Long Tuyen Kiem 9
Tiểu Linh Truyện
***Bà lão nghe Tiểu Linh hỏi đến chuyện giang hồ, vô cùng ngạc nhiên mới hỏi:
_ Tiểu Linh! Cháu vừa rời khỏi nhà không bao lâu, lại chẳng phải con nhà luyện võ, sao cháu biết được chuyện của người giang hồ?
Cô bé Tiểu Linh liền kể cho bà lão nghe về chuyện ông cố, mà hai đứa em, là Tâm Phúc, Tâm Đức, thường chạy qua hóng chuyện. Bà lão nghe cô bé Tiểu Linh kể về ông cố của mình, thì thốt lên.
_ Một ông lão làm mọi việc để kiếm sống, trẻ tuổi thì bôn ba xứ người, một chuyện kì bí ở nơi Li Phong sơn đều biết, mà chỉ có người được chứng kiến tường tận mới biết, có thật như vậy không? Một người bình thường trong chốn nhân gian ư?
Bà lão nhìn lên bầu trời đêm và nói:
_ Đất Việt ta quả thật nhiều điều kì lạ.
Bà lão lại hỏi cô bé Tiểu Linh.
_ Tiểu Linh! Cháu quyết định đi đến Vọng Nguyệt cốc, Bách Hoa môn sao?
Cô bé Tiểu Linh chỉ gật đầu thay cho câu trả lời. Bà lão nhìn thấy vậy thì nói:
_ Tiểu Linh! Ý của cháu đã quyết thì bà không cản. Ngày trước, bao nhiêu vị má hồng, quần thoa cũng làm nên công trạng, lưu danh muôn đời. Tiểu Linh! Cháu hãy thay bà lão mắt mờ, chân yếu này mà tạo phúc cho giới giang hồ đất Việt nhé.
Bà lão lúc này mới ngừng lại, thì thấy cô bé Tiểu Linh đã ngủ lúc nào không hay. Bà lão nhìn thấy như vậy thì lắc lắc đầu và nói:
_ Ta thật là đãng trí, mãi nói chuyện mà quên khuấy là con bé vẫn đang còn tuổi ăn tuổi ngủ.
Bà lão đưa tay vuốt nhẹ mái tóc của cô bé, mỉm cười nói:
_ Tiểu Linh! Hãy ngủ ngon nghe cháu. Rồi đây trên bước đường phiêu bạt giang hồ, cháu sẽ không được ngủ ngon, mà không ngủ được ngon, thì cháu hãy quay trở về Mẫu Tử thôn này với bà.
Bà lão nói xong liền quay lại nói vọng vào trong hang động.
_ Các ngươi đâu? Sao không đàn lên một bản nhạc để đưa tiễn cô bé Tiểu Linh lên đường đến Vọng Nguyệt cốc, Bách Hoa môn.
Bà lão vừa dứt lời, thì trong hang đá, tiếng đàn, tiếng sáo và các loại nhạc cụ khác được đánh lên, du dương như tiếng ru của người mẹ thương con, bay ra nâng lấy giấc ngủ của cô bé Tiểu Linh. Tiếng đàn vang vọng, nỉ non như tiếng nước chảy róc rách hòa quyện với mùi thơm của hoa lá, chim ca. Cô bé Tiểu Linh cứ như vậy mà đánh một giấc ngủ thật say, cho đến khi tiếng chim kêu ríu ra, ríu rít trên tán lá cây, cùng với ánh nắng xuyên qua từng kẽ lá, soi xuống mặt của cô bé Tiểu Linh. Lúc này, cô bé Tiểu Linh mới thức dậy. Tiểu Linh đưa mắt nhìn quanh, thấy mình đang nằm dưới gốc cây, mà hôm qua cô bé còn ngồi bóp chân, đấm lưng cho bà lão. Cô bé Tiểu Linh vô cùng ngạc nhiên, vì đêm qua còn ngồi ăn bên một mâm thịnh soạn với bà bà, trước hang động. Thế mà giờ đây Tiểu Linh lại nằm ngủ ở nơi đây? Tất cả cứ như một giấc mơ, bà lão ở nơi đâu? Hang động ở nơi đâu?
Nhưng bên cạnh cô bé Tiểu Linh là cái tay nải, còn trên mình đang mặc bộ váy áo mà bà bà đã đưa cho. Cô bé Tiểu Linh mở ra xem, thấy trong cái tay nải còn có thêm mấy bộ váy áo, cái lệnh bài Bách Hoa môn, mà Tiểu Liên, Tiểu Vân, hai vị tỉ tỉ của Bách Hoa môn đã đưa cho và thêm một số ngân lượng để cô bé chi dùng trên đường đi đến Vọng Nguyệt cốc, Bách Hoa môn. Cô bé Tiểu Linh lúc này, xốc cái tay nải lên vai và đưa tay vẫy vẫy bốn phía, như chào bà lão rồi bước chân lên đường. Cô bé Tiểu Linh đi tìm Vọng Nguyệt cốc, Bách Hoa môn, để gặp Trân Nương tỉ. Cô bé Tiểu Linh men theo con đường mòn mà mình đi vào rồi bước đi. Cô bé Tiểu Linh bước đi, mà chẳng hề biết được, cách nơi đó không xa, bà lão đang chống gậy trúc, đứng nhìn theo bóng dáng nhỏ bé của cô bé Tiểu Linh đang bước vội trên đường. Bà lão mắt vẫn nhìn theo cô bé Tiểu Linh, miệng lại bảo:
_ Túi Khôn! Ta giao cô bé Tiểu Linh cho ngươi bảo vệ, nếu không chu toàn thì đừng về gặp ta.
Lão bà vừa dứt lời, thì có một người đàn ông trung niên, mặc áo thầy đồ, tay cầm quạt giấy, chấp tay lĩnh mệnh rồi vội vàng lao đi.
Cô bé Tiểu Linh, chào tạm biệt bà lão và cứ thế mà bước đi. Cho đến một ngày, cô bé Tiểu Linh đi đến một phiên chợ của một thị trấn nhỏ. Mọi người ở nơi đó, nhân buổi chợ phiên đều mặc những cái áo đẹp nhất. Các cô thì áo mớ ba mớ bảy, màu xanh, màu đỏ, đầu đội nón quai thao, chân đi guốc mộc. Các bà, các mợ thì mặc áo dài, áo nâu cánh ngắn, đầu đội khăn mỏ quạ, đi guốc mộc. Người gánh hàng rượu, cô gánh rau, gánh hoa, chị bán hàng thức ăn, nói chung là đủ mọi thứ, mọi ngả đường đều đổ về chợ phiên. Mấy anh chàng phường rèn, thì đem đe, đem búa hay cực đá mài ra chợ, vừa mài, vừa phô diễn kỹ nghệ mài dao, kéo, lại phô bày những bắp thịt cuồn cuộn, trong cái áo cộc ngắn tay. Không những chỉ có như vậy, mấy vị hay chữ liền bày bút, nghiên giấy đỏ, ngồi gần cái cổng đi vào để cho con chữ. Còn bọn nam thanh, nữ tú, nhân phiên chợ cũng đi chơi, cứ như người ta đi xem hội. Mấy chàng thích ngắm gái đẹp thì nhân đó mà buông lời tán tỉnh. Có cụ già tóc bạc trắng, mặc áo xanh thêu chữ thọ, tay cầm gậy, đầu đội khăn, vừa đi vừa vuốt nhẹ chòm râu bạc trắng mà ngắm cảnh phiên chợ. Đầu cổng chợ là mấy vị đang cho con chữ, ở cuối phiên chợ một anh lính làng đang vác gậy giữ gìn an ninh trật tự. Cô bé Tiểu Linh đi đến nơi đây vào buổi sớm mai, khi phiên chợ đã họp đông. Khi ở nhà, cô bé cũng thường bám váy mẹ đi chợ. Cô bé Tiểu Linh nhìn thấy ông lão mặc áo màu đỏ, tay cầm gậy, đang vuốt ve chòm râu bạc trắng. Theo sau ông lão là hai thằng nhỏ, một thằng cầm cơi trầu, đứa kia cầm cái ống nhổ, đang theo hầu. Cô bé Tiểu Linh nhìn thấy ông lão, chợt nghĩ người già chắc hẳn sẽ biết đường đến Vọng Nguyệt cốc, Bách Hoa môn, nên mới chắp tay vái chào rồi hỏi:
_ Thưa ông! Cho cháu hỏi đường tới Vọng Nguyệt cốc, Bách Hoa môn ở nơi đâu?
Ông lão vừa nghe cô bé Tiểu Linh hỏi đường, liền nghiêm nét mặt bảo:
_ Phường ca kỉ, bán thân nuôi miệng, cháu bé hỏi đến đó làm gì?
Một người mặc áo dài đen, đầu đội khăn đen, mặc quần trắng, đi guốc mộc, nghe chuyện liền than thở:
_ Thật là cùng đường mới tới nơi đó, chứ ai lại muốn đến cái nơi nhơ nhớp ấy?
Người khác thì chép miệng.
_ Con cái nhà ai, mới bao lớn đã vào chốn phong trần, không biết cha mẹ gây nên nghiệp gì, mà để con cái phải chịu cực, chịu khổ làm vợ khắp thiên hạ?
Cô bé Tiểu Linh nghe tiếng xì xào như vậy, tròn mắt ngạc nhiên chỉ biết lắc lắc đầu, rồi bước đến bên cạnh một vị đang cho con chữ. Vị đó thấy cô bé Tiểu Linh đi đến gần, liền xua tay và nói:
_ Nơi đây là con chữ của thánh hiền, phường ô uế không nên đến gần, mà làm dơ bẩn đạo của nho gia.
Cô bé Tiểu Linh bị xua đuổi, nước mắt lưng tròng, vương trên bờ mi, chẳng biết nói sao. Lúc này một bà bán hàng rượu, thấy vậy liền gọi cô bé Tiểu Linh đến gần, rồi trách móc mấy người kia.
_ Các ông quá nặng lời, con trẻ có tội tình gì mà các ông lại lên tiếng trách móc?
Cô hàng xén đang lui hui sắp xếp hàng hóa bên cạnh nghe vậy mới hỏi:
_ Này em! Mà em hỏi là nơi nào ấy nhỉ?
Cô hàng xén lúc này mới quay sang hỏi, một chàng thanh niên ăn mặc bảnh bao, tóc búi cao đang ngồi uống rượu.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ. Hết chương 32
***Bà lão nghe Tiểu Linh hỏi đến chuyện giang hồ, vô cùng ngạc nhiên mới hỏi:
_ Tiểu Linh! Cháu vừa rời khỏi nhà không bao lâu, lại chẳng phải con nhà luyện võ, sao cháu biết được chuyện của người giang hồ?
Cô bé Tiểu Linh liền kể cho bà lão nghe về chuyện ông cố, mà hai đứa em, là Tâm Phúc, Tâm Đức, thường chạy qua hóng chuyện. Bà lão nghe cô bé Tiểu Linh kể về ông cố của mình, thì thốt lên.
_ Một ông lão làm mọi việc để kiếm sống, trẻ tuổi thì bôn ba xứ người, một chuyện kì bí ở nơi Li Phong sơn đều biết, mà chỉ có người được chứng kiến tường tận mới biết, có thật như vậy không? Một người bình thường trong chốn nhân gian ư?
Bà lão nhìn lên bầu trời đêm và nói:
_ Đất Việt ta quả thật nhiều điều kì lạ.
Bà lão lại hỏi cô bé Tiểu Linh.
_ Tiểu Linh! Cháu quyết định đi đến Vọng Nguyệt cốc, Bách Hoa môn sao?
Cô bé Tiểu Linh chỉ gật đầu thay cho câu trả lời. Bà lão nhìn thấy vậy thì nói:
_ Tiểu Linh! Ý của cháu đã quyết thì bà không cản. Ngày trước, bao nhiêu vị má hồng, quần thoa cũng làm nên công trạng, lưu danh muôn đời. Tiểu Linh! Cháu hãy thay bà lão mắt mờ, chân yếu này mà tạo phúc cho giới giang hồ đất Việt nhé.
Bà lão lúc này mới ngừng lại, thì thấy cô bé Tiểu Linh đã ngủ lúc nào không hay. Bà lão nhìn thấy như vậy thì lắc lắc đầu và nói:
_ Ta thật là đãng trí, mãi nói chuyện mà quên khuấy là con bé vẫn đang còn tuổi ăn tuổi ngủ.
Bà lão đưa tay vuốt nhẹ mái tóc của cô bé, mỉm cười nói:
_ Tiểu Linh! Hãy ngủ ngon nghe cháu. Rồi đây trên bước đường phiêu bạt giang hồ, cháu sẽ không được ngủ ngon, mà không ngủ được ngon, thì cháu hãy quay trở về Mẫu Tử thôn này với bà.
Bà lão nói xong liền quay lại nói vọng vào trong hang động.
_ Các ngươi đâu? Sao không đàn lên một bản nhạc để đưa tiễn cô bé Tiểu Linh lên đường đến Vọng Nguyệt cốc, Bách Hoa môn.
Bà lão vừa dứt lời, thì trong hang đá, tiếng đàn, tiếng sáo và các loại nhạc cụ khác được đánh lên, du dương như tiếng ru của người mẹ thương con, bay ra nâng lấy giấc ngủ của cô bé Tiểu Linh. Tiếng đàn vang vọng, nỉ non như tiếng nước chảy róc rách hòa quyện với mùi thơm của hoa lá, chim ca. Cô bé Tiểu Linh cứ như vậy mà đánh một giấc ngủ thật say, cho đến khi tiếng chim kêu ríu ra, ríu rít trên tán lá cây, cùng với ánh nắng xuyên qua từng kẽ lá, soi xuống mặt của cô bé Tiểu Linh. Lúc này, cô bé Tiểu Linh mới thức dậy. Tiểu Linh đưa mắt nhìn quanh, thấy mình đang nằm dưới gốc cây, mà hôm qua cô bé còn ngồi bóp chân, đấm lưng cho bà lão. Cô bé Tiểu Linh vô cùng ngạc nhiên, vì đêm qua còn ngồi ăn bên một mâm thịnh soạn với bà bà, trước hang động. Thế mà giờ đây Tiểu Linh lại nằm ngủ ở nơi đây? Tất cả cứ như một giấc mơ, bà lão ở nơi đâu? Hang động ở nơi đâu?
Nhưng bên cạnh cô bé Tiểu Linh là cái tay nải, còn trên mình đang mặc bộ váy áo mà bà bà đã đưa cho. Cô bé Tiểu Linh mở ra xem, thấy trong cái tay nải còn có thêm mấy bộ váy áo, cái lệnh bài Bách Hoa môn, mà Tiểu Liên, Tiểu Vân, hai vị tỉ tỉ của Bách Hoa môn đã đưa cho và thêm một số ngân lượng để cô bé chi dùng trên đường đi đến Vọng Nguyệt cốc, Bách Hoa môn. Cô bé Tiểu Linh lúc này, xốc cái tay nải lên vai và đưa tay vẫy vẫy bốn phía, như chào bà lão rồi bước chân lên đường. Cô bé Tiểu Linh đi tìm Vọng Nguyệt cốc, Bách Hoa môn, để gặp Trân Nương tỉ. Cô bé Tiểu Linh men theo con đường mòn mà mình đi vào rồi bước đi. Cô bé Tiểu Linh bước đi, mà chẳng hề biết được, cách nơi đó không xa, bà lão đang chống gậy trúc, đứng nhìn theo bóng dáng nhỏ bé của cô bé Tiểu Linh đang bước vội trên đường. Bà lão mắt vẫn nhìn theo cô bé Tiểu Linh, miệng lại bảo:
_ Túi Khôn! Ta giao cô bé Tiểu Linh cho ngươi bảo vệ, nếu không chu toàn thì đừng về gặp ta.
Lão bà vừa dứt lời, thì có một người đàn ông trung niên, mặc áo thầy đồ, tay cầm quạt giấy, chấp tay lĩnh mệnh rồi vội vàng lao đi.
Cô bé Tiểu Linh, chào tạm biệt bà lão và cứ thế mà bước đi. Cho đến một ngày, cô bé Tiểu Linh đi đến một phiên chợ của một thị trấn nhỏ. Mọi người ở nơi đó, nhân buổi chợ phiên đều mặc những cái áo đẹp nhất. Các cô thì áo mớ ba mớ bảy, màu xanh, màu đỏ, đầu đội nón quai thao, chân đi guốc mộc. Các bà, các mợ thì mặc áo dài, áo nâu cánh ngắn, đầu đội khăn mỏ quạ, đi guốc mộc. Người gánh hàng rượu, cô gánh rau, gánh hoa, chị bán hàng thức ăn, nói chung là đủ mọi thứ, mọi ngả đường đều đổ về chợ phiên. Mấy anh chàng phường rèn, thì đem đe, đem búa hay cực đá mài ra chợ, vừa mài, vừa phô diễn kỹ nghệ mài dao, kéo, lại phô bày những bắp thịt cuồn cuộn, trong cái áo cộc ngắn tay. Không những chỉ có như vậy, mấy vị hay chữ liền bày bút, nghiên giấy đỏ, ngồi gần cái cổng đi vào để cho con chữ. Còn bọn nam thanh, nữ tú, nhân phiên chợ cũng đi chơi, cứ như người ta đi xem hội. Mấy chàng thích ngắm gái đẹp thì nhân đó mà buông lời tán tỉnh. Có cụ già tóc bạc trắng, mặc áo xanh thêu chữ thọ, tay cầm gậy, đầu đội khăn, vừa đi vừa vuốt nhẹ chòm râu bạc trắng mà ngắm cảnh phiên chợ. Đầu cổng chợ là mấy vị đang cho con chữ, ở cuối phiên chợ một anh lính làng đang vác gậy giữ gìn an ninh trật tự. Cô bé Tiểu Linh đi đến nơi đây vào buổi sớm mai, khi phiên chợ đã họp đông. Khi ở nhà, cô bé cũng thường bám váy mẹ đi chợ. Cô bé Tiểu Linh nhìn thấy ông lão mặc áo màu đỏ, tay cầm gậy, đang vuốt ve chòm râu bạc trắng. Theo sau ông lão là hai thằng nhỏ, một thằng cầm cơi trầu, đứa kia cầm cái ống nhổ, đang theo hầu. Cô bé Tiểu Linh nhìn thấy ông lão, chợt nghĩ người già chắc hẳn sẽ biết đường đến Vọng Nguyệt cốc, Bách Hoa môn, nên mới chắp tay vái chào rồi hỏi:
_ Thưa ông! Cho cháu hỏi đường tới Vọng Nguyệt cốc, Bách Hoa môn ở nơi đâu?
Ông lão vừa nghe cô bé Tiểu Linh hỏi đường, liền nghiêm nét mặt bảo:
_ Phường ca kỉ, bán thân nuôi miệng, cháu bé hỏi đến đó làm gì?
Một người mặc áo dài đen, đầu đội khăn đen, mặc quần trắng, đi guốc mộc, nghe chuyện liền than thở:
_ Thật là cùng đường mới tới nơi đó, chứ ai lại muốn đến cái nơi nhơ nhớp ấy?
Người khác thì chép miệng.
_ Con cái nhà ai, mới bao lớn đã vào chốn phong trần, không biết cha mẹ gây nên nghiệp gì, mà để con cái phải chịu cực, chịu khổ làm vợ khắp thiên hạ?
Cô bé Tiểu Linh nghe tiếng xì xào như vậy, tròn mắt ngạc nhiên chỉ biết lắc lắc đầu, rồi bước đến bên cạnh một vị đang cho con chữ. Vị đó thấy cô bé Tiểu Linh đi đến gần, liền xua tay và nói:
_ Nơi đây là con chữ của thánh hiền, phường ô uế không nên đến gần, mà làm dơ bẩn đạo của nho gia.
Cô bé Tiểu Linh bị xua đuổi, nước mắt lưng tròng, vương trên bờ mi, chẳng biết nói sao. Lúc này một bà bán hàng rượu, thấy vậy liền gọi cô bé Tiểu Linh đến gần, rồi trách móc mấy người kia.
_ Các ông quá nặng lời, con trẻ có tội tình gì mà các ông lại lên tiếng trách móc?
Cô hàng xén đang lui hui sắp xếp hàng hóa bên cạnh nghe vậy mới hỏi:
_ Này em! Mà em hỏi là nơi nào ấy nhỉ?
Cô hàng xén lúc này mới quay sang hỏi, một chàng thanh niên ăn mặc bảnh bao, tóc búi cao đang ngồi uống rượu.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ. Hết chương 32
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co