Tai Lieu On Thi Nlvh 12 Cap Nhat Mtkn
2. Nhân vật Tràng a, Trước khi nhặt được vợ- Hoàn cảnh xuất thân:
Tràng là dân ngụ cư nghèo khổ, làm nghề đẩy xe bò thuê. Anh sống với mẹ già. Nơi Tràng ở là "cái nhà vắng teo, đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại", ngôi nhà không che thân cho Tràng khỏi ướt chứ đừng nói là cưu mang người khác.- Ngoại hình: xấu xí, thô kệch. Tràng không có ngoại hình ưa nhìn để được các cô gái để ý.- Tính tình: trẻ con. Vì thế chẳng mấy ai thèm bắt chuyện trừ lũ trẻ chọc ghẹo khi anh đi làm về.=> Tràng không chủ tâm đi tìm vợ và cũng thừa biết người như mình không đủ khả năng để lấy vợ.- Hoàn cảnh nhặt vợ:Lần thứ nhất: "Hắn kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh", "hò chơi một câu cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:
"Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!"=> Mục đích của câu hò vu vơ của Tràng chỉ là để giải tỏa sự vất vả trong công việc, nhưng đã vô tình làm thị tin vào câu nói đó là thật. Và "Thị liếc mắt, cười tít" với Tràng. Tràng chợt cảm thấy hạnh phúc vì "Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế." Qua niềm vui nhỏ bé đó, ta thấy được Tràng là người khao khát hạnh phúc, và thị là người đầu tiên đem đến cho Tràng cảm giác lạ lẫm đó. Đây cũng chính là bắt đầu duyên nợ của thị với Tràng.Lần thứ hai: Tràng gặp lại thị khi "ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh".Lúc đầu, Tràng không nhận ra thị vì thị đã thay đổi quá nhiều. Thị thay đổi từ nhân cách "sầm sập chạy đến", "sưng sỉa", đến ngoại hình "thị rách quá, quần áo tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt." Cái đói đã đày đọa, biến dạng thị không còn giống với hình hài một con người và thêm cho thị tính cách chua ngoa, sẵn sàng đòi miếng ăn để sống.Tuy thị đã không còn tình tứ, lại rách nát nghèo nàn, nhưng Tràng vẫn không hề xa lánh thị, nhận ra thị, "hắn toét miệng cười", mời thị ăn giầu một cách lịch sự.Tràng đãi thị "một chặp bốn cái bánh đúc". Trong hoàn cảnh đói khát và cái chết cận kề, thân mình chưa ăn được no, mặc được ấm, Tràng lại hào phóng sẵn sàng đãi một người lạ "ăn", còn cho ăn rất nhiều.=> Trông thấy thị đói rách thảm hại, Tràng đã động lòng thương và đối đãi thị một cách chất phác và hàp hiệp. Tình thương của Tràng chỉ đơn thuần là thương người đói khát hơn mình chứ không có ý định lợi dụng hay chòng ghẹo.Chàng đùa thị: "Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì khuân hàng lên xe rồi cùng về." Đây tiếp tục là câu nói tầm phào, bông đùa để chào thị đi về, nhưng thị đã tin là thật và về cùng Tràng. Cái đói đã làm thị tin vào bất cứ thứ gì có thể cho thị ăn và tiếp tục sống.Mới đầu, Tràng phảng phất lo sợ về cái đói và cái chết "anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình còn chẳng biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng."
=> Đó là nỗi sợ hãi có thật, nhất là trong thời đói kém bấy giờ.Nhưng tình thương người và khát vọng hạnh phúc đã lớn hơn nỗi sợ hãi, Tràng quyết định: "Chậc, kệ!"
=> Chỉ một từ "kệ" thôi anh đã bỏ sau lưng tất cả sợ hãi, lo nghĩ để vun vén cho cái hạnh phúc nhỏ bé của mình.=> Tràng là người đàn ông nghèo khổ, xấu trai, không lanh lợi, tính tình còn trẻ con. Anh có đủ những yếu tố để không một cô gái nào để mắt tới. Chỉ đến nạn đói, nhờ lòng tốt sẵn sàng cưu mang người cùng cảnh ngộ với mình Tràng mới có được vợ. Như chính bà cụ Tứ - mẹ Tràng từng ngậm ngùi: "Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình."b, Sau khi nhặt vợ:- Trên đường về:Hắn sắm sửa cho vợ: "hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê".
=> Tràng đã có ý thức chăm sóc, đối xử chu đáo với người "vợ nhặt", trân trọng hạnh phúc mình vừa có được.Trên đường dẫn vợ về, khuôn mặt hắn bừng sáng niềm hân hoan: Hắn "phớn phở khác thường", "tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh".
=> Bên ngoài cái chết và cái đói đang hoành hành đe dọa, nhưng niềm hạnh phúc về gia đình mới vẫn lan tỏa, hi vọng vẫn nhen nhóm trong ánh mắt Tràng.Trước sự tò mò, ngạc nhiên phỏng đoán của những người ở xóm ngụ cư, Tràng lấy làm thích ý, hãnh diện vì một người tưởng chừng như "làm đếch có vợ" giờ đây đã có một "người đàn bà đi sau hắn" về nhà.- Khi dẫn vợ về nhà:Tràng nhanh nhẹn thu dọn nhà cửa như một hình thức đón cô dâu mới: "Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những liêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất."Câu nói của Tràng: "Không có người đàn bà, nhà cửa thế này đấy!" vừa là để chữa ngượng cho ngôi nhà tềnh toàng rúm ró vừa là lời khẳng định hạnh phúc. Từ nay Tràng đã có vợ, ngôi nhà trở thành tổ ấm, có bàn tay người phụ nữ vun vén để cuộc sống chỉnh chu hơn.Tràng mời thị ngồi, "vỗ vỗ xuống giường đon đả", câu nói: "Ngồi đây... Ngồi xuống đây, tự nhiên..." vừa vui sướng vừa phỏng đoán thái độ của thị.
=> Tràng không còn vô tâm ngờ nghệch, hắn đã biết quan tâm đến thị, phỏng xem thị ý thị ra sao.Lời tự hỏi của Tràng: "Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... Ô sao nó lại buồn thế nhỉ?..." là lời lo lắng, sợ cưới vợ tềnh toàng đơn sơ nên người vợ nhặt xấu hổ, tủi thân.Tràng đợi mẹ về, giới thiệu thị với mẹ một cách đầy trân trọng, hàm ơn: "Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả...", thở phào nhẹ nhõm khi bà chấp nhận nàng dâu mới.- Tràng trong buổi sáng hôm sau:Tràng thấy "êm ái, lơ lửng hạnh phúc", vẫn ngỡ ngàng, ngạc nhiên, không tin là mình đã có vợ.Tràng thấm thía cảm động trước cảnh sinh hoạt bình dị mà Tràng đã khao khát từ lâu: "Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp." Hạnh phúc của Tràng đã mang sinh khí về với căn nhà tồi tàn rách nát.Tràng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình, coi tổ ấm là nơi "sinh con đẻ cái".=> Khi mà giữa cảnh tối tăm đói khát, thân mình chưa lo xong còn đèo bòng, Tràng đã nghĩ về sự sống, hi vọng và tiếp nối thế hệ của sự sống.- Tràng ý thức được ý nghĩa của gia đình: là nơi "che mưa che nắng", và "thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này."
=> Tràng tin vào sức mạnh của tình yêu thương sẽ chèo chống con người vượt qua sóng gió. Đây là sự trưởng thành trong nhận thức sau khi lấy vợ. Từ một người sống chỉ biết giật gấu vá vai, ăn bữa nay lo bữa mai, nay Tràng thấy mình phải có trách nhiệm lo cho vợ con, gia đình.Khi hỏi về Việt Minh và nghe vợ kể về những người đói phá kho thóc Nhật, Tràng thấy "ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ" vì đã không tham gia cùng đoàn người cướp thóc hôm nọ.
=> Con đường sống đã lóe lên trong mắt Tràng, bây giờ Tràng đã có cả gia đình phải chăm lo, Tràng sẽ không để phải lỡ cơ hội tham gia cùng Việt Minh lần nữa.Hình ảnh: "lá cờ đỏ bay phất phới" trong óc Tràng gieo cho người đọc niềm tin mãnh liệt: Tràng sẽ nhanh chóng đi theo con đường Việt Minh, mang lại cơm no áo ấm cho gia đình mình.
Tràng là dân ngụ cư nghèo khổ, làm nghề đẩy xe bò thuê. Anh sống với mẹ già. Nơi Tràng ở là "cái nhà vắng teo, đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại", ngôi nhà không che thân cho Tràng khỏi ướt chứ đừng nói là cưu mang người khác.- Ngoại hình: xấu xí, thô kệch. Tràng không có ngoại hình ưa nhìn để được các cô gái để ý.- Tính tình: trẻ con. Vì thế chẳng mấy ai thèm bắt chuyện trừ lũ trẻ chọc ghẹo khi anh đi làm về.=> Tràng không chủ tâm đi tìm vợ và cũng thừa biết người như mình không đủ khả năng để lấy vợ.- Hoàn cảnh nhặt vợ:Lần thứ nhất: "Hắn kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh", "hò chơi một câu cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:
"Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!"=> Mục đích của câu hò vu vơ của Tràng chỉ là để giải tỏa sự vất vả trong công việc, nhưng đã vô tình làm thị tin vào câu nói đó là thật. Và "Thị liếc mắt, cười tít" với Tràng. Tràng chợt cảm thấy hạnh phúc vì "Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế." Qua niềm vui nhỏ bé đó, ta thấy được Tràng là người khao khát hạnh phúc, và thị là người đầu tiên đem đến cho Tràng cảm giác lạ lẫm đó. Đây cũng chính là bắt đầu duyên nợ của thị với Tràng.Lần thứ hai: Tràng gặp lại thị khi "ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh".Lúc đầu, Tràng không nhận ra thị vì thị đã thay đổi quá nhiều. Thị thay đổi từ nhân cách "sầm sập chạy đến", "sưng sỉa", đến ngoại hình "thị rách quá, quần áo tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt." Cái đói đã đày đọa, biến dạng thị không còn giống với hình hài một con người và thêm cho thị tính cách chua ngoa, sẵn sàng đòi miếng ăn để sống.Tuy thị đã không còn tình tứ, lại rách nát nghèo nàn, nhưng Tràng vẫn không hề xa lánh thị, nhận ra thị, "hắn toét miệng cười", mời thị ăn giầu một cách lịch sự.Tràng đãi thị "một chặp bốn cái bánh đúc". Trong hoàn cảnh đói khát và cái chết cận kề, thân mình chưa ăn được no, mặc được ấm, Tràng lại hào phóng sẵn sàng đãi một người lạ "ăn", còn cho ăn rất nhiều.=> Trông thấy thị đói rách thảm hại, Tràng đã động lòng thương và đối đãi thị một cách chất phác và hàp hiệp. Tình thương của Tràng chỉ đơn thuần là thương người đói khát hơn mình chứ không có ý định lợi dụng hay chòng ghẹo.Chàng đùa thị: "Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì khuân hàng lên xe rồi cùng về." Đây tiếp tục là câu nói tầm phào, bông đùa để chào thị đi về, nhưng thị đã tin là thật và về cùng Tràng. Cái đói đã làm thị tin vào bất cứ thứ gì có thể cho thị ăn và tiếp tục sống.Mới đầu, Tràng phảng phất lo sợ về cái đói và cái chết "anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình còn chẳng biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng."
=> Đó là nỗi sợ hãi có thật, nhất là trong thời đói kém bấy giờ.Nhưng tình thương người và khát vọng hạnh phúc đã lớn hơn nỗi sợ hãi, Tràng quyết định: "Chậc, kệ!"
=> Chỉ một từ "kệ" thôi anh đã bỏ sau lưng tất cả sợ hãi, lo nghĩ để vun vén cho cái hạnh phúc nhỏ bé của mình.=> Tràng là người đàn ông nghèo khổ, xấu trai, không lanh lợi, tính tình còn trẻ con. Anh có đủ những yếu tố để không một cô gái nào để mắt tới. Chỉ đến nạn đói, nhờ lòng tốt sẵn sàng cưu mang người cùng cảnh ngộ với mình Tràng mới có được vợ. Như chính bà cụ Tứ - mẹ Tràng từng ngậm ngùi: "Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình."b, Sau khi nhặt vợ:- Trên đường về:Hắn sắm sửa cho vợ: "hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê".
=> Tràng đã có ý thức chăm sóc, đối xử chu đáo với người "vợ nhặt", trân trọng hạnh phúc mình vừa có được.Trên đường dẫn vợ về, khuôn mặt hắn bừng sáng niềm hân hoan: Hắn "phớn phở khác thường", "tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh".
=> Bên ngoài cái chết và cái đói đang hoành hành đe dọa, nhưng niềm hạnh phúc về gia đình mới vẫn lan tỏa, hi vọng vẫn nhen nhóm trong ánh mắt Tràng.Trước sự tò mò, ngạc nhiên phỏng đoán của những người ở xóm ngụ cư, Tràng lấy làm thích ý, hãnh diện vì một người tưởng chừng như "làm đếch có vợ" giờ đây đã có một "người đàn bà đi sau hắn" về nhà.- Khi dẫn vợ về nhà:Tràng nhanh nhẹn thu dọn nhà cửa như một hình thức đón cô dâu mới: "Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những liêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất."Câu nói của Tràng: "Không có người đàn bà, nhà cửa thế này đấy!" vừa là để chữa ngượng cho ngôi nhà tềnh toàng rúm ró vừa là lời khẳng định hạnh phúc. Từ nay Tràng đã có vợ, ngôi nhà trở thành tổ ấm, có bàn tay người phụ nữ vun vén để cuộc sống chỉnh chu hơn.Tràng mời thị ngồi, "vỗ vỗ xuống giường đon đả", câu nói: "Ngồi đây... Ngồi xuống đây, tự nhiên..." vừa vui sướng vừa phỏng đoán thái độ của thị.
=> Tràng không còn vô tâm ngờ nghệch, hắn đã biết quan tâm đến thị, phỏng xem thị ý thị ra sao.Lời tự hỏi của Tràng: "Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... Ô sao nó lại buồn thế nhỉ?..." là lời lo lắng, sợ cưới vợ tềnh toàng đơn sơ nên người vợ nhặt xấu hổ, tủi thân.Tràng đợi mẹ về, giới thiệu thị với mẹ một cách đầy trân trọng, hàm ơn: "Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả...", thở phào nhẹ nhõm khi bà chấp nhận nàng dâu mới.- Tràng trong buổi sáng hôm sau:Tràng thấy "êm ái, lơ lửng hạnh phúc", vẫn ngỡ ngàng, ngạc nhiên, không tin là mình đã có vợ.Tràng thấm thía cảm động trước cảnh sinh hoạt bình dị mà Tràng đã khao khát từ lâu: "Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp." Hạnh phúc của Tràng đã mang sinh khí về với căn nhà tồi tàn rách nát.Tràng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình, coi tổ ấm là nơi "sinh con đẻ cái".=> Khi mà giữa cảnh tối tăm đói khát, thân mình chưa lo xong còn đèo bòng, Tràng đã nghĩ về sự sống, hi vọng và tiếp nối thế hệ của sự sống.- Tràng ý thức được ý nghĩa của gia đình: là nơi "che mưa che nắng", và "thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này."
=> Tràng tin vào sức mạnh của tình yêu thương sẽ chèo chống con người vượt qua sóng gió. Đây là sự trưởng thành trong nhận thức sau khi lấy vợ. Từ một người sống chỉ biết giật gấu vá vai, ăn bữa nay lo bữa mai, nay Tràng thấy mình phải có trách nhiệm lo cho vợ con, gia đình.Khi hỏi về Việt Minh và nghe vợ kể về những người đói phá kho thóc Nhật, Tràng thấy "ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ" vì đã không tham gia cùng đoàn người cướp thóc hôm nọ.
=> Con đường sống đã lóe lên trong mắt Tràng, bây giờ Tràng đã có cả gia đình phải chăm lo, Tràng sẽ không để phải lỡ cơ hội tham gia cùng Việt Minh lần nữa.Hình ảnh: "lá cờ đỏ bay phất phới" trong óc Tràng gieo cho người đọc niềm tin mãnh liệt: Tràng sẽ nhanh chóng đi theo con đường Việt Minh, mang lại cơm no áo ấm cho gia đình mình.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co