Truyen3h.Co

Xe Tang Xe Bus So 14 Dang Edit

CHƯƠNG 13:
Quyết định xong xuôi, chúng tôi đang định quay về,mai lại tới điều tra tiếp. Vừa mới xoay người lại, đã trông thấy một bà lão lái một chiếc xe ba bánh cũ nát, có vẻ muốn vào thôn.
- "Chúng ta có cần nhắc nhở bà lão ấy chút không chú?"
Chú trung niên lắc đầu :"Để xem thế nào đã".
Tôi từ cổng thôn đi ra, mà bà lão ấy lại từ ngoài đi vào, nên kiểu gì cũng chạm mặt nhau thôi.
Bà lão ấy vừa lướt qua, hai chúng tôi đều lạnh hết cả người.
Tay của bà ta vô cùng quỷ dị, tay trái đẫy đà như tay của một người phụ nữa tầm ba mươi tuổi, mà tay phải lại quắt queo, chỉ như da bọc xương, giống hệt như móng vuốt gà. Chú trung niên vội kéo tôi sang bên cạnh, nhường đường cho bà lão.
Mà bà lão này, hình như không nhìn thấy chúng tôi, cứ thế phóng xe qua. Lúc này, chúng tôi càng run rẩy hơn.
Phía sau xe của bà ta, có một cái giường lớn, trên giường phủ một tấm chăn màu đỏ, tôi không nhìn rõ trên đó còn gì nữa, chỉ cảm thấy xung quanh lạnh toát.
Chúng tôi nhìn chằm chằm bà lão kia, đến tận khi bà ấy biến mất trong màn đêm.
-"Trên xe bà ta chở cái gì vậy chú?"
- "Tôi cũng không biết, chỉ có điều, khi chiếc xe chạy qua, tôi cảm thấy xung quanh lạnh lẽo vô cùng".
Đến cả chú trung niên cũng cảm thấy như vậy, thì thứ trong xe kia chắc chắn vô cùng kì lạ.
Về phòng trọ, tôi cứ trằn trọc mãi, cánh tay của bà lão kia rốt cuộc là bị làm sao?
Tôi biết có hội chứng teo cơ, nhưng nếu teo cơ thì cả cơ thể chứ sao lại chỉ có mỗi cánh tay? Mà cũng không phải, bà lão đó mặt mũi nhăn nheo, ít nhất cũng phải sáu mươi tuổi rồi, nên da dẻ như vậy cũng đúng, thế tay trái sao lại vẫn mịn màng?
Càng nghĩ càng đau đầu, tôi cố gắng chợp mắt nghỉ ngơi. Sáng hôm nay tôi và chú tring niên lại tiếp tục tới thôn Tang Hòe. Hôm qua đến đúng lúc trong thôn có chuyện nên chưa hỏi thăm được gì. Hôm nay chúng tôi mua thêm mấy bao thuốc loại ngon, rồi đến bắt chuyện với mấy ông già đang ngồi hóng mát trước cửa thôn.
- "Các ông ơi, mời các ông hút thuốc". Tôi trước tiên mời họ hút thuốc, trò chuyện vu vơ một lúc, rồi chuyển đề tài : "Mới vào thôn cháu nhìn thấy một ngôi mộ mới đắp, sao lại chôn ở ven đường vậy ạ?"
Vừa mới sáng ra, người ta đang nói chuyện vui vẻ tôi lại hỏi đến người chết, có hơi vô ý một chút. Cơ bản ở nông thôn việc chôn cất cũng không để ý phong thủy lắm, cứ là đất nhà mình thì có thể chôn thôi.
Một ông lão nhả ra mấy vòng khói thuốc, nói nhỏ :"Thì cũng có ai muốn để ngôi mộ đó ở ven đường đâu, nhưng mà không còn cách nào khác".
Một ông lão khác tiếp lời :"Cái người chết hôm qua, là lão Tôn đầu, ngày xưa tham gia chiến tranh, từng đánh nhau với Tây, cũng từng đánh với Triều Tiên, trên người chỗ nào cũng là sẹo. Ông ấy không có vợ con gì, quan tài là do cả thôn chung tay mua cho".
Thì ta mấy người khóc lóc ở đám tang hôm qua cũng không phải con cháu gì, mà được thuê tới.
Tôi nhấc ống quần, ngồi xuống với bọn họ, lại mời mỗi người một điếu nữa :"Vậy lão Tôn đầu đó sao lại chết ạ? Mà chôn ven đường như thế không hay cho lắm"
Một ông lão hói đầu trả lời :"Haiz, lão Tôn đầu chết thảm lắm. Với cả ông ấy không có đất, cũng chẳng thể nào mang sang nhà người khác chôn được, nên đành chôn ở vẹn đường.
Lão Tôn đầu ấy à, một ngày trước khi chết thì phát điên, tối hôm đó mưa rất to, ông ấy cứ chạy ầm ầm quanh thôn, vừa chạy vừa hét :"Trong thôn có hai người đến, một là người sống, một là người chết; Trong thôn có hai người đến, một là người sống, một là người chết".
Tôi hoảng sợ, liếc mắt nhìn chú trung niên, nhưng chú ấy vần bình tình như cũ.
- "Thật đáng tiếc, một ông lão quên mình vì nước, máu nhuộm sa trường, cuối cùng lại chết vì điên vì dại. Lúc ông ấy chết, hai mắt trợn trừng, tròng mắt đều là tơ máu". Mấy ông lão liên tục thở dài.
Mời bọn họ thêm một điếu thuốc lá, hai chúng tôi lững thững rời đi. Chú trung niên nói với tôi :"Lát nữa chúng ta vào thành phố một chuyến, mua ít thịt, cả nến và giấy tiền, làm một bát cơm tẻ.
- "Để làm gì ạ?"
- "Đến lúc đó cậu sẽ biết. Bây giờ đến nhà bà Phùng xem thử".
Hai chúng tôi hỏi thăm mãi mới đến được nhà bà Phùng, đến nơi mới biết ngôi nhà này vô cùng lụp xụp, sân nhà càng lụp xụp hơn. Góc vườn phía đông bắc nhốt mấy con gà, trong sân còn trồng một cây dâu, thật là xúi quẩy, tục ngữ nói :"Trước nhà không trồng dâu, sau nhà không trồng liễu, trong sân không trồng dương" (*)
- "Chúng ta có cần vào nhà không ạ?"
- "Đi, lại gõ cửa".
"Cốc cốc cốc"
Tôi nhẹ nhàng gõ cửa 3 cái, không thấy phản ứng gì. Tôi lại gõ thêm lần nữa, vẫn im ắng như vậy.
- "Người trong thôn nói bà Phùng ban ngày thì ngủ, ban đêm mới dậy làm việc. Thế có lẽ giờ bà ấy đang ngủ rồi". Tôi vừa nói xong, bên trong bỗng vang lên ba tiếng gõ cửa, có người đang gõ từ bên trong!
Tôi giật bắn mình, tóc gáy dựng hết cả lên; chú trung niên cũng bất giác lui về sau một bước.
"Cốc cốc cốc"
Bên trong lại vang lên tiếng gõ cửa. Tôi sắp đứng không vững nữa rồi.
- "Bà Phùng kia vô cùng quỷ dị, mau, đi mau!" Chú trung niên kéo tay tôi chạy ra ngoài, ra đến sân vẫn chưa dừng lại mà chạy một mạch ra khỏi thôn.
- "Chú à, giờ là ban ngày, sợ gì chứ?"
Ra ngoài thôn rồi, chú trung niên vẫn còn sợ hãi, nói : "Khắp nhà bà ta quỷ quái như vậy, cậu không nhìn ra à?"
Tôi thở hổn hển :"Tiếng gõ cửa đúng là đáng sợ thật, nhưng có thể do bà Phùng tỉnh rồi, cố tình dọa chúng ta thôi".
Chú trung niên cười lạnh :"Cậu nghĩ một bà già bảy, tám mươi tuổi còn giống như trẻ con trêu đùa người khác thế à? Hơn nữa, đàn gà trong sân, cậu không thấy lạ sao?"
Tôi nhìn chẳng thấy gì lạ ở đây cả, chắc do không chú ý lắm.
- "Gà, ăn mãi cũng không no, nên cả ngày chúng nó chỉ làm một chuyện, đó là cúi đầu giãi đất tìm mồi, thỉnh thoảng sẽ kêu cục tác. Nhưng đàn gà nhà bà Phùng, từ khi chúng ta vào nhà không hề nghe thấy chúng kêu, cũng không bới đất; hơn nữa còn nhìn theo chúng ta suốt, ánh mắt giống như người vậy".
Chú trung niên ngừng lại, nhìn tôi như muốn hỏi đã hiểu chưa, tôi gắt lên :"Chú đừng có nói nửa chừng như vậy nữa, nói tiếp đi xem nào".
- "Loại gà này, nếu như tôi đoán không nhầm, từ ngày nở ra đến giờ, thức ăn mà chúng nó ăn không phải là ngũ cốc, mà là thịt người!"
Tôi giật bắn mình, chứ trung niên lại tiếp túc nói :"Chỉ có thể là ăn thịt người, chúng nó mới biến thành như vậy".
Lông tóc trên người tôi dựng hết cả lên, chú trung niên thấy mặt mũi tôi trắng bệch, vỗ vỗ vai tôi nói :"Cây dâu trong sân càng quỷ dị hơn, nhưng tôi tạm thời sẽ không nói với cậu, sợ cậu càng sợ hơn, như thế không tôt".
Chú ấy nói thế cũng phải, bởi vì dù sao chúng tôi vẫn phải quay lại nhà bà Phùng để làm rõ một số vấn đề. Có điều nếu đã như thế thà chú ấy không nói gì còn hơn, nói kiểu này làm tôi càng nghĩ đến cây dâu kia.
- "Bây giờ chúng ta quay về thành phố mua thịt, mua gạo, nến và giấy tiền. Nếu không có những thứ này, buổi tối không thể nào vào thôn Tang Hòe được đâu".
HẾT CHƯƠNG 13:
(*) Để mình giải thích cho các bạn một chút về câu tục ngữ "Trước nhà không trồng dâu, sau nhà không trồng liễu, trong sân không trồng dương".
Ở Trung Quốc, từ xưa đến nay, trồng cây gì trong nhà người ta đều vô cùng chú ý, sẽ không trồng những cây không may mắn.
Cây dâu, đọc là "Tang", rất giống tang trong tang sự. Trồng dâu trước nhà có nghĩa là "để tang", nên nghe rất xui xẻo.
Cây liễu, càng xui xẻo hơn, dân gian còn có câu "Ăn ở Quảng Châu, chết ở Liễu Châu", đơn giản bởi vì Liễu Châu trồng rất nhiều liễu, nhiều gỗ thì càng tiện đóng quan tài. Hơn nữa, khi đưa ma, lúc di chuyển linh cữu thì dùng "tang trượng", "cờ chiêu hồn", hai thứ này đều làm từ cành liễu.
Còn cây dương, thực ra cũng không có gì, chỉ là cây dương nhiều lá quá, gió thổi một chút đã rung "ào ào" như quỷ vỗ tay.
(Baidu)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Co