Mat Meo
Tôi tự tìm đến làng Luồng, hy vọng đón đầu tour du lịch để gặp được Tuấn.Làng Luồng, cái tên nghe ngộ mà thật như chính từ loài cây họ tre trúc nhưng lại to lớn hơn cả ấy. Loài cây có nhiều nhất ở cái làng ẩn trong một thung sâu, phải đi qua một đoạn quèn giữa hai khe núi. Thẳng vút gần ba chục mét, mãi trên cùng mới có một chút lá, luồng kết tán khi mùa hè, che kín cả một góc trời, rợp bóng mọi căn nhà thấp lè tè dưới gốc.Cả làng sống trong một bầu trời xanh lá. Cây luồng trưởng thành cho người làng dựa lưng lúc trưa hè gió núi đến bóng nhẫy cái gốc cứng đinh của nó. Thân luồng cho dân làng những cái cột chèo vững chắc, dựng lên những ngôi nhà truyền đời con cháu. Luồng còn cho bẹ để người mẹ trẻ làm chiếc quạt tạo gió mát trong nôi, cho kẻ nghèo lấy măng ăn sống ngay lúc đói lòng, khiến kẻ giàu sang thêm thịnh soạn trong bữa tiệc trên đĩa sứ vuông tròn. Những đứa trẻ nhỏ bé chơi trốn tìm, đuổi bắt trong khu rừng độc một loài cây cao cả ấy. Luồng xúm xít đứng quanh cái chợ thôn quê lác đác vài mái rạ, như đang nghe kể chuyện.Người kể chuyện là một người đàn bà tóc bạc, trên dưới bảy mươi tuổi, đang nhai nhai một đoạn vỏ rễ cây thay trầu. Bà ít khi kể cho du khách, mà chủ yếu cho bọn trẻ hôm nào có chợ phiên lại kéo nhau tìm đến. Lẫn vào đám trẻ con có cả bác nông dân vác nguyên cái cày vừa làm đồng về gánh ở trên vai, cùng với mấy đôi trai gái đội mũ, xách túi đi từ khu resort đến thăm làng. Tôi cũng có mặt phần vì tìm Tuấn không được, phần cũng vì ưa thích tò mò.Bà kể về sự tích làng Luồng. Vị Thần Núi không muốn bất cứ thứ gì mọc trên đất làng lại sum suê hơn cây trên núi vì sợ cây làng che khuất núi, khuất cái nhìn của Thần luôn chờ đợi một người con gái đến từ phương Nam. Thần ra lệnh, mỗi cây trong làng chỉ được mọc lên độc có một thân: ngoài đồng, cây lúa một thân cho người dân bông thóc làm ra hạt gạo; trong làng, chỉ còn một loài tre mọc sát vào nhau trong cái thung lũng ngàn năm đầy nắng gió ấy mà không che lấp núi cao.Câu chuyện của bà có hơi thở của ruộng lúa, của cơn mưa giông sấm chớp nhì nhằng. Chuyện hay có, chuyện dở cũng có nhưng rất lạ. Thỉnh thoảng câu chuyện ngắt quãng bởi có người đưa tiền. Những lúc đó, bọn trẻ cứ nhao nhao cả lên, có đứa còn hỏi bừa:
- Bà ơi bà, sao làng Luồng nhà ta có lắm ma thế hả bà? - thằng bé cố dướn người lên chờ đợi câu trả lời, lập tức một đứa khác chen vào:
- Bà ơi, làng ta có người phụ nữ hay đi cướp chồng người khác, khi chết hoá thành ma hãm hại bao nhiêu người phải không bà? Con ma đó có viên ngọc mắt mèo xanh buốt khiến ai nhìn thấy cũng bị mê mẩn, đúng chứ ạ?Bà lão thủng thẳng:
- Cháu chỉ nói quanh. Không phải con ma có viên ngọc mắt mèo, mà nó có một bên mắt cứ về đêm lại sáng xanh như mắt mèo, ai nhìn thấy cũng rợn cả người. Ngôi nhà hoang phía cuối làng thì thành nhà nó, đàn bà thì mang cơm đến chỗ nó.
- Để làm gì vậy, bà?
- Để nó không phải đói rét làm hại người ta. Làng cấm chỉ đàn ông không được đến gần nó, nhưng rồi sau nó mang cả đứa con trai không cha bỏ đi biệt xứ.
-Nó có còn hại người nữa không hả bà?
-Nó đã tốt lại chưa bà?
Bà cười, khoe hàm răng đen còn sót lại vài chiếc:
- Bà chịu!Cơn gió mát lạnh ùa qua chỗ chúng tôi ngồi, cuốn tung những chiếc lá khô lên cao. Có tiếng lắc rắc như đang vỡ vụn một thứ gì đó lẫn trong tiếng gió mơ hồ, vô tình làm lũ trẻ co sít lại bên nhau. Tôi nhìn theo làn gió đang tan loãng, hình như ở nơi xa lắc, một chút ánh sáng xanh bất chợt loé lên, le lói.Tôi hỏi bà:
- Nhà con ma ấy ở chỗ nào vậy bà?
- Cứ đi thẳng ngõ bên trái chợ, theo hết cùng đường là đến nhà nó. Ở đây ai cũng biết mà.Tôi đặt vào tay bà lão cái bánh rán vừng còn ấm vừa mua ở chợ quê. Tôi lần theo chỗ bà chỉ, kỳ vọng một câu chuyện giật gân để doạ lại Tuấn.__________________________Ngôi nhà thấp không còn mái, chỉ nhỉnh hơn chuồng con trâu đực chút ít. Tường và vách được xây bằng thứ hồ vữa kém, lở loét hết cả. Nhiều chỗ rêu phong, cỏ mọc gần kín hết trên đỉnh tường. Đám cây hoang dại trườn lên nơi lỗ thủng nhỏ nhớp nháp, có lẽ trước đây là cửa sổ nhưng giờ chỉ còn một bên cánh đã mọt nát chờ sập. Chen chúc trước sân, cả lũ chum vại lớn bé sứt sẹo, bên trong còn một chút nước đầy rêu, chắc để làm mắm hay tương gì đó nên bốc mùi thối và mằn mặn. Tôi không khỏi chạnh lòng khi những cây luồng không dám đứng gần ngôi nhà hoang phế, như để tránh xa một cái gì đó thật đáng sợ.Làng Luồng có còn chăng một kẻ mà bà lão vẫn nhớ, hắn được mệnh danh là đứa con của người đàn bà biệt xứ với một bên mắt mèo. Nghe đâu đôi lần hắn có về làng. Hắn đi trước, cách lũ trẻ nghịch ngợm một đoạn ngắn. Mỗi khi hắn quay lại, lũ trẻ đang reo hò đột nhiên im bặt, cứ thế rồng rắn đón rước một kẻ câm lặng, hai vai u lên, đen đúa, cục mịch. Rồi lũ trẻ kháo nhau những thứ chuyện chẳng ra đầu ra cuối về việc hắn theo bọn đi bè, buôn bán luồng nứa cho dân vùng xa. Năm tháng trên sông nước đã làm đôi tay luôn phải kéo bè của hắn cứng như thép. Thân hình vốn thấp lầm lũi, mỗi khi hắn ngồi bệt bên lũ chum vại trông như tảng đá mồ côi gắn chặt vào mặt đất.Về đến nhà sàn, tôi mệt mỏi sà luôn xuống giường nhưng lại chập chờn không ngủ nổi, trong đầu cứ lởn vởn hiện ra cơn gió đầy lá luồng khi thì xoáy cuộn lên cao, lúc lại tản rộng ra thả những chiếc lá khô đậu nhẹ xuống mặt đất đang tối dần. Cánh tay ai trắng ngần, mượt mà vẫy tôi. Bóng nàng tan ra theo sóng nước lăn tăn. Cánh tay ấy vẫn vẫy tôi cả khi nàng biến mất. Bỗng tôi thấy chiếc đồng hồ sáng loáng ở cổ tay ngay dưới chân giường, đang quờ quạng tìm kiếm thứ gì, rồi lại không thấy đâu nữa. Đột nhiên, nó lao đến túm lấy cổ áo tôi. Tôi hét lên, giật mình choàng tỉnh, trán ướt đẫm mồ hôi. Thì ra tôi đã ngủ quên tự bao giờ, xong lại gặp ngay cơn ác mộng khủng khiếp này. Tôi cuống cuồng chạy sang phòng Tuấn, không có ai, đêm qua Tuấn không về.
- Bà ơi bà, sao làng Luồng nhà ta có lắm ma thế hả bà? - thằng bé cố dướn người lên chờ đợi câu trả lời, lập tức một đứa khác chen vào:
- Bà ơi, làng ta có người phụ nữ hay đi cướp chồng người khác, khi chết hoá thành ma hãm hại bao nhiêu người phải không bà? Con ma đó có viên ngọc mắt mèo xanh buốt khiến ai nhìn thấy cũng bị mê mẩn, đúng chứ ạ?Bà lão thủng thẳng:
- Cháu chỉ nói quanh. Không phải con ma có viên ngọc mắt mèo, mà nó có một bên mắt cứ về đêm lại sáng xanh như mắt mèo, ai nhìn thấy cũng rợn cả người. Ngôi nhà hoang phía cuối làng thì thành nhà nó, đàn bà thì mang cơm đến chỗ nó.
- Để làm gì vậy, bà?
- Để nó không phải đói rét làm hại người ta. Làng cấm chỉ đàn ông không được đến gần nó, nhưng rồi sau nó mang cả đứa con trai không cha bỏ đi biệt xứ.
-Nó có còn hại người nữa không hả bà?
-Nó đã tốt lại chưa bà?
Bà cười, khoe hàm răng đen còn sót lại vài chiếc:
- Bà chịu!Cơn gió mát lạnh ùa qua chỗ chúng tôi ngồi, cuốn tung những chiếc lá khô lên cao. Có tiếng lắc rắc như đang vỡ vụn một thứ gì đó lẫn trong tiếng gió mơ hồ, vô tình làm lũ trẻ co sít lại bên nhau. Tôi nhìn theo làn gió đang tan loãng, hình như ở nơi xa lắc, một chút ánh sáng xanh bất chợt loé lên, le lói.Tôi hỏi bà:
- Nhà con ma ấy ở chỗ nào vậy bà?
- Cứ đi thẳng ngõ bên trái chợ, theo hết cùng đường là đến nhà nó. Ở đây ai cũng biết mà.Tôi đặt vào tay bà lão cái bánh rán vừng còn ấm vừa mua ở chợ quê. Tôi lần theo chỗ bà chỉ, kỳ vọng một câu chuyện giật gân để doạ lại Tuấn.__________________________Ngôi nhà thấp không còn mái, chỉ nhỉnh hơn chuồng con trâu đực chút ít. Tường và vách được xây bằng thứ hồ vữa kém, lở loét hết cả. Nhiều chỗ rêu phong, cỏ mọc gần kín hết trên đỉnh tường. Đám cây hoang dại trườn lên nơi lỗ thủng nhỏ nhớp nháp, có lẽ trước đây là cửa sổ nhưng giờ chỉ còn một bên cánh đã mọt nát chờ sập. Chen chúc trước sân, cả lũ chum vại lớn bé sứt sẹo, bên trong còn một chút nước đầy rêu, chắc để làm mắm hay tương gì đó nên bốc mùi thối và mằn mặn. Tôi không khỏi chạnh lòng khi những cây luồng không dám đứng gần ngôi nhà hoang phế, như để tránh xa một cái gì đó thật đáng sợ.Làng Luồng có còn chăng một kẻ mà bà lão vẫn nhớ, hắn được mệnh danh là đứa con của người đàn bà biệt xứ với một bên mắt mèo. Nghe đâu đôi lần hắn có về làng. Hắn đi trước, cách lũ trẻ nghịch ngợm một đoạn ngắn. Mỗi khi hắn quay lại, lũ trẻ đang reo hò đột nhiên im bặt, cứ thế rồng rắn đón rước một kẻ câm lặng, hai vai u lên, đen đúa, cục mịch. Rồi lũ trẻ kháo nhau những thứ chuyện chẳng ra đầu ra cuối về việc hắn theo bọn đi bè, buôn bán luồng nứa cho dân vùng xa. Năm tháng trên sông nước đã làm đôi tay luôn phải kéo bè của hắn cứng như thép. Thân hình vốn thấp lầm lũi, mỗi khi hắn ngồi bệt bên lũ chum vại trông như tảng đá mồ côi gắn chặt vào mặt đất.Về đến nhà sàn, tôi mệt mỏi sà luôn xuống giường nhưng lại chập chờn không ngủ nổi, trong đầu cứ lởn vởn hiện ra cơn gió đầy lá luồng khi thì xoáy cuộn lên cao, lúc lại tản rộng ra thả những chiếc lá khô đậu nhẹ xuống mặt đất đang tối dần. Cánh tay ai trắng ngần, mượt mà vẫy tôi. Bóng nàng tan ra theo sóng nước lăn tăn. Cánh tay ấy vẫn vẫy tôi cả khi nàng biến mất. Bỗng tôi thấy chiếc đồng hồ sáng loáng ở cổ tay ngay dưới chân giường, đang quờ quạng tìm kiếm thứ gì, rồi lại không thấy đâu nữa. Đột nhiên, nó lao đến túm lấy cổ áo tôi. Tôi hét lên, giật mình choàng tỉnh, trán ướt đẫm mồ hôi. Thì ra tôi đã ngủ quên tự bao giờ, xong lại gặp ngay cơn ác mộng khủng khiếp này. Tôi cuống cuồng chạy sang phòng Tuấn, không có ai, đêm qua Tuấn không về.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co