Ngu Van 9
Trong cuộc sống con người ta luôn gặp phải những gian lao trắc trở. Chính trong những năm tháng khó khăn gian khổ ấy, chúng ta sẽ nhận ra được những giá trị tinh thần vô cùng thieng6 liêng và đáng quí. Những giá trị ấy những kỉ niệm ấy sẽ tạo nên sức mạnh nâng đỡ bước chân ta trong suốt cuộc đời dài. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã soi sáng chân lí giản đơn ấy. Hình ảnh "bếp lửa" đã khơi nguồn hồi tưởng những năm tháng sống bên bà, cùng bà nhóm lên bếp lửa nồng ấm của tuổi thơ, để người đọc biết bao thế hệ rung cảm trước một bản trường ca về tình bà cháu.Bằng Việt là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông và lớn lên tại Hà Nội, song vì lẽ đó mà thơ của ông dạt dào tình cảm, đưa người đọc đến với cảm giác trầm tư sâu lắng. Bài thơ bếp lưả cũng không ngoại lệ, đây là một trong những bài thơ đầu tay của nam thi sĩ. Bài thơ trên được Bằng Việt sáng tác vào năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài, chính vì thế mà xuyên suốt bài thơ lúc nào cũng được Bằng Việt thổi tạt lên tình cảm quê hương da diết, sâu nặng.Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưaHình ảnh bếp lửa được lột tả một cách hết sức giản dị thông qua từ láy chờn vờn. Người đọc sẽ thấy ngay trước mắt hình ảnh một bếp lửa bập bùng, chập chờn, thoắt ẩn, thoắt hiện trong màn sương sớm. Hình ảnh bếp lửa này được tác giả lặp lại nhiều lần như muốn khơi dậy cái đẹp truyền thống ở mỗi gia đình Việt Nam ngày xưa, bếp lửa hồng được thắp lên từ tay bà, tay mẹ mỗi buổi sớm mai. Song, bên cạnh đó chính là từ "ấp ui" đã gợi lên sự ấm áp, tình cảm dịu ngọt, và đôi tay tần tảo của người nhóm bếp. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều của cuộc đời. Vì lẽ đó mà tác giả dành trọn hết tình cảm của chính bản thân để gởi gắm vào những câu thơ đầu " Cháu thương bà biết mấy nắng mưa". Nắng mưa ở đây có nghĩa là dài dẳng, hết ngày nắng ròi đến ngày mưa thì cháu vẫn thương bà. Nhưng không đơn giản như thế, nắng mưa cũng có thể chính là những thăng trầm của cuộc đời bà, những khó khăn thử thách mà bà đã phải từng trãi. Từ 'thương' diễn đạt rất chân thực mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏiBố đi đánh xe khô rạc ngựa gầyChỉ còn nhớ khỏi hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cayNhững vần thơ nhẹ nhàng như một lời tự bạch của chính tác giả. Bằng Việt đã kín đáo kể lại những năm tháng gian khổ thời thơ ấu, mới bốn tuổi ông đã quen với mùi khói. Khói ở đây có phải chăng là khói bếp, hay sâu xa hơn nữa chính là khói của bom rơi lửa đạn những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Khi nhớ về những năm tháng sống bên bà người cháu không quên nhớ về nạn đói năm 1945, hình ảnh con ngựa gầy guộc đã phần nào bộc lộ hết được những gì khủng khiếp nhất xảy ra trong giai đoạn này:Con đói lả ôm lưng mẹ khócMẹ đợ con đấu thóc cầm hơiKiếp người cơm vãi cơm rơiBiết đâu nẻo đất phương trời mà đi!Người cháu vẫn như cảm nhận được mùi khói bếp nên khi nhắc lại sống mũi cay do khói bếp xộc vào. Hay chăng là do tác giả đã xúc động mỗi khi nhắc về tuổi thơ mình, về người bà kính yêu và nơi làng quê quá đỗi thân thuộc trong tâm trí của tác giả. Với chi tiết giản đơn mà chân thực, ngôn ngữ thấm đượm tình thương, tác giả đã phần nào bộc lộ hết tình cảm sâu nặng của mình dành cho người bà.Trong màn sương khói mịt mờ thời thơ ấu, tác giả đã tiếp tục đắm mình ttrong những hồi tưởng về tuổi thơ ở cạnh bà:Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửaTu hú kêu trên những cánh đồng xaKhi tu hú kêu, bà còn nhớ không bàBà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co