Truyen3h.Co

Tai Lieu On Thi Nlvh 12 Cap Nhat Mtkn

I. NHỚ

1. Tác giả Tô Hoài (1920-2014)

[Phải nhớ]:
Tiểu sử: Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.

Vị trí và đóng góp: Tô Hoài là nhà văn lớn, xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là cây bút có nội lực lớn, tác phẩm của ông xuất sắc cả về số lượng và chất lượng. Có thể kể đến những tác phẩm đã làm nên tên tuổi ông như: "Dế mèn phiêu lưu ký", "Truyện Tây Bắc", "Cát bụi chân ai",...

Phong cách: Tô Hoài là nhà văn giỏi về phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, miêu tả thiên nhiên. Ông còn am hiểu sâu sắc các phong tục tập quán của nhiều vùng miền Tổ quốc, đặc biệt là miền núi.

[Nên nhớ]
Gia đình:

Sinh ra một một gia đình thợ thủ công nghèo ở làng Nghĩa Đô, ông chỉ học hết Tiểu học rồi lăn lộn mưu sinh kiếm sống bằng nhiều nghề. Vì thế ông am hiểu và đồng cảm với cuộc sống lam lũ, vất vả nhiều lo toan của những người dân nghèo.

Cuộc đời:

Ông sớm tham gia hoạt động chính trị. Trước 1945, nhiều nhà văn còn loay hoay trong vấn đề nhận thức tư tưởng thì Tô Hoài đã có nhiều sáng tác hay về Cách mạng.

Ông có thời gian làm phóng viên của báo Cứu quốc, tham gia nhiều chiến dịch lớn. Vì thế, ông thu nhặt vốn sống phong phú về con người bắt rễ sâu từ trong đời sống nhân dân.

Sự nghiệp sáng tác:

a, Trước Cách mạng:
Ông viết về thế giới loài vật.
Ông viết về cuộc sống của những người thợ thủ công nghèo ven đô, từ đó đi sâu vào bức tranh sinh hoạt đời thường.

b, Sau Cách mạng:

Đề tài miền núi:
Ông tích cực thâm nhập vào đời sống đồng bào miền núi, am hiểu sâu sắc văn hóa và phong cách sinh hoạt của con người nơi đây.

Đề tài về Hà Nội:
Ông viết về cuộc sống hiện đại, dòng chảy lịch sử của Hà Nội.

c, Phong cách nghệ thuật:

Nội dung:
Sử dụng nhiều sắc thái giọng điệu.
Miêu tả tinh tế tỉ mỉ những chi tiết đặc sắc của cuộc sống.

Nghệ thuật:

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:

Tác phẩm là kết quả chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc 1952, chuyến đi dài 8 tháng. Ông đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào dân tộc miền núi. Vì vậy ông thấu hiểu những cơ cực và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Ông từng tâm sự: "Đất và người miền Tây để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên."
Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" được in trong tập "Truyện Tây Bắc".

b, Giá trị:

Nội dung:

*Giá trị hiện thực:
• Phản ánh, lên án bộ mặt giai cấp thống trị miền núi, đại diện trong tác phẩm là thống lý Pá Tra và A Sử, những tên chúa đất độc ác, thủ đoạn, vô nhân tính. Chúng dùng sợi dây cường quyền và thần quyền để nô lệ, hành hạ con người.
• Tái hiện cuộc sống tối tăm, ngột ngạt của người dân miền núi Tây Bắc và quá trình đấu tranh giành quyền sống, quyền làm người của họ.

*Giá trị nhân đạo:
Cảm thương cho số phận bất hạnh của người dân lao động miền núi.
Phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn họ: lòng khát khao yêu tự do, yêu đời yêu người và tinh thần phản kháng mãnh liệt.
Khẳng định và đề cao sức sống tiềm tàng, sức mạnh vùng lên giải phóng của con người khỏi giai cấp thống trị.
Mở cho họ con đường giải phóng cuộc đời và số phận của mình.

Nghệ thuật:

c, Tóm tắt:
Truyện "Vợ chồng A Phủ" xoay quanh cuộc đời của một cô gái người Mèo nghèo khổ, xinh đẹp nết na, cô ẩn chứa sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Vì cha mẹ nợ tiền cưới của thống lý Pá Tra, Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ. Lúc đầu, cô không cam chịu cuộc sống cầm tù và có ý định tự tử, nhưng thương bố già yếu không thể tiếp tục trả nợ, Mị đành sống tiếp. Cứ thế, quen với cái khổ, kể cả khi bố chết, Mị cũng không còn muốn ăn lá ngón để đi chết nữa. Cho một mùa xuân năm nọ, tiếng sáo gọi bạn yêu đã gợi lại hình ảnh Mị năm xưa với sức sống tiềm tàng. Mị muốn đi chơi nhưng A Sử phát hiện. Khi hắn trói Mị vào cột nhà bằng dây đay và bỏ đi chơi hội. Chỉ đến khi A Sử bị A Phủ đánh, Mị mới được cởi trói để đi hái thuốc cho chồng. Nhưng cũng từ ấy, sức sống tiềm tàng đã tàn phai mai một, Mị không phản kháng kể cả bị đánh đập vô cớ hay chứng kiến nỗi đau của người cùng khổ giống mình. Vì đánh A Sử A Phủ phải làm nô nhà thống lý trừ nợ, để hổ ăn mất bò, A Phủ bị phạt trói đứng cho đến chết. Trong đêm đông thổi lửa hơ tay, Mị nhìn thấy dòng nước mắt bất lực của A Phủ, dòng nước mắt của người sắp chết. Nghĩ đến người đến mình, Mị cắt dây cởi trói cùng A Phủ chạy trốn trong đêm tối.

II. DÀN Ý PHÂN TÍCH

1. Nhân vật Mị

a, Trước khi về làm dâu nhà thống lý

b, Sau khi về làm dâu nhà thống lý

c, Nghệ thuật xây dựng nhân vật Mị:

*Cách giới thiệu độc đáo: giới thiệu trực tiếp, chọn điểm mốc trong bước ngoặt cuộc đời Mị - khi đã về làm dâu nhà thống lý Pá Tra. Điều đó làm nổi bật sự tương phản giữa Mị của quá khứ và hiện tại, giữa nhà thống lý Pá Tra giàu có và cô con dâu nô lệ cực khổ.

*Nghệ thuật trần thuật: miêu tả Mị qua từng biến cố, đan xen chồng chéo quá khứ và hiện tại.

*Ngôn ngữ nửa trực tiếp: lời của tác giả xen lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

2. Nhân vật A Phủ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co