Thuong Duc
1 -Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 quyết định cử đại tá Hoàng Đan, phó tư lệnh quân đoàn vào Quân khu 5, tăng cường chỉ huy cho Sư 304. Cái tên Hoàng Đan nghe rất quen với nhiều người. Có rất nhiều giai thoại về ông. Đánh giặc hết mình, "nói tục" hết cỡ. Và đối với đàn bà con gái thì... tình cảm dạt dào lắm. Người ta bảo ông là người lắm tài nhiều tật. Giá như không có những cái tật ấy, ông đã phải lên tướng từ lâu.Những lời đồn đại ấy đều đến tai Hoàng Đan. Ông không mấy quan tâm. Ông không thể bỏ được những ý thích cá nhân của mình, một khi ý thích đó là vô hại. Đã là thằng lính, đừng sợ chết. Ông thường nói với anh em: "Chết có số. Nếu số anh chết thì chui xuống đất sâu, bom đạn cũng theo xuống". Là nói vui thế để ra trận, anh em đừng bạc nhược, đừng hèn hạ. Không ai muốn chết nhưng nghĩ về nó nhiều quá sẽ chẳng dám làm gì. Cứ như ông, từ thời đánh Pháp đến giờ, bao nhiêu nguy hiểm ác liệt đi qua mà vẫn cứ sống nhăn răng. Phải lạc quan yêu đời, tin là mình không thể chết có khi lại không bao giờ chết. Còn cái sự "nói tục" cũng cần đấy. Một mỏi, căng thẳng, tiếu lâm, làm vơi đi nhọc nhằn vất vả. Tất nhiên, nói tục nói phét cũng phải đúng lúc đúng chỗ. Hội nghị thì không thể văng lung tung. Người ta bảo ông có cả kho tiếu lâm. Họ quý mà nói vậy. Những chuyện để người nghe bò lăn ra, trong bụng ông cũng có lưng lửng. Cái quan trọng hơn là phải biết kể, phải có giọng điệu... Còn cái sự đàn bà con gái, quan trọng là đừng ép buộc người ta, đừng gây ra hậu quả xấu. Chứ việc tự nguyện đến với nhau đem lạỉ lợi ích cho nhau có gì ngại chứ. Đừng phong kiến, đừng bắt mình phải khổ sở một cách không cần thiết. Ông cũrg nghe nhiều người bảo ông "ngang". Hiểu từ "ngang" thế nào tuỳ từng người. Ông sống theo cách của ông. Ngang là không chịu được sự ngang trái. Mình đúng mà họ bảo sai là không được, phải cãi. Cấp trên sai, không nghe, không làm theo. Không làm quan thì làm lính chứ đừng làm người "gió chiều nào theo chiều ấy". Hôm được điều lên quân đoàn, ông đã nói hẳn một số quan niệm của ông với tư lệnh trưởng. Làm anh cấp phó thực ra là "hầu hạ" anh cấp trưởng chứ gì đâu. Nhưng ngay từ đầu cũng phải xem ông ta có đáng để mình hầu không chứ. Tư lệnh trưởng không nói gì nhưng đầu gật gật. Thế là được rồi. Đừng bắt ông ấy phải nói ra bằng lời. Ông có đông ý hay không cũng mặc, miễn là ông chấp nhận một cấp phó "ngang" như mình.Trước khi kết thúc cuộc họp bàn về công tác chiến đấu, tư lệnh trưởng hỏi Hoàng Đan:- Anh có cần đi ngay với 304 không?Đi ngay lấy ai huấn luyện quân sự cho bộ đội? Đang giai đoạn tập huấn chiến thuật nước rút đây.- Cần đi anh cứ đi. Tôi cử người khác thay.'Thay cùng được thôi nhưng rồi chẳng ra gì đâu".Không nói ra nhưng Hoàng Đan ý thức được vai tròcủa mình trong quân đoàn. Trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, đôi bàn chân ông in dấu khắp các chiến trường, nhưng ông không chỉ là người dày dạn trận mạc, đã chỉ huy chiến đấu từ cấp trung đội đến sư đoàn, ông còn được học hành chu đáo ở trong nước và nước ngoài. Công tác giảng dạy ở học viện, nhà trường ông cũng đã trải qua. Ông thích bài bản, thích công việc rành rẽ rõ ràng. Làm anh cán bộ cấp trên, đừng lúc nào cũng ốp áp cấp dưới. Việc gì không cần đến mình thì đừng dính vào. Đừng để cấp dưới ỷ lại. Phải tạo cho họ thói quen chủ động tự tin, phát huy mọi tinh lực. Bộ tư lệnh cử ông vào tăng cưòng chỉ huy 304 là đúng nhưng cũng chỉ cần vào khi làm công tác tổ chức tác chiến: Ông nói với tư lệnh:- Yên trí anh ạ. Tôi ở 304 từ ngày mới thành lập. Làm sư trưởng ở đó đến tám năm. Tôi hiểu nó lắm. Tư lệnh cứ để tôi chủ động về thời gian. Ốn cả thôi mà.2Cho tới hôm 23 tháng 7, khi Bộ tư lệnh Quân khu 5 tổ chức họp, nghe các đơn vị trình phương án quyết tâmchiến đấu, Hoàng Đan mới dẫn một đoàn cán bộ lục tục từ Quảng Trị vào. Tướng Hai Mạnh chủ động đến bắt tay Hoàng Đan và hỏi:- Sao anh dẫn đoàn vào muộn vậy?- Bận nhiều việc quá anh à! Quân đoàn mới thành lập được một tháng chứ bao nhiêu? Biết mấy việc phải làm. Nào ổn định nơi đóng quân, bổ sung các trang thiết bị, đặc biệt phải tập trung huấn luyện.- Tôi biết, nhưng trận đánh sắp tới là trận đánh có ý nghĩa đối với quân đoàn. Phải làm sao đánh thắng bằng được. Đây cũng là yêu cầu thiết thực để xây dựng quân đoàn. Việc huấn luyện anh có thể yên tâm vì có đông chí tư lệnh.- Anh Hoàng Văn Thái xuất thân từ cán bộ chính trị anh ạ. Anh ấy là chính ủy trung đoàn, sư đoàn. Ở chiến trường lâu, anh ấy cũng có tích ỉuỹ ít nhiều về mặt tác chiến nhưng chủ yếu là khâu chiến dịch. Huấn luyện cho bộ đội các cấp về chiến thuật anh ấy có hạn chế nhất định nên tin tưởng và ủy thác cho tôi."Cũng chưa hẳn vậy đâu. Tôi đây cũng là chính ủy trung đoàn rồi sư đoàn, nhưng hiện tôi đang là tư lệnh quân khu đây. Một người có thể vẫn đảm nhiệm tốt cả hai việc chính trị và quân sự chứ anh?"Nghĩ là vậy nhưng tướng Hai Mạnh cũng không muốn mất lòng Hoàng Đan:- Huấn luyện là rất cẩn. Nhưng phải kết hợp với tác chiến cho tốt anh ạ.- Vâng. Vừa huấn luyện vừa chiến đấu là hoàn toàn bình thưòng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để đơn vị trưởng thành nhanh. Lấy huấn luyện để nâng cao trình độ tác chiến và lấy kinh nghiệm tác chiến để nâng cao trình độ lý luận...Tưống Hai Mạnh không nói gì, chỉ khẽ nhún vai, cười mỉm: "Chả lẽ tôi không biết như vậy sao?"Hoàng Đan như đoán được ý nghĩ ấy.- Tư lệnh cứ yên tầm. Đâu sẽ vào đấy.3Ngược với vẻ coi mọi chuyện như không của Hoàng Đan, Lê Công Phê lúc nào cũng đau đáu bên mình nhiệm vụ trước mắt. Gương mặt lo âu, bước đi của ông cũng lo âu. Ông đi đến sa bàn với vẻ dè dặt, thận trọng. Ông e hèm lấy giọng rồi mới thư thả trình bày quyết tâm chiến đấu của sư đoàn. Tiếng của ông nông ấm:• Về tư tưởng chỉ đạo của chúng tôi là, đánh mạnh, đánh chắc, đánh nhanh, diệt gọn. Tích cực tạo thời cơ, bao vây chặt, liên tục tiến công tiêu hao tiêu diệt từng bộ phận, đánh bại phản kích, phá tề giải phóng dân, làm tan rã toàn bộ quân địch, giành thắng lợi cả về quân sự và chính trị.Về cách đánh: Tiêu diệt các tiền đồn vòng ngoài, sau đó nhanh chóng tiêu diệt các mục tiêu chủ yếu. Đông thời kết hợp với tiến công quân sự dưói sự chỉ huy theo kế hoạch thống nhất của lãnh đạo, chính quyền địa phương các ấp, xã, phối hợp chặt chẽ cùng quân dân du kích và nhân dồn nồi dậy diệt tề, phá thế kìm kẹp của địch, đưa nhân dân ra khu an toàn.Khi đánh điểm: Chiến đấu tạo thế, diệt tiền đồn A, B, Ba Khe. Tập trung ưu thế, lực lượng nhanh chóng bao vây công kích mục tiêu chủ yếu, thực hiện triệt phá tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch trong căn cú Thượng Đức.Khi đánh địch ứng cứu giải toả, vận dụng linh hoạt các thủ đoạn, hình thức chiến thuật đưa địch vào khu vực dự kiến, liên tục bao vây tiến công, tiêu hao tiêu diệt từng bộ phận quân đich.Khi địch phản kích thất bại, bị động đối phó, nhanh chóng tổ chức lực lượng chuyển sang tiếp tục tấn công theo hướng đã định...Lê Công Phê dừng lại, ngước mắt nhìn mọi người. Ông muốn kiểm tra hiệu quả những lời của ông đối với cấp trên, cấp dưới trước khi trình bày tiếp.Căn lán im phác. Nhiều ánh mắt nhìn ông với vẻ hài lòng khích lệ. Ông thấy; tự tin hơn, giọng hào sảng hơn:- Mục tiêu tấn công chủ yếu là Tiểu đoàn Biệt động biên phòng và khu cảnh sát trong căn cứ trung tâm Thượng Đức.Hướng tấn công chủ yếu: Từ hướng tây tây bắc đánh vào căn cứ. Bây giờ tôi xin trình bày phần thứ 3 - Nhiệm vụ của các đơn vị...Căn lán bỗng ồn ào. Tiếng xì xào, tiếng chân bàn chân ghế xê xích. Nhiều đơn vị đã tự động nhích đội hình lên gần với chiếc sa bàn. Nhiều cặp mắt hau háu muốn nhìn thật rõ, nhận thật rõ vị trí và công việc mà mình sẽ đảm nhiệm.- E bộ binh 6 f304 được tăng cường một cB72, một cA72. Một c súng máy cao xạ 12,7 ly có nhiệm vụ tấn công mục tiêu chủ yếu, tiêu diệt chi khu quận lỵ Thượng Đức. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ để một c ở lại chốt giữ khu vực đã chiếm, đông thời cùng địa phương truy quét tàn quân địch. Đưa một d bộ binh và một bộ phận hoả lực sang mom sông Vu Gia bố trí ở khu vực điểm cao 265 sẵn sàng đánh địch ứng cứu giải toả. Bộ phận còn lại chuyển về An Điền sẵn sàng đợi lệnh.E bộ binh 3A, f324 được tăng cường một bB72, một bA72 có nhiệm vụ tiêu diệt địch ở Ba Khe, bao vây Hà Sông, chốt giữ điểm cao 12B, phông toả sông Vu Gia đoạn từ Ba Khe... diệt địch rút chạy từ Thượng Đức ra, đánh địch phản kích từ hướng Đà Nẵng lên.D bộ binh 10 của tỉnh: Bao vây diệt địch ở Gò Cẩm, thôn 12, 13, 14, 15... sẵn sàng đánh địch ứng cứu giải toả.D bộ binh 1 của tỉnh: Bao vây tiêu diệt địch ở đồi Mồ Côi, Lục Nam, Đông Phước, phối hợp với du kích lùng bắt diệt ác ôn, tàn binh địch từ đông cầu Hà Tân đến hết thôn 15, phong toả ngã ba sông, bức địch ở Mỹ Hoà, không cho chúng thoát chạy, đưa dân về tuyến sau.E pháo binh 8: Tổ chức thành cụm pháo binh, chiếm lĩnh trận địa theo dọc đường 4 từ cầu Hội Khách đến Khe Cao. Đại đội pháo binh 85 ly bố trí ở Hoàng Phước Bắc, có nhiệm vụ chi viện cho e bộ binh 6 tiến công tiêu diệt địch ở Thượng Đức. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ di chuyển lên Đức Đông, Ngọc Kinh, chi viện cho các lực lượng đánh địch phản kích tái lấn chiếm. Tổ chức kiêm chế pháo binh địch ở khu vực Núi Đất và các đơn vị phát triển chiến đấu.D pháo cao xạ 37 bố trí bảo vệ cụm pháo C, A72 và súng máy 12,7 ly bố trí ở khu vực Trảng Choi, có nhiệm vụ đánh máy bay, bảo vệ tiểu đoàn pháo, sở chỉ huy săn sàng đánh địch đồ bộ đường không.Nhiệm vụ của lực lượng chính trị và dân quân du kích: Dưới sự lãnh đạo và chỉ huy của Đảng, chính quyền địa phương theo kế hoạch thống nhất, khi bắt đầu nổ súng tấn công thì các đội công tác cùng với dân quân du kích các xã, các ấp phát động quần chúng nhân dân nồi dậy vây bắt diệt tề trừ gian, truy quét tàn quân, sau đó cử một bộ phận đưa dân sơ tán ra khu an toàn...Lê Công Phê đẵ trình bày xong, nhường chỗ cho tham mưu trưởng làm công tác hiệp đông. Ngồi ở hàng ghế giữa là bí thư khu ủy Năm Công và tướng Hai Mạnh. Cả hai người cười rang rỡ.- Anh Lê Công Phê là người thế nào? Sao thấy hiền khô vậy? - Bí thư Năm Công hỏi tướng Hai Mạnh.- Hiền gì? Gan dạ lắm, cũng là cán bộ quân sự trưởng thành từ trung đội trưởng lên. Trình độ lý luận không kém gì Hoàng Đan, từng học trong nước, ngoài nước và giảng dạy lý luận ở các học viện, nhà trường.- Anh thấy phương án tác chiến của anh ta thế nào. Chắc không?-Chắc chắn, chu đáo, thận trọng. Nhưng từ phương án đến thực tế còn là một khoảng xa lám...Tướng Hai Mạnh liếc nhìn đông hồ rồi giục:- Xin mời phó tư lệnh quân đoàn góp ý bổ sung.Hoàng Đan từ từ đứng dậy. Ông chậm rãi cầm laychiếc gậy chỉ huy. Ông nhìn chiếc sa bàn được đắp rất công phu. Bên này là cụm cứ điểm Nông Sơn - Trung Phước và bên này là cụm cứ điểm chi 'khu quận lỵ Thượng Đức. Người ông thấp nhỏ nhưng rắn đanh. Gương mặt hoạt. Sự rề rà ông vừa tạo ra như là sự cố ý, buộc mọi người phải chú ý. ông vốn là người nhanh nhẹn dứt khoát nhưng không phải ở đâu, lúc nào ông cũng có tác phong ấy. Ở đây, có gì phải vội? Người tự tin từng trải lúc nào cũng ung dung. Trong tất cả những người ngồi đây, ông biết nhất, hiểu nhất và cũng phục nhất chính là sư trưởng Lê Công Phê. Hồi chống Pháp, khi ông là tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn của Sư 304, Lê Công Phê mới là trung đội trưởng. Một lần, ông và mấy cán bộ đại đội đi địa hình. Trời xế chiều, cả tốp hạ trại bên bờ một con suối. Không có gạo còn cô' được chứ không có nước thì rắc rồi trăm bề. Lính của ông đang chuẩn bị nhóm lửa thì có mấy chàng trai trẻ đi tới. Tuổi cán bộ tiểu đoàn với tuổi cán bộ trung đội hồi đó sàn sàn như nhau. Không giới thiệu dễ cá mồ một lứa. Trong số mới đến có một anh cứng tuổi hơn chạy đến chỗ mấy anh lính của Hoàng Đan: "Muốn ăn pháo sao nhóm bếp ở đây hả?". "Thôi ông tướng, sợ chết thì chuồn đi, nhanh lên. Nói cho mà biết, phía trước không còn suối nữa đâu". "Ai bảo các anh thế hả?". Anh ta lấy ra trong túi áo một chiếc bản đồ rồi giăng trước mặt mọi người. "Đây. Đi cố chừng tiếng nữa, không suối là gì? Còn các anh đang đứng ở chỗ này này. Thằng địch đứng ở đây ngó xuống nhìn thấy hết. Khói mà bốc lên, pháo nó giã cho có mà muốn đi cũng chẳng được".Thấy người lính cũng bình thường không có gì khác biệt mà lại có bản đồ, lại đọc được cả toạ độ, Hoàng Đan không khỏi sững sờ. Ông đi lại phía anh ta: "Tên anh là gì vậy?". "Lê Công Phê" anh ta trả lời rất tử tế. 'Trung đội trưởng của chúng tôi đấy" - Một người lính bên cạnh nói với Hoàng Đan, vẻ tự hào. Tốp lính của Lê Công Phê đi khỏi, Hoàng Đan vội cho bộ đội nhổ trại đi theo. "Thằng ấy mà sống sau này phải làm tướng". Hoàng Đan nói vội cán bộ dưới quyền như thế.Hoà bình lập lại, Hoàng Đan được đi học ở học viện quân sự Liên Xô. ở đây, anh gặp lại Lê Công Phê. Cái sự tiếp thu bài vở, lỉnh hội tri thức của thầy giáo thôi thì mỗi anh mỗi cách. Nhưng lóp học ấy anh nào cũng phục sát đất về sự cần cù chịu khó của Lê Công Phê. Tưởng học xong, mỗi người sẽ đi về các đơn vị khác nhau, không ngờ đón ông ở học viện quân sự lại vẫn là Lê Công Phê. Ông được phân công giảng dạy chiến thuật, Lê Công Phê cũng giảng dạy môn này. Học hành thế, thông minh thế nhưng chưa lúc nào Lê Công Phê chỉ huy Hoàng Đan. Ở học viện, Hoàng Đan là trưởng bộ môn. về Sư 304, Hoàng Đan là sư trưởng, Lê Công Phê là sư phó. Lê Công Phê là người gan dạ dũng cảm, một mẫu cán bộ chỉ chăm chăm hoàn thành nhiệm vụ. Hoàng Đan chưa bao giờ thấy Lê Công Phê kèn cựa địa vị. Công bằng ra, cấp trên phải bố nhiệm Lê Công Phê là cấp trên của ông. Lê Công Phê không để ý đến việc đó. Nếu có kẻ gièm pha, ông gạt đi ngay. Khi thành lập quân đoàn, chính Hoàng Đan đề nghị Lê Công Phê lên làm cán bộ quân đoàn. Nhưng cuộc đời vẫn lạ thế, làm phó tư lệnh quân đoàn lại là ông chứ không phải Lê Công Phê. Bây giờ, quân đoàn tăng cường ông về chỉ huy với bộ tư lệnh, sư đoàn có Lê Công Phê. ông cảm thấy mình thừa. Tất nhiên, trong lúc trình bày phương án tác chiến ông không tiện nói ra điều đó. Ông nhấp nhấp chiếc đầu gậy chỉ huy vào sa bàn phía quận lỵ Nông Sơn và nói:- Mỗi đơn vị có thế mạnh riêng và do đó có cách đánh riêng. Phương án tác chiến anh Lê Công Phê vừa trình bày tôi thấy hoàn hảo, chắc chắn. Tôi chỉ nhấn mạnh thêm, quân đoàn sẽ cho sư đoàn sử dụng tối đa đạn pháo san bằng toàn bộ chi khu quận lỵ Thượng Đức. Qua mấy trận ở Quảng Trị, chúng tôi rút ra một điều: làm sao sau khi pháo bắn, bộ binh chỉ việc lên bắt tù binh, thu chiến lợi phẩm.- Nhưng nhỡ pháo không tiêu diệt hết hoả lực của địch thì sao? – Tướng Hai Mạnh hỏi.- Ngay đợt đầu chúng tôi sẽ cho chúng mấy chục tấn đạn lớn. Nếu địch còn chống cự, chúng tôi sẽ cho chúng mấy chục tấn nữa. Đạn trút lên đầu đến thế chúng không ra hàng tất sẽ thành tro bụi.- Nhưng cũng phải mở rào chứ? Hay không cần mở rào? - Một ai đó hỏi.- Vâng! Có mở rào. Nhưng mở rào của chúng tôi không giống Sư đoàn 2 của Quân khu 5. Chúng tôi dùng rồng lửa ( Còn gọi là FR, là bộc phá liên hoàng liên kết bằng nhiều quả nổ để phóng vào hàng rào địch). Rồng lửa đã nổ là cuốn băng tất cả. Bộ đội cứ thế xung phong..Phụ hoạ với giọng nói sang sảng và gương mặt đầy tự tin của Hoàng Đan, chủ nhiệm pháo binh Hữu đã đứng dậy đưa tay lia một vòng lên sa bàn chi khu quận lỵ Thượng Đức.- Phen này pháo binh chúng tôi sẽ cạo trọc đầu chúng nó.Có tiếng cười rộ lên ở phía dưói. Những người línhQuân khu 5 trước giờ ra trận không quen nghe khẩu khí quá tự tin, quá lạc quan như vậy.- Anh Hữu nói không sai đâu. - Hoàng Đan nghiêm nét mặt hướng về những tiếng cười. Chúng tôi đã chuẩn bị hoả lực, các anh biết thế nào không? Một tiểu đoàn 85 bắn thẳng, một đại đội hoả tiễn bắn điều khiển, một tiểu đoàn bắn cầu vông, một tiểu đoàn cối, có một dại đội cối 160 ly... Thế đấy. Nếu không nói cạo trọc đầu thi cũng đè bẹp quân địch ở đây...Có những tiếng xuýt xoa. Quả thật, các sư đoàn chủ lực của Quân khu 5 đã từng đánh nhiểu trận nhung chưa bao giờ họ được sử dụng hoả lực mạnh đến như vậy. Tuy nhiên, vẫn có người chưa thật yên tâm. Bởi lẽ: nếu nói về vũ khí thì ta không thể bì với thằng địch. Ta dám đánh Mỹ, đánh ngụy đâu phải vì ta giàu vũ khí hơn chúng. Ta dám đánh, dám thắng là ở cái khác cơ. Không thấy ai nói hẳn ra như thế, nhưng những cái chép miệng đâu đó và những nét mặt tư lự đã bộc lộ phần nào. Hoàng Đan đã nghe, đã nhìn. Ông thấy cần phải thuyết phục họ bằng hiểu biết riêng của mình:- Thực tế, chúng tôi đã đánh địch ở Quảng Tri, chúng tôi đã chạm cả với lính dù. Với một trận đánh cỡ này dùng hoả lực mức ấy không thằng địch nào chịu thấu.- Nhưng cũng coi chừng, ở Quảng Trị khác Quảng Đà đó.Câu nói phát ra từ dãy ghế dành cho bộ đội, du kích địa phương tỉnh.Hoàng Đan làm ngơ như không nghe được, nói tiếp:- Làm một phép so sánh: Phía ta có hai trung đoàn bộ binh, một trung đoàn pháo. Phía địch chưa tới hai tiểu đoàn. Phía địch có một đại đội pháo, khoảng 18 khẩu 105 ly, ĐKZ, cối 120 ly, 27 đại liên. Dĩ nhiên, là nó ở công sự vững chắc, có không quân. Nhưng nó có máy bay thì ta có cao xạ. Lực lượng phòng không của ta rất mạnh. Một trung đoàn lận... Rõ ràng lực lượng ta nhỉnh hơn lực lượng địch. Nhưng không nói hơn mà nói lực lượng ta và lực lượng địch tương đương thì bao giờ phần thắng cũng về ta.Lại có tiếng cười đâu đó bên dưới.- Tôi nói vậy không phải là không có cơ sở. ở Trung Quốc, Liên Xô cũng vậy, khi lực lượng cách mạng và lực lượng phản cách mạng tương đương thì quân cách mạng nhất định thắng...Dẫu sao, cũng phải thừa nhận rằng: cách nói của Hoàng Đan là chặt chẽ, kết hợp lý luận, thực tiễn. Anh nói suôn sẻ, hoạt bát và rất say sưa.Bí thư khu ủy Năm Công dướn người về phía Hoàng Đan:- Nãy chừ, anh nói nhiều về pháo binh. Chúng tôi muốn được nghe anh nói thêm về Sư đoàn 304?- Riêng Sư đoàn 304, năm 1968 trong trận đầu đã diệt quận ly Hương Hoá. Năm 1972 trong một đợt tác chiến đã diệt hai trung đoàn địch đóng trong công sự kiên cố. Mà thằng địch toàn là dù và thủy quân lục chiến... - Hoàng Đan dừng lại nghe ngóng - Tôi nói vậy để hội nghị yên tâm về khả năng hoàn thành nhiệm vụ của Sư 304.- Tôi xin phép được ngắt lời anh Hoàng Đan một chút có được không? - Chủ tịch Sáu Nam ngồi ở khu vực bộ đội dân quân du kích địa phương hỏi rụt rè.- Được chớ! Mời anh.- Tôi nghĩ các anh nên chú ý vị trí khá đặc biệt của Thượng Đức. Đây là một chi khu quận lỵ được dựng lên sau năm 1954, gồm hai huyện miền núi là Hiên và Giằng. Thượng Đức nằm trên thôn Hà Tân. Tây Thượng Đức dựa vào dăy Trường Sơn. Phía nam có sông Vu Gia án ngữ. Đông và đông bắc có sông Côn. Sông và núi bao bọc Thượng Đức, tạo ra một vị trí chốt điểm cực kỳ lợi hại.Tôi lưu ý các anh là trong nhiều năm chúng tôi tổ chức đánh Thượng Đức rất khổ sở vất vả về việc tiếp cận. Tôi nghe anh Hoàng Đan nói về pháo của ta, tôi sướng bụng lắm nhưng cũng nhắc anh là vòng ngoài Thượng Đức, địch dồn trên mười bảy ngàn dân ở các xã Lệc Đinh, Lộc Vinh, quanh thị trấn Hà Tân làm lố chắn, chống lại những cuộc pháo kích của ta. Đây cũng là một trở ngại lớn. Bắn gì thì bắn cũng đừng gây tổn thất cho dân.Điều thứ hai, tôi muốn nói về lực lượng và sự bố phòng của địch. Các anh cũng đã nói nhưng tôi thấy cần bổ sung thêm.Đúng là lực lượng chính chỉ hai tiểu đoàn. Tiểu đoàn Biệt động 79 và Tiểu đoàn Bảo an 148. Nhưng do hai tiểu đoàn này hơn mười năm nay chưa hề bị thua, chưa sứt mẻ bao nhiêu, lại liên tục ở trong Thượng Đức nên khi xem xét không nên coi nó như những tiểu đoàn địch khác. Khu cảnh sát và hai mươi trung đội dân vệ ở Thượng Đức cũng rất đáng kể. về mặt địa phương, chúng tôi sẽ nghiên cứu và tìm mọi cách tiêu diệt quân địa phương của chúng làm sao cho có hiệu quả nhất.Ngoài số quân, vũ khí nói trên, địch còn xây dựng Thượng Đức một hệ thống lô cốt và hẩm ngắm bắng bé tông cốt sắt, cùng với hệ thống giao thông hào nối cao điểm này sang cao điểm khác. Từ khu đồn Cẩm Thị đến khu đồn ông Máy, từ đồn Gò Câm đến đồn Lục Nam. Hệ thống sông từ Đại An đến Ba Khe cũng rất lợi hại cho bố phòng của địch.Mấy lần đột được chân tới hàng rào nhưng rồi bị hoả lực địch quạt phải dạt ra, chúng tôi thấy: Trong lô cốt thép là cả một bức tường thành kiên cố, chúng đặt đại liên 12 ly 7, với cơ số đạn có thể bắn cả tháng suốt ngày đêm. Dưới giao thông hào có những chiếc thang, khi có động tĩnh, chúng trèo lên thành bắn. Khi ta phản kích, nó tụt xuống giao thông hào. Tóm lại là ở phía trong Thượng Đức có những điều phải được nghiên cúu thật kỹ để có cách đánh thích hợp, ta không nên coi thường. Cách đây một tháng, tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn 1 đã đến thị sát Thượng Đức. Báo của tụi địch đã viết về nhận xét của Ngô Quang Trưởng như thế này: "Bố trí phòng thủ bên ngoài là khoa học, hợp lý. Còn bên trong, hệ thống phòng thu tất, công sự nằm trên những điểm cao lợi hại, vừa kiêncố vừa thuận lợi cho việc phản kích. Hệ thống hào giao thông nối liền các ổ tác chiến với trung tâm chỉ huy là rất hoàn hảo. Đây là một mẫu hình tiêu biểu của một chi khu quận ly mạnh, các nơi cần học tập. Nếu Việt cộng liều mạng tấn công Thượng Đức, khác chi trứng chọi đá...".Ông Sáu Nam dừng lại. Có tiếng cười khúc khắc của Hoàng Đan:_ Coi chừng nó trộ các anh. Tất nhiên, không coi thường nhưng cần phải biết địch, biết ta! Sức mạnh trong phòng ngự lệ thuộc vào sức sống của các hoả điểm. Diệt được các hoả điểm là có thể đánh chiếm được trận địa địch. Khả năng phản kích của địch khi ta đã đột nhập được vào trận địa rất hạn chế. Đánh trong trận địa tức là đánh giáp lá cà. Lúc đó, ai tinh thần cao, người đó thắng, về mặt tinh thần chiến đấu thì lính địch không thể so với lính ta. Vì vậy, trong kế hoạch tác chiến, để diệt nhanh gọn và ít thương vong là phải tiêu diệt được nhiều hoả điểm của địch. Muốn diệt được nhiểu hoả điểm trưóc lúc mở của, trước lúc xung phông thì vấn đề hàng đầu là đưa được nhiều pháo lớn vào bắn thẳng. Pháo lớn vào bắn thẳng chỉ cần một hai phát đạn là đã có thể diệt được một hoả điểm. Như vậy, vấn đề nổi lên trong kế hoạch tấn công của ta là đưa pháo lớn vào. Muốn pháo lớn vào phải có đường, phải có người kéo pháo. Thời gian có hạn, lực lượng bộ đội cũng có hạn, cần, rất cần sự giúp đỡ của địa phương.- Vâng. - Sáu Nam nói - Chúng tôi xin cô gắng hết sức mình.Bí thư khu ủy Năm Công nhìn Hoàng Đan chăm chăm. Phía trong cặp kính viễn khá nặng lộ ra đôi mắt đầy băn khoăn. Ông ghé đầu vào tai tướng Hai Mạnh, hỏi khẽ:Anh ấy rất hăng hái, nhưng hình như chủ quan. Anh thấy có thể thắng không?- Sẽ thắng nhưng trả giá đắt. - Tướng Hai Mạnh điềm nhiên trả lời.Ông xem đông hồ rồi hướng cái nhìn về phía cán bộ Sư đoàn 2. Cặp mắt tin yêu trìu mến của ông bắt gặp cái nhìn trầm tĩnh, quyết đoán của sư trưởng Nguyễn Chơn.- Mời đông chí Nguyễn Chơn, sư đoàn trưởng Sư đoàn 2. Mọi người đang quan tâm nhiều đến cụm cứ điểm Nông Sơn - Trung Phước của đông chí đấy.- Vâng.Nguyễn Chơn nhanh nhẹn bước ra trước sa bàn. Nhiều cặp mắt đổ dồn về phía anh. Là sư trưởng một sư đoàn chủ lực của Quân khu nhưng anh đã nổi tiếng khi mới bước vào quân ngũ. Một ngón chân cái của anh bị cụt. Bố anh không chọ anh đi bộ đội. Anh bảo: "Nếu không cho con đi con sẽ chặt cụt một ngón chân". Ông bố chỉ tưỏng anh doạ, ai ngờ anh cầm chiếc đục chàng chấn lên một ngón chân, ngọt xớt. Ông bố sợ hết vía, đành cho anh đi. Cái gan của người chưa vào lính đã thế, khi vào lính rồi tất sẽ tạo nên những huyền thoại. Từ một người lính, anh vùn vụt nhảy lên các chức vụ tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn và sư đoàn. Lầm lỳ, ít nói nhưng gan cóc tía. Anh thông minh. Dự cảm về mọi chuyện trong đánh giặc như Gia Cát Lượng, xử trí mọi tình huống nhanh và chính xác lạ lùng. Say mê trận mạc, trên bốn mươi tuổi đời, anh chưa hề nghĩ đến chuyện vợ con. Anh không thích ầm ĩ. Được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang, lại là người chỉ huy táo bạo, có tài, các phóng viên, các nhà văn, các nhà quay phim "săn" anh từng phút từng giờ. Anh trốn họ như chạch lẩn trong bùn.Ở chiến trường Quảng Nam Quảng Đà, anh thuộc địa hình như lòng bàn tay. Địch ở khu vực này cũng quá hiểu anh, hiểu sư đoàn của anh. Anh không lạ gì đốì tượng tác chiến của sư đoàn. Anh đã chỉ huy bộ đội đánh nhiều trận. Tư lệnh Quân khu 5 tin ở anh, nhưng với Quân đoàn 2 Sư 304, anh biết họ còn nghi ngại nhiều. Anh không lấy làm điều khi họ chưa thật tin Sư 2 đánh Nông Sơn - Trung Phước. Sư đoàn anh và Sư đoàn 304 cùng nổ súng một ngày. Họ lo cho Sư 2 cũng là điều dễ hiểu. Sư 2 không thắng sẽ ảnh hưởng đến cuộc tấn công Thượng Đức của họ.Toàn bộ cụm cứ điểm Nông Sơn - Trung Phước rải ra trên một khu vực dài hơn 4 km và rộng gần 3 km. Nông Sơn là cứ điểm then chốt của cụm, được xây dựng kiên cố trên một mỏm núi đứng, có ba tầng hoả lực và chỉ có một con đường duy nhất đi lên cứ điểm. Địch ở đây có chừng hai nghìn tên, trong đó có Tiểu đoàn Biệt động biên phòng 78 • một tiểu đoàn mạnh, được trang bị vũ khí tối tân. Chúng cho rằng ta chưa đủ sức tiến công tiêu diệt một cụm cứ điểm được phòng ngự chắc chắn như.vậy.Nguyễn Chơn trình bày quyết tâm chiến đấu của sư đoàn một cách ngắn gọn, không bài bản như Sư 304 nhưng người nghe lại bị thuyết phục bởi thành tích của sư đoàn trong những trận đánh trước đó. Họ còn bị thuyết phục bởi sự trầm tĩnh và quyết đoán trên gương mặt thông minh kiên nghị của anh.- Anh có thể nói kỹ hơn về việc sử dụng pháo binh. - Tướng Hai Mạnh nhắc Nguyễn Chơn. Ông muốn mượn Nguyễn Chơn, người cán bộ mẫn cán ông hết mực tin yêu, truyền đạt những kinh nghiệm thiết thực của Sư đoàn 2 Quân khu 5 cho cán bộ Sư đoàn 304 Quân đoàn 2.- Chúng tôi sẽ cho khiêng hai khẩu sơn pháo 75 ly đặt cách Nông Sơn 800 mét. Trong số bốn mươi mốt lô cốt và hoả điểm, pháo binh của sư đoàn phải tập trung tiêu diệt từng cái sau đó mới để cho bộ binh xung phong...Tướng Hai Mạnh hướng cái nhìn về phía Hoàng Đan với ngụ ý "Sư 2 sử dụng hoả lực vậy đấy, anh thấy thế nào .Hoàng Đan cười, không nói gì. ông không phản đốì việc pháo binh nhắm vào từng lô cốt, từng ổ hoả lực địch. Tất nhiên, ông nghĩ cách làm ấy cũ lắm rồi. vả lại, ở một sư đoàn của quân khu, bị hạn chế về hoả lực, đành phải vậy thôi. Sư 304 của quân đoàn ông không cần như vậy. Mỗi tấc đất của Thương Đức đều là mục tiêu. Đạn pháo của sư đoàn sẽ biến tất cả thành cám. Không còn cái gì sống sót, không còn cái gì chịu đựng được. Thằng địch ở Thượng Đức sẽ hiểu thế nào là quân của Bộ. Thằng địch sẽ hiểu thế nào là vũ khí của Bộ...4Hôm Trung đoàn 6 làm công tác tổ chức chiến đấu, sư trưởng Lê Công Phê đến dự. Ông lấy làm lạ là không thấy Ngoãn đầu và cũng không thấy trung đoàn sử dụng Ngoãn vào việc chỉ huy.Giờ nghỉ giải lao, ông hỏi Nguyễn Quỳ. Ô hay, thì ra chính ủy Lê khi đưa Ngoãn về phía sau đã không hỏi gì cấp trên.- Tôi tưởng việc này anh Lê đã báo cáo tư lệnh.- Nhưng tại sao? Vì lý do gì mà lại đẩy anh ta đi?Nguyễn Quỳ nói lại mọi việc với Lê Công Phê.- Tròi ơi! Tầm bậy tầm bạ hết sức. Việc bắt thám báo của anh ta có gì mà vô kỷ luật. Có gì mà đối xử không đúng nguyên tác với tù binh chứ? Tôi không nghe ai nói chuyện này, kể cả anh Trần Bình. Chắc có gì cấn cá giữa anh Lê với anh Ngoãn thôi. Trong công việc mà xử trí theo cá nhân là không được đâu. Anh hỏi lại anh Lê xem thế nào và báo cáo ngay cho sư đoàn nghe chưa?Lê vốn là chính ủy Trung đoàn 6 Sư 304 vừa chuyển đi một sư đoàn khác. Cách đây gần một năm - Quỳ nhớ lại - Lê có nói với Quỳ về trường hợp chuyển Ngoãn về đơn vị phía sau phụ trách một đội chuyên tăng gia sản xuất của trung đoàn. Anh nói rằng việc tự do vô tổ chức của Ngoãn khiến cho sư đoàn rất bực dọc và gây ra nhiều hậu quả xấu. Quỳ lấy làm tiếc về việc này. Nhưng thôi, công tác cán bộ là của cấp ủy, của bí thư. Anh mới về làm trung đoàn trưởng được mấy tháng nên cũng không muốn tranh cãi, mất đoàn kết. Chắc là trên sư đã họp bàn phân tích kỹ lưỡng. Nghĩ thế, anh không để ý đến nữa. Hôm nay, sư trưởng hỏi chuyện Ngoãn khiến anh sửng sốt. Như vậy, Lê đẩy Ngoãn về phía sau không phải vì chuyện bắt thám báo mà chắc còn nguyên nhân gì đó. Anh nhớ lại những ngày đầu anh mới về trung đoàn. Các tiểu đoàn đánh nhau liên miên. Trên chưa bố trí kịp trung đoàn trưởng nên Lê vừa là chính ủy vừa là trung đoàn trưởng. Hình như Lê muốn chứng tỏ cho cấp trên biết anh không những giỏi chính trị mà còn giỏi cả quân sự. Anh đốc thúc bộ đội phía dưới đánh địch liên tục.Một hôm, ăn cơm chiều xong, Lê gọi điện về tiểu đoàn của Ngoãn. Bữa đó, Ngoãn vừa đi trinh sát ở đồn bãi Le về. Nghe đâu tám người đi, thi năm người hy sinh và bị thương còn ở trong hàng rào. Lê chưa nắm được điều đó nên khi gọi điện thoại cho tiểu đoàn, liền động viên bộ đội mỗi đêm đánh lấy một trận. "Đánh cái con c... Bảo ông ấy xuống mà đánh. Mẹ kiếp! Tao đang bỏ thương binh tử sĩ trong đồn, tối nay phải tìm cách đưa ra đây. Cứ ngồi đó mà ra lệnh - Đánh nhau cái đ... gì mà mỗi đêm một trận". Bên kia đầu dây, Lê vẫn còn giữ máy. Máu trong người Lê sôi lên khi nghe những lời phàm phu tục tĩu của Ngoãn. Lê đặt máy xuống, mạnh đến muốn vỡ tung cả ống nghe. Lê gọi Ngoãn lên trung đoàn ngay, còn dặn mang theo ba lô đồ đoàn."Khổ thân mày rồi con ạ! Vạ mồm vạ miệng, ăn nói không cẩn thận" - Sáng nói với Ngoãn thế. "Tớ đâu biết ông ấy còn giữ máy. Nhưng cần quái gì. Tớ có lỗi trong cách nói, nhưng nội dung thì không sai đâu. Ông ấy chấp mình chuyện ấy thì tốt nhất là tránh xa ra. Chúng ta buộc phải cầm súng vì không thể nào khác, đúng không? Chúng ta hy sinh vì nhân dân, vì Tổ quốc chứ còn cho một ai đó thì đừng hòng. Kiểu của ông ta là hám thành tích, là cá nhân chủ nghĩa. Mỗi đêm đánh một trận để làm gì? Đồn không chiếm được, giặc không diệt được thằng nào. Bộ đội thương vong tùm lum. Trời ơi! Máu xương bộ đội chứ có phải nước sông nước suối đâu? Người lính chứ có phải củi trên rừng đâu? Thằng cán bộ là phải tính từng trường hợp cụ thể. Đánh để được cái gì? Hy sinh để được cái gì? Nếu tránh được là phải tránh., Không thể cứ có quyền có chức là hò hét, là ra mệnh lệnh... Nếu tớ không gặp được ông Lê thì nhờ cậu nói lại những điều ấy. Còn cậu khỏi lo cho tớ. Ông ấy kỷ luật tớ là cùng chứ gì, không cho tố đi đánh nhau nữa là cùng chứ gì? Càng tốt, càng khỏi áy náy lương tâm trước cảnh bộ đội thương vong...".Sáng hôm sau, Ngoãn bàn giao công việc cho Mao. Anh đi xuống các đại đội chào mọi người, mặt cứ hơn hớn. Tới trung đoàn, Ngoãn đến ngay phòng làm việc của Lê. Không mời thuốc mời nước, cũng chẳng có lấy câu hỏi thăm, Lê nói với Ngoãn lạnh tanh: "Anh xuống nghỉ tạm chỗ vệ bịnh". Xuống với vệ binh khéo mà hợp với mình đây! Anh nghĩ và bàn ngay với đám lính trẻ, chiều nay kiếm một con chó với mấy củ riềng. "Tội đếch gì! Ở dưới, gần thằng địch quá đành chịu khổ chứ trên này ai bảo chúng mày phải bóp mồm bóp miệng''. Thế là chó được bắt về. Tiếng lóc cóc của dao thót. Mùi riềng mẻ, mùi thịt nướng ngào ngạt. Có cả chút nước cay cay không biết cậu liên lạc xoay được ở đâu. Chộn rộn, ồn ã. Mới ngả mâm được vài phút bỗng máy điện thoại réo rắt. Dưới tiểu đoàn có người cần gặp Ngoãn. "Mẹ, đã chạy lên đây rồi vẫn không yên" Ngoãn nghĩ thế. Anh vừa càu nhàu vừa đi tới góc nhà cầm lấy ống nghe. Chợt người anh lặng đi, mặt tái mét. Ở đằng kia đầu dây, Sáng cho hay: Mao tiểu đoàn phó thay anh cùng đại đội trưởng Tài, trung đội trưởng Từ đã hy sinh trong trận địch tập kích vào doanh trại sáng nay. Ngoãn thả ống nghe đánh chát vào máy, nước mắt trào ra. Thế đấy! Cứ động viên cố đánh mỗi ngày một trận nữa đi. Anh mếu máo bỏ "cuộc tiệc" thất thểu đi ra ngoài.5 giờ chiều, anh được gọi lên trung đoàn gặp Quỳ. Phòng trung đoàn trưởng có khác, thuốc Điện Biên để sẵn trên bàn. Tự tay Quỳ pha nước mời Ngoãn, mùi trà thơm ngào ngạt.- Tôi vừa nghe tin dưới kia, mất cảnh giác quá. Ai lại để thằng địch đánh vào doanh trại. Mình đang thiếu cán bộ. Tổn thất nặng nề quá anh Ngoãn ạ.- Không nhũng thiếu cán bộ, bộ đội cùng không đủ con số. Vậy nhưng đêm nào trung đoàn cũng lệnh đi đánh. Chống lệnh thì không được. Đi đánh kiểu đó thì không có cách chi không xảy ra thương vong. Bộ đội mỏi mệt lắm rồi, đuối sức lắm rồi. Có lẽ vậy nên không chú ý đề phòng.- Tôi cũng mới về chưa rõ đầu đuôi ra sao. Tôi sẽ bàn với anh Lê. Chỗ nào thật cần thì tổ chức đánh, đánh chắc, thắng chắc, đỡ tổn thất, chứ thế này không giải quyết được gì.- Ô hay! Chính tôi bị trung đoàn gọi lên để kỷ luật vì đề nghị ấy đó thôi. Thật ra tôi cũng có chửi bậy, ngỡ là chính ủy đã gác máy.- Không, có ai kỷ luật gì anh đâu? Anh Lê nói với tôi là thấy anh ở dưới, vất vả quá, gọi lên để anh nghỉ ngơi ít bữa. Nhưng tình hình này anh phải về ngay đi thôi.- Anh Lê đâu rồi?- Anh ấy cũng vừa xuống dưới tiểu đoàn nào đó. Đã đến lúc các tiểu đoàn phải củng cố, huấn luyện thật chu đáo, canh phòng nghiêm ngặt chứ không khó mà hoàn thành nhiệm vụ.- Ông Lê nói vậy là không đúng. Ông gọi tôi lên không phải vì thương mà là định kỷ luật tôi đấy. Ông bảo tôi đi, mang theo ba lô và bàn giao công việc cho anh Mao. Tôi biết tôi rời Tiểu đoàn 9 là không thể được. Anh em hiểu tôi, tin tôi. Đấy, khổ chưa? Mới đi được ba tiếng đông hồ mà ở nhà xảy ra bao chuyện rồi. Thôi được, là người lính trung đoàn bảo tôi lên thì tôi lên, giờ bảo tôi về thì tôi vể. Không thể để anh em hy sinh vô lối như vậy được đâu.Nghe Ngoãn nói, Quỳ hối hận vô cùng. Đúng là thời gian qua anh là người hữu khuynh. Anh giữ gìn ý tứ quá. Anh muốn nắm tình hình thật chắc rồi mới điều hành công việc. Như vậy cũng là ích kỷ. Ở chiến trường, chậm một chút là máu đổ, là mọi việc rối tung rối mù ngay. Anh chưa rõ Lê là người như thế nào nhưng ở cương vị trung đoàn trưởng anh phải tỏ thái độ dứt khoát.- Việc của anh và anh Lê tôi chưa rõ ra sao. Nhưng tôi đề nghị anh vể Tiểu đoàn 9 giải quyết các hậu quả, củng cố, động viên bộ đội giữ vững ý chí quyết tâm. Còn việc đi tác chiến hay không chờ mệnh lệnh của tôi. Anh rõ chưa?- Thưa rõ! Tôi sẽ về ngay.- Sáng mai anh hăy về. Địch đạc lung tung cả, tôi sẽ cử trinh sát đi theo.Ngoãn không đợi đến sống hôm sau. Anh cũng không để tổ trinh sát đi theo.- Cần cái đếch gì. Chúng mày quay lại đi. Lúc lên đây, tớ đi được một mình, lẽ nào khi về lại không đi được hử? - Ngoãn nói với hai trinh sát viên đi hộ tống mình.Từ bũa đó, công việc dồn dập. Dưới Tiểu đoàn 9 thôi không còn chuyện đi đánh nhau mỗi ngày một trận. Mọi việc yên ổn và Quỳ quên luôn cái việc muốn hỏi Lê cho ra nhẽ. Cho đến khi cái chuyện Ngoãn phục kích bắt được tên thám báo...Lẽ nào vì một câu xúc phạm vô tình của Ngoãn trong máy điện thoại mà Lê vẫn để nằm lòng và chờ dịp hạ nhục Ngoãn. Bắt anh ta từ tiểu đoàn phó trở vệ phía sau phụ trách một đội tăng gia sản xuất toàn những người ốm đau, bệnh tật, vi phạm kỷ luật. Quỳ lại mắc sai lầm một lần nữa. Lẽ ra anh phải hỏi sư đoàn ngay từ hôm Lê nói với anh. Lê đã đổ lỗi chuyện điều động Ngoãn là của sư đoàn, Anh đã tin. Bây giờ thì Lê không còn ỏ đây. Ngoãn như kẻ bị đầy ải. Còn sư trưởng Lê Công Phê thì không biết mô tê gì. Cũng còn may, sư đoàn vẫn còn nhiều đơn vị tiếp tục hành quân. Ngoãn sẽ đi cùng với họ. Tiểu đoàn 9 không thể thiếu một người như Ngoãn.Nguyễn Quỳ gọi điện cho Ngoãn. Khổ thân! Cái thằng, tốt rỗ tốt, đánh nhau với địch đến nơi đến chốn, ấy vậy mà bị điều đi như con quay. Thành tích đâu chẳng thấy chỉ độc những chuyện kỷ luật. Mà có đáng kỷ luật gì đâu. Toàn chuyện oan ức. Ngoãn là cấp dưới, ít tuổi hơn anh nhưng tính Ngoãn bất cần. Trung đoàn dù sao cũng có lỗi với Ngoãn. Không biết từ đó đến nay có chuyện chỉ xảy ra với Ngoãn không đây? Một là, không chừng anh ta lặn một hơi về cái làng Vọng của anh ta rồi. Hai là, còn đó nhưng không chịu đi vào đây. Cái ông Lê gàn gàn ương ương kia nữa, không biết bây giờ đang ở đâu? Khi đầy ải được một con người như Ngoãn, ông có thích thú gì không? Mẹ kiếp, cái sự điều động cán bộ từ đơn vị này đến đơn vị kia có cái hay mà cũng nhiều cái dở. Anh tốt, về đơn vị mới, có thể làm cho đơn vị ấy tốt lên. Còn anh xấu thì sao? Anh lại trù dập, lại làm nát đơn vị người ta ra. Khỉ, đã thế thì cứ để nguyên anh ta ỏ đơn vị cũ. Mọi người đã biết rõ anh ta rồi. Trước sau cũng lòi chân tướngra thôi. Lê cứ phải để lại đơn vị mới đúng, phải trị cho anh ta một trận. Cầm tổ hợp trên tay mà Quỳ cứ vân vi..."ôi dào, Ngoãn có mắng đôi câu cũng đành chịu chứ sao? Nó bị đốì xử bất công thế, không phản ứng sao được. Nào!". Anh bấm số.- ơ kìa, anh vẫn nhớ tôi đấy à, anh Quỳ?Bên đằng kia đầu dây giọng Ngoãn tỉnh bơ.- Thành thật xin lỗi, Ngoãn ạ! Đúng là mình không biết cụ thể việc điều động ông về phía sau. Mình tưowrng trên sư đoàn xử trí. Vừa rồi...- Thôi, khỏi nói đoạn trường, mất thì giờ mà thêm ngậm ngùi ra. Lại cần tôi vô đó đi đánh nhau phải không?... Thì đi. Ôi! Thằng lính, đã là thằng lính đất nước đang chiến tranh mà lủi thủi ở phía sau chán bỏ mẹ. Đã ở trong kia rồi à. Thế thì tôi đi ngay hôm nay thủ trưởng nhé!Quỳ đặt máy, thở phào. Đúng là người lính. Thật ra hôm trước hứa với sư trưởng Lề Công Phê, anh cũng chỉ hứa chừng. Biết thế nào. Không ngờ. Anh không ngờ mọi việc lại giản dị thể, tốt đẹp thế. Có thêm Ngoãn ở Tiểu đoàn 9 thì còn gì bằng nữa. Đánh đi thôi. Chuẩn bị thế là đủ lắm rồi. Anh vớ lấy máy gọi cho Lê Công Phê.- Không biết tại sao cái giờ "G", ngày "N" của trên tít tắp ở đâu, chẳng thấy động tĩnh gì?- Nhưng việc của trung đoàn thế nào rồi. Các tiểu đoàn đã nắm được vị trí, nhiệm vụ của minh chưa? - Lê Công Phê nói với Quỳ qua máy bộ đàm.- Thế này thủ trưởng ạ. Bữa qua tôi xuống một tiểu đoàn. Tôi không hỏi cán bộ tiểu đoàn cũng không hỏi cán bộ đại đội, mà hỏi một anh lính. Cái câu hỏi mà thủ trưởng vừa hỏi đó. Thủ trưởng biết thế nào không? Anh ta đọc thuộc lòng như bản cửu chương:"Thượng Đức chia làm ba khu vực - Phía bắc là chi khu quận lỵ. Trước chi khu quận lỵ là sân bay trực thảng. Phía tây bắc là trận địa pháo và ban chỉ huy Tiểu đoàn 79 Biệt động quân biên phòng. Phía nam là khu Bảo an, quận lỵ và cảnh sát.Quận lỵ gồm: sở chỉ huy hành chính. Chi khu gồm: ban chỉ huy Tiểu đoàn Bảo an và một đại đội Biệt động quân..."- Thôi, thôi. Ông im đi cho, lộ bí mật là ông chết đấy nghe. Ông bịa vừa vừa.- Ấy, thủ trưởng chịu khó nghe, em nhại nốt bài học nhập tâm của cậu chiến sĩ. Tiểu đoàn 7 đảm nhiệm trên hướng chủ yếu. Từ hướng đông đánh thẳng vào khu vực Tiểu đoàn 79 Biệt động quân. Tiểu đoàn 9 hướng thứ yếu. Hai đại đội từ hướng tây bắc đánh vàọ khu Bảo an và quận lỵ. Một đại đội đánh chặn địch ỏ cầu Hà Tân. Tiểu đoàn 8 là lực lượng dự bị...Đấy, cậu chiến sĩ đọc làu làu y nguyên thế đấy thủ trưởng ạ. Vậy mà thủ trưởng cứ còn do dự thì không hiểu là thế nào?- Này thế đã gọi điện cho cậu Ngoãn chưa?- Rồi. Thưa thủ trưởng. Mai hoặc ngày kia cậu Ngoãn sẽ có mặt nhận nhiệm vụ. Bây giờ, tôi tha thiết đề nghịthủ trưởng phát lệnh đi thôi. Trời đất ạ! Còn phải đánh nhiều trận khác nữa chứ thủ trưởng?- Này, cậu sốt ruột quá làm chi vậy? Sư đoàn đang cuống lên vì không đủ thời gian đây. Tranh thủ huấn luyện bộ đội đi. Cho các tiểu đoàn chuẩn bị chu đáo vào.Máy từ tay sư trưởng được chuyển qua cho chính ủy Trần Bình. Thôi chết, lại một phen banh đầu ra mà nhét tư tưởng chính trị vào. Dại. Đúng là dại. Nào có giải quyết được việc gì đâu. Quỳ nghĩ và không khỏi ái ngại.Sau khi nghe một thôi một hồi những dặn dò, những động viên của chính, ủy Trần Bình, Quỳ đặt máy, mặt buồn rượi. Anh biết rõ thời khắc nổ súng sẽ không còn bao lâu nữa nhưng dứt điểm xong Thượng Đức, địch thế nào cũng phản kích. Và sư đoàn lại bắt đầu một cuộc chiến đấu mới, đánh bại các cuộc tái chiếm của thằng địch, đoạn đó cũng khó lòng để anh tìm cách vù về Quảng Tri...Càng nghĩ, anh càng rối ruột rối gan. Có còn việc gì để làm nữa đâu chứ. Mỗi lần sư trưởng hoặc chính ủy hỏi về công tác chuẩn bị, anh đều trả lòi: "Tốt rồi ạ! Không có việc gì đâu ạ".Anh chưa bao giờ phải chờ đợi một trận đánh dai dăng như thế này. Và nữa, bảy năm nay xa nhà, niềm mong nỗi nhớ có đến cũng chỉ thoảng qua. Nhưng bây giờ, cái mảnh đất làng Cùa có ông già, có Thắm như sợi dây vô hình cột chặt hồn anh. Anh hình dung ra biết bao điều về niềm vui nỗi buồn. Có đêm, sự lo âu canh chừng làm anh không sao chợp mắt được. Đánh thì đánh đi thôi, mấy bố này cẩn thận quá. Một cái chi khu quận lỵ, kéo cả một sư đoàn vào phối hợp vậy mà cứ loanh quanh chuẩn bị hoài. Trong anh, không bao giờ coi cái chi khu quận lỵ Thượng Đức lại có thể gây khó dễ cho trung đoàn anh. Sức mạnh hoả lực của ta đã 'đành, còn sức mạnh của một lực lượng bộ binh đã quen đánh những trận lớn, thắng những trận lớn. Nếu anh có ái ngại là ái ngại cho Sư đoàn 2 Quân khu 5. Đây mới là cái quận lỵ khó gặm. Sư 2 Quân khu 5 sẽ phải đối mặt vối rất nhiều khó khán. Nêu họ không dứt điểm tốt sẽ ảnh hưỏng đến cuộc chiến đâu ở Thượng Đức của trung đoàn anh.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co