Nguyen Tuan Va Nguoi Lai Do Song Da
- Nguyễn Tuân đã để lại một kho tàng báu vật đồ sộ trong sự nghiệp văn học của mình, góp phần cho sự phát triển của văn học nước nhà. Đóng góp của Nguyễn Tuân trong ngôn ngữ chính là những cố gắng đưa cái "đẹp" vào trong đó.- Ông đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ mà đỉnh cao là những bài tùy bút với phong cách riêng biệt không lẫn với bất cứ cây bút nào.- "Vang bóng một thời" là tác phẩm giúp Nguyễn Tuân khẳng định tên tuổi của mình, vì nó gần như thâu tóm và kết tinh mọi tinh hoa làm nên sự hoàn thiện và hoàn mỹ.- Con đường nghệ thuật tiêu biểu cho một lớp văn nghệ sĩ Việt Nam, vốn mang quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, đã chuyển mình trở thành văn nghệ sĩ cách mạng. Toàn bộ sáng tác của ông thấm đẫm tinh thần dân tộc thiết tha, nhất là những giá trị văn hóa cổ truyền. Trước cách mạng Nguyễn Tuân là nhà văn lãng mạn, sau cách mạng là nhà văn cách mạng.- Có thể nói, tùy bút Nguyễn Tuân thấm đượm thứ văn hóa Đông Tây đã được ông tiếp nhận – không chỉ hiểu triết lý mà còn thấm cả đạo lý, dù hấp thụ sâu sắc chủ nghĩa tự do cá nhân vẫn thấy mình nặng nợ với đất nước, với làng xóm, phố phường, thấy mình có gốc rễ từ lịch sử (ông dùng cụm từ "Hà Nội nội thành" về nghĩa tương đương cụm từ "nội thành Hà Nội" nhưng đọc cụm từ của Nguyễn Tuân ta thấy sự hội tụ tinh hoa đất kinh kỳ rất rõ ở trong một vùng địa lý chật hẹp).- Nguyễn Tuân là một cây bút có sức viết dồi dào. Cả trước và sau Cách mạng Tháng Tám, ông đều để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị như "Vang bóng một thời", "Tuỳ bút I", "Thiếu quê hương", "Chiếc lư đồng mắt cua", "Phở", "Tóc chị Hoài", "Đường vui", "Tình chiến dịch", "Sông Đà", "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi"... đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc bởi nó mang phong cách uyên bác, tài hoa, độc đáo với một giọng văn rất riêng. Nó độc đáo đến nỗi giáo sư Vũ Ngọc Phan phải thốt lên rằng " Chỉ những người ưa suy xét xem Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức"- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I.- Vì những đóng góp của mình, tên của ông đã được đặt cho tên đường ở một số nơi (Hà Nội, Cần Thơ, Vũng Tàu, TPHCM, Đắk Lắk).- Để tưởng nhớ ông, gian trưng bày nhà văn Nguyễn Tuân trong Bảo tàng Văn học Việt Nam đã giới thiệu những tác phẩm nổi tiếng được đã được xuất bản, các bản thảo viết tay, nổi bật hơn là chiếc áo khoác, chiếc mũ và cây gậy ông khắc tên những nơi mà ông đã từng đến và đi qua.→ Những đóng góp của ông là một chặng đường sáng tác dài luôn ý thức sáng tạo và chau chuốt ngôn ngữ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co