Oneshot Bao Phong Chau Vu Co Li Phung Xuan
Châu Kha Vũ ngồi trong khách đình, xung quanh là hồ nước lạnh lẽo, rèm treo quanh khách đình* bay phấp phới vì những đợt gió đông lạnh giá. Tiếng đàn lạnh căm vì ai mà cất lên... Trăm sương ngàn giá, quá khứ rồi cũng chôn vùi.
Châu Kha Vũ và Lưu Vũ gặp nhau vào tiết kinh trập** ở Giang Nam, mưa xuân lất phất, đường phố nhộn nhịp không khí ngày xuân.
"Xin lỗi công tử" Châu Kha Vũ đang lơ đễnh không chú ý thì bị một người đâm sầm vào từ phía sau. Cậu nhìn lại thì thấy một vị công tử thanh tú, thoát tục, dáng hình tựa trích tiên. Ngũ quan thanh tú, dưới mắt trái điểm xuyến một nốt lệ chí mê người. Dáng người nhỏ nhỏ chỉ đến ngang ngực cậu.
"Ta không cố ý, xin lỗi công tử"
"Ta không sao"
"Vậy thì tốt rồi, nếu công tử đây không trách gì thì không biết ta có thể mời công tử đây một bữa để tạ lỗi không?" Lưu Vũ hỏi
"Được, chúng ta đến Thanh Trúc Lâu" Châu Kha Vũ thoải mái đồng ý.Thanh Trúc Lâu nổi tiếng ở Giang Nam vì đồ ăn nơi đây rất đắt, chế biến tinh xảo hơn nửa Thanh Trúc Lâu còn nằm sâu trong rừng trúc biệt lập với thế giới bên ngoài, phong cảnh đẹp thêm phần giá cả không phải ai cũng đến được nên nơi này thường chỉ có các vị công tử thế gia đến nơi này, Châu Kha Vũ gợi ý đến nơi này chứng tỏ y cũng chẳng phải người tầm thường. Lưu Vũ cũng không có ý kiến gì lại có thể rõ thêm một điều Lưu Vũ cũng có thể là một tiểu công tử thế gia.Hai người chọn gian cuối cùng của Thanh Trúc Lâu vì nơi đây cách biệt với các gian còn lại hai người lại đặc biệt thích không gian yên tĩnh. Vốn đang tiết Xuân rừng trúc xanh rì, gió nhè nhẹ thổi hoà cùng tiếng chim muôn, phong cảnh hữu tình.
"Ta là Lưu Vũ, không biết công tử đây tên gọi thế nào"
"Châu Kha Vũ"
"Nghe tiếng của công tử đây, chắc hẳn không phải người Giang Nam?" Lưu Vũ hỏi
"Ta vốn là người ở Trường An, công tử đây từng nghe về lụa Châu gia chưa?"
"Ta đương nhiên từng nghe qua, lụa Châu gia nổi tiếng khắp cả nước Phong Châu có ai chưa từng nghe qua. Công tử đây cũng họ Châu lẽ nào...." Lưu Vũ tiếp lời
"Ta là tiểu công tử của Châu gia chẳng qua không có hứng thú với gia nghiệp ta thích đi đây đó hành y tế thế cứu người hơn" Châu Kha Vũ tự cảm nhận mình là người âm trầm, ít nói nhưng khi nói chuyện với Lưu Vũ hắn lại không tự chủ mà nói nhiều đến vậy.
"Vậy ra Châu công tử đây là y sư" Lưu Vũ nói tiếp "Lưu gia nổi tiếp khắp Giang Nam với nghiệp buôn muối nếu Châu công tử đây không ngại nói ra gia thế của bản thân thì ta hà cớ gì phải giấu giếm".Châu gia nổi tiếng khắp nước Phong Châu vì nghiệp lụa, Lưu gia độc lĩnh Giang Nam nghiệp buôn muối.Thời gian trôi qua hai người càng ngày càng thân thiết, rồi thứ gì nên đến cũng sẽ, đêm thu gió nhẹ thổi Châu Kha Vũ bộc bày tình cảm với Lưu Vũ. Vốn nghĩ Lưu Vũ chắc hẳn sẽ không đồng ý, nào biết tiểu công tử Lưu gia lại là nhất kiến chung tình.
Hai người cứ thế bên nhau bình bình lặng lặng, Lưu gia biết cũng chẳng ngăn cấm gì trên Lưu Vũ còn hai người anh, hương hỏa Lưu gia cũng không cần lo sợ phần vì ông bà Lưu gia chỉ mình con cái hạnh phúc không muốn áp đặt.Một chiều thu, sau hai năm bên nhau.
Trong khách đình nhà Châu Kha Vũ, hắn gảy một khúc Tịch Dương Tiêu Cổ*** Lưu Vũ múa một điệu, bộ dáng cậu đẹp tựa trích tiên, ánh nắng chiều tà hắt xuống gương mặt, nốt lệ chí diễm lệ dưới ánh nắng chiều. Những tưởng bình đạm bên nhau đến hết đời, nào ngờ họa đổ xuống đầu Lưu gia. Một ngày đông cùng năm biệt viện của Lưu gia bốc hoả, ngọn lửa thiêu sạch mọi thứ một nhà 5 người chẳng còn ai. Xác tiểu thiếu gia nhà họ may mắn giữ được vẹn toàn vì khi đó cậu đang ở phòng sách cách nhà chính khá xa lửa Lan đến không nhiều nhưng cậu chết vì ngạt, khi mang xác ra trên tay cậu còn nắm chặt chiếc vòng lưu ly màu xanh lam. Tính vật định tình của cậu và Châu Kha Vũ.Tang lễ, an táng cho Lưu Gia một tay Châu Kha Vũ lo chu toàn cho cả năm người, dù sao từ lâu người dân khắp Giang Nam đã thừa nhận Châu Kha Vũ là người của Lưu gia.Từ ngày đó, chẳng ai thấy Châu y sĩ đâu nữa, có người bảo cậu đau buồn cho ái nhân nên đã đi theo bồi người trên đường xuống Hoàng tuyền, cũng có người nói y đã có gia đình, cũng có người nói y đã phiêu bạc bốn phương trời không trở lại nơi đây nữa....Hoa nơi khách đình héo úa
Tiết kinh trập chẳng thấy bóng hình ai
Ngàn năm đợi chờ người ngoảnh lại
Sao mãi chẳng thấy bóng hình người.Một ngày Xuân của nhiều năm sau, Giang Nam đổ cơn mưa xuân như ngày ấy, Trường An nô nức đón xuân về. Khói bếp lượn lờ, tuyết tan. Nhớ khúc Tịch Dương năm nào, cuối cùng lại chẳng thấy bóng ai...____________________
Hương rượu hoa đào lan tỏa trong không khí, Lưu Vũ họa cảnh Giang Nam xuân, Châu Kha Vũ ngồi cạnh vừa thưởng rượu vừa ngâm một khúc "Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ".****
_____________________
Một thư, một vòng lưu ly, du ngoạn thiên hạ, lời tâm tình năm nào vốn đã theo trăm gió ngàn sương để lại chốn Giang Nam.
"Lại mộng mưa bụi Giang Nam, sông dài chảy vào cố hương
Khói bếp lượn lờ lần toả qua trăm ngàn dặm
Ta nghe khúc khèn sáo, nhân gian tràn ngập niềm vui
Sông băng lưu chuyển theo nổi nhớ ngàn năm cổ xưa...
Trích Cố Lí Phùng Xuân-阿YueYue"
End.
CelimineMoon
__________________________
*khách đình: mái đình giữa hồ thường dùng để tiếp khách
**tiết kinh trập: Kinh trập là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Ngày bắt đầu tiết Kinh trập thường diễn ra vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 3 dương lịch, khi Mặt Trời ở xích kinh 345° (kinh độ Mặt Trời bằng 345°). Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Sâu nở.
Theo quy ước, tiết kinh trập là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 5 hay 6 tháng 3 và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 3 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết xuân phân bắt đầu.
Lịch Trung Quốc, cũng như lịch ở các nước Đông Á cổ đại bao gồm Việt Nam, bị nhiều người lầm là âm lịch thuần túy, dẫn đến ngộ nhận về việc tiết khí nói chung và kinh trập nói riêng được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch, trong đó tiết khí, từ thời Hán Vũ Đế, đã được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Theo cách tính hiện đại, với điểm xuân phân là gốc có kinh độ Mặt Trời bằng 0°, thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết kinh trập ứng với kinh độ Mặt Trời bằng 345°. Ngày kinh trập do vậy được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 5 hay 6 tháng 3 dương lịch tùy theo từng năm. Tiết khí đứng ngay trước kinh trập là vũ thủy và tiết khí kế tiếp sau là xuân phân. ( theo Wikipedia) trên cơ bản mình hiểu là một tiết trong mùa Xuân ấy.
*** Tịch Dương Tiêu Cổ là một nhạc khúc rất nổi tiếng miêu tả cảnh đẹp lúc hoàng hôn trên dòng sông. Khúc nhạc này luôn nhận được sự yêu thích của người ta, vì nó mang đậm cả tình thơ lẫn ý họa. Vốn là khúc được tấu bằng cổ cầm hoặc tỳ bà, "Tịch Dương Tiêu Cổ" sau này được cải biên thành những bản hợp tấu, giao hưởng của nhiều loại nhạc cụ dân gian. Nó thậm chí còn được thêm lời để đưa vào phim ảnh. Có thể nói, "Tịch Dương Tiêu Cổ" là khúc nhạc được nhiều người biết đến nhất trong "Trung Hoa thập đại danh khúc".
Một điều khá đặc biệt là, khúc "Tịch Dương Tiêu Cổ" vốn miêu tả cảnh đẹp lúc hoàng hôn lại khởi nguồn từ thi phẩm "Xuân giang hoa nguyệt dạ" (Đêm hoa trăng trên sông xuân) của Trương Nhược Hư, chính vì thế, khúc "Tịch Dương Tiêu Cổ" cũng còn có tên khác là "Xuân giang hoa nguyệt dạ", mặc dù đứng về hàm nghĩa thì hai ý cảnh có đôi nét khác nhau. Theo Đường Thi tuyển dịch (tập 2), thì "Xuân giang hoa nguyệt dạ" là một bài thơ tuyệt diệu với ngôn ngữ giản dị mà tươi tắn, thanh tao; âm điệu bàng hoàng, triền miên; hình ảnh sinh động, cảm xúc chứa chan. (Nếu muốn mọi người có thể lên mạng tìm để nghe)
****Xuân giang hoa nguyệt dạ" là một bài thơ tuyệt diệu với ngôn ngữ giản dị mà tươi tắn, thanh tao; âm điệu bàng hoàng, triền miên; hình ảnh sinh động, cảm xúc chứa chan. (Mọi người có thể lên mạng tìm đọc tui thấy bài này hay lắm)
Mọi người đọc thì bình luận cho tui vui nghen. Lần đầu mình viết thể loại này nên có gì mọi người cứ việc góp ý nha.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co