On Thi Time
BÀi 1: NHẬT BẢN TỪ GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX1. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.
* Về kinh tế- Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.- Công nghiệp :ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.- Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.* Về xã hội- Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giầu có.- Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.- Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.* Về chính trị- Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.- Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải "mở cửa".- Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.2. Cuộc Duy tân Minh Trị* Nguyên nhân- Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.- Phong trào đấu tranh chống Sô gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.- Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.* Nội dung cải cách Minh TrịTháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.* Về chính trị- Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.- Ban hành Hiến pháp 1889.* Về kinh tế- Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.- Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.* Về quân sự- Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.- Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.- Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.* Về giáo dục- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.- Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy,.- Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây...* Tính chất - ý nghĩa- Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.- Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX (sau chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.- Quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hàng đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản.- Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng:+ Năm 1874 Nhật xâm lược Đài Loan.+ Năm 1894 – 1895 Nhật gây chiến với Trung Quốc để tranh giành Triều Tiên, uy hiếp Bắc Kinh, chiếm cửa biển Lữ Thuận, nhà Thanh phải nhượng Đài Loan và Liêu Đông cho Nhật+ Năm 1904-1905 Nhật gây chiến với Nga buộc Nga phải nhường cửa biển Lữ Thuận, đảo Xa-kha-lin, thừa nhận Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên.+ Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Nhật trở thành đế quốc hùng mạnh nhất châu Á.- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần chúng nhân dân lao động.- Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là "Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, hiếu chiến"* Chính sách đối nội- Rất phản động, bóc lột nặng nề nhân dân trong nước, nhất là giai cấp công nhân, công nhân Nhật phải làm việc từ 12 đến 14 giờ một ngày trong những điều kiện tồi tệ, tiền lương thấp.- Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh của công nhân.
BÀI 2. ẤN ĐỘ1.Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIXQuá trình thực dân xâm lược Ấn Độ- Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu ,các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược.- Kết quả: Giữa thế kỉ XVII Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.Chính sách cai trị của thực dân Anh * Về kinh tế- Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.- Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh.* Về chính trị - xã hội- Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.- Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.* Về văn hóa - giáo dục: thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.* Hậu quả- Kinh tế giảm sút, bần cùng2. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859)* Nguyên nhân- Do tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý chí đấu tranh chống sự thống trị của thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ- Do binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẽ,tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm nên bất mãn nổi dậy đấu tranh.* Diễn biến- Sáng ngày 10/05/1857, ở Mi-rút (gần Đê-li), khi thực dân Anh sắp áp giải 85 binh lính Xi-pay trái lệnh, thì ba trung đoàn Xi-pay nổi dậy khởi nghĩa bắt bọn chỉ huy Anh.- Nông dân các vùng lân cận cũng tham gia nghĩa quân, vây bắt chỉ huy Anh.- Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng đến Đê-li, khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ.- Nghĩa quân đã lập được chính quyền ở 3 thành phố lớn.- Cuộc khởi nghĩa duy trì được 2 năm thì bị thực dân Anh dốc toàn bộ lực lượng đàn áp dã man. Nhiều nghĩa quân bị quân Anh trói vào họng súng đại bác, rồi bắn cho tan xương nát thịt. Khởi nghĩa bị thất bại.* Ý nghĩa- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất,.- Ý thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ.3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908)a. Đảng Quốc đại- Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng.- Tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển kinh tế và đòi hỏi được tham gia chính quyền, nhưng bị thực dân Anh kìm hãm.- Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (Quốc đại) thành lập. Đó là chính Đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ. Nó đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài chính trị.- Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và không tán thành phương pháp đấu tranh bằng vũ lực. Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính quyền sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu)b. Phong trào dân tộc- Tháng 7/1905, chính quyền Anh thi hành chính sách chia để trị. Ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông theo đạo Hồi và miền Tây theo đạo Ấn. Điều đó làm bùng nổ lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta.- Ngày 6/10/1905, đạo luật chia cắt Ben-gan bắt đầu có hiệu lực, nhân dân coi đó là ngày quốc tang: hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng, làm lễ tuyên thệ và hát vang bài "Kính chào Người – Mẹ hiền Tổ quốc" để tỏ ý đoàn kết , thống nhất. Khắp nơi vang lên khẩu hiệu "Ấn Độ là của người Ấn Độ".- Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và tuyên án ông 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc thổi bùng lên một đợt đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân Bom-bay tiến hành tổng bãi công 6 ngày (để trả lời 6 năm tù của Ti-lắc), xây dựng chiến luỹ, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Các thành phố khác cũng hưởng ứng, cuộc đấu tranh lên đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.- Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ.
BÀI 3. TRUNG QUỐCI. Trung Quốc bị các đế quốc xâm lược* Nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược- Thế kỉ XVIII đầu XIX các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.- Trung Quốc là một thị trường lớn, béo bở, chế độ đang suy yếu nên trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc.- Chế độ phong kiến Mãn Thanh đang suy yếu.* Quá trình đế quốc xâm lược Trung Quốc- Thế kỉ XVIII các đế quốc dùng mọi thủ đoạn, tìm cách ép chính quyền Mãn Thanh phải "mở cửa", cắt đất.- Đi đầu là thực dân Anh:+ Anh thực hiện "Chiến tranh thuốc phiện"(6-1840 đến 8-1842)+ Chúng đã buộc nhà Thanh phải ký Hiệp ước Nam Kinh Năm 1842, chấp nhận các điều khoản thiệt thòi (bồi thường chiến phí, nhượng Hồng Kông , mở 5 cửa biển...)- Đi sau Anh, các nước khác đua nhau xâu xé Trung Quốc:+ Đức chiếm Sơn Đông.+ Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử.+ Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây,Quảng Đông.+ Nga - Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.* Hậu quả: xã hội Trung Quốc nổi lên 2 mâu thuẫn cơ bản:+ Nhân dân Trung Quốc với đế quốc.+ Nông dân với phong kiến.+ Dẫn đến phong trào đấu tranh chống phong kiến, đế quốc.Chiến tranh thuốc phiện năm 1940Các đế quốc chia sẻ Trung QuốcSự phân chia vùng ảnh hưởng ở Trung Quốc của các đế quốc.II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX1. Khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc- Diễn biến:Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại kim Điền (Quảng Tây) ,lan rộng khắp cả nước, bị phong kiến đàn áp, năm 1864 thất bại.- Lãnh đạo: Hồng Tú Toàn- Lực lượng: Nông dân- Tính chất: là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh.Một cuộc họp của nghĩa quân Thái Bình Thiên Quốc2. Phong trào Duy Tân 1898- Diễn biến: Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân, tiến hành cải cách cứu vãn tình thế.- Lãnh đạo: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu.- Lực lượng: quan lại, sỹ phu tiến bộ, vua Quang Tự.- Tính chất: Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc, chỉ tồn tại 100 ngày.Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu.3. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn- Diễn biến: Năm 1899 bùng nổ ở Sơn Đông lan sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.- Bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công nên thất bại.- Lực lượng: Nông dân.- Tính chất: Phong trào yêu nước chống đế quốc. Giáng một đòn mạnh vào đế quốc.* Nguyên nhân thất bại+ Chưa có tổ chức lãnh đạo+ Do sự bảo thủ, hèn nhát của triều đình phong kiến.+ Do phong kiến và đế quốc cấu kết đàn áp
III. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911* Tôn Trung Sơn và Đồng minh hội
- Tôn Trung Sơn là một trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.- Tháng 8/1905 Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hội- chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.- Cương lĩnh chính trị: theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn- Mục tiêu: lật đổ Mãn Thanh, thành lập dân quốc,thực hiện bình đẳng về ruộng đất ..bình quân địa quyền- Lực lượng : trí thức tư sản, tiểu tư sản ,địa chủ , thân sĩ bất bình với nhà Thanh.* Cách mạng Tân Hợi 1911* Nguyên nhân+ Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến+ Ngòi nổ của cách mạng là do nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc nên phong trào "giữ đường" bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.+ Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/10/1911, lan rộng khắp miền Nam, miền Trung.+ Ngày 19/12/1911 Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống lâm thời, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc.+ Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp.+ Kết quả: Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải làm Tổng thống.* Tính chất - ý nghĩa + Tính chất cuộc cách mạng tư sản không trịêt để.+ Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng đến Châu Á.* Hạn chế+ Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến .+ Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.+ Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
BÀI 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á(Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)221. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á* Nguyên nhânCác nước tư bản cần thị trường, thuộc địa nên đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.- Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng.- Giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời.- Chế độ phong kiến khủng hoảng. Kinh tế kém phát triển.- Khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội * Quá trình xâm lược
2. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a.* Chính sách thống trị thực dân Hà Lan đã làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.* 1825-1830: Cuộc khởi nghĩa A - chê do hoàng tử Di-pô-nê-gô-rô vương quốc Yogyacata lãnh đạo,được đông đảo nhân dân trên đảo Giava và các đảo khác đi theo, là cuộc nổi dậy lớn nhất của người Inđônêxia hồi đầu thế kỉ XIX.* Cuộc khởi nghĩa nông dân do Sa-min lãnh đạo năm 1890* Các tổ chức chính trị của công nhân ra đời như: Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908). Tháng 12/1914, Liên minh xã hội dân chủ Inđônêxia ra đời nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong công nhân đặt cơ sở cho Đảng Cộng sản ra đời (5/1920). Giai cấp tư sản dân tộc, tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, đóng vai trò nhất định trong phong trào yêu nước ở Inđônêxia đầu thế kỉ XX. Vì vậy phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản với sự tham gia của công nhân và tư sản.3. Phong trào chống thực dân ở Phi-lip-pin* Nguyên nhân- Thực dân Tây Ban Nha đặt ách thống trị trên 300 năm ở Philíppin, khai thác bóc lột triệt để tài nguyên và sức lao động.- Mâu thuẫn giữa nhân dân Philíppin và thực dân Tây Ban Nha ngày càng gay gắt dẫn đến phong trào đấu tranh bùng nổ.* Phong trào đấu tranh- Năm 1872 có khởi nghĩa ở Ca-vi-tô, nghĩa quân làm chủ Ca-vi-tô được 3 ngày thì thất bại.- Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, ở Philíppin xuất hiện 2 xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc.
* Phong trào đấu tranh chống Mĩ+ Năm 1898 Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha hất cẳng Tây Ban Nha và chiếm Philippin.+ Nhân dân Philippin anh dũng chống Mĩ đến năm 1902 thất bại. Philippin trở thành thuộc địa của Mĩ.4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia* Bối cảnh Cam-pu-chia giữa thế kỉ XIX- Trước khi bị Pháp xâm lược triều đình phong kiến Nô-rô-đôm suy yếu phải thần phục Thái Lan.- Năm 1863 Cam-pu-chia chấp nhận sự bảo hộ của Pháp. Năm 1884 Pháp gạt Xiêm, biến Cam-pu-chia thành thuộc địa của Pháp.- Ách thống trị của Pháp làm cho nhân dân Cam-pu-chia bất bình vùng dậy đấu tranh.* Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia
- Nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm.- Các cuộc đấu tranh thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia,- Có sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là trong cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô được coi là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỷ XX* Bối cảnh lịch sử- Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến suy yếu Lào phải thuần phục Thái Lan.- Năm 1893 bị thực dân Pháp xâm lược.-
* Nhận xét- Phong trào đấu tranh của nhân dân Lào, và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát.- Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.- Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước và nông dân * Kết quả- Các cuộc đấu tranh đều thất bại do tự phát thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vững vàng.- Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương6. Xiêm (Thái Lan) giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX* Bối cảnh lịch sử- Năm 1752 triều đại Ra-ma theo đuổi chính sách đóng cửa.- Giữa thế kỉ XIX đứng trước sự đe dọa xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV (Mông-kút ở ngôi từ 1851-1868) đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài.- Ra-ma V (Chu-la-long-con ở ngôi từ 1868 - 1910) đã thực hiện nhiều chính sách cải cách.* Nội dung cải cách- Kinh tế+ Nông nghiệp: để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.+ Công thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng- Chính trị+ Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây .+ Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.+ Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện) .+ Chính phủ có 12 bộ trưởng.- Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.- Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ , giải phóng người lao động.- Đối ngoại:+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.+ Lợi dụng vị trí nước đệm .+ Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh - Pháp đã lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước.* Tính chất+ Thái Lan phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa và giữ được chủ quyền độc lập.+ Tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.Trong bối cảnh chung của châu Á, Thái Lan đã thực hiện đường lối cải cách, chính nhờ đó mà Thái Lan thoát khỏi thân phận thuộc địa giữ được độc lập
BÀI 5. CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LA TINH(Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)I. Châu Phi- Châu Phi là lục địa lớn thứ 2 trên thế giới, giàu tài nguyên khoáng sản, có nền văn hóa lâu đời.- Châu Phi có nền văn minh cổ đại rực rỡ.* Các Đế quốc xâm lược phân chia châu Phi- Từ giữa thế kỉ XIX thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi.- Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.+ Anh chiếm: Nam Phi, Ai Cập, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi, Kênia, Xômali, Gam-bi-a.+ Pháp chiếm: Tây Phi, miền xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra.+ Đức: Camôrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Tadania,+ Bỉ chiếm. Công gô + Bồ Đào Nha: Mô-dam Bích, Ănggôla và một phần Ghinê- Đầu thế kỉ XX việc phân chia thụôc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.* Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi
* Kết quả: phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi đều thất bại (trừ Êtiôpia).* Nguyên nhân thất bại là do: chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp.* Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho giai đoạn sau - đầu thế kỉ XX.- Phong trào đấu tranh ở châu Phi bao gồm đấu tranh bảo vệ độc lập và đấu tranh chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.- Mĩ La-tinh: là một phần lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ. Gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê. Sở dĩ gọi đây là khu vực Mĩ La-tinh vì cư dân ở đây nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (ngữ hệ La -tinh).- Trước khi xâm lược, Mĩ La-tinh là một khu vực có lịch sử văn hóa lâu đời, giàu tài nguyên. Cư dân bản địa ở đây là người Inđian, chủ nhân của nhiều văn hóa cổ nổi tiếng, văn hóa May-a, văn hóa In-ca, văn hóa A-dơ-tếch.II. Khu vực Mĩ La-tinh* Chế độ thực dân ở Mĩ La-tinh:- Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ La-tinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.- Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc:+ Tàn sát dồn đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai lập đồn điền+ Đưa người Châu Phi sang để khai thác tài nguyên (vàng và bạc, người ta còn chở từ châu Mĩ về Tây Ban Nha đường, ca cao, gỗ, đá quý, ngọc trai, cánh kiến, thuốc lá, bông... )* Phong trào đấu tranh giành độc lập
Nhận xétĐầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Kết quả hầu hết khu vực đã thóat khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trở thành quốc gia độc lập* Tình hình Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập và chính sách bành trướng của Mĩ+ Sau khi giành độc lập, các nước Mĩ La-tinh có tiến bộ về kinh tế xã hội: Braxin trồng nhiều bông và cao su, cung cấp một nửa cà phê cho thị trường thế giới. Achentina sản xuất len, da cừu, thịt bò xuất khẩu sang Anh... Các đồn điền trồng lúa mì, cây công nghiệp, chăn nuôi lấy thịt, sữa và lông phát triển mạnh trở thành nguồn hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. Dân số tăng nhanh do người nhập cư ngày càng đông.+ Mĩ âm mưu biến Mĩ La-tinh thành "sân sau" của Mĩ ở Mĩ La-tinh.+ Để thực hiện được âm mưu của mình, Mĩ đã đưa ra thủ đoạn tuyên truyền học thuyết: "Châu Mĩ của người châu Mĩ" (1823), thành lập "Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ" ( Liên Mỹ )dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn.+ Năm 1898 Mỹ hất cẳng Tây Ban Nha (người châu Âu) khởi châu Mĩ.+ Đầu thế kỉ XX, dùng chính sách "Cái gậy lớn" và "Ngoại giao đô la" để khống chế khu vực này.+ Mĩ La-tinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
BÀI 6. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)I. NGUYÊN NHÂN CỦA CHIẾN TRANH1. Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX- Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi vào cuối thế kỷ XIX:
- Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất, lại ít thuộc địa . Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập "phe Liên Minh", năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
- Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).- Đầu thế kỉ XX ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau, âm mưu xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh, một cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới không thể tránh khỏi.Liên minh Hiệp ướcĐỨC - ÁO - HUNG <--> ANH - PHÁP - NGA(1882) (1890-1907)- Hai khối quân sự ráo riết chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh2. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh* Nguyên nhân sâu xa+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt( trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.+ Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.* Nguyên nhân trực tiếp+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.+ Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi)Đến năm 1914, sự chuẩn bị chiến tranh của 2 phe đế quốc cơ bản đã xong. Ngày 28.6.1914, Áo - Hung tổ chức tập trận ở Bô-xni-a. Thái tử Áo là Phơ-ran-xo Phéc-đi-nan đến thủ đô Bô-xni-a là Xa-ra-e-vô để tham quan cuộc tập trận thì bị một phần tử người Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi. Thế là chiến tranh đã được châm ngòi.II. DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT (1914-1918)1. Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916) * Chiến tranh bùng nổ+ 28/6/1914, Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát+ 28/7/1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi.+ 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga. + 3/8/1914, Đức tuyên chiến với Pháp+ 4/8/1914, Anh tuyên chiến với Đức.Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu
Những năm đầu Đức, Áo - Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.2. Giai đoạn thứ 2 (1917 - 1918)
III. Kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất:* Hậu quả của chiến tranh- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.+ 10 triệu người chết.+ 20 triệu người bị thương.+ Chiến phí 85 tỉ đô la.- Các nước Châu Âu là con nợ của Mỹ.- Bản đồ thế giới thay đổi .- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.* Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co