TUYỂN TẬP CHO NHỮNG TRÁI TIM ĐANG LỚN : Truyện ngắn - Hoa học trò Magazine
Mắt trong veo
Như là cô Lọ Lem biết sau tiếng chuông điểm 12 giờ, là xe tứ mã thếp vàng sẽ hóa thành bí ngô, những chú bạch mã hóa thành lũ chuột và lộng lẫy váy xiêm biến thành quần áo cũ mèm. Dù mình không nghĩ đến, nhưng vẫn biết rằng ngày đó có thể đến.
***
Bắt đầu từ một sự thể vu vơ, hồi Châu mới là một nhóc con lớp sáu.
Thỉnh thoảng, được nghỉ buổi học thêm sáng, Tâm thường rủ Châu vào nhà chơi. Nhà Tâm rất hay. Sân thượng nhà nó và hàng xóm làm thành một cái vườn chung. Cùng trồng rất nhiều cây. Có những cây to thật to, đủ để che bóng mát cho một cái xích đu xinh xắn.
Châu và Tâm hay ngồi xích đu trên cái vườn-sân-thượng ấy. Có khi là học bài. Có khi là buôn với nhau đủ thứ chuyện. Mà xích đu lại đối diện với cửa sổ nhà hàngxóm. Để rồi một hôm, khi Châu đang toe toét khoe: "Tớ biết làm món bún bò Nam Bộ!". Thì...
Bụp. Cửa sổ bật tung. Một thằng nhóc ngã dúi dụi rơi ra như sung rụng!
Tâm khúc khích cười. Thằng nhóc kia gãi đầu gãi tai, nhăn nhó đứng dậy. Châu đỏ mặt, ngơ ngác vì không hiểu gì.
– Lần sau, chừa cái trò nghe lén nhé! – Tâm hếch mũi, nhìn Hàng xóm bằng nửa con mắt.
– Đâu, ai nghe lén bao giờ! – Hắn gân cổ thanh minh. – Tại ấy í kể chuyện bún bò nên tớ mới thấy hay chứ! Này, mọi hôm tớ toàn học ở dưới nhà, bây giờ mới dọn lên đây chứ! Tớ...
– Ôi thôi được rồi, thì ấy trong sáng!
Thằng nhóc nhìn Châu một cái rất khẽ. Rồi vành tai nó cũng đỏ dừ lên.
– Này, ấy vừa ngã thế có sao không? Đau ở đâu không? – Châu ngập ngừng hỏi.
Thằng nhóc cười toe toét:
– Tớ khỏe mà! Khỏe lắm í!
– Thế... ấy thích nghe chuyện... ăn uống à?
– Tớ cũng không biết nữa! – Nó ngơ ngác.
– Hmm... nhà ấy nhiều cây ghê. Có cây nào là của ấy không? Ấy có trồng cây nào không?
– Tớ có mỗi cây ớt này này!
– Ý chà... nhiều quả thế! Bố tớ thích ăn ớt cực. Lúc nào cho tớ vài quả đi! À, tớ không biết ăn ớt đâu. Nhưng có một lần tớ cố thử...
Việt thích thú nghe đến nỗi Châu cao hứng từ chuyện nọ dọ sang chuyện kia. Chuyện lê thê, chuyện dài ơi là dài... Chuyện đến quên béng mất Tâm, đã chui vào nhà nằm khểnh đọc báo từ lúc nào.
Sau đấy, một hôm, Tâm đưa cho Châu một cái hộp, cười cực kỳ ẩn ý. Châu tò mò mở ra. Ớt. Đầy chặt ớt. Và một mẩu giấy:
"Tớ biết rồi nhé, không phải tớ thích nghe chuyện ăn uống, đâu mà là tớ thấy ấy kể chuyện hay lắm."
Châu cười. Má hồng lên. Và cả ngày hôm đó, miệng nó lách cha lách chách!
***
Chuyện từ đó mà mở ra tiếp. Trong sáng, nhẹ nhàng như kẹo ngọt. Có lúc tự nhiên ơi là tự nhiên, có khi ngập ngừng, sao mà ngại quá! Nhưng cứ thế, cứ thế... vậy mà đã qua 5 năm.
Mùa đông lớp 11. Lần đầu tiên biết đan len, Châu đan khăn cho Việt.
Khăn len không phải là đồ độc và đan khăn cũng không phải là một hành động kỳ khôi. Huống chi chiếc khăn đầu tay của Châu, xù xì những vệt lỗi.
Nhưng Châu vẫn hồ hởi, tin rằng Việt sẽ thích. Vì cùng với cái khăn là một câu chuyện dài. Nào là đi mua len thế nào, chọn len ra sao. Rồi còn phân vân kiểu này, kiểu nọ. Rồi băn khoăn tặng làm sao.
Châu đi mua len và đan khăn tặng Việt. Đấy, cả câu chuyện dài chỉ để nói như vậy, nhưng Việt sẽ thích! Vì Việt vẫn gọi những mẩu chuyện của Châu là "phần chìm của tảng băng chìm".
Việt làm Châu thấy ấm lòng kinh khủng, khi luôn hiểu đằng sau sự đơn giản là nhiều điều sâu sắc. Là cả một tấm lòng.
***
Việt quàng thử khăn và chỉ mỉm cười. Hai đứa ngồi trong im lặng. Cacao nóng nghi ngút khói. Mặt hồ mờ sương.
– Thế, có chuyện gì không?
Châu hơi ngẩn ra. Một câu mà xưa nay chưa từng nghe Việt hỏi! Việt thừa biết, lúc nào cũng có một câu chuyện cơ mà?
– À... – Châu cố lấy vẻ tự nhiên. Có thể nó nhạy cảm quá chăng? – Hôm đó tớ đi mua len...
Châu kể về phố xá qua ô cửa xe bus. Kể về những người nó gặp trên xe. Việt nhìn nó một lần rồi cúi xuống, khuấy mãi cốc cacao. Rồi ngẩng lên, nhìn ra mặt hồ.
Châu ngừng kể.
– Việt ơi, nếu có việc bận, ấy về trước đi.
Việt sững người quay sang nhìn Châu. Một khoảnh khắc, cả hai đều đọc thấy trong mắt người kia: "Ừ. Mình hiểu. Không cần nói gì nữa.".
Đột ngột, Việt nắm tay Châu:
– Tớ vẫn nhận khăn. Cám ơn ấy nhiều. Hôm nay, để tớ mời nhé.
Hai bàn tay đều lạnh, không làm ấm nổi lẫn nhau trong ngày buốt giá. Và Việt đi.
Như một cuốn phim chạy đều đều trong đầu, Châu nhớ lại những lần gặp nhau thưa dần. Những câu chuyện chóng vánh, bị cắt bởi một câu gọn lỏn: "Thôi nhé tớ bận rồi." của Việt. Hiểu, thế là hết.
***
Sau tình yêu là tình bạn. Sau tình yêu (cứ tạm gọi chuyện của Châu và Việt là thế đi), có thể là tình bạn?
Châu đã định níu kéo, định vớt vát gì đó. Vì, làm sao mà chịu được một vết nứt toác trống trải đột ngột xuất hiện trong nó? Còn gì đó, còn lại một chút gì đó thôi cũng được. Để phần trống hoác ấy vơi bớt. Vơi bớt, dù chỉ là chút xíu.
Nhưng, Việt không còn nghe nổi Châu nữa !
Việt đã đi. Không một dấu vết. Mất đi như chưa từng xuất hiện.
Châu buồn như cái xám xịt và tái tê, u ám và lạnh lẽo của mùa đông. Thỉnh thoảng, tự nhiên thấy má ướt ướt. Không biết mình đã khóc từ lúc nào?
***
Chắc là có khi Châu đã khóc ở lớp. Chắc bọn ở lớp cũng biết chuyện. Mấy đứa học cùng Châu từ hồi cấp hai. Nhiều đứa mới học chung với nhau từ lớp 10. Vài đứa, mới chuyển vào được một kỳ.
Thực ra, chúng nó có biết chuyện hay không, Châu cũng không muốn biết.
Một tuần qua. Một tuần liền, không hôm nào Châu đến lớp đúng giờ, dù nó ra khỏi nhà còn sớm hơn ngày trước.
Hôm nay, khi thò đầu vào lớp, nó thấy Bí thư đang gọi: «Lớp mình ơi!».
– Nào. Từ từ. Xin một giây thôi... xong rồi đây!
– Nói đi bác ơi!
Châu cười. Nụ cười đầu tiên suốt bảy ngày qua. Bọn lớp nó, thật là... Châu tựa lưng vào tường, ngẩng nhìn trời cao và xa, dù vẫn xám ngắt.
Bất cứ đứa nào trong lớp Châu, không bao giờ nói: «Mọi người nghe tớ nói đây!». «Cả lớp nghe tớ nhắc này!»... Lúc nào cũng là «lớp mình ơi» – nghe thân thương vô cùng. Và bất cứ đứa nào đang làm gì, cũng dừng lại để nghe, hoặc nếu không thì đợi cho nó làm xong, rồi ai nói gì mới nói. Bất cứ ai cũng được lắng nghe như thế, bởi cả lớp! Cho dù là bất cứ chuyện gì!
Phải, Châu lại cười một cái nữa. Lớp nó có bày trò «mỗi ngày một câu chuyện». Có 5' đầu giờ để mỗi người lên kể một chuyện gì đó. Trừ là chuyện nhố nhăng linh tinh «cấm trẻ em dưới 18 tuổi», thì chuyện ép tóc, ăn quà, mèo đẻ... đều được nói hùng hồn và được nghe chăm chú.
Chẳng bao giờ mà lớp không nghe nó.
***
Vùng trời trong mắt Châu bỗng sáng lên và hình như còn một chút vàng tươi hửng nắng.
Châu không buồn nữa.
Có những nỗi buồn làm ta lớn lên – như những nhát khía vào gốc mướp để cây ra thêm nhiều quả.
Buồn không hẳn là không tốt. Khóc không hẳn là không hay.
Có phải trời sáng lên, vì mắt Châu trong hơn sau khi khóc?-Lax-
***
Bắt đầu từ một sự thể vu vơ, hồi Châu mới là một nhóc con lớp sáu.
Thỉnh thoảng, được nghỉ buổi học thêm sáng, Tâm thường rủ Châu vào nhà chơi. Nhà Tâm rất hay. Sân thượng nhà nó và hàng xóm làm thành một cái vườn chung. Cùng trồng rất nhiều cây. Có những cây to thật to, đủ để che bóng mát cho một cái xích đu xinh xắn.
Châu và Tâm hay ngồi xích đu trên cái vườn-sân-thượng ấy. Có khi là học bài. Có khi là buôn với nhau đủ thứ chuyện. Mà xích đu lại đối diện với cửa sổ nhà hàngxóm. Để rồi một hôm, khi Châu đang toe toét khoe: "Tớ biết làm món bún bò Nam Bộ!". Thì...
Bụp. Cửa sổ bật tung. Một thằng nhóc ngã dúi dụi rơi ra như sung rụng!
Tâm khúc khích cười. Thằng nhóc kia gãi đầu gãi tai, nhăn nhó đứng dậy. Châu đỏ mặt, ngơ ngác vì không hiểu gì.
– Lần sau, chừa cái trò nghe lén nhé! – Tâm hếch mũi, nhìn Hàng xóm bằng nửa con mắt.
– Đâu, ai nghe lén bao giờ! – Hắn gân cổ thanh minh. – Tại ấy í kể chuyện bún bò nên tớ mới thấy hay chứ! Này, mọi hôm tớ toàn học ở dưới nhà, bây giờ mới dọn lên đây chứ! Tớ...
– Ôi thôi được rồi, thì ấy trong sáng!
Thằng nhóc nhìn Châu một cái rất khẽ. Rồi vành tai nó cũng đỏ dừ lên.
– Này, ấy vừa ngã thế có sao không? Đau ở đâu không? – Châu ngập ngừng hỏi.
Thằng nhóc cười toe toét:
– Tớ khỏe mà! Khỏe lắm í!
– Thế... ấy thích nghe chuyện... ăn uống à?
– Tớ cũng không biết nữa! – Nó ngơ ngác.
– Hmm... nhà ấy nhiều cây ghê. Có cây nào là của ấy không? Ấy có trồng cây nào không?
– Tớ có mỗi cây ớt này này!
– Ý chà... nhiều quả thế! Bố tớ thích ăn ớt cực. Lúc nào cho tớ vài quả đi! À, tớ không biết ăn ớt đâu. Nhưng có một lần tớ cố thử...
Việt thích thú nghe đến nỗi Châu cao hứng từ chuyện nọ dọ sang chuyện kia. Chuyện lê thê, chuyện dài ơi là dài... Chuyện đến quên béng mất Tâm, đã chui vào nhà nằm khểnh đọc báo từ lúc nào.
Sau đấy, một hôm, Tâm đưa cho Châu một cái hộp, cười cực kỳ ẩn ý. Châu tò mò mở ra. Ớt. Đầy chặt ớt. Và một mẩu giấy:
"Tớ biết rồi nhé, không phải tớ thích nghe chuyện ăn uống, đâu mà là tớ thấy ấy kể chuyện hay lắm."
Châu cười. Má hồng lên. Và cả ngày hôm đó, miệng nó lách cha lách chách!
***
Chuyện từ đó mà mở ra tiếp. Trong sáng, nhẹ nhàng như kẹo ngọt. Có lúc tự nhiên ơi là tự nhiên, có khi ngập ngừng, sao mà ngại quá! Nhưng cứ thế, cứ thế... vậy mà đã qua 5 năm.
Mùa đông lớp 11. Lần đầu tiên biết đan len, Châu đan khăn cho Việt.
Khăn len không phải là đồ độc và đan khăn cũng không phải là một hành động kỳ khôi. Huống chi chiếc khăn đầu tay của Châu, xù xì những vệt lỗi.
Nhưng Châu vẫn hồ hởi, tin rằng Việt sẽ thích. Vì cùng với cái khăn là một câu chuyện dài. Nào là đi mua len thế nào, chọn len ra sao. Rồi còn phân vân kiểu này, kiểu nọ. Rồi băn khoăn tặng làm sao.
Châu đi mua len và đan khăn tặng Việt. Đấy, cả câu chuyện dài chỉ để nói như vậy, nhưng Việt sẽ thích! Vì Việt vẫn gọi những mẩu chuyện của Châu là "phần chìm của tảng băng chìm".
Việt làm Châu thấy ấm lòng kinh khủng, khi luôn hiểu đằng sau sự đơn giản là nhiều điều sâu sắc. Là cả một tấm lòng.
***
Việt quàng thử khăn và chỉ mỉm cười. Hai đứa ngồi trong im lặng. Cacao nóng nghi ngút khói. Mặt hồ mờ sương.
– Thế, có chuyện gì không?
Châu hơi ngẩn ra. Một câu mà xưa nay chưa từng nghe Việt hỏi! Việt thừa biết, lúc nào cũng có một câu chuyện cơ mà?
– À... – Châu cố lấy vẻ tự nhiên. Có thể nó nhạy cảm quá chăng? – Hôm đó tớ đi mua len...
Châu kể về phố xá qua ô cửa xe bus. Kể về những người nó gặp trên xe. Việt nhìn nó một lần rồi cúi xuống, khuấy mãi cốc cacao. Rồi ngẩng lên, nhìn ra mặt hồ.
Châu ngừng kể.
– Việt ơi, nếu có việc bận, ấy về trước đi.
Việt sững người quay sang nhìn Châu. Một khoảnh khắc, cả hai đều đọc thấy trong mắt người kia: "Ừ. Mình hiểu. Không cần nói gì nữa.".
Đột ngột, Việt nắm tay Châu:
– Tớ vẫn nhận khăn. Cám ơn ấy nhiều. Hôm nay, để tớ mời nhé.
Hai bàn tay đều lạnh, không làm ấm nổi lẫn nhau trong ngày buốt giá. Và Việt đi.
Như một cuốn phim chạy đều đều trong đầu, Châu nhớ lại những lần gặp nhau thưa dần. Những câu chuyện chóng vánh, bị cắt bởi một câu gọn lỏn: "Thôi nhé tớ bận rồi." của Việt. Hiểu, thế là hết.
***
Sau tình yêu là tình bạn. Sau tình yêu (cứ tạm gọi chuyện của Châu và Việt là thế đi), có thể là tình bạn?
Châu đã định níu kéo, định vớt vát gì đó. Vì, làm sao mà chịu được một vết nứt toác trống trải đột ngột xuất hiện trong nó? Còn gì đó, còn lại một chút gì đó thôi cũng được. Để phần trống hoác ấy vơi bớt. Vơi bớt, dù chỉ là chút xíu.
Nhưng, Việt không còn nghe nổi Châu nữa !
Việt đã đi. Không một dấu vết. Mất đi như chưa từng xuất hiện.
Châu buồn như cái xám xịt và tái tê, u ám và lạnh lẽo của mùa đông. Thỉnh thoảng, tự nhiên thấy má ướt ướt. Không biết mình đã khóc từ lúc nào?
***
Chắc là có khi Châu đã khóc ở lớp. Chắc bọn ở lớp cũng biết chuyện. Mấy đứa học cùng Châu từ hồi cấp hai. Nhiều đứa mới học chung với nhau từ lớp 10. Vài đứa, mới chuyển vào được một kỳ.
Thực ra, chúng nó có biết chuyện hay không, Châu cũng không muốn biết.
Một tuần qua. Một tuần liền, không hôm nào Châu đến lớp đúng giờ, dù nó ra khỏi nhà còn sớm hơn ngày trước.
Hôm nay, khi thò đầu vào lớp, nó thấy Bí thư đang gọi: «Lớp mình ơi!».
– Nào. Từ từ. Xin một giây thôi... xong rồi đây!
– Nói đi bác ơi!
Châu cười. Nụ cười đầu tiên suốt bảy ngày qua. Bọn lớp nó, thật là... Châu tựa lưng vào tường, ngẩng nhìn trời cao và xa, dù vẫn xám ngắt.
Bất cứ đứa nào trong lớp Châu, không bao giờ nói: «Mọi người nghe tớ nói đây!». «Cả lớp nghe tớ nhắc này!»... Lúc nào cũng là «lớp mình ơi» – nghe thân thương vô cùng. Và bất cứ đứa nào đang làm gì, cũng dừng lại để nghe, hoặc nếu không thì đợi cho nó làm xong, rồi ai nói gì mới nói. Bất cứ ai cũng được lắng nghe như thế, bởi cả lớp! Cho dù là bất cứ chuyện gì!
Phải, Châu lại cười một cái nữa. Lớp nó có bày trò «mỗi ngày một câu chuyện». Có 5' đầu giờ để mỗi người lên kể một chuyện gì đó. Trừ là chuyện nhố nhăng linh tinh «cấm trẻ em dưới 18 tuổi», thì chuyện ép tóc, ăn quà, mèo đẻ... đều được nói hùng hồn và được nghe chăm chú.
Chẳng bao giờ mà lớp không nghe nó.
***
Vùng trời trong mắt Châu bỗng sáng lên và hình như còn một chút vàng tươi hửng nắng.
Châu không buồn nữa.
Có những nỗi buồn làm ta lớn lên – như những nhát khía vào gốc mướp để cây ra thêm nhiều quả.
Buồn không hẳn là không tốt. Khóc không hẳn là không hay.
Có phải trời sáng lên, vì mắt Châu trong hơn sau khi khóc?-Lax-
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co