Nhin Ve Ngoai Biet Ngay Tam Ly Tinh Cach Con Nguoi
Phần 3. ĐOÁN NHANH LÒNG DẠ CON NGƯỜI QUA LỜI NÓI VÀ TIẾNG CƯỜI NHÌN VẺ NGOÀI BIẾT NGAY TÂM LÝ TÍNH CÁCH CON NGƯỜINgôn ngữ chính là nhu cầu để thể hiện tình cảm và hoạt động xã hội. Tình cảm con người có thể diễn biến ở những mức độ khác nhau, nhưng bản chất của nó không thay đổi. Ngôn ngữ dù cố ý che lấp tình cảm tư tưởng thật sự của mình, thì nó vẫn có chỗ để lộ cho người ta thấy được bản chất. Vì thế trong quan hệ hàng ngày chúng ta phải chú ý quan sát, và tìm hiểu những mặt trái đằng sau ngôn ngữ. Cổ nhân đã nói: chớ nghe họ nói, phải xem họ làm, là điều mà chúng ta phải xét. Vì thế cuốn sách này sẽ giúp các bạn khám phá những bí mật đằng sau lời nói và tiếng cười.1. PHONG CÁCH NÓI NHÌN VẺ NGOÀI BIẾT NGAY TÂM LÝ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI à Phần 3. ĐOÁN NHANH LÒNG DẠ CON NGƯỜI QUA LỜI NÓI VÀ TIẾNG CƯỜI Trong xã hội mỗi người có một phong cách sống khác nhau. Người tu dưỡng đạo đức, và không tu dưỡng đạo đức thể hiện ở cách sống của họ. Do đó con người có thói quen sống thế nào, thì họ sẽ thể hiện lối sống của họ thế đó. Ngôn ngữ là công cụ để trao đổi lối sống, nên dù con người có khôn ngoan dùng ngôn ngữ để che đậy tâm hồn, tư tưởng thật của mình, cũng không thể che kín được.1/. Ăn nói thong thả đàng hoàngNhững người có lối ăn nói đàng hoàng, chững chạc, là người nho nhã, dịu dàng, nhân từ rộng rãi với mọi người. Họ không chỉ ăn nói chững chạc đàng hoàng, mà còn hết sức cẩn thận, đắn đo suy nghĩ, không để mất lòng ai. Họ ăn nói xử sự với mọi người có chừng mực, chu đáo cẩn thận, nhanh nhẹn, quyết đoán. Những người đó đều là người có tài, suy nghĩ chín chắn. Nhưng dù sao họ cũng bảo thủ, còn chịu ảnh hưởng của phép tắc truyền thống. Nếu họ có thái độ không định kiến, bao dung thông cảm với sự việc mới mẻ, thì họ càng tỏ ra là người có phong cách trưởng giả, đàng hoàng nhưng chững chạc hơn người.2/. Nói năng khác người, tỏ ra lập dịNhững người ăn nói thường tỏ ra khác người, tính tình lập dị, có khả năng tư duy độc lập tốt, thường đưa ra ý kiến lập dị khác với mọi người. Họ có ưu điểm không bị ràng buộc bởi lề thói, phong tục; có khả năng suy nghĩ mưu lược, thích khám phá cái mới; dám đối đầu với uy quyền và lề thói cũ, dễ dàng tiếp nhận sự vật mới. Nhưng nhược điểm của họ là suy nghĩ không được bình tĩnh, dễ bị khiêu khích, dễ làm cho mọi người hiểu lầm, nên dễ bị cô lập một mình, không ai ủng hộ, cuối cùng chẳng được gì. Người lãnh đạo có tài năng, nên sử dụng họ vào công việc suy nghĩ có tính chất mới mẻ, có tính sáng tạo ban đầu là hợp nhất.3/. Ăn nói dí dỏm, tếu vuiNhững người có cách ăn nói dí dỏm, vui tếu, thường có sức tưởng tượng phong phú, suy nghĩ nhanh mang tính sáng tạo, thích cuộc đời tự do, phóng khoáng, thoải mái, không bị ai gò bó; thích những nơi vui nhộn, tếu đùa. Ở nơi nào cảm thấy bị áp lực đè nặng, ngột ngạt khó chịu, nếu có họ, với những câu nói bông đùa, dí dỏm, sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng ấy. Ở tập thể, cơ quan nào có họ, thường giảm bớt được áp lực căng thẳng do không khí làm việc tạo ra, gây được niềm vui, tạo thêm sức mạnh khắc phục khó khăn. Những người này thường không làm được lãnh đạo, vì họ không có đầu óc tư duy của lãnh đạo, không có mưu lược và đối sách sâu xa.4/. Cách nói dịu dàng, mềm mạiNhững người này có giọng nói ôn tồn, dịu dàng, không gay gắt, cách nói mượt mà, mềm mại, luôn luôn không tỏ ra hiếu thắng, không tơ màng danh vọng, quyền lợi không bon chen tranh chấp, luôn giữ hoà khí làm trọng ưu điểm của họ là ăn nói dịu dàng, không gay gắt dễ tiếp thu, mọi người dễ gần. Nhược điểm của họ là yếu đuối, nhát gan, rụt rè e ngại, cả nể, yếu về nguyên tắc, thường hay bị khuất phục bởi uy quyền. Do đó họ thường hay tránh né công việc cũng như con người. Nếu họ biết tôi luyện khả năng bạo dạn, thấy việc khó vẫn dám đương đầu, không nhụt chí, thì có thể trở thành con người biết cương, biết nhu, biết tiến, biết lùi, bề ngoài tỏ ra rộng rãi thoải mái, bên trong giữ vững nguyên tắc, tỏ ra kiên cường, chịu đựng, họ sẽ có thể trở thành người lãnh đạo chỉ huy tốt.5/. Nói năng, bàn bạc về những điều cao siêu, rộng mởNhững người này khi suy nghĩ vấn đề thường có tầm nhìn rộng lớn, sâu xa, nắm bắt sự việc ở tầm vĩ mô, toàn khối. Họ luôn có lối suy nghĩ sáng tạo, và đưa ra được những ý kiến có tính chất gợi mở, thông tiền khoáng hậu. Họ cho rằng muốn làm việc lớn, trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày, phải nhìn cái lớn, bỏ qua cái lặt vặt tủn mủn, nhỏ nhen. Họ luôn ôm ấp những điều to lớn, quan trọng. Nhưng dù sao họ cũng có những nhược điểm như lý luận thiếu hệ thống, thiếu rành mạch; vấn đề đưa ra chưa sâu, chưa tỉ mỉ, tinh vi. Cũng do họ không chú ý câu nệ những điều lặt vặt, nên họ đã bỏ qua những chi tiết quan trọng, để sót những sơ hở. Tuy những bỏ sót này chỉ là những chi tiết nhỏ của cả vấn đề lớn, nhưng biết đâu nó lại là những tổ mối của cả đoạn đê to lớn, bị phá vỡ lúc nguy nan, nước dâng trào, gây lũ lụt.6/. Ba hoa, tán phét lấy lòng mọi ngườiLoại người này chưa thấy người đã thấy tiếng, hay ba hoa tán phét, lấy lòng mọi người, nhưng lòng dạ tốt, không có ý hãm hại ai, làm xấu ai. Họ là những người hết sức tinh ý, rất hiểu tâm lý con người, quan tâm thân thiết với mọi người. Nhưng có khuyết điểm là hay nói huyên thuyên, ba hoa khoác lác không đâu vào đâu, muốn mua vui là chính. Họ được mọi người thích, nhưng không mến phục, không thể làm lãnh đạo, và cũng không có đầu óc làm lãnh đạo. Họ biết hưởng thụ, thích hưởng thụ, đến khi già vẫn còn muốn chơi bời, bay bổng.7/. Nói móc hại ngườiNhững người này có cách nói dí dỏm, nói kháy người khác. Có người nói hiểm hóc sâu cay khiến người ta khó chịu. Mọi người tiếp xúc với họ lúc đầu cứ tưởng họ là người hay nói mát, mưu trí, có cách nhìn đặc biệt. Nhưng dần dần mọi người mới hiểu không phải họ nói để cho vui mà cảm thấy lòng dạ họ khó hiểu. Cách nói của họ giống như là người giễu đời, nhưng ngầm ý là nói cạnh, nói kháy, nói xấu người khác. Họ muốn hơn người, khi cảm thấy mình kém cỏi, là có giọng gièm pha, ngầm nói móc cái hay của người khác. Kiểu nói vừa móc mách, vừa giễu cợt của họ, làm người khác cảm thấy như có liều thuốc độc thấy đau đớn. Nhưng thực ra những điều này phản ánh tư tưởng tiêu cực, sự bất mãn, phủ định mình trong lòng họ. Họ tưởng làm thế để chê bai giễu cợt người, tự nâng cao mình lên. Nhưng ngược lại, họ đã thể hiện sự ghen tỵ, thua kém của họ. Do đó khi gặp phải những người như thế này, bạn phải tỏ ra bình tĩnh, không nên có phản ứng gì vội. Nếu bạn phản ứng ngay, có nghĩa bạn đã mắc mưu họ và như thế đã làm cho lòng đố kỵ của họ được thoả mãn.8/. Dẫn chứng đông tây kim cổCó những người muốn chứng tỏ mình có kiến thức rộng, gặp bất cứ chuyện gì cũng dẫn chứng đông tây kim cổ thiên văn địa lý, khoa học xa gần, tỏ ra thông thái, học vấn cao siêu. Nhưng bởi đầu óc của họ chứa nhiều kiến thức mà không có mục tiêu ý định, nên chẳng đâu vào đâu, chỉ biết nêu ra sự việc, mà không biết nguyên nhân cụ thể, kiến thức rỗng tuếch, tư tưởng bát nháo, bình luận vấn đề chỉ mang tính chất pha chấm, vung vẩy, không vào trọng tâm, trọng điểm, làm người nghe ngao ngán, chẳng hiểu gì cả. Khi bàn vấn đề họ có thể thao thao bất tuyệt đưa ra rất nhiều phương án, nhưng chẳng có phương án nào trọng tâm. Nếu những người này làm việc suy nghĩ, tiếp thu kiến thức, có trọng tâm trọng điểm, thì có thể trở thành nhân tài, chí ít cũng thành người ưu tú, góp phần có ích cho xã hội. Nếu không, họ cứ tiếp thu lung tung, lặt vặt, cái gì dường như cũng biết, nhưng rất cuộc chẳng biết gì cả, sẽ trở thành kẻ nói suông, hoặc nói lung tung.9/. Ăn nói sắc sảoNhững người có kiểu ăn nói sắc sảo, giết người, họ có thể nắm bắt ngay nhược điểm của đối phương mà ra đòn, không để đối phương kịp xoay xở chống đỡ, rất lợi hại.Những người này giỏi nắm bắt những vấn đề then chốt, những yếu điểm lợi hại. Vì thế về tư tưởng họ cho mình cao hơn đối phương. Ở mức độ nào đó họ đã bỏ quên, hoặc xem thường thực chất và mấu chốt vấn đề cần nắm. Họ bỏ gốc chặt ngọn, trích dẫn vớ vẩn, làm giảm khả năng tốt của họ.10/. Thêm mắm, thêm muốiNhững người này tiếp thu nhanh sự việc mới mẻ, nắm bắt nhanh cách ăn nói thời đại. Họ muốn nhanh chóng ứng dụng thử trong cuộc sống, như muốn thêm gia vị cho cuộc sống. Họ không nói nếu cảm thấy không vui, tô vẽ cho câu chuyện thêm đậm đà, bỏ cũ thêm mới, xào xáo thêm gia vị. Nhưng do không đi sâu nghiên cứu, không nắm bắt kiến thức chắc chắn, không hiểu rộng thấu đáo nên gặp phải tình huống khó thì họ không có chủ kiến, không vững vàng, đâm ra nói lung tung, tính cách trở nên yếu đuối.11/. Châm biếm sâu cayNhững người này có kiến thức rộng, hiểu biết nhiều, ngôn từ sắc sảo, hiểu biết nhân tình thế thái, tinh thông, sâu sắc.Bẩm sinh họ đã có kiểu cách ăn nói dí dỏm, tếu đùa và quan sát cuộc sống sâu sắc, tỉ mỉ, có cách nhìn độc đáo.Họ có tài biểu hiện những thất thố hớ hênh của người khác trong cuộc sống về kinh tế, chính trị, hoạt động vui chơi thành lối nói linh hoạt sống động, vui vẻ. Những điều họ thể hiện nói lên bản năng đạo đức tận sâu trong lòng họ về vấn đề đó. Nếu họ là những người có tài năng về văn chương, thì lối châm biếm hài hước của họ sẽ là những cuộc chiến chống lại thói hư, tật xấu, quan điểm lạc hậu đã kìm hãm xã hội phát triển, như thơ ca của Hồ Xuân Hương chẳng hạn.Nói chung những người có khả năng châm biếm tốt, đều là những người có kiến thức rộng, hiểu biết nhiều. Nếu họ biết vận dụng tài năng của mình thì sẽ đem lại hiệu quả rất cao.Tự giễu là một hình thức của châm biếm, là một phong cách thể hiện khả năng châm biếm của mình. Tự giễu thể hiện sự nhanh chân hơn người khác một bước, đem mình ra giễu cợt, để loại bỏ khả năng khích bác nào đó từ bên ngoài, làm cho mọi người đồng tình, thông cảm với mình, ngược lại căm ghét kẻ khích bác. Tự giễu cũng là hệ thức giáo dục đạo đức tốt cho con người, làm cho con người có chính nghĩa, nắm lấy chính nghĩa khắc phục tà khí và hiện tượng xấu trong xã hội.2. GIỌNG NÓI NHÌN VẺ NGOÀI BIẾT NGAY TÂM LÝ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI à Phần 3. ĐOÁN NHANH LÒNG DẠ CON NGƯỜI QUA LỜI NÓI VÀ TIẾNG CƯỜI Ngôn ngữ và giọng nói liên quan mật thiết với nhau. Cùng lời nói nhưng với giọng nới khác nhau, sẽ có sự khác nhau từ thâm tâm mỗi người. Giọng nói thể hiện bản sắc tình cảm của con người. Con người điều khiển giọng nói của mình nhờ sự khống chế bản năng và sử dụng bộ máy phát âm của mình. Vì thế cá tính và nội tâm của mỗi con người được thể hiện qua giọng nói của bản thân họ. Nhờ đó chúng ta có thể đoán được tâm trạng con người qua phân tích giọng nói của họ.1/. Giọng nói nhỏ nhẹ, mềm mỏngNhững người có giọng nói này tương đối khoan dung, không gây khó dễ và trách cứ ai cả. Họ đối xử với mọi người tương đối cẩn thận, làm cho quan hệ với người khác càng ngày càng gần gũi, càng ngày càng thân mật; cố gắng tránh gây rắc rối không cần thiết. Họ tương đối biết tôn trọng người khác và được người khác tôn trọng lại. Họ là những người có văn hoá, nói năng rất nhã nhặn, thanh lịch, và tỏ ra hết sức khiêm tốn.2/. Giọng nói cương nghị, kiên cườngNhững người này nói năng cũng như làm việc hết sức giữ nguyên tắc. Họ làm việc công minh chính đại, không hề tư lợi, phân biệt phải trái rành mạch rõ ràng. Do quá giữ nguyên tắc, nên đôi lúc họ rất cứng nhắc, không linh hoạt, người bàn bạc cảm thấy không còn cơ hội để bàn tiếp, trở thành cố chấp khó chịu. Nhưng do họ có tấm lòng vì công, không vì tư, nên cũng được mọi người tôn kính. Trong lúc bàn bạc những vấn đề quan trọng, họ không bao giờ lồng ân oán cá nhân để giải quyết, làm cho vấn đề không trở nên lệch lạc sai lầm. Những lúc đó họ tỏ rõ thái độ chí công vô tư có lý có tình được mọi người mến phục.3/. Giọng nói thâm trầm, sâu xaNhững người này là những người có tài cao, có hiểu biết, nói năng sâu xa thấm thía. Họ hiểu biết tâm lý xã hội chính xác và sâu sắc, có tinh thần trách nhiệm được mọi người tin cậy. Nhưng do giọng nói thâm trầm, không bộc lộ thoải mái, nên thường không được cấp trên trọng dụng. Họ là những con người rất có hoài bão nhưng hoài bão của họ cũng không được thi triển.4/. Giọng nói thánh thót, dịu dàngGiọng nói này nếu là của nữ giới, thì rất hấp dẫn người nghe bởi người nghe cảm thấy dịu dàng, hiền lành. Họ rất hiểu ý người khác và rất thông cảm với mọi người, nhưng do có lúc quá đa sầu đa cảm, họ tỏ ra rất yếu đuối, uỷ mị.Nếu giọng nói này là của đàn ông, thì những con người này tỏ ra trung thực, có hậu, có tấm lòng rộng rãi, không hẹp hòi, hết sức khoan dung và chịu khó nhẫn nại. Họ là những người biết tiếp thu ý kiến của người khác, biết chọn lọc tinh tuý để có một kiến nghị tốt, mang bản sắc của mình.5/. Giọng nói từ tốn ôn tồnLoại người này có giọng nói chậm rãi, từ tốn, giọng điệu ôn tồn, có tính cách không tranh thấp với đời, hoà nhập với mọi người. Do bản tính con người này ôn hoà, mềm yếu nên họ trở thành con người nhát gan, sợ việc, không muốn va chạm, muốn trốn tránh để được thảnh thơi, không bị ràng buộc, ngại ngùng. Bản chất của những con người này là thông minh, nếu có ai kèm cặp giúp đỡ trong công việc trong đối nhân xử thế, tôi luyện họ trở nên bạo dạn, gặp khó dám vươn, thì họ sẽ trở thành con người biết cương, biết nhu, mềm nắn, rắn buông, làm được những việc có ích và khiến mọi người khâm phục.6/. Ăn to nói lớnNhững người có giọng nói to, oang oang, hầu như không biết nói thầm. Tính cách của những con người này rộng rãi, hào phóng nhưng nóng nảy, dễ xúc động, dễ nổi cáu; thẳng thắn, nhiệt tình, chân thành với mọi người. Họ không biết thù vặt, để bụng, có gì nói nấy, nói thẳng, không vòng vo tam quốc, rào đón che chắn. Do đó họ không chịu để ai ức hiếp bắt nạt.Họ biết đấu tranh lý lẽ, đã nói là nói đến cùng, nói đến nơi đến chốn, tỏ rõ trắng đen mới thôi. Những lúc căng thẳng, tình hình nguy cấp, họ dám đương đầu xung phong kêu gọi, làm đầu tàu gương mẫu thúc đẩy mọi người noi theo. Lòng dạ họ không thâm độc, không mưu mẹo hại người, ngược lại còn bị người khác lợi dụng làm những điều không hay, mà không hay biết gì.7/. Giọng nói cay cúNhững người này có giọng nói chắc đanh, sâu sắc, thích tranh cãi. Trong khi trao đổi nếu gặp đối phương sơ hở trong nói năng, họ sẽ nắm bắt ngay cơ hội đó để tấn công ra đòn, dồn đối phương đến đường cùng. Do chỉ chăm chú tìm sơ hở của đối phương, nên họ thường xem nhẹ những mấu chốt quan trọng về tổng thể, dễ lâm vào tình trạng căng thẳng, sừng sộ cãi nhau.8/. Một vài giọng nói khác- Giọng nói ôn hoà chứng tỏ con người chính trực.- Giọng nói mệt mỏi, vồ hồn và không rõ nghĩa, chứng tỏ con người hướng nội, nhát gan.- Giọng lên xuống trầm bổng như hát, là con người ảo tưởng, thích lãng mạn.- Nói to, ào ào chứng tỏ con người ngang tàng bướng bỉnh.- Nói nhỏ, rít qua kẽ răng, chứng tỏ con người đa nghi.- Giọng nói, ngữ âm không đều, không có quy tắc nào cả, chứng tỏ con người khinh suất, sơ hở.- Người có giọng nói vang, xuyên suốt lòng người, chứng tỏ tinh lực dồi dào, có năng khiếu của một nhà nghệ thuật, nhiệt tình sôi nổi và thường là những người thẳng thắn.- Người có giọng nói chắc, trầm hùng, vang rền chứng tỏ là người có sức khoẻ đồi dào, tràn đầy sức sống. Con người này có thể làm nên sự nghiệp, phú quý.- Người có giọng nói rè rè, không rõ ràng, thường tính cách tương đối thô lỗ, không tế nhị.- Người có giọng nói không rõ ràng, phát âm không được rõ, cứ lí nhí trong họng, chứng tỏ người này tính cách nhút nhát yếu hèn: Mặt khác cũng chứng tỏ khí lực yếu, không sung mãn, sức khoẻ kém. Từ đó thể hiện con người kém tự tin, không vững vàng trong cuộc sống.- Người nói có âm vực cao, nếu là đàn ông thì hiền lành, thân thiện, lòng dạ từ bi, không có dã tâm hại người; nếu là nữ giới thì tình cảm uỷ mị, lãng mạn, mơ mộng, thích yêu đương bay bổng.- Người ăn nói nhỏ nhẹ, nếu là đàn ông thì có nhân cách rất tốt, đầu óc tỉnh táo, dáng vẻ tươi tỉnh tuy có vẻ như đàn bà, nhưng hết sức thật thà, chân thành, thiết tha yêu đời. Họ không biết kéo bè, kéo cánh, chia bè, lập phái. Nếu là nữ giới thì thích và thành thạo kỹ thuật. Họ là mẫu người hiện đại, giỏi nắm bắt hoạt động tâm lý của đàn ông và là người thông minh, tháo vát.- Người có giọng nói trầm thô, âm vực rộng, chứng tỏ là người thành đạt, tương đối hiện thực; hay nói cách khác, họ là con người tương đối thành thạo, đàng hoàng chững chạc; có khả năng thích ứng nhanh, tốt.- Giọng nói vừa phải, nếu là đàn ông thì tương đối lạnh lùng khắc nghiệt, rất thận trọng. Nhưng nói chung người có giọng nói này dù là nam hay nữ họ thường hay chê bai, bài xích nhau.- Những người có giọng nói bé, khi nói thì văng nước bọt, nước dãi ra ngoài, chứng tỏ tinh lực quá dồi dào, quá thừa thãi, rất lãng mạn. Họ là những người thích danh vọng, thích vẻ bề ngoài, thích làm bộ làm điệu, làm duyên làm dáng, thích được mơn trớn, được khen ngợi.- Người nói như bị tắc trong họng, như muốn kiềm chế lại, là người hay nói móc, cạnh khoé, hay đay nghiến. Bất luận nhìn vào sự vật nào không bao giờ họ quan sát chính diện. Họ thuộc loại người tâm bất chính, không chính trực.- Những người nói ríu rít, giọng rất cao, tính như trẻ con, hay hờn dỗi, không biết rút kinh nghiệm, thường tự ái.- Những người thường hay kéo dài giọng âm cuối có tinh thần hăng hái, tính tình sôi nổi. Nhưng nếu là đàn ông thì hơi có tính đàn bà, thích uỷ mị, ngọt ngào và có khả năng về nghệ thuật.3. TỐC ĐỘ NÓI NHÌN VẺ NGOÀI BIẾT NGAY TÂM LÝ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI à Phần 3. ĐOÁN NHANH LÒNG DẠ CON NGƯỜI QUA LỜI NÓI VÀ TIẾNG CƯỜI Ngôn ngữ không những là công cụ để trao đổi tư tưởng, tình cảm của con người mà nó còn là phương tiện thể hiện thái độ nữa. Người nói nhanh, nói chậm, nói vội vàng hay khoan thai, đều phản ánh tâm trạng, tâm lý, tình cảm của con người đó. Một con người mạnh khoẻ bình thường, trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, tất phải có cách thể hiện nói nhanh, nói chậm khác nhau. Có như thế họ mới biểu hiện được sự biến hoá về tình cảm, tư tưởng, tâm lý của mình được.1/. Những người nói chậm chạp thường chứng tỏ tính tình dịu dàng, trung thực, cá tính hướng nội, ăn nói không lưu loát được biểu hiện ở các dạng người như sau: - Loại người muốn giữ khoảng cách nhất định với người khác, và có khuynh hướng khép mình, giấu kín, không muốn cho ai biết về mình. Họ sợ ngay từ ban đầu đã để cho người ta hiểu mình ngay thì sẽ bất lợi, nên họ e ngại, ngập ngừng. Tất nhiên cũng có thể họ không thạo.- Do bản tính nhút nhát, e ngại, sợ sệt, sợ tổn thương tình cảm; cũng có thể do quá giấu giếm, sợ bộc lộ sai lầm, sợ mình sơ hở thất bại, nên họ đành phải nói chậm, thong thả từ tốn để điều chỉnh tư duy, tâm trạng, như thế là an toàn nhất.- Do tâm tình hướng nội, nên họ rất cảnh giác, thấy chẳng cần thiết để cho người khác hiểu quá nhiều về mình. Nhưng bản tính họ lại ôn hoà, không muốn mất lòng ai, sợ mình nói sẽ gây tổn thương đến người khác, nên họ cảm thấy tốt nhất là cứ thận trọng suy nghĩ kỹ rồi mới nói, chớ để lời nói của mình làm mất lòng người ta, sinh bất lợi.- Trong các cuộc họp có những người nói lí nhí không rõ ràng, như lẩm bẩm nói với mình. Họ sợ mình phát biểu sẽ có sai lầm, xảy ra điều gì thiếu sót, hớ hênh. Họ muốn nói nhưng lại thôi; không nói hết ý nghĩ của mình, không dám nói thẳng, cứ hay nói vòng vo tam quốc khiến người nghe cảm thấy khó chịu. Loại người này nếu hỏi trực tiếp họ vấn đề gì, chưa chắc họ đã nói thẳng, rõ ràng, mà có thái độ chần chừ do dự, nói ngập ngừng e ngại, rất khó chịu.2/. Những người nói nhanh thường chứng tỏ tính tình vội vàng, không bình tĩnh, nhiệt tình, hướng ngoại, tương đối nhanh trí, sáng suốt, hơi có vẻ muốn khoe khoang, được biểu hiện ở các dạng người như sau:- Là những người thường ăn nói hoạt bát, lưu loát, diễn tả rõ ràng, lý lẽ đúng đắn, trình bày rành mạch. Họ nghĩ gì nói nấy, thẳng thắn, không ngập ngừng suy nghĩ.- Có những người thể hiện cách nói nhanh của mình bằng cách nghe người khác nói, thấy hợp ý mình, liền vội vàng nói xen ngang: “Đúng đấy!", "Đấy!... thế đấyl", "Đúng… đúng", "Cứ cho nó biết…”. - Có những người khi gặp nhau nói chuyện, thể hiện tính cách rõ ràng hơn: Khi họ nói với nhau đạt đến mức tâm đầu, ý hợp, thì không sao kiềm chế được tuôn ra hết mọi tâm can, dốc hết bầu tâm sự, rồi bao nhiêu chuyện lặt vặt nhỏ nhặt cũng được tuôn ra như suối chảy. Họ say sưa tâm sự, trình bày, nói không biết chán.3/. Sự thay đổi tốc độ nói cũng cho ta thấy sự biến hoá tâm trạng của họ vì nói nhanh chậm phản ánh trạng thái tâm lý của người nói.Có người lúc bình thường nói năng trôi chảy, lưu loát rõ ràng, nhưng khi họ gặp ai đó, bỗng trở nên rụt rè e lệ, phản ứng chậm chạp, nói năng ngập ngừng. Nhất định người này có điều gì đó muốn giấu giếm, hoặc có sai sót gì đó lo lắng sợ sệt.Gặp người mình thầm yêu, trộm nhớ thì lúng túng rụt rè, nói năng ngập ngừng chẳng đâu vào đâu, và cũng chẳng biết nói gì, tâm trạng bồn chồn. Nếu là nữ thì e thẹn muốn trốn, nhưng thực chất lại muốn gặp, muốn nhìn, muốn gần gũi. Lúc đó cô ta muốn nói gì chăng nữa cũng như người ngậm bồ hòn, nói năng lúng túng, như vướng gì trong họng. Đó là cử chỉ thể hiện tâm trạng yêu đương.4/. Có người bình thường ăn nói từ tốn, thong thả, dịu dàng. Nếu gặp ai đó nói điều bất lợi với họ, họ hèn phản bác lại một cách rất nhanh, để chứng tỏ người kia đã nói xấu họ quá mức. Nếu họ tỏ ra ấp úng, nói không ra lời, có thể điều người kia chỉ trích họ là xác đáng, nên họ lo sợ, ngại ngùng.5/. Có người lúc bình thường nói nhanh, hoặc nói tốc độ bình thường, bỗng nhiên nói chậm rãi, thong thả, chắc họ định nhấn mạnh một điều gì đó; nên muốn thay đổi giọng điệu để người ta phải chú ý. Những người này chứng tỏ họ thông minh, nhạy bén, có khả năng nói năng diễn đạt ý tốt.Nhưng có người khi gặp phải người ăn nói lưu loát, kiến giải độc đáo, trình bày dí dỏm lôi cuốn mọi người, thì trở nên rụt rè e ngại, lúng túng không tin tưởng mình. Hoặc bị đối phương nói trúng điểm yếu, đâm sợ sệt, không phản bác kịp. Nếu để xảy ra tình trạng này càng làm cho mình nhụt chí hơn và càng làm cho đối phương được thể lấn lướt.6/. Trong các cuộc tranh cãi mà ta đã gặp, hoặc tự mình thể nghiệm, nếu ai nói to, nói nhanh, nói lấn lướt đối phương, trình bày trôi chảy quan điểm của mình, thì người ấy có nhiều khả năng thắng bởi nói lấn lướt đối phương, vừa có thể làm nhụt chí đối phương, vừa làm tăng lòng tin của mình. Làm được những điều này họ đã thể hiện được khả năng hùng biện và là người có trí tuệ, có hiểu biết.7/. Người biết khống chế tốc độ nói, biết kiềm chế cách nói, tức là biết làm chủ mình sẽ có lợi cho việc điều tiết tâm khí của mình. Một giáo sư Mỹ đã đề xuất ba bước điều tiết tâm khí, làm cho mình trở nên bình tâm, ở thế chủ động.- Trước hết hạ giọng nói xuống. Bởi vì giọng nói sẽ là chất xúc tác tạo ra tình cảm. Hạ giọng nói, là làm cho tình cảm của mình không bức xúc, hoặc giảm đi sự bức xúc, kích động. Như thế sẽ làm giảm đi những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.- Tiếp sau là nói từ từ, thong thả, chậm rãi. Bởi vì khi tình cảm con người bị bức xúc, sẽ sinh ra nói nhanh, nói to, và càng như thế lại càng xúc động mạnh. Do đó sau khi hạ giọng cho đỡ bức xúc, thì tiếp tục nói chậm để duy trì tình cảm đã được khống chế, đã được khắc phục.- Cuối cùng ưỡn thẳng người. Bởi vì khi tình cảm xúc động, tâm linh dâng trào, giọng nói gay gắt, thì con người có khuynh hướng chồm người về phía trước, như muốn xông lên vậy. Nếu ưỡn thẳng người là tăng thêm sức kiềm chế xoá tan không khí căng thẳng, con người trở nên bình tĩnh, vững vàng. Khi con người đã chồm tới trước, thì mặt của mình như muốn tiếp xúc với đối phương, làm cho mức độ gay gắt trở nên căng thẳng hơn. Người đời thường nói "nóng mặt" để thể hiện sự căng thẳng bức xúc lên đến cao trào. Như thế càng tạo ra sự tức giận, chỉ còn nghĩ cách giải quyết bằng tay chân, chứ không còn trong phạm vi lý lẽ nữa.Ba bước trên là một liệu pháp chữa trị tâm lý của con người được bình tâm tĩnh khí, mong các bạn có thể áp dụng trong cuộc sống.4. CÁCH NÓI NĂNG GIAO TIẾP NHÌN VẺ NGOÀI BIẾT NGAY TÂM LÝ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI à Phần 3. ĐOÁN NHANH LÒNG DẠ CON NGƯỜI QUA LỜI NÓI VÀ TIẾNG CƯỜI Chúng ta đừng tưởng nói năng là chuyện bình thường. Mà phải xem đó là một nghệ thuật, trong đó cách nói chính là phương tiện để thể hiện nghệ thuật ấy. Dân gian ta có câu "Nói khéo đến nỗi con cua trong lỗ cũng phải bò ra", chính là đề cập đến nghệ thuật nói. Không phải ai nói năng cũng đạt được đến mức nghệ thuật, nhưng ai cũng có cách nói riêng thể hiện tính cách, cá tính, tâm lý của mình.1/. Nói điệu, uốn giọngNhững người có kiểu nói này, đa phần là nữ. Họ thích làm duyên, làm dáng, làm bộ, làm điệu. Họ có tính cách hai mặt, giỏi nói dối, bịa chuyện và luôn tỏ ra đắc ý vì những chuyện đó. Phần lớn những người này không đứng đắn, hay thay lòng đổi dạ, không tình nghĩa.2/. Bỗng nói chậm lạiNhững người đang nói chuyện, bỗng nói chậm lại, chứng tỏ họ có thái độ bất mãn, căm thù, không tán thành.3/. Bỗng nói nhanhCó người đang nói chuyện, bỗng nói nhanh, muốn lấp liếm cho qua chuyện, chứng tỏ họ không hài lòng, cảm thấy khó chịu.4/. Nói không nhìn đối phươngCó thể họ là những người cảm thấy ngượng, xấu hổ, hoặc muốn che giấu điều gì đó, hoặc nói dối. Nhưng dù sao những người này không thể thuộc loại người thẳng thắn, bộc trực được.5/. Nói năng bình thường nói như sáchNhững người này nói năng không biết biến hoá, rập khuôn như thật, chẳng thể hiện điều gì mới mẻ. Họ có tính ngoan cố, bảo thủ, rập khuôn, không thông minh sáng tạo, không nhạy bén với thời cuộc, tri thức có hạn, nhút nhát, yếu hèn.6/. Nói năng không biết rào đónNhững người này hầu như không chịu suy nghĩ khi nói năng. Họ biết gì nói nấy, gặp sao nói vậy, nên thường hay làm mất lòng người khác. Ban đầu họ gây cho người ta cảm giác thoải mái, phóng khoáng, rộng rãi. Nhưng thực ra lại là người khó có thể dựa dẫm, gửi gắm tin cậy, bởi vì họ chẳng giữ được điều bí mật nào cả, như gió vào nhà trống. Vì thế họ khó có thể làm được sự nghiệp lớn, có mưu đồ lớn.7/. Gật đầu bừa, trả lời lung tungCó thể họ là những người vô tâm, hay đầu óc đần độn. Bởi vì họ không hiểu nội dung đối phương muốn nói, nên cứ gật bừa, trả lời lung tung chẳng đâu vào đâu, hoặc không rõ nghĩa, hoặc lạc đề.8/. Gật đầu nhưng để ý đến nơi khácHọ vừa nghe đối phương nói, vừa gật đầu ra vẻ hưởng ứng nhưng mắt họ lại nhìn nơi khác, không để ý đến người nói. Chứng tỏ họ không cảm thấy thích thú với câu chuyện đang nói hoặc họ không hưởng ứng, nhưng cứ gật đầu lấy lòng.9/. Gật đầu và chăm chú vào người nóiĐiều này chứng tỏ họ hưởng ứng, hâm mộ, tán thưởng vấn đề của người đang nói.10/. Ăn to nói lớnNgười hay nói oang oang, to tiếng (không phải to tiếng cãi nhau), hầu như không biết nói nhỏ, nới thầm, là những người có tính cách sôi nổi, hoạt bát, trong sáng, không biết nói dối, tính tình thẳng thắn, trung thực không làm điều mờ ám. Những người này có phẩm chất tốt, có khả năng làm lãnh đạo; là người đáng được tin tưởng, tín nhiệm, gửi gắm niềm tin, có tinh thần trách nhiệm.11/. Nói năng cứng nhắcNgười nói năng cứng nhắc, không dịu dàng, tế nhị, có tính cách cứng rắn, không mềm lòng, nóng nảy hay cáu. Khi yêu cầu ai làm việc gì, thì phải làm theo đúng ý họ. Nếu không họ sẽ tỏ ra khó chịu cáu kỉnh. Họ có tính cách độc đoán, độc tài, tinh thần thường không ổn định.12/. Đang nói bỗng nói nhỏ lí nhíĐang nói chuyện bình thường, bỗng tự nhiên họ nói nhỏ lại lí nhí, dáng điệu lúng túng, chứng tỏ họ gặp phải điều gì đó cảm thấy thiếu tự tin. Những người này có tính cách yếu đuối, thiếu bản lĩnh tự vệ, năng lực chịu đựng yếu kém. Họ là những con người rụt rè, nhút nhát, thiếu khả năng tự lập.13/. Nói hay vung tayNhững người này nếu trói tay lại, họ không thể nói chuyện hay trình bày một cách tự nhiên được. Khi nói chuyện, họ hay vung tay; nói càng hăng, càng say sưa, họ vung tay càng mạnh. Đó là biểu hiện họ có năng lực và dục vọng mạnh mẽ, là những người lạc quan, yêu đời, phóng khoáng, không chịu gò bó, thích hoạt động sôi nổi, có tính cách hướng ngoại. Họ luôn tỏ ra thoải mái, tự tin nhưng cũng có lúc quá tự tin nên hành động không được chín chắn. Có người thuộc loại này thích xuất đầu lộ diện.14/. Biết trình bày ngắn gọn rõ ràngCó những người trình bày, nói năng ngắn gọn rõ ràng, nhưng ý tứ đầy đủ. Bình thường họ hay tìm hiểu những vấn đề mang tính chất vĩ mô, quan tâm đến những vấn đề lớn, để từ đó suy ra những chi tiết, những vấn đề nhỏ. Họ là những người biết phân tích vấn đề, có kiến thức rộng, ham muốn tìm hiểu, có sẵn tài năng của người lãnh đạo, người quản lý, có tính độc lập không dựa dẫm ỷ lại.15/. Hay lẩm nhẩm một mìnhCó những người hay tự lẩm nhẩm một mình, chẳng phải trao đổi với ai cả, chứng tỏ họ cả nghĩ, đang đắn đo suy nghĩ về vấn đề nào đó. Những người này làm bất cứ việc gì đều suy nghĩ đắn đo, chứng tỏ tính tình hay lo sợ, yếu đuối. Vì thế đôi lúc họ tự đưa mình vào thế tiến thoái lưỡng nan.16/. Mềm nắn rắn buôngNhững người có cách nói mềm nắn, rắn buông, tấn công đến cùng, chứng tỏ họ có tính cách ngoan cường. Trong công việc họ làm việc gì là làm đến cùng, làm bằng được mới thôi. Họ là những người có tinh thần phấn đấu vươn lên, có tinh thần trách nhiệm, không đầu hàng khó khăn.17/. Người ăn nói nhỏ nhẹNhững người này nếu lòng dạ họ không nhỏ hẹp, thì cũng là người lắm mưu nhiều kế. Những người này thích nói rủ rỉ, ở dạng yếu bóng vía, nhát gan, chú ý từng ly từng tý; những việc bí mật họ giữ rất kín, khó cậy được răng họ, không bao giờ thổ lộ thật lòng, sống giả dối, không bộc trực, thẳng thắn.18/. Nói thấp giọngĐây là những người có giọng nói trầm xuống, nhưng tính cách rất sôi nổi. Khi họ thổ lộ lòng dạ của mình với ai đó, thì đặc biệt rõ ràng, giọng nói trầm thiết tha, nhiệt tình, đằm thắm. Họ say sưa, nhiệt tình với cuộc sống và công tác nhưng cảm thấy lực bất tòng tâm và mệt mỏi.19/. Nói chuyện vênh váoKhi nói chuyện họ tỏ ra cong cớn, không hài lòng với hiện thực, ganh tức thời thế, luôn luôn ca thán, oán trách. Họ là những người chỉ biết tư lợi, không nghĩ đến ai cả. Trong bất cứ sự việc gì họ muốn bộc lộ mình là nhân vật trung tâm, muốn mọi người chú ý. Họ không bao giờ tự phản tỉnh, nhận ra thiếu sót của mình. Họ kiêu căng, tự ái.20/. Nói chuyện hay nhún người, rung vaiNhững người này chứng tỏ tâm trạng lo lắng bất an. Họ không thể yên tâm học tập thấu đáo. Làm việc thì vội vàng hấp tấp. Nói chung họ luôn tỏ ra không bình tâm, lúc nào cũng như có lửa cháy ngay sau lưng. Vì thế làm ăn vụng về và không biết cách kiếm tiền.21/. Chú ý nhỏ nhặt, lặt vặtNhững người này thích nói tới những chi tiết vụn vặt không quan tâm đến toàn cục, mà chỉ chú ý đến cục bộ. Họ không có tầm mắt nhìn xa trông rộng. Họ chỉ thích hợp với công việc cụ thể, đơn thuần, không phức tạp. Gặp phải việc rối rắm, phức tạp là họ tỏ ra chán ngán, sợ sệt, trốn tránh. Họ không biết điều hành và chẳng thích điều hành ai, nhưng lại thích ngoan ngoãn phục tùng sự chỉ huy, lãnh đạo của người khác. Nếu biết tâm lý, ý thích của người này, họ có thể sẽ ngoan ngoãn phục vụ mình.22/. Nói chuyện cuối câu thường hay thêm từ ngữ không rõ.Đó là do họ trốn tránh trách nhiệm, giấu mình, tâm tình không thật, đã tác động buộc họ phải đưa ra những từ vớ vẩn, hàm hồ, không rõ nghĩa.23/. Giọng nói lanh lảnhChứng tỏ những người này hay bức xúc, tính tình ngang bướng, làm việc không bào giờ nghĩ đến hậu quả, họ nghĩ là làm ngay mà chẳng cần biết nó sẽ ảnh hưởng như thế nào. Họ là những người phớt đời, bừa bãi, tự do phóng túng.24/. Nói liến thoắngNhững người này rất nhạy cảm, phản ứng nhanh, tính bộp chộp không chín chắn, hay xúc động, dễ cáu. Họ nói chuyện như pháo rang, thao thao bất tuyệt, toàn những chuyện chẳng đâu vào đâu, không có ý nghĩa gì sâu xa, sắc sảo. Họ thuộc loại ba hoa, có cá tính hay làm theo ý mình.25/. Nói năng ấp úng, thật thàHọ thuộc dạng người không biết cách nói năng, không thạo nói chuyện, quan hệ giao tiếp kém. Họ trình bày vấn đề ấp a, ấp úng, nói mãi mà không truyền đạt được hết ý của mình. Nhưng chính bởi sự lúng túng, ấp a ấp úng trong cách truyền đạt ấy, đã bộc lộ tính cách thật thà, cởi mở chân thành của họ, sống mộc mạc chân thật không hề che đậy. Và cũng chính vì vậy mà họ đã có thể thuyết phục mạnh mẽ, khiến mọi người tin cậy, nghe và làm theo họ.26/. Vểnh cằm lên nóiKhi nói chuyện có người hay vểnh cằm vênh váo nói chuyện. Cử chỉ này có thể xảy ra ở hai dạng người: Một là, người này tự cao tự đại, kiêu ngạo, ra vẻ ta đây, xem thường đối phương. Hai là, người này khoe khoang bốc phét, nêu cao mình, nói những chuyện mình tỏ ra khoái chí. Lúc đó thái độ của họ sẽ tỏ ra phởn chí đắc ý.Hai dạng người nói trên đều có một tính cách là xem nặng mình, coi nhẹ người khác; muốn bộc lộ mình, nâng cao mình hơn người khác. Họ không thuộc hạng người khiêm tốn, nhún nhường, có văn hoá, lịch sự.27/. Hàm hồ chối từCó người trong khi nói chuyện không bao giờ chịu tiếp nhận ý kiến của người khác, dù mình có sai cũng khăng khăng không chịu thừa nhận, cứ cố cãi chày cãi cối, dùng mọi biện pháp lấp liếm, chối từ. Họ là những người cao ngạo, kiêu căng, tự phụ, tự đắc, cho mình là đúng còn người khác nói là sai. Họ xem thường, coi khinh người khác. Thái độ của họ thâm trầm, cá tính kín đáo, che đậy, có tính thù vặt những ai không hưởng ứng, không tán thành ý kiến của họ, không nghe theo họ và không bằng lòng với họ.28/. Người kiệm lời, ít nóiNhững người này thường là những người có bản tính nhút nhát, e dè, khiếp sợ, tính tình hướng nội, thích sống lặng lẽ, êm đềm.29/. Nói năm kê kích, đả ngầmNhững người này có thói quen nồi kháy, vừa mơn trớn lấy lòng, vừa gièm pha, kê kích, thể hiện cá tính nham hiểm, tính tình không bộc trực.30/. Nói lên giọng, xuống giọngNhững người này muốn mình trở thành tiêu điểm để mọi người chú ý, thích xuất đầu lộ diện, khoe mẽ.31/. Nói có vẻ cáu kỉnh, nhấm nha nhấm nhẳngNhững người này lòng dạ nhỏ hẹp, tính tình hướng nội, hay ngượng ngùng, tự ti về mình. Trong quan hệ giao tiếp xã hội họ tỏ vẻ lúng túng, không biết giao tiếp và tỏ ra sợ hãi, đôi lúc còn bộc lộ sự ngờ nghệch. Nhưng họ là con người tốt, chính trực, thẳng thắn, không sâu xa nham hiểm, đáng tin cậy.32/. Hay nói xen ngangNhững người này thể hiện tính tình bộc trực, nóng nảy, thiếu bình tĩnh, phản ứng nhanh, nên khi nói chuyện thường hay cắt ngang, nói xen vào. Nhưng họ là người tính tình không đằm thắm, không trìu mến người khác, khinh suất, tư lợi. Do tính nóng nảy, bộc trực, thiếu bình tĩnh suy nghĩ chín chắn nên thường xảy ra sai lầm do nhận định sai. Vì thế cũng gây tổn hại đến người khác.33/. Nói năng luộm thuộmNhững người này nói năng không rành mạch gẫy gọn, không đi vào vấn đề chính, không nắm được ý chính, nói câu trước đá câu sau, luộm thuộm. Loại người này làm việc hay suy bì, so đo, hay bới lông tìm vết, lòng dạ đầy hậm hực. Họ là những người thiếu tự tin, thường che đậy, dối lòng không bộc lộ tình cảm thật, sông giả dối, nói úp úp mở mở. Nhưng thực ra họ không phải là người nham hiểm xấu xa.34/. Thường hay đề cặp đến vấn đề thời sựNhững người này _ thường nhạy bén với những đề tài mang tính thời sự, và sự vật mới mẻ trong xã hội. Họ có khả năng nhận định tốt tình hình sự việc một cách nhanh chóng. Họ là những người hiểu biết và thông minh.35/. Trình bày quan điểm của người khác Là những người có cùng quan điểm với người khác, hoặc tiếp thu nhanh ý kiến quan điểm tốt của người khác, họ có tài diễn đạt và trả lời những câu hỏi của người khác bằng những chứng minh, dẫn chứng. Những người này khi gặp sự việc thích bo bo giữ lấy thân, không thích gánh vác trách nhiệm, không thích người khác phê bình phản đối mình; không thích có áp lực về tinh thần. Do đó họ rất bảo thủ và luôn phòng vệ mình. Mặt khác có người lại dựa vào quyền uy, mượn thế người khác để nhấn mạnh chủ trương của mình, hòng buộc người khác phải nghe theo.36/. Không thích bàn các đề tài nghiêm túcNhững người này thích thoải mái, không thích căng thẳng, gò bó; không muốn làm cho tâm tình bị vướng mắc, gò bó bởi vấn đề gì. Họ không được tự tin, và họ sợ bộc lộ bản chất của mình nên họ sống khép mình lại, không trao đổi tâm tình với người khác. Đối với các đoàn thể xã hội dường như họ cảm thấy không thích ứng, muốn xa cách. Đối với những người này, nếu bạn muốn hiểu thêm tính cách của họ, bạn hãy chú ý đến cách trả lời của họ.37/. Đánh trống lảng không thích trình bày quan điểmCó những người giỏi đánh trống lảng, là do họ không hiểu vấn đề, hay là không muốn bộc lộ quan điểm, tư tưởng, tình cảm của mình, hoặc họ không suy nghĩ chín chắn. Những người này có thể là người hay xấu hổ và cũng có thể là người sống không thật; có thể là người nhút nhát, không bạo dạn; và cũng có thể là người rất nhạy cảm, thông minh, ứng biến nhanh, đối đáp giỏi, nham hiểm thâm độc, biết nói năng và che giấu mình.38/. Hay nói về mìnhNhững người này dường như lúc nào cũng nói đến mình; họ luôn lồng mình vào câu chuyện, có thể không thẳng thắn, nhưng nội dung đề cập đến đều có cái "tôi" của mình. Họ là người biết khoe khoang kín đáo về mình, luôn muốn lấy mình làm trung tâm, có tư tưởng, tình cảm rất cá nhân. Cũng có người lồng quan điểm cái "tôi" của mình để trình bày là muốn thử xem quan điểm cái "tôi" đó đúng hay sai, giá trị của nó thế nào, nhằm củng cố lòng tin, vì họ không có cách để khẳng định mình, để tin cậy mình. Thể hiện của họ chưa đủ nói lên sự tự tin.39/. Lấy “ý kiến của mọi người như thế” để khẳng định mìnhCó những người không dám tự khẳng định mình, trong bất cứ sự việc gì cũng thường hay dùng "ý kiến của mọi người" để khẳng định quan điểm của mình, làm cho quan điểm của mình có thêm trọng lượng, thêm sức mạnh, thêm quyền uy. Những người này thường thuận theo xu thế gió chiều nào theo chiều ấy, không có lập trường, hoặc quan điểm không vững, nhút nhát, dựa dẫm, hay a dua xu nịnh. Đôi lúc họ cũng muốn mọi người tôn sùng quan điểm, chủ trương của mình nhưng lại sợ ý kiến của mình khác với mọi người, không được chấp nhận; rồi đành dựa vào một vài thế lực uy quyền nào đó để thăm dò, sau đó mới dám khẳng định mình. Họ là những người nhát gan, không dám chịu trách nhiệm về hành động cử chỉ của mình. Họ không dám làm trái với những cái đã có sẵn, dù họ có cảm giác không đúng, muốn thay đổi. Những người này thể hiện trình độ năng lực yếu kém, không dám sáng tạo, không có đầu óc tưởng tượng.40/. Tự ti, oán tráchCó người cứ động nói là than vãn, tự oán trách mình. Họ tỏ ra không hài lòng về mình, đánh giá thấp mình. Họ là con người thích hoàn mỹ, nhưng lại không biết cách khắc phục hiện thực, tự cho mình hèn kém, nên đối với mọi người họ luôn đòi hỏi khắt khe, còn đối với mình lại tỏ ra dễ dãi. Họ có tinh thần cầu thị, muốn mình khá lên, sợ không bằng mọi người và muốn người khác giúp đỡ. Vì vậy họ thường hay bộc lộ nhược điểm của mình.41/. Thường bộc lộ cái tôiCó người mở mồm ra là nói "tôi" thế này, "tôi" thế khác. Họ luôn muốn tỏ cho mọi người biết về tài năng của họ, khoe khoang, bốc phét, thiếu khiêm tốn nhún nhường, thích ra "oai" để mọi người kính nể. Mức độ thể hiện cái “tôi" của mỗi người có khác nhau. Người có trình độ, có năng lực, thể hiện cái "tôi" khéo léo, kín đáo, còn người kém cỏi, trình độ thấp, thể hiện cái "tôi" lộ liễu, phô trương hơn. Nhưng nói chung tính cách căn bản của những con người này là tự cao, tự phụ cho mình hơn mọi người.5. CÁCH ĐỀ CẬP ĐẾN VẤN ĐỀ NHÌN VẺ NGOÀI BIẾT NGAY TÂM LÝ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI à Phần 3. ĐOÁN NHANH LÒNG DẠ CON NGƯỜI QUA LỜI NÓI VÀ TIẾNG CƯỜI Trong cuộc nói chuyện có rất nhiều chuyện, nhiều đề tài để bàn bạc, tán gẫu nhưng không phải ai cũng muốn thực tâm bộc lộ mình. Tuy nhiên trong quá trình bàn tán, dù vô tình hay hữu ý, tư tưởng, tình cảm thật của họ cũng có lúc bộc lộ ra. Nếu tinh ý, bạn sẽ hiểu và nắm bắt được ngay.1/. Có những người trong lúc chuyện trò thường vô tình hay đề cập đến vấn đề tiền nong, tài chính. Họ quá nặng thực tế, coi kiếm tiền nhiều là mơ ước duy nhất trong cuộc sống con người, mà quên đi những điều quan trọng khác. Họ không có mơ ước lâu dài, cao quý hơn và chính những điều này sẽ làm cho họ có những ảnh hưởng xấu trong nhân cách. Trong lòng họ ẩn giấu một nỗi bất an da diết, và muốn dùng tiền bạc để khoả lấp những cảm giác này. Nhưng rồi họ chẳng bao giờ được như ý, làm cho họ trở nên lạc lõng bơ vơ, tâm hồn rỗng tuếch vì tiền bạc đâu có được dễ dàng như nguyện vọng của họ.2/. Có người khi bàn bạc thường không hay nói về mình như sự từng trải, cá tính, cách nhìn, quan điểm của họ với sự vật, thái độ và ý kiến của họ, v.v... Nói tóm lại họ không muốn tiết lộ về mình, sợ mọi người hiểu được họ, sẽ gây bất lợi cho họ. Cá tính của những người này hướng nội, tình cảm, nhạt nhẽo, không sôi nổi, ý thức chủ quan hời hợt. Họ sống lặng lẽ, im lìm, không thích phô bày mình, tương đối bảo thủ. Có người phần nào tỏ ra tự ti, cũng có người ôm ấp cho mình một thế giới riêng khác người và họ say sưa với giấc mộng ở thế giới đó.3/. Có người thích đưa tin của người khác và họ khấp khởi mừng thầm khi đưa những tin đó. Loại người này không thể nào có tình bạn chân thật. Quan hệ bạn bè của họ chỉ có tính lợi dụng. Bởi họ không biết bảo vệ tình bạn. Họ là những người có nội tâm lẻ loi, đơn độc.4/. Có người hay tìm hiểu, soi mói vào đời tư của người khác. Họ luôn tìm cách nghe ngóng, tìm hiểu tình hình của đối phương, moi móc cho được khuyết điểm và ham muốn của đối phương để khống chế họ. Những người này lòng dạ nham hiểm, không thể có tình bạn chân chính. Họ là kẻ thù vặt, đê tiện.5/. Ngược với người khép kín mình nói trên, có người thường hay đề cập về bản thân trong mọi chuyện, nào là những chuyện từng trải của họ, cá tính của họ mà họ cho là hay; họ nói về nhận xét, thái độ của họ với những việc mà họ đã gặp, v.v... Tóm lại họ phơi bày mọi cái về mình. Họ là những người có tính cách hướng. ngoại, tình cảm dồi dào, sôi nổi, nhiệt tình, ý thức chủ quan đậm nét, đôi phần có tính khoe khoang, thích biểu hiện mình, hơi có chút hư vinh hão. Họ muốn là tâm điểm được mọi người chú ý, trầm trồ khen ngợi, thán phục.6/. Có người khi bàn bạc, nói chuyện hay lầu bầu kêu ca, oán thán, trách móc hết cái này đến cái nọ. Họ có tâm lý muốn cầu toàn, muốn hoàn mỹ nhưng thực tế không được như thế, nên mất tự tin. Họ gặp việc gì cũng đòi hỏi quá cao, ước vọng quá lớn, trong óc họ luôn luôn thể hiện bức tranh toàn mỹ. Nhưng có thực tế nào thoả mãn được ý muốn của con người vì khát vọng là vô cùng. Vì thế họ luôn than vãn, oán trách, lầu bầu, than thán trách phận và không còn tự tin ở mình. Họ trở nên bàng hoàng, yếu thế, chìm đắm trong thế giới ảo tưởng hão huyền.7/. Có người trong nói năng, suy nghĩ thích những chuyện viển vông, không tưởng, biểu hiện tính cách ảo tưởng, suy nghĩ không thực tế, hay mơ mộng hão huyền. Có người đem ý nghĩ viển vông đó thể hiện bằng hành động, họ vạch ra kế hoạch, rồi ra tay thực hiện. Do có ý chí và lòng quyết tâm, nên có khi họ cũng đạt được một chút thành tựu nào đó. Có người lại không thể biến ý nghĩ viển vông thành hành động được, mà chỉ là những điều ba hoa, khoác lác ở đầu lưỡi. Cuối cùng họ chẳng đạt được việc gì và trở thành ảo tưởng hão huyền.8/. Trong lúc đang bàn bạc nói chuyện, bỗng họ đột ngột chuyển cách nói, đưa ra những điều kiện khắt khe làm cho người ta khó xử lý. Những trường hợp này thường có hai nguyên nhân: Một là, họ muốn làm cho đối phương cảm thấy khó xử, không hài lòng và tự động rút lui, để đạt mục đích riêng của họ. Hai là, họ muốn từ đó để thăm dò ý tứ của đối phương xem có thành ý hay không, xem đối phương phản ứng ra sao, mức độ quyết tâm và ý chí phấn đấu của họ đến mức độ nào. Tất cả những ý tứ này có thể được thể hiện một cách bộc bạch, cũng có thể được thể hiện qua ý tứ nói năng, từ đó suy đoán ra.9/. Nam nữ thanh niên nói chuyện yêu đương với nhau, nếu chú ý lắng nghe, đôi lúc cũng ẩn giấu khát vọng của tình dục. Có những cô gái bề ngoài tỏ ra không muốn bàn đến vấn đề tình dục, nhưng để ý kỹ sẽ thấy cô ta quan tâm, vui thú nhất định. Bởi những điều này ít khi thể hiện bằng lời nói thật, mà chỉ thể hiện trong hàm ý.10/. Có những người muốn thăm dò đối phương của mình, bằng cách đưa ra nhân vật thứ ba để nói. Họ đánh giá, nhục mạ làm tổn thương nhân vật thứ ba, vừa để tỏ thái độ của mình, để khoe khoang, đánh bóng mình, vừa để thăm dò thái độ của đối phương, làm đối phương lơ là mất cảnh giác, tin họ và sẽ nói thật lòng mình. Họ đã lầm tưởng như thế sẽ đạt được mục đích tìm hiểu đối phương, chinh phục được đối phương, nhưng thực ra không đơn giản như thế. Bởi vì qua thái độ của họ, đối phương có cảm giác khó chịu, không biểu hiện thật lòng mình, cảnh giác hơn, giấu mình hơn.11/. Có người khi nói chuyện tỏ ra xem thường câu chuyện của đối phương. Họ là những người có cá tính ôm ấp dục vọng muốn chi phối điều hành người khác, muốn tỏ ra mình là người khác thường.12/. Có người trong lúc nói chuyện, muốn tìm hiểu đối phương có nói thật hay không hoặc đối phương quan tâm đến câu chuyện như thế nào, họ bèn đưa ra ý kiến chất vấn mà đối phương cảm thấy khó chịu. Họ đặt đối phương vào trạng thái cô lập, buộc họ phải chọn một trong hai vấn đề họ nêu. Có thể nói là ức hiếp đối phương, bắt nạt đối phương, đưa đối phương vào thế khó xử, nguy hiểm để giúp họ dễ dàng nhận xét, tìm hiểu đối phương. Cách làm này là thô thiển, thiếu tế nhị, thiếu lịch sự, thiếu bình đẳng.13/. Có người tỏ ra khôn lỏi, khi họ cảm thấy không có cách nào để thoả mãn yêu cầu của mình, họ mượn hành động của người khác để thoả mãn mình, kiểu như mượn chó mắng mèo, giận cá chém thớt. Ví dụ, họ muốn phê bình người mà họ mới gặp lần đầu, nhưng họ không muốn làm mất lòng, họ bèn mượn nhân vật thứ ba ra để làm cái cớ trút bỏ bực dọc, thoả mãn yêu cầu của mình. Loại người ném đá giấu tay này, có lòng dạ đê hèn, tính tình không cương trực, nham hiểm thâm độc.6. NÓI BÓNG GIÓ NHÌN VẺ NGOÀI BIẾT NGAY TÂM LÝ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI à Phần 3. ĐOÁN NHANH LÒNG DẠ CON NGƯỜI QUA LỜI NÓI VÀ TIẾNG CƯỜI Thường có những người ít khi nói thật lòng. Họ nói xa, nói xôi, hầu như không liên quan đến chuyện trước mắt, hoặc hoàn toàn trái ngược.Trong giao tiếp xã hội, chúng ta thường gặp phải những câu nói bóng gió, có chủ ý nhất định. Nếu chúng ta không tinh ý, không nhậy bén hiểu ý câu nói, chúng ta sẽ mắc bẫy họ. Nếu chúng ta đoán được hàm ý của câu nói, chúng ta sẽ không bị lừa, không bị vạ oan, mà đôi lúc lại may mắn, vì đã đạt được ý nguyện.Trong quan hệ với cấp trên, nhiều khi chúng ta tưởng câu nói của họ vu vơ, tuỳ tiện, không mang nội dung gì nhưng thật ra đôi lúc cấp trên muốn thăm dò thái độ của cấp dưới. Nếu bạn không cảnh giác, không hiểu ý họ, bạn sẽ bị hớ trong cuộc giao tiếp đó. Cũng có đôi lúc cấp trên là người không chín chắn, hành sự qua loa lấy lệ. Khi bạn yêu cầu một vấn đề gì đó, họ có thể trả lời qua loa, nhận lời mình, nhưng sau đó họ sẽ hối hận, thay đổi ý kiến. Do đó bạn phải biết xem xét suy đoán câu nói, kết hợp quan sát thái độ, để nắm bắt đúng ý họ, tuỳ cơ ứng biến để đạt được thuận lợi, may mắn về mình:Ví dụ cấp trên của công ty hỏi bạn: "Sau này anh có ý định gì không?". Câu hỏi này có phạm vi rất rộng, tưởng như cấp trên có ý muốn quan tâm đến cấp dưới nhưng thật ra câu hỏi này có thể xảy ra những trường hợp sau:- Cấp trên thấy bạn là công nhân mới, làm được vài năm, họ sợ công việc này không phù hợp với bạn, sợ bạn chán không muốn làm nữa, hoặc sợ bạn muốn dùng đơn vị này để làm bàn đạp tích luỹ kinh nghiệm, rồi đi tìm nơi khác tốt hơn. Nếu bạn không đoán được ý cấp trên mà trả lời thành thật, như: “Trước mắt tôi cứ làm công việc này, xem sau này thế nào rồi quyết định sau, chẳng việc gì phải vội" thì sẽ khiến cấp trên không yên tâm về bạn. Bạn không còn được cấp trên tin tưởng, tín nhiệm nữa. Họ sẽ phải nghĩ cách tìm người khác thay vị trí của bạn.- Bạn làm việc đã lâu nhưng cấp trên thấy công việc bạn làm không có gì nổi bật, thành tích đạt được không là bao, nên có vẻ không hài lòng về bạn, muốn thăm dò bạn, để biết ý định của bạn mà cân nhắc để bạn tiếp tục làm ở vị trí cũ hay điều động bạn đi nơi khác, hay cho bạn nghỉ việc.v.v… Nếu bạ trả lời không khéo, bạn sẽ bị thiệt thòi.- “Sau này anh có ý định gì không?", câu hỏi này cũng có thể là câu hỏi về nghề nghiệp. Cấp trên muốn thăm dò cấp dưới về ý tưởng nghề nghiệp của bạn sau này sẽ như thế nào. Có thể cấp trên đã nắm bắt khả năng cấp dưới có nhiều sáng tạo, muốn phát triển trình độ nghề nghiệp của họ. Đồng thời cấp trên muốn hiểu mức độ trung thành của cấp dưới đối với công ty ra sao. Nếu bạn nắm bắt được ý đồ của cấp trên, bạn nên trả lời khéo léo để cấp trên cảm thấy hài lòng vì đây là dịp tạo điều kiện cho bạn thăng tiến, được công ty tín nhiệm.Chỉ qua một câu hỏi ở trên, bạn đã thấy nội dung của nó bao hàm nhiều ý. Muốn biết được chính xác hàm ý của câu nói, bạn phải suy nghĩ phân tích kỹ. Muốn vậy, phải đặt câu hỏi đó nằm trong bối cảnh nào, và vì sao cấp trên lại hỏi như thế, v.v... Sau đó bạn còn phải quan sát thái độ cử chỉ để hiểu được tâm trạng của cấp trên. Việc đoán định này đạt hiệu quả chính xác tới đâu, còn tuỳ thuộc vào khả năng tư duy hiểu biết, trình độ thông minh sáng suốt, v.v.. của một người. Do đó, khả năng phán đoán của mỗi người sẽ khác nhau. Nhưng nếu bạn biết rèn luyện thì có thể nâng cao khả năng đó.7. CÂU NÓI CỬA MIỆNG NHÌN VẺ NGOÀI BIẾT NGAY TÂM LÝ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI à Phần 3. ĐOÁN NHANH LÒNG DẠ CON NGƯỜI QUA LỜI NÓI VÀ TIẾNG CƯỜI Mổi người đều có kiểu nói riêng của mình. Điều đó xuất phát từ tâm lý, ý thích, tình cảm của mình mà bộc lộ ra. Cho nên câu nói cửa miệng, là câu nói thường buột mồm nói ra, có nhiều khi tưởng như thừa không cần thiết, nhưng cứ tuôn ra như muốn tô thêm cho câu nói, để thể hiện tâm trạng của mình, hay để dằn giọng, đưa đẩy thêm mắm thêm muối. Vì thế dù ít dù nhiều nó cũng đã thể hiện được tính cách, đặc điểm tâm lý con người đó. Dưới đây là một số câu nói cửa miệng, giúp các bạn tham khảo.1/. “Tôi chỉ nói cho anh biết thôi đấy nhé.!”Câu nói này mới nghe tưởng như người này rất tin tưởng bạn. Nhưng thực ra đối với người khác, họ có thể vẫn dùng câu nói như vậy. Điều này có hai ý: Một là, họ giữ điều bí mật nào đó đã đến mức ức chế khó giữ được tiếp bức xúc muốn nói ra cho nhẹ nhõm. Hai là, họ muốn nói xấu ai đó, nhưng lại muốn bảo vệ mình, nên họ nói như thế là mong đối phương cứ tiết lộ điều bí mật đó, nhưng phải kín đáo, và đừng nói "tôi" nói ra. Dù thuộc trường hợp nào, thì người nói đó cũng là người không thật sự trung thành đáng tin cậy. Trường hợp đầu, họ là người nhẹ dạ, dễ bức xúc, dễ bộc lộ bí mật, con người không kín đáo. Trường hợp thứ hai chứng tỏ người đó nham hiểm, hay bịa chuyện nói xấu người.2/. Mở mồm ra là nói "tôi"Những người này động nói đến điều gì là "tôi"... thế này "nhà tôi"... thế nọ. Họ muốn bộc lộ mình, chứng tỏ mình; bản năng về cái "tôi" của họ quá mạnh. Họ là người thích hư vinh, thích khoe khoang mình, sợ mọi người không hiểu họ. Họ đánh giá mình quá cao. Họ là những người tự cao, tự đại, thích sĩ diện.3/. “Tôi biết rồi!"Những người nói một biết mười, thường là loại kỳ tài, hiếm có. Họ nghe câu đầu, đã biết ý câu sau. Loại người này hiếm có, vả lại họ không bao giờ cắt ngang câu nói của đối phương bằng câu "tôi biết rồi!". Họ luôn là người khiêm tốn, và tự có cách biểu hiện để người khác biết họ đã biết. Nhưng có loại người cứ hễ nghe ai nói, ai kể về sự việc gì, về điều gì mới mẻ, là họ nói xen ngang "tôi biết rồi". Nhưng thực tế họ vẫn lắng nghe để biết tiếp. Họ không biết gì cả, mà cứ bảo "tôi biết rồi", để tỏ ra “tôi" cũng tài ba, cũng nắm bắt nhanh, biết chuyện trước. Họ là loại người khoe khoang, tự phụ.4/. "Nhưng…. ", "dù sao…"Những người thường hay dùng câu chữ này trong khi nói chuyện, chứng tỏ họ có khả năng tư duy suy nghĩ nhanh. Khi nói chuyện, họ đã nhạy bén hiểu ngay ra chỗ thiếu kín kẽ trong cách nói, hoặc nói không logíc biện chứng. Họ dùng câu này một cách uyển chuyển để bổ sung thêm ý nói của mình, để ngăn ngừa ý đồ nghi ngờ của đối phương và cũng để tự giải thích, tự biện lý lẽ đối đáp lại.Họ là những người biết nói, thạo lý lẽ, biết biện luận, đối đáp thông minh, nhạy bén. Dù sao họ cũng là loại người không chịu hèn kém. Họ dùng "nhưng", "dù sao" để biện giải cho mình, chữ "nhưng” mang dáng dấp uyển chuyển, điệu đà, không tỏ ra ngang ngược, bướng bỉnh, gây cho người ta cảm giác khó chịu.5/. Thổi phồng, bốc phétTrong khi nói chuyện có người hay bốc phét, khoe khoang, cho dù có bị lạc đề hay không, họ không quan tâm vì họ thiếu tự tin. Họ sợ người khác đánh giá mình thấp kém, nên họ cứ phải nói bốc lên, ba hoa về mình. Thực ra những điều mà họ nói chẳng có gì mới mẻ, không hợp thời cuộc hoặc quá với thời cuộc, không thực chất. Dù sao họ là những người không đánh giá đúng mình và người khác, thích sĩ diện, sợ người khác chê cười, và cũng có thể có người muốn khoe mình giỏi, muốn tỏ ra hơn người.6/. "Đúng!", "Đúng đấy!"Có người cứ nghe ai nói, là mở mồm ra trả lời "đúng”, hoặc "đúng đấy" để lấy lòng người khác. Vì tâm lý con người không muốn bị người khác chê mình, làm trái ý mình. Họ thấy ai hưởng ứng mình, tán thành mình, trong lòng hết sức sung sướng, mát lòng hả dạ. Chính vì như thế, mới có người cứ hay nói theo đuôi, tỏ ra tán thành, bày tỏ đoàn kết và cũng để tỏ thái độ nịnh hót (đối với người họ nghĩ có thể lợi dụng hoặc là cấp trên của họ). Để làm cho đối phương thoả mãn về tâm lý, họ cứ trả lời "đúng”, "đúng đấy" nhưng thực ra trong lòng họ không phải như vậy. Họ thuộc loại nịnh bợ, muốn trục lợi, có mưu đồ tính toán cá nhân.7/. Nói ậm à, ậm ừ, hoặc “cái này”, "cái nọ” ấp a ấp úngNhững người này khi nói thường chưa hết ý, cứ ậm à ậm ừ, ấp a ấp úng, nói "cái đó..." "cái này..." một lúc rồi mới nói tiếp. Đó là do tư duy của họ chậm chạp, vốn từ ngữ ít ỏi khả năng trình bày kém. Họ là những người chậm chạp, trình độ trình bày kém, tri thức không nhiều, đồng thời cũng là người có manh tâm, mưu đồ và tất nhiên cũng tỏ vẻ kiêu ngạo. Các cán bộ mà có thói quen này, là do có tác phong thận trọng, sợ mình nói sơ hở, sai lầm, nên nói kiểu này để đủ thời gian suy nghĩ chín chắn. Nhưng dù sao họ cũng có lối tư duy chậm chạp và kiến thức không phong phú, chắc chắn trong công tác họ không phải là người tháo vát, nhanh nhẹn.8/. Thường dùng từ ngữ chuyên môn, pha đệm tiếng nước ngoàiCó người trong khi nói chuyện thường hay dẫn chứng, pha đệm từ chuyên môn, hoặc tiếng nước ngoài để tỏ vẻ ta đây hiểu biết, có tri thức, có vẻ hết sức tự tin. Nhưng thực ra lại hoàn toàn ngược lại. Chính họ là người thiếu tự tin, văn hoá ít, kiến thức không đủ, nên phải dùng như thế để lấp liếm mình, để loè đời, để che đậy sự rỗng tuếch, sự dốt nát của mình. Cách ngôn Pháp có câu “Thùng rỗng kêu to" (cái thùng phi rỗng ruột kêu rất to), chính là câu nói ngu ý thể hiện về loại người này.9/. "Đấy! Tôi (em) đã nói rồi mà!", hoặc "Đấy! Thấy không!""Đấy! Tôi (em) đã nói rồi mà!", ý muốn nói "Chuyện ấy (tôi) em đã nhắc nhở, nhưng anh (em) không chịu nghe, mới xảy ra chuyện như thế!". Một câu nói tỏ ra trách móc, đầy trìu mến, đầy trách nhiệm. Nếu là của người yêu, thì câu đó ẩn chứa sự nũng nịu, yêu thương nhau. Có khi không phải thật sự trách móc, mà chỉ là biểu hiện của sự quan tâm, yêu thương, nũng nịu nhau, mà buột ra câu nói "Đấy! Thấy không!".10/. "Còn"… "mặt khác…"Những người hay nói như thế là những người có lòng hiếu kỳ. Tư duy của họ nhạy bén, đầu óc sáng suốt, linh hoạt nhưng chóng chán. Họ không tập trung vào một vấn đề, làm việc gì cũng không được lâu; họ thích xen tay vào mọi chuyện, mọi vấn đề. Do đầu óc nhanh nhạy, nên họ rất sáng ý, có nhiều ý tưởng, dám nghĩ, dám làm, không chịu bị gò bó bởi kiến thức thông thường và quan niệm truyền thống.11/. “Cần…”, “phải…”, “chắc là…”, “nhất định…”Những người thường nói những từ này là người rất tự tin, bình tĩnh trước mọi người; làm việc có lý trí, có suy nghĩ; tự cho mình có thể thuyết phục được đối phương, làm cho đối phương tự tin về mình, về điều mình nói ra hay đảm nhận chức vị lãnh đạo. Nhưng nếu cứ nói quá nhiều, lặp đi lặp lại nhiều lần "nên… thế này, nên.." thế nọ, thì lại chứng tỏ thiếu tự tin, tâm lý lao động, không quả quyết, không vững vàng.12/. “Vì thế...”, “cho nên...”Câu nói thường dùng để phủ định ý kiến người khác, áp đặt ý kiến của mình, hòng buộc đối phương nghe theo mình; hoặc họ muốn đổ lỗi, đổ trách nhiệm cho người khác, cho sự vật khách quan, không muốn nhận trách nhiệm về mình là những người khôn vặt. Nếu họ cứ lặp đi lặp lại mãi kiểu nói thế này, sẽ làm cho người nghe chán, cho họ là “lý sự cùn". Họ thường là loại người bảo thủ.13/. “có thể như thế”, “chắc là thế...”, “đại khái thế...”Người có cách nói thế này, thường là người có tính cách phòng thủ, tự vệ mình, biết chừa đường rút lui khi cần thiết. Họ thường không bộc lộ hết mình; đối nhân xử thế bình tĩnh nên thường làm tốt công việc và quan hệ tốt với mọi người. Câu nói này còn có hàm nghĩa "tạm lui để tiến", chứng tỏ người nói khôn ngoan, thông minh. Nếu một khi sự việc rõ ràng, họ sẽ có cơ sở để lên mặt nói: "Tôi đã sớm đoán trước điều này"... Thường những người làm chính trị hay dùng cách nói này, vừa để che giấu lòng mình mà vẫn giữ được uy tín cho mình.14/. “Đúng đấy”…, “đúng như thế!”Câu nói này thể hiện sự tán thành của mình, đồng ý với ý kiến của đối phương hoặc hưởng ứng theo họ. Nhưng nếu vừa nói "đúng đấy!", lại kèm theo cái gật đầu, chứng tỏ thật tâm đồng ý, tán thành, hưởng ứng. Còn nếu kèm theo nhiều lần gật đầu, thì chưa chắc họ đã thật tâm, mà đôi khi còn tỏ ra qua quít cho xong chuyện, họ gật đầu vì nể nang, chứ thực ra chẳng hiểu gì cả.15/. “Không đâu...”Nhiều tài liệu chứng minh nữ giới thường dùng từ "không đâu” để trả lời là có ý muốn ngược lại, là rất đồng ý rất tán thành. Ví dụ: "Con có đồng ý lấy anh đó không?", “không đâu!", nhưng thực ra là "đồng ý đấy?". Nữ giới nói câu này thể hiện sự duyên dáng của mình, thể hiện lòng dạ yếu mềm. Những lúc trìu mến, yêu thương, đằm thắm với chồng, hoặc người yêu, họ thường có thói quen nói ngược với lòng mình. Như "hơi sức đâu quản nổi anh ấy", nhưng thực chất cô nàng lại quản rất chặt, theo dõi sát sao chồng, hoặc người yêu của mình.16/. “Nói tóm lại”Người hay dùng từ này là những người thích hoàn mỹ, hay thuyết giáo. Nếu họ hay kết luận trùng lặp, không phải là người cố chấp câu nệ, thì cũng là người không tín nhiệm ai cả. Họ luôn lo lắng không có ai truyền đạt chính xác ý của mình. Cho nên hay nói huyên thuyên, không dám giao việc cho ai mà cứ phải tự mình thân chinh đi làm.17/. “Nghe nói...”Những người hay nói từ này là người khôn ngoan, biết đường rút lui. Tuy họ là những người có kiến thức rộng, nhưng lại không dám quyết đoán. Họ xử sự nhiều công việc qua loa lấy lệ để lấy lòng người và mơn trớn người khác. Trong quá trình làm việc, họ luôn sẵn sàng chuẩn bị con đường rút lui cho mình, và cũng có lúc họ cảm thấy day dứt vì có những điều mâu thuẫn trong lòng.18/. “Dù sao cũng...”Những người hay dùng từ "dù sao cũng..." trong tâm trạng tuyệt vọng, không muốn cố gắng, muốn bỏ đi cho xong chuyện, chứng tỏ họ có thái độ tiêu cực, bi quan trong xử sự. Cho nên mới thốt ra những câu như "dù sao tôi cũng không làm được, có làm cũng uổng công thôi", hay "dù sao cũng là vấn đề nan giải, suy nghĩ làm gì cho đau đầu”.19/. “Cho dù như thế... cũng…”Những người dùng từ này trước hết họ đưa ra một điều kiện để thừa nhận lý do của đối phương, sau đó tiến hành phản bác. Trong câu nói của họ ẩn chứa hàm súc, mục đích làm rối loạn suy nghĩ của đối phương, làm đối phương nhụt chí, chán nản, bỏ cuộc. Nói tóm lại, họ muốn tìm cách tấn công đối phương để đạt mục đích riêng của mình.20/. "Thực thà mà nói...”, "đúng thế không lừa (câu) đầu..."Những người nói đại loại những từ này thực ra có tâm lý sợ đối phương hiểu lầm mình nên trong lòng lo lắng bồn chồn. Họ dường như muốn phơi ruột gan của mình cho đối phương thấy mình thật lòng. Họ sợ đối phương đánh giá nhận xét mình xấu, tệ bạc; hoặc không tin vào những việc mình trình bày. Họ là những người thật thà, biết tự trọng, hay tự ái. Họ mong muốn để lại trong lòng bạn bè, cũng như đoàn thể ấn tượng tốt về mình.8. CÁCH XƯNG HÔ NHÌN VẺ NGOÀI BIẾT NGAY TÂM LÝ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI à Phần 3. ĐOÁN NHANH LÒNG DẠ CON NGƯỜI QUA LỜI NÓI VÀ TIẾNG CƯỜI Trong cuộc sống con người do có nhiều mối quan hệ phức tạp, nên cách xưng hô cũng có rất nhiều kiểu, nhiều cách, tương đối phức tạp, nhất là người phương đông như Việt Nam, Trung Quốc. Mỗi cách xưng hô thể hiện một mối quan hệ, và từ đó ta có thể đoán ngay được mối quan hệ của họ như thế nào.Ví dụ trong quan hệ vợ chồng; chồng có thể gọi vợ mình là bà xã, mẹ thằng nhỏ, bà ấy, mụ ấy, v.v... rất nhiều kiểu, nhiều cách, mỗi kiểu cách xưng hô tiềm ẩn một ý tứ nhất định, qua đó ta có thể đoán được mức độ thân mật của quan hệ vợ chồng cũng như tính cách, cá tính của họ v. v...1/. Không gọi tên mà mọi “ông ấy”, “nhà tôi” trong quan hệ vợ chồngNhững người đứng tuổi thường xưng hô vợ (hoặc chồng) với người khác là "ông ấy", "bà ấy", "nhà tôi", đều là những người chững chạc, đúng mực trong quan hệ vợ chồng, tôn trọng nhau. Nhưng do cảm giác ngượng ngừng, không muốn bộc lộ tình cảm vợ chồng trước mặt người khác, nên xưng hô như vậy.2/. Dùng chữ “cậu” kèm theo tên để xưng hôVí dụ gọi "cậu Tâm", "cậu Hiệp", "cậu Nga", v.v... trong quan hệ bạn bè. Gọi "cậu” không có nghĩa là chỉ dùng cho nam giới, mà còn dùng cho cả nữ giới, biểu thị sự thân mật, bình đẳng, quan hệ thân quen lâu ngày. Chỉ khi nào giữa hai người về tình cảm đã đến bước thông cảm, gần gũi, thân mật, họ mới dùng chữ "cậu”. Thậm chí không phải chỉ dùng cho lúc còn trẻ, mà đến khi già cũng xưng hô như thế, khiến cho thân mật như muốn nhớ về những kỷ niệm thời trai trẻ. Trong quan hệ cấp trên, cấp dưới, khi đã tỏ ra gần gũi thân mật, cũng có thể xưng hô như thế. Nhất là tình cảm quân ngũ trong lực lượng vũ trang, thường cấp trên gọi cấp dưới, bằng "cậu”:3/. Xưng hô kính trọngDùng từ "ông”, "ngài", hoặc gọi tên kèm theo hàm vị, chức tước, như "giáo sư Cương”, "ngaì bộ trưởng”:, v.v... chứng tỏ con người đó được mọi người quý mến và kính trọng. Cách gọi "ông", "ngài", tên kèm chức tước, hàm vị còn phụ thuộc theo giọng nói để thể hiện sự kính trọng, hay khinh thường.Từ đó để mọi người thấy ưu khuyết và bản chất của con người đó ra sao; là người đáng kính nể, hay người đáng khinh thường.Cách dùng "ông" và tự xưng "tôi" với người khác còn cho thấy mối quan hệ của hai người chưa đến mức thân mật, và cũng chưa phải đến mức xa xôi gì. Chẳng qua chưa thật sự thân thiết như xưng hô "cậu” "tớ", "cậu”, "mình", v.v... mà thôi. Nhưng về mặt tình cảm vẫn tỏ ra kính trọng nhau, quý mến nhau. Điều này cũng còn thể hiện ở giọng điệu của lời nói nữa.4/. Gọi tênKhi xưng hô gọi thẳng tên, chứng tỏ tình cảm thân thiết, kính phục, quý mến, thâm tâm không hề có ác ý, ghét bỏ gì. Cách xưng hô gọi tên thật, là biểu hiện sự chân thành thật thà nhất.Nam nữ trong giai đoạn yêu đương nhau, nhất là giai đoạn đầu, thường dùng cách gọi tên, xưng tên thật của mình, của nhau để thể hiện tình yêu chân thành, tình cảm nồng thắm, thiết tha, dịu dàng của nhau và cho nhau.5/. Một số cách xưng hô khácGọi "ngài", "ông" thể hiện sự kính trọng. Nếu chưa quen nhau lắm, gặp nhau lần đầu có thể xưng hô như thế. Nhưng nếu đã quen biết nhau mà còn xưng hô như vậy, chứng tỏ họ không muốn cho quan hệ xích gần lại. Hai bên đều muốn giữ khoảng cách thân sơ nhất định, ông là ông, tôi là tôi chúng ta tình cảm chỉ như thế thôi.- Cách xưng hô "đồng chí" có từ thời cách mạng, bắt nguồn từ việc các đảng viên có cùng chí hướng. Sau được lực lượng cách mạng phát triển rộng, bất cứ ai tham gia tổ chức cách mạng đều gọi là "đồng chí". Xưng hô bằng "đồng chí" vừa tỏ ra thân mật, vừa tỏ ra kính trọng. Nó còn hàm nghĩa nhắc nhở nhau hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, giữ gìn tác phong nghiêm túc trong tổ chức: Nhưng sau này vào những lúc họp hành nghiêm túc, hội nghị căng thẳng, thì danh từ xưng hô "đồng chí" lại được thể hiện rõ nét. Nó được đưa ra để xưng hô cho dễ dàng thuận tiện, mà vẫn trong khuôn phép của tổ chức.- Trong quan hệ xã hội, vì muốn làm cho quan hệ gần gũi hơn, người ta cũng thường hay thay đổi cách xưng hô. Như quan hệ cấp trên, cấp dưới biến đổi cách xưng hô “cậu", “tớ" (hay "mình”) để làm cho quan hệ không cách biệt. Hoặc đổi xưng hô "đồng chí”, v.v... để tỏ ra thân mật. Có người muốn xưng hô "đồng chí" để chứng tỏ tôi cũng theo quan điểm, tư tưởng như anh, là người cùng tổ chức với nhau.- Người lớn tuổi, hoặc bề trên gọi bề dưới hoặc người nhỏ tuổi bằng "lỏi con", "nhóc", "cu cậu” muốn chứng tỏ quan hệ gần gũi thân mật, tỏ ra mình không quan cách, Và cũng có khi tỏ ra khinh thường, điều đó còn tuỳ thuộc vào ngữ điệu.- Đối với những người có tài năng về nghệ thuật, như diễn viên, ca sĩ, vận động viên xuất sắc, v.v... khi đứng trước đám đông tự xưng tên mình trước mọi người, để chứng tỏ mình còn nhỏ, còn ngây thơ duyên dáng, thể hiện sự khiêm tốn; phơi bày sự kính trọng, tôn trọng của mình trước mọi người để thu hút khán giả, như muốn quyến rũ, muốn khêu gợi, muốn nũng nịu với mọi người.- Gọi nhau bằng thằng xưng hô với nhau "mày, tao, chi tớ", v.v... thể hiện hai mặt, nhưng phải kết hợp với giọng điệu và thái độ mới thể hiện rõ là khinh thường, ghét nhau, tức nhau; hay quá thân mật, quá thân quen, theo kiểu mộc mạc, dân dã thể hiện sự chân thành thật sự từ đáy lòng của mình.9. CÁCH TÁN CHUYỆN TRÊN MẠNG NHÌN VẺ NGOÀI BIẾT NGAY TÂM LÝ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI à Phần 3. ĐOÁN NHANH LÒNG DẠ CON NGƯỜI QUA LỜI NÓI VÀ TIẾNG CƯỜI Thời đại thông tin liên lạc hiện- đại, người ta dùng mạng để trao đổi, nói chuyện với nhau và là phương tiện cập nhật thông tin hàng ngày. Nói chuyện qua mạng, không thấy được nhau, không nghe rõ tiếng nói nhưng qua ngôn ngữ ở trên mạng cũng phản ánh được trạng thái tâm lý tình cảm của nhau. Dưới đây xin giới thiệu một vài nhận xét giúp các bạn tham khảo.1/. Phân tích nhân vậtTrong khi nói chuyện trên mạng bạn có thể hiểu được tính cách của đối phương khi thấy họ thường chú ý đến những nhân vật sau:- Thích nói đến những nhân vật hành động trong phim hoặc các ca sỹ nhạc rock, thể hiện họ là những người trẻ tuổi, hoạt bát, hiếu động. Đa phần tuổi đời của họ vào khoảng 20 trở xuống.- Những người thích các ẩn sĩ tóc dài, thường là người lập dị khác người, thích theo đòi mốt thời đại, thích bắt chước kiểu quái dị, họ không thể nào nắm bắt đúng nhịp mạch thời đại. Nói trắng ra họ có vẻ chơi ngông.- Những người thích các truyện cổ, tuồng cổ, thường là những người lớn tuổi. Khi nói họ thường đưa thơ "Kiều” hoặc truyện cổ ra ví von, so sánh hoặc đệm vào làm ví dụ.- Người thường hay đề cập đến văn hoá, tiểu thuyết, hoặc các nhân vật trong truyện tiểu thuyết, phản ảnh phương tây, để giải thích, để chứng minh, đều là những người có trình độ học vấn và có văn hoá nhất định. Đôi lúc họ dùng từ "nhà quê" để tỏ vẻ xem thường, hay để phân biệt người có trình độ văn hoá thấp kém, đối xử không lịch sự. Tuổi đời của họ từ 30 trở lên. Họ có chút ít kinh nghiệm xã hội nhất định.- Những người đề cập đến siêu nhân, người dơi, các nhân vật trong phim thiếu nhi Nhật Bản thường ở độ tuổi thiếu niên trở xuống, tuổi còn nhỏ, nhưng thích hành động.2/. Phân tích dấu câuKhi nói chuyện trên mạng, để thể hiện câu nói, tâm trạng, họ thường dùng dấu câu để làm rõ. Như:- Người hay ngắt câu bằng dấu phẩy, chứng tỏ tính tình nóng vội, bộp chộp, cứng rắn. Nếu là con gái, thì tính tình thẳng thắn, chân thành và hơi nam tính.- Người sử dụng dấu câu đúng chỗ, biết chỗ nào dùng dấu phẩy, chỗ nào dùng dấu chấm hết, chỗ nào ngắt đoạn, xuống dòng v.v... rất đúng luật đúng phép là những người có tính kiên trì, chu đáo, làm việc hết sức cẩn thận. Họ có kinh nghiệm sống nhất định, là người lão luyện, chín chắn.- Hay dùng các dấu ngữ điệu, như chấm than, chấm hỏi, v. v…là những người muốn biểu lộ không khí môi trường nói; muốn biểu đạt tình cảm của mình mạnh mẽ. Họ là những người lãng mạn, điệu bộ, tâm tình khoáng đạt bay bổng, tuổi tác trẻ trung, đa phần là nữ giới.- Người viết liền tù tì, không có dấu câu, đọc khó hiểu, khiến người ta phải tập trung. Họ thường là những người có lòng dạ toan tính, mưu đồ, thông minh vặt, láu cá, ăn chặn, nghịch ngầm. Nhưng đồng thời họ cũng chứng tỏ mình đần độn, làm việc không có hậu, không để đường rút lui khi cần thiết. Họ là những người biết chung chung, không nắm vững vấn đề nào cả.3/. Tốc độ viết trên mạng- Có người đang viết trên mạng, bạn thấy rất nhanh, nhưng bỗng tốc độ tự nhiên chậm lại, bạn có cảm giác như họ đang muốn trêu bạn, hoặc hững hờ với bạn, điều đó chứng tỏ họ hờ hững khi nói chuyện với bạn, hoặc chưa để tâm vào câu chuyện. Với những người này bạn chớ để tâm, mà mặc kệ và phớt lờ họ. Họ là những người tham lam, ít tự trọng, sống không chân thật.- Nếu có người viết trên mạng không nhanh, nhưng câu nói lại rất dí dỏm, mang tính triết lý, chứng tỏ họ phải suy nghĩ kỹ lưỡng mới viết lên những lời nói đó. Họ là những người có kiến thức, có lý trí, có tu dưỡng đạo đức, thường là những người trưởng thành, chín chắn.- Có người viết trên mạng tốc độ rất nhanh và có nhiều chỗ sai, sót dấu, thiếu chấm phẩy, v.v... Những người như thế thường là người còn trẻ tuổi làm việc hậu đậu hấp tấp, lại muốn tỏ ra ta đây, muốn biểu hiện mình, muốn khoe mẽ.Việc đoán tâm lý người trên mạng là rất khó, vì không nhìn thấy người, không theo dõi cử chỉ, sắc mặt biến đổi của họ được. Nhưng nếu các bạn làm quen, trao đổi nhiều, theo dõi lâu, biết phân tích thích đáng, rút kinh nghiệm, chắc chắn các bạn sẽ đoán được tâm trạng, tâm lý của con người.10. NGHE TIẾNG CƯỜI NHÌN VẺ NGOÀI BIẾT NGAY TÂM LÝ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI à Phần 3. ĐOÁN NHANH LÒNG DẠ CON NGƯỜI QUA LỜI NÓI VÀ TIẾNG CƯỜI Có nhiều kiểu cười khác nhau, nhưng đều có ý nghĩa quý giá trong các kiểu cười đó. Qua tiếng cười ta có thể biết được trạng thái nội tâm của con người. Nếu biết quan sát phân tích các tiếng cười đó, thì đấy là cách tốt nhất nhanh nhất, trực tiếp nhất để hiểu rõ con người. Dưới đây xin giới thiệu với các bạn công trình nghiên cứu của một nhà tâm lý học người Mỹ về các tiếng cười nói lên tính tình con người, để giúp các bạn tham khảo.1/. Cười xìTiếng cười này nói lên tâm trạng phê bình và khinh thường của một con người. Nếu bạn nghe thấy kiểu cười này, bạn có thể đoán biết công việc bàn bạc khó thành công. Người phát ra tiếng cười này trong lòng lo lắng, phiền muộn, muốn mượn tiếng cười mang tính chất công kích này để áp đảo đối phương, để thoả mãn mình, làm cho mình cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái đôi phần.2/. Cười oang oang Đây là một kiểu cười xuất phát tự đáy lòng. Nó nói lên tính cách của con người này rất thoải mái, trong sáng, không bảo thủ, không tự ti, thích mạo hiểm, cuộc sống hồn nhiên. Mọi người thích quan hệ giao tiếp với những người này bởi họ làm cho mọi người thấy vui vẻ, và cũng vì họ hài lòng muốn quan hệ giao tiếp với mọi người.Đồng thời người có kiểu cười này, chứng tỏ tình trạng sức khoẻ rất tốt. Bởi có sức khoẻ tốt, cảm thấy sung sức, thoải mái, nên trong lòng họ mới bộc lộ tiếng cười to. Chỉ có điều nếu bình thường mà cũng cười to thế này mọi người sẽ đánh giá là vô duyên, hoặc có ý đồ gì đó, muốn tỏ vẻ ta đây, hoặc ra điều ta đây hào phóng, v.v...Có người bề ngoài trông rất thoải mái nhưng nội tâm lại lo lắng bất an, có cảm giác tự ti, họ muốn dùng tiếng cười to để khoả lấp. Loại người này có tính khuất tất, không muốn để người khác hiểu thật lòng mình.Nhưng dù sao giọng cười này có vẻ oai vệ, gây tác động đến mọi người khiến mọi người phải cảnh giác. Nếu phụ nữ nào có tiếng cười này, chứng tỏ họ có khả năng làm lãnh đạo.3/. Cười mũiĐó là nụ cười bật ra từ mũi, bởi vì họ không muốn người khác chú ý đến nụ cười của mình, cố ý ghìm tiếng cười lại trong mũi. Những người này rất chú ý đến cảm giác của người khác, và mọi người cũng thích tính chu đáo, tế nhị của họ nhưng cũng lại cảm thấy khó chịu về sự khinh bỉ ẩn trong nụ cười đó.4/. Cười khà.Là một kiểu cười to, nổi hứng, hồn nhiên, ngay cả lúc ồn ào náo nhiệt cũng nghe thấy. Tính tình của những người này thoải mái, cuộc sống vui tươi, hầu như không phải lo nghĩ gì. Họ thích nói tếu, bông đùa, pha trò, gặp việc khó, họ dám đứng ra gánh vác, chịu đựng, và nghĩ cách khắc phục, giải quyết. Trong các cuộc tụ họp đông người, họ có thể là người gánh vác, chủ trì, làm sống động cuộc vui.5/. Cười hí híĐây là kiểu cười của các cô thiếu nữ, họ có tính cách hiếu kỳ, thích khám phá, tìm hiểu, thích khoe mình trước đám đông, mong mỏi các bạn khác giới quan tâm chú ý đến mình. Sự hồn nhiên, tươi cười luôn thể hiện trên nét mặt họ. Tâm tình luôn thay đổi, lúc cao, lúc thấp, vui buồn cũng thể hiện rất rõ.6/. Cười hự hựNhững người có kiểu cười này, chứng tỏ chứa chan sức sống, yêu đời, tràn đầy niềm tin về tương lai của mình. Tính tình những người này rất vui vẻ, cởi mở, thích tếu đùa, thích nói bốc những chuyện buồn cười.7/. Cười khục khặcKiểu cười này xuất phát từ trong bụng bật ra, do muốn kiềm chế lại. Những người có kiểu cười này tính tình phóng khoáng, thích mạo hiểm, không bảo thủ, không tự ti luôn nắm vững cơ hội. Mọi người rất thích họ, bởi họ cũng thích hoà chung với mọi người,10. NGHE TIẾNG CƯỜI NHÌN VẺ NGOÀI BIẾT NGAY TÂM LÝ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI à Phần 3. ĐOÁN NHANH LÒNG DẠ CON NGƯỜI QUA LỜI NÓI VÀ TIẾNG CƯỜI Có nhiều kiểu cười khác nhau, nhưng đều có ý nghĩa quý giá trong các kiểu cười đó. Qua tiếng cười ta có thể biết được trạng thái nội tâm của con người. Nếu biết quan sát phân tích các tiếng cười đó, thì đấy là cách tốt nhất nhanh nhất, trực tiếp nhất để hiểu rõ con người. Dưới đây xin giới thiệu với các bạn công trình nghiên cứu của một nhà tâm lý học người Mỹ về các tiếng cười nói lên tính tình con người, để giúp các bạn tham khảo.1/. Cười xìTiếng cười này nói lên tâm trạng phê bình và khinh thường của một con người. Nếu bạn nghe thấy kiểu cười này, bạn có thể đoán biết công việc bàn bạc khó thành công. Người phát ra tiếng cười này trong lòng lo lắng, phiền muộn, muốn mượn tiếng cười mang tính chất công kích này để áp đảo đối phương, để thoả mãn mình, làm cho mình cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái đôi phần.2/. Cười oang oang Đây là một kiểu cười xuất phát tự đáy lòng. Nó nói lên tính cách của con người này rất thoải mái, trong sáng, không bảo thủ, không tự ti, thích mạo hiểm, cuộc sống hồn nhiên. Mọi người thích quan hệ giao tiếp với những người này bởi họ làm cho mọi người thấy vui vẻ, và cũng vì họ hài lòng muốn quan hệ giao tiếp với mọi người.Đồng thời người có kiểu cười này, chứng tỏ tình trạng sức khoẻ rất tốt. Bởi có sức khoẻ tốt, cảm thấy sung sức, thoải mái, nên trong lòng họ mới bộc lộ tiếng cười to. Chỉ có điều nếu bình thường mà cũng cười to thế này mọi người sẽ đánh giá là vô duyên, hoặc có ý đồ gì đó, muốn tỏ vẻ ta đây, hoặc ra điều ta đây hào phóng, v.v...Có người bề ngoài trông rất thoải mái nhưng nội tâm lại lo lắng bất an, có cảm giác tự ti, họ muốn dùng tiếng cười to để khoả lấp. Loại người này có tính khuất tất, không muốn để người khác hiểu thật lòng mình.Nhưng dù sao giọng cười này có vẻ oai vệ, gây tác động đến mọi người khiến mọi người phải cảnh giác. Nếu phụ nữ nào có tiếng cười này, chứng tỏ họ có khả năng làm lãnh đạo.3/. Cười mũiĐó là nụ cười bật ra từ mũi, bởi vì họ không muốn người khác chú ý đến nụ cười của mình, cố ý ghìm tiếng cười lại trong mũi. Những người này rất chú ý đến cảm giác của người khác, và mọi người cũng thích tính chu đáo, tế nhị của họ nhưng cũng lại cảm thấy khó chịu về sự khinh bỉ ẩn trong nụ cười đó.4/. Cười khà.Là một kiểu cười to, nổi hứng, hồn nhiên, ngay cả lúc ồn ào náo nhiệt cũng nghe thấy. Tính tình của những người này thoải mái, cuộc sống vui tươi, hầu như không phải lo nghĩ gì. Họ thích nói tếu, bông đùa, pha trò, gặp việc khó, họ dám đứng ra gánh vác, chịu đựng, và nghĩ cách khắc phục, giải quyết. Trong các cuộc tụ họp đông người, họ có thể là người gánh vác, chủ trì, làm sống động cuộc vui.5/. Cười hí híĐây là kiểu cười của các cô thiếu nữ, họ có tính cách hiếu kỳ, thích khám phá, tìm hiểu, thích khoe mình trước đám đông, mong mỏi các bạn khác giới quan tâm chú ý đến mình. Sự hồn nhiên, tươi cười luôn thể hiện trên nét mặt họ. Tâm tình luôn thay đổi, lúc cao, lúc thấp, vui buồn cũng thể hiện rất rõ.6/. Cười hự hựNhững người có kiểu cười này, chứng tỏ chứa chan sức sống, yêu đời, tràn đầy niềm tin về tương lai của mình. Tính tình những người này rất vui vẻ, cởi mở, thích tếu đùa, thích nói bốc những chuyện buồn cười.7/. Cười khục khặcKiểu cười này xuất phát từ trong bụng bật ra, do muốn kiềm chế lại. Những người có kiểu cười này tính tình phóng khoáng, thích mạo hiểm, không bảo thủ, không tự ti luôn nắm vững cơ hội. Mọi người rất thích họ, bởi họ cũng thích hoà chung với mọi người
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co