiệm kỳ của ông với tư cách là Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do kết thúc vào tháng 9/2021.

Dưới đây là đoạn trích từ cuộc phỏng vấn với ông Suga với Nikkei Asian Review.

📌Chính phủ có đã lường trước được cuộc khủng hoảng do sự bùng phát Covid-19 này không?

- Tôi không nghĩ là có nước nào lường trước được chuyện này. Một số người tin rằng đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ Thế chiến thứ II. Mọi hoạt động đều phải dừng lại hoàn toàn. Nỗi sợ hãi bao trùm. Đây là lần đầu tiên chúng tôi phải đối phó với một căn bệnh chưa có cách chữa.

Trước hết, chúng tôi quyết tâm ngăn chặn sự bùng nổ về số lượng các trường hợp mới như Mỹ và châu Âu, đồng thời bảo vệ cuộc sống và sức khỏe người dân Nhật Bản. Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để kiểm soát dịch bệnh càng nhanh càng tốt. Sau đó, chúng tôi nỗ lực phục hồi kinh tế. Ưu tiên hàng đầu là vượt qua khủng hoảng mà không để doanh nghiệp nào phá sản.

📌Hiện tại, việc di chuyển giữa các quốc gia đã giảm đáng kể, ông có lo lắng tư duy hẹp hòi sẽ chi phối không?

- Hoạt động của con người tạm thời dừng hoàn toàn. Nhưng để phục hồi nền kinh tế trong tương lai, việc khai thác động cơ tăng trưởng ở nước ngoài là điều cần thiết.

Trong trường hợp khẩu trang y tế, ví dụ, 70% đến 80% nguồn cùng của chúng ta là từ Trung Quốc. Ngay cả khi các nhà máy ở Nhật Bản hoạt động hết công suất, chúng ta vẫn thiếu khẩu trang.

Khi nền kinh tế Trung Quốc đóng băng, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản không thể mua linh kiện và phải tạm dừng hoạt động. Chúng ta cần chấm dứt sự phụ thuộc nặng nề vào một quốc gia nhất định đối với một sản phẩm hoặc vật liệu cụ thể.

Đối với những nhu yếu phẩm, chúng ta cần chuyển về sản xuất tại Nhật Bản hoặc đa dạng hóa nhà xưởng ở các quốc gia khác nhau. Đây là một bài học quan trọng về việc đối phó với khủng hoảng.

📌Cuộc khủng hoảng có làm lộ ra những thiếu sót trong điều hành của chính phủ không?

- Điều tối quan trọng đối với chính phủ là ứng phó khẩn cấp. Phần lớn các quan chức ở Tokyo đều có năng lực nhưng điểm yếu của họ là tính chuyên môn hoá. Chúng ta không thể đối phó với cuộc khủng hoảng này nếu không có sự phối hợp đồng bộ.

Chỉ mỗi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi không thể ngăn chặn dịch bệnh một mình. Chúng ta cần có sự tham gia và phối hợp của nhiều cơ quan khác nhau, từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp tới Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch cho đến Lực lượng Tự vệ và Cảnh sát biển Nhật Bản. Tất cả đều phải cùng nhau hành động.

Xử lý ổ dịch du thuyền Diamond Princess khá phức tạp và đòi hỏi sự cẩn thận cao độ. Du thuyền được đăng ký tại Mỹ, điều hành bởi công ty Mỹ, thuyền trưởng người Italy, và các thành viên phi hành đoàn cùng hành khách đến từ 56 quốc gia và khu vực.

Khi khủng hoảng đã qua, chúng ta cần đánh giá lại cách thức đối phó từ nhiều khía cạnh khác nhau.

📌Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta phải đối mặt với nguy cơ nhiều bệnh truyền nhiễm lây lan đến Nhật Bản từ nước ngoài, không chỉ từ Trung Quốc.

- Chính phủ Nhật Bản cần những bài học kinh nghiệm và kiến ​​thức từ các quốc gia khác và phản ứng nhanh chóng. Trung Quốc đã sống sót qua một đợt tấn công mạnh mẽ. Để kiểm soát dịch bệnh, chúng ta cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, bao gồm cả hợp tác với Trung Quốc.

Chuyến thăm theo kế hoạch của Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là cơ hội quan trọng để chứng minh cho thế giới thấy Nhật Bản và Trung Quốc đang thực hiện những trách nhiệm của mình với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới.

Duy trì một mối quan hệ cho phép các bên trao đổi ý kiến ​​thẳng thắn là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh ở châu Á và xa thế nữa.

📌Nhật Bản sau đại dịch Covid-19 sẽ như thế nào?

- Nhật Bản có khả năng thành công trên trường quốc tế theo nhiều cách. Các tập đoàn lớn hay doanh nghiệp nhỏ đều có những nhân viên chăm chỉ, nhưng nguồn nhân lực này chưa được tận dụng tốt.

Các tổ chức và công ty mới chỉ tập trung vào chính mình mà chưa tranh thủ tìm kiếm cơ hội bên ngoài. Chúng ta cần một hành lang pháp lý có thể tạo điều kiện tận dụng tối đa nguồn lực này.

Nguyên tắc là phải tạo điều kiện để các cá nhân làm những gì họ có khả năng nhất. Sau đó mọi người có thể giúp đỡ nhau trong phạm vi địa phương.

Nếu vấn đề vẫn chưa được giải quyết, chính phủ trung ương sẽ can thiệp. Chúng ta chiếm được niềm tin của người dân rằng chính phủ có thể hoàn thành nhiệm vụ này.

Tổng hợp
🍋CẬP NHẬT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI CHO MỌI NGƯỜI. NHIỀU QUỐC GIA TANG THƯƠNG, NHIỀU QUỐC GIA CÓ TÍN HIỆU TÍCH CỰC!

🛑 XIN BỎ NGAY TƯ TƯỞNG "HẾT DỊCH", COVID-19 CHƯA CÓ THUỐC ĐẶC TRỊ VÀ CHƯA CÓ VACCINE. NÊN NHỚ CHO KỸ! HÃY CẨN TRỌNG, SỐNG CHUNG VỚI DỊCH AN TOÀN LÀ PHẢI SỐNG KHÁC ĐI!

XIN CẦU NGUYỆN CHO TẤT CẢ.

Thế giới hiện có:

📌3.310.039 ca nhiễm
📌234.143 ca tử vong
📌1.045.026 ca hồi phục
vì COVID-19.

🛑Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ: Đại dịch sẽ không dừng lại đến khi lây nhiễm 60-70% dân số Mỹ.

Các nhà dịch tễ hàng đầu của Mỹ dự báo dịch COVID-19 sẽ kéo dài thêm ít nhất 18-24 tháng, cho đến khi 60-70% dân số đã bị nhiễm và khỏi bệnh; vắcxin có thể giúp ích nhưng sẽ không sớm.

Trong một báo cáo độc lập công bố ngày 30-4 (giờ Mỹ), một nhóm chuyên gia gồm ông Mike Osterholm - cố vấn cho nhiều đời tổng thống Mỹ, hiện là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và chính sách ĐH Minnesota (CIDRAP), giáo sư Marc Lipsitch - nhà dịch tễ của ĐH Harvard, bác sĩ Kristine Moore - cựu quan chức CDC Mỹ, và nhà sử học John Barry - chuyên gia về dịch bệnh, công bố 3 kịch bản tương lai cho đại dịch COVID-19 như sau:

📌Kịch bản 1: Đợt sóng lây nhiễm hiện tại (tức mùa xuân ở bắc bán cầu) sẽ tiếp nối bằng nhiều đợt sóng nhỏ hơn suốt mùa hè tới. Nó sẽ duy trì như thế trong 1-2 năm, dần dần biến mất vào một thời điểm nào đó trong năm 2021.

📌Kịch bản 2: Đợt sóng lây nhiễm hiện tại sẽ tiếp nối bằng một đợt khác lớn hơn vào mùa thu hoặc mùa đông, rồi thêm một hoặc nhiều đợt nhỏ hơn trong năm 2021.

"Kịch bản này đòi hỏi phải áp dụng lại các biện pháp cách ly trong mùa thu để ngăn hệ thống y tế bị quá tải. Nó khá giống với những gì diễn ra trong đại dịch cúm 1918-1919", báo cáo mô tả.

📌Kịch bản 3: Sự lây nhiễm sẽ giảm dần nhưng với tốc độ rất chậm. "Kịch bản này không đòi hỏi áp dụng lại các biện pháp cách ly, mặc dù số ca nhiễm và tử vong vẫn tiếp tục tăng".

Nhóm chuyên gia khuyến cáo các chính phủ nên chuẩn bị cho kịch bản 2, tức tình huống xấu nhất.

"Vắcxin có thể giúp khống chế dịch, nhưng nó sẽ không có ít nhất cho đến năm 2021. Chúng ta vẫn chưa biết những khó khăn nào sẽ xuất hiện trong quá trình nghiên cứu vốn có thể làm tiêu tốn nhiều thời gian hơn dự định", báo cáo đánh giá.

"Dịch bệnh này sẽ không dừng lại cho đến khi nó lây nhiễm cho 60-70% dân số. Ý tưởng cho rằng mọi thứ sẽ kết thúc sớm đi ngược lại với lý thuyết vi trùng học", ông Osterholm - trưởng nhóm nghiên cứu, nhận định trên Đài CNN.

Dự báo của nhóm khác với các mô hình tính toán của các nhóm như Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe (IHME, ĐH Washington) hay Trường Imperial College London (Anh), vốn dự báo hàng triệu người tử vong ở Mỹ.

CIDRAP dựa trên các báo cáo y khoa về COVID-19, thống kê thực tế, và dữ liệu lịch sử về các đại dịch trong quá khứ... để đưa ra 3 kịch bản nói trên.

"Vì giai đoạn ủ bệnh dài, khả năng lây nhiễm không triệu chứng, chỉ số R0 cao, COVID-19 phát tán dễ dàng hơn cúm mùa. R0 càng cao, càng nhiều người bị nhiễm và miễn dịch trước khi dịch bệnh có thể kết thúc.

Dựa trên các đại dịch cúm gần nhất, trận dịch lần này nhiều khả năng kéo dài 18-24 tháng", GS Marc Lipsitch bổ sung thêm.

🛑Trung Quốc ra khỏi nhóm 10 nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới

Nằm trong nhóm 10 nước có số ca bệnh COVID-19 cao nhất thế giới đa phần là các nước nằm ở châu Âu và châu Mỹ, còn Trung Quốc ở châu Á đã ra khỏi nhóm 10 nước này.

Theo cập nhật của trang Worldometers lúc 14h ngày 1-5, Trung Quốc - quốc gia từng đứng đầu thế giới về số ca bệnh COVID-19 trong nhiều tuần - đã lùi xuống vị trí số 11 xét về số ca nhiễm, với tổng cộng 82.874 ca. Nước này ghi nhận 4.633 ca tử vong và lên tới 77.642 ca hồi phục đến nay.

Trong khi đó, các quốc gia nằm trong nhóm 10 nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới xếp theo thứ tự giảm dần gồm: Mỹ (hơn 1 triệu ca), Tây Ban Nha, Ý, Anh, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Iran, Brazil (87.187 ca).

Trên toàn cầu đã ghi nhận tổng cộng hơn 3,3 triệu ca nhiễm, hơn 234.000 ca tử vong và hơn 1 triệu ca hồi phục. Mỹ đứng đầu thế giới về số ca nhiễm, ca tử vong và ca hồi phục.

🛑Thái Lan phát triển bộ xét nghiệm nhanh

Đại học Prince of Songkla (PSU) của Thái Lan đang phát triển các bộ xét nghiệm COVID-19 có thể cho kết quả trong 15 phút dựa trên kỹ thuật sắc ký miễn dịch và đang hướng tới phân phát lô đầu tiên cho 3 tỉnh ở miền nam nước này vào ngày 15-5 tới, theo trang The Nation Thailand.

Bộ xét nghiệm này có tên gọi "PSU COVID-19 Rapid Test Kit", sử dụng nguyên lý sắc ký miễn dịch để phát hiện các kháng thể IgM và IgG mà hệ miễn dịch của người mắc COVID-19 sản sinh ra.

Theo phó giáo sư Theerakamol Phengsakul, một nhà nghiên cứu tại Khoa Công nghệ Y học của PSU, xét nghiệm này được thực hiện chỉ với vài giọt máu (15-20 microlitre) và có thể cho kết quả trong 15-20 phút thông qua một que thử tương tự như que thử thai.

🛑 Nga: Ca nhiễm trong một ngày tăng kỷ lục

Ngày 1-5, Nga cho biết đã ghi nhận thêm 7.933 ca bệnh COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 114.431. Đây là số ca nhiễm tăng thêm trong một ngày kỷ lục ở xứ bạch dương đến nay. Trong khi đó, có thêm 96 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 ở nước này lên 1.169, theo Trung tâm phản ứng khủng hoảng COVID-19 của Nga.

🛑Thủ tướng Hungary cảnh báo làn sóng COVID-19 thứ 2 vào tháng 10, 11

Phát biểu trên đài radio quốc gia ngày 1-5, Thủ tướng Hungary Viktor Orban nói rằng nước này cần chuẩn bị đối đầu một làn sóng dịch COVID-19 thứ hai có thể diễn ra vào tháng 10, tháng 11 tới, mặc dù virus corona chủng mới có thể sẽ lây lan chậm vào mùa hè.

Ông Orban cũng nói rằng nếu nhà chức trách nước này tìm cách làm giảm được tỉ lệ tử vong ở thủ đô Budapest - nơi 80% ca tử vong của nước này được ghi nhận, thì các biện pháp hạn chế hiện tại mới được nới lỏng tại đây. Được biết Hungary sẽ dỡ bỏ một phần biện pháp hạn chế ở nước này từ đầu tuần sau.

🛑Số ca nhiễm trong ngày của Trung Quốc tăng

Ngày 30-4, Trung Quốc ghi nhận 12 ca nhiễm mới virus corona, tăng so với 4 ca của ngày trước đó. Một nửa số ca mới là ca nhập khẩu, theo Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC).

Tổng số ca nhiễm đã lên tới 82.874 ca. Số ca tử vong vẫn giữ nguyên ở 4.633 ca.

🛑Số ca nhiễm virus corona ở Hàn Quốc tiếp tục chậm lại sau khi ghi nhận chỉ 9 ca mới theo số liệu sáng 1-5. Trong số này, 8 ca là nhập khẩu, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC).

Trong ngày hôm qua, Hàn Quốc không có ca lây nhiễm trong nước nào mà chỉ có 4 ca nhập khẩu.

Hàn Quốc đang có tổng số 10.774 ca nhiễm virus corona.

🛑Việt Nam qua 15 ngày không ghi nhận bệnh nhân mới trong cộng đồng

Sáng nay 1-5, Bộ Y tế thông báo đã qua 15 ngày không ghi nhận thêm bệnh nhân COVID-19 mới, tổng số bệnh nhân cả nước đang dừng ở 270 người, 219 người đã khỏi bệnh, 51 người đang được điều trị.

Với tình hình này, câu hỏi đặt ra là khi nào có thể công bố hết dịch tại Việt Nam? Theo quy định hiện hành thì 28 ngày kể từ khi bệnh nhân gây lây nhiễm trong cộng đồng được cách ly, không còn khả năng làm lây lan sẽ có thể công bố hết dịch.

Bệnh nhân lây trong cộng đồng cuối cùng ở Việt Nam là bệnh nhân 268, ở Hà Giang và đã được công bố khỏi bệnh ngày 30-4.

Bệnh nhân 268 sốt, ho từ ngày 7-4 và được cách ly tại Bệnh viện đa khoa Đồng Văn. Tính đến nay đã là 23 ngày. Chiếu theo quy định hiện hành, đã sắp có thể công bố hết dịch tại Việt Nam.

🛑Kinh tế Malaysia hoạt động lại từ 4-5

Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin cho biết hầu hết các ngành nghề sẽ hoạt động trở lại kể từ ngày 4-5, động thái tiếp tục nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19.

Tuy nhiên, các ngành nghề liên quan đến tập hợp đông người chưa được phép hoạt động lại.

Malaysia đã đóng cửa các ngành nghề không thiết yếu và trường học, cấm tụ tập đông người nơi công cộng và hạn chế đi lại kể từ ngày 18-3 khi số ca nhiễm virus corona gia tăng.

Hiện số ca nhiễm ở Malaysia đang ở mức 6.0002 ca tính đến hết ngày 30-4 và tốc độ lây nhiễm đã chậm lại.

🛑Số ca nhiễm mới của Thái Lan duy trì ở mức thấp

Ngày 1-5 Thái Lan ghi nhận chỉ 6 ca nhiễm virus corona và không có ca tử vong mới. Tổng số ca nhiễm đang là 2.960 ca và ca tử vong vẫn giữ nguyên 54 ca.

Sáu ca nhiễm mới là mức thấp nhất kể từ đầu tháng 3. Hôm nay cũng là ngày thứ 5 liên tiếp Thái Lan ghi nhận số ca bệnh ít hơn 10 ca.

🛑 Chủ tịch Hạ viện Pakistan dương tính với virus corona

Tối 30-4, Chủ tịch Hạ viện Pakistan Asad Qaiser đã nhận kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. "Kết quả xét nghiệm của tôi là dương tính với SARS-CoV-2. Tôi đã tự cách ly tại nhà", ông viết trên mạng xã hội Twitter.

Kênh truyền hình Geo phát bằng tiếng Urdu dẫn lời em trai Chủ tịch Hạ viện Pakistan cho biết con trai và con gái của ông Qaiser cũng có kết quả xét nghiệm dương tính.

Trong vòng 2 tuần qua đã có 2 nghị sĩ quốc hội, một ủy viên hội đồng tỉnh và một số quan chức Pakistan bị nhiễm SARS-CoV-2.

Số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Pakistan tiếp tục tăng lên trong bối cảnh có những quan ngại rằng dịch bệnh tại nước này có thể đạt đỉnh trong tháng 5. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 1-5 (theo giờ Việt Nam), tại Pakistan ghi nhận 16.473 ca mắc COVID-19, trong đó 361 ca tử vong.

🛑 Thái Lan cho khai thác lại bay nội địa

Theo báo Bangkok Post, chính phủ Thái Lan đã thông báo hướng dẫn an toàn trên các chuyến bay nội địa, được khai thác trở lại từ hôm nay.

Theo đó, hành khách phải đeo khẩu trang toàn bộ thời gian, từ lúc chuẩn bị lên máy bay đến lúc xuống máy bay. Nếu họ không đeo khẩu trang khi làm thủ tục check-in và không thể tìm được khẩu trang để đeo, thì sẽ không được lên máy bay. Hành khách cũng không được ăn, uống trên toàn chuyến bay. Phải để ít nhất 1 ghế trống giữa hai hành khách.

Ngoại lệ chỉ dành cho các máy bay có ghế ngồi có không gian rộng xung quanh đủ để các hành khách không tiếp xúc hoặc phát tán virus hoặc các máy bay nhỏ dưới 19 chỗ được thuê riêng. Các máy bay dưới 90 chỉ được chở tối đa 70% công suất.

🛑Thủ tướng Nga mắc COVID-19

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết ông đã dương tính với virus corona chủng mới. Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belousov được chỉ định làm quyền Thủ tướng thay thế trong thời gian ông chữa bệnh.

Ngày 30-4, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết ông đã dương tính với virus SARS-CoV-2 và Tổng thống Vladimir Putin đã chấp thuận đề nghị của ông về việc chỉ định Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belousov làm quyền Thủ tướng Nga trong thời gian ông chữa bệnh.

🛑 Tình hình New York đang ổn

Liên quan đến diễn biến dịch bệnh ở New York, tàu bệnh viện hải quân Comfort rời cảng New York ngày 30-4 sau một tháng tới chi viện chống dịch COVID-19 trong trường hợp các bệnh viện quá tải.

Theo hãng tin Reuters, trong thời gian qua, số ca bệnh mà tàu này cần chữa trị quá ít, chưa bao giờ gần với năng lực điều trị của tàu cho dù New York là tâm dịch của Mỹ.

Con tàu bệnh viện có 1.000 giường bệnh này sẽ trở về Norfolk, bang Virginia. Việc nó rời đi cho thấy các biện pháp giãn cách xã hội ở New York phát huy tác dụng và tình hình ở New York đang cải thiện.

Để chuẩn bị cho việc bay lại đường bay nội địa ở Mỹ, theo hãng tin Reuters, 2 hãng hàng không lớn nhất của Mỹ là Delta Air Lines và American Airlines và hãng nhỏ Frontier Airlines thông báo các khách hàng phải đeo khẩu trang trên các chuyến bay nội địa. Trước đó, JetBlue Airways cũng đề ra biện pháp này.

Việc đeo khẩu trang hay các dụng cụ che mặt khác không áp dụng với trẻ em nhưng áp dụng đối với cả phi hành đoàn lẫn hành khách.

Cập nhật đến 14h ngày 1-5 (giờ Việt Nam), theo trang Worldometers, Mỹ có 1.095.304 ca nhiễm COVID-19 và 63.871 ca tử vong.

Căng thẳng Mỹ - Trung liên quan đến nguồn gốc của virus vẫn chưa hạ nhiệt khi tổng thống Donald Trump lại khẳng định rằng ông thấy những bằng chứng khiến ông rất tin tưởng là virus đến từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Hãng tin Reuters dẫn lời vị lãnh đạo Nhà Trắng nói kiểu lấp lửng: "Tôi không thể nói chi tiết vì tôi không được phép nhưng tôi có thấy bằng chứng".

🛑 Úc tính cách cho hoạt động thể thao

Trong ngày hôm nay 1-5, Chính phủ Úc sẽ thảo luận về việc làm sao khởi động lại các hoạt động thể thao trong bối cảnh số ca nhiễm mới giảm đáng kể và nhiều bang nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.

Cho đến nay, Úc có khoảng 6.700 ca nhiễm virus với 93 ca tử vong, một con số thấp đáng kể so với Mỹ, Anh, và các nước châu Âu. Tỷ lệ nhiễm mới ở Úc gần đây là 0,5% một ngày, giảm từ mức 25% của tháng trước.

Theo một nguồn tin của Reuters, chính quyền Canberra sẽ thảo luận về nguyên tắc các hoạt động thể thao và giải trí. Giải vô địch quốc gia bóng chày của Úc (NRL) đã bị ngừng sau 2 vòng do dịch bệnh COVID-19 và có thể khôi phục lại vào cuối tháng 5-2020 nếu được sự cho phép của cơ quan chức năng.

Trong ngày 1-5, nhiều bang ở Úc tiếp tục nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội như cho các gia đình đón khách, cho phép các môn thể thao không tiếp xúc với nhau, đám cưới, đám ma...

🛑Nhật chưa quyết định gia hạn lệnh khẩn cấp

Theo đài truyền hình NHK, Nhật Bản sẽ chính thức quyết định về việc gia hạn hay không lệnh khẩn cấp liên quan đến virus corona sớm nhất là vào ngày thứ Hai, 4-5.

Lệnh khẩn cấp ở quốc gia Đông Á này sẽ hết hiệu lực vào ngày 6-5. Theo nguồn tin của Reuters, nhiều khả năng lệnh này sẽ được gia hạn.

🛑Anh vượt qua đỉnh dịch

Ngày 30-4, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố Anh hiện đã vượt qua đỉnh dịch COVID-19, đồng thời cho biết trong tuần tới sẽ đưa ra một lộ trình dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa trên toàn quốc.

Theo đài BBC, trong ngày 30-4, Anh có thêm 674 người tử vong mới và 6.032 ca nhiễm mới. Cho đến nay, nước này có khoảng 26.771 người tử vong vì virus corona chủng mới. Tổng số ca nhiễm virus của Anh là 171.253.

🛑Hong Kong lo tụ tập đông người vào Lễ lao động

Nhiều sự kiện nhảy flashmob dự kiến sẽ được tổ chức trong ngày Quốc tế Lao động 1-5, bất chấp các lệnh hạn chế tụ tập phòng tránh dịch ở Hong Kong.

Theo hãng tin Reuters, suốt 7 tháng trong năm 2019, ở Hong Kong đã xảy ra các cuộc biểu tình bắt nguồn từ việc phản đối một dự luật dẫn độ sang Trung Quốc.

Virus corona làm tình hình tạm lắng dịu trong 4 tháng nhưng các cuộc biểu tình nhỏ lẻ đã diễn ra từ tuần trước. Người biểu tình hi vọng ngày hôm nay 1-5 sẽ là một cuộc tụ tập lớn.

🛑 63.000 người Mỹ tử vong vì corona, tỉ lệ ủng hộ ông Trump vẫn tăng 'kịch trần', vì sao?

Dịch bệnh COVID-19 xảy ra khiến nhiều lãnh đạo thế giới buộc phải ra những quyết định quan trọng, khó khăn, và điều này cũng khiến họ nâng cao uy tín khi xử lý dịch tốt.

Công ty Morning Consult (có trụ sở tại Washington, D.C) ngày 30-4 công bố báo cáo cho thấy sự thay đổi tỉ lệ ủng hộ của người dân với các nhà lãnh đạo tính tới giữa tháng 4 so với khi dịch mới bùng phát.

Công ty này theo dõi những thay đổi trong tỉ lệ ủng hộ của người dân với 10 nhà lãnh đạo, trong đó có Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Đức, Canada, Úc, Ý.

Qua theo dõi Morning Consult nhận thấy sau những giai đoạn tăng vọt tỉ lệ ủng hộ ban đầu lúc dịch mới bùng, một số tỉ lệ ủng hộ đã "kịch trần" hoặc bắt đầu giảm.

Tỉ lệ ủng hộ Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe, đã giảm xuống 27%, mất 9 điểm % so với cuối tháng 3. Đây cũng là mức tỉ lệ ủng hộ thấp nhất trong số 10 lãnh đạo mà Công ty Morning Consult theo dõi trong báo cáo.

Tại Mỹ, khi được hỏi quan điểm đánh giá về cách Tổng thống Trump ứng phó dịch COVID-19, người dân ủng hộ ông nhiều nhất ở giải pháp hỗ trợ tài chính cho những người bị ảnh hưởng và ít ủng hộ nhất trong cách ông xử lý vấn đề phát triển vắcxin và triển khai xét nghiệm corona.

Theo tạp chí Vox, đầu tháng 4, tỉ lệ ủng hộ ông Trump đạt 46% theo công cụ thăm dò của trang web FiveThirtyEight, cũng là mức cao nhất kể từ 25-1-2017 và tăng 6 điểm % so với đầu tháng 11 năm ngoái. Sau đó, tỉ lệ này đã giảm xuống còn 43%. Các mức tăng lên trong tỉ lệ ủng hộ ông Trump nhờ những giải pháp ứng phó dịch.

Trong khi đó, để so sánh, giữa tháng 4, lãnh đạo của các nền kinh tế lớn khác đều đã tăng từ 10-20 điểm % tỉ lệ ủng hộ so với một tháng trước, khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch.

Cụ thể, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tăng 16%, Thủ tướng Úc Scott Morrison tăng 25%. Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng tăng 18% bất kể chính phủ của ông đối mặt với nhiều chỉ trích về cách chống dịch.

Ngay cả Thủ tướng Ý Giuseppe Conte cũng tăng vọt tỉ lệ ủng hộ từ 27% lên 71% dù phản ứng ban đầu với dịch của chính phủ ông từng được xem như bài học cảnh giác cho những nước khác.

Tổng hợp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co